Luận văn Yếu tố tôn giáo trong các nền nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á

MỤC LỤC

3 0 TMỤC LỤC3 0 T. 3

3 0 TDẪN LUẬN3 0 T. 5

3 0 T1.Lý do chọn đề tài3 0 T.5

3 0 T2.Giới hạn nội dung3 0 T.7

3 0 T3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề3 0 T .8

3 0 T4.Phương pháp nghiên cứu3 0 T.14

3 0 T5.Bố cục luận văn3 0 T.14

3 0 TCHƯƠNG 1: THẦN TÍCH VÀ NGUYÊN MẪU3 0 T. 15

3 0 T1.1.Hinđu giáo3 0 T.16

3 0 T1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển3 0 T.16

3 0 T1.1.2.Giáo lý cơ bản của Hinđu giáo3 0 T.19

3 0 T1.1.3.Thần tích Hinđu giáo3 0 T.20

3 0 T1.2.Phật giáo - Truyền thuyết và Đức tin3 0 T.26

3 0 T1.2.1.Sự xuất hiện của Phật giáo3 0 T .26

3 0 T1.2.2.Giáo lý căn bản của Phật giáo3 0 T .28

3 0 T1.2.3.Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa3 0 T .30

3 0 TCHƯƠNG 2: SỰ DU NHẬP CỦA TÔN GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ VÀO

ĐÔNG NAM Á3 0 T. 31

3 0 T2.1.Quá trình tiếp xúc văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á3 0 T.31

3 0 T2.2.Các giai đoạn du nhập văn hóa - nghệ thuật Ấn Độ vào Đông Nam Á3 0 T.34

3 0 T2.3.Một số nội dung chủ yếu trong nghệ thuật Phật giáo - Hinđu giáo3 0 T.39

3 0 T2.3.1.Hình thức thể hiện nghệ thuật Phật giáo3 0 T .39

3 0 T2.3.1.1.Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Ấn Độ3 0 T.39

3 0 T2.3.1.2.Nghệ thuật tạo hình Phật giáo3 0 T.41

2.3.2.Hình thức thể hiện nghệ thuật Hinđu giáo3 0 T.43

pdf138 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố tôn giáo trong các nền nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể kiến trúc Phật giáo đồ sộ Borobudur, được đánh giá "là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại do con người từng kiến tạo nên" [48, tr.227]. Borobudur có nghĩa là Đức Phật tôn kính. Kiến trúc này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX dưới thời vương triều Sailendras cai trị vương quốc Kalinga, vị trí ngay tại giữa trung tâm đảo Java, tọa lạc giữa đồng bằng Kedu màu mỡ, xung quanh có núi non bao bọc. Nhìn tổng thể, Borobudur như một quả núi nhân tạo. Ba tầng trên cùng hình tròn có dạng như là một Stupa hình chuông khổng lồ với bảy mươi hai Stupa nhỏ (rỗng và khoét lỗ có thể nhìn vào bên trong, trong stupa chứa một tượng Phật) và một Stupa lớn nhất (rỗng và không khoét lỗ không có tượng Phật) ở giữa. Tuy gọi là Stupa nhưng Stupa Borobudur không thờ thánh tích Phật như truyền thống, mà ở đây, phổ biến nhất là những Stupa trổ hình mắt cáo cùng những pho tượng Phật ngồi trong tư thế thuyết pháp. Kiến trúc của đại Stupa Borobudur bao gồm những nền đài hình vuông và hình tròn cùng các Stupa hình chuông, bên trong đặt tượng Phật. Kiến trúc đồ sộ này có khoảng "800 ngôi tháp hoặc cơ sở tưởng niệm - không cái nào giống cái nào cả về kích cỡ lẫn kiểu thức trang trí" [10, tr. 256]. Quần thể kiến trúc Borobudur cao 42 m (chín tầng), chiều dài mỗi cạnh chân đền 123 m. Nhìn từ trên cao xuống, kiến trúc được chia làm hai phần chính, phần tròn ở phía trên gồm có Stupa chính ở trung tâm và ba tầng hình tròn đồng tâm bên trên đặt các Stupa. Bên dưới là bốn tầng hình vuông, bên trên cũng đặt các Stupa, lan can và tường được trang trí bằng hàng trăm bức phù điêu chạm khắc nổi mô tả những chủ đề Phật giáo xen kẻ những tượng Phật. Bề mặt ở mỗi tầng và các lan can chạm trổ những bức phù điêu miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ giấc mơ của Mẹ Ngài đến sự ra đời của Đức Phật và cuối cùng là những điển tích về sự đắc đạo của Đức Phật. Càng lên cao các chủ đề càng tách dần khỏi thế giới trần tục, vươn tới sự siêu thoát. Khi lên đến tầng vuông cuối cùng bên trên, chúng ta bước vào ba tầng tròn trên đỉnh không có tường chắn lẫn phù điêu, thể hiện triết lý nhà Phật, chân lý cuối cùng của nhận thức về vật chất và cuộc đời. Năm 1983, trong khi trùng tu Borobudur, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm một tầng nền với một trăm sáu mươi bức phù điêu chạm nổi nằm khuất bên dưới nền đất. Nội dung 62 các bức phù điêu mô tả sinh động ba tầng của thế giới: "thế giới của lòng dục" [12, tr. 53] (Kamadhatu) địa ngục ở dưới cùng. Ở giữa tầng ười sắc giới (Ruphadhatu) là trái đất "và cuối cùng là những tượng tầng trên cao biểu thị cho tầng ười vô sắc giới (Arupadhatu)" [10, tr. 258] là hình ảnh trên trời. Nó thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan theo truyền thống Phật giáo. Về những phù điêu chạm khắc nổi ở Borobudur tập trung chủ yếu ở tầng nền và bốn tầng bậc hình vuông. Hình thức thể hiện phù điêu ở đây rất quyền rũ nhưng trang nghiêm, lặng lẽ, mang dấu ấn của phong cách cổ điển Ấn Độ. Các phù điêu trên tường tiếp nối nhau tạo thành một bức tranh chạm khắc nổi hoành tráng, sinh động về cuộc đời của Đức Phật từ lúc sinh thành đến lúc hóa Phật. Kiến trúc Borobudur là một công trình kiến trúc nhằm tôn vinh Đức Phật theo nội dung của điện thờ Đại thừa. Đồng thời, nó cũng thể hiện tài năng của những người tham gia xây dựng công trình để Borobudur đạt đến sự hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, trang trí với khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Nghệ thuật Trung Java không chỉ nổi tiếng với kiến trúc Borobudur. Sang thế kỷ X, vương quốc Mataram thiết lập được quyền cai quản của vương quốc lên toàn bộ vùng Trung Java. Các công trình kiến trúc nhằm phục vụ nhu cầu tôn giáo tiếp tục được xây dựng. Tuy vậy, niềm tin tôn giáo lúc này đã có sự thay đổi, thay thế cho Phật giáo là Ấn Độ giáo. Một trong số các công trình kiến trúc tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử này là kiến trúc Loro Gionggrang. Loro Gionggrang là một tổng thể kiến trúc mang đậm dấu ấn của Ấn Độ giáo. Tổng thể này bao gồm hàng trăm ngôi đền lớn nhỏ, tọa lạc trên ba khu đất hình vuông, tượng trưng cho ba thế giới (thế giới của những người trần tục, thế giới của các đạo sĩ và thế giới của thần linh). Trong số đó, nổi bật lên là ba ngôi đền thờ ở trung tâm tôn thờ ba vị thần quan trọng nhất của Hinđu giáo là Brahma, Vishnu và Siva. Kích thước của ba ngôi đền này cũng lớn hơn hẳn so với những ngôi đền khác xung quanh vốn chỉ đóng vai trò phụ trợ, đền thờ Brahma và Vishnu cao hai mươi ba mét, đền thờ Siva cao bốn mươi bảy mét. Tuy đền thờ thần Siva cao hơn cả nhưng qua khảo sát, các nhà nghiên cứu đi đến nhận định "dường như cư dân cổ Java không có sự phân biệt rõ ràng trong việc thờ ba vị thần này và không có vị thần nào quan trọng hơn vị thần nào" [12, tr.57]. 63 Kiến trúc đền thờ thần Siva ở Loro Gionggrang gần như là mô hình chủ yếu cho các đền thờ khác trong quần thể kiến trúc, vẫn là nét kiến trúc truyền thống nghệ thuật Trung Java đan xen với ảnh hưởng của mô hình đền tháp hình núi của Ấn Độ đồng thời là những nét độc đáo riêng. Ngôi đền thờ chính ở giữa nối với bốn gian phụ tạo cho ngôi đền có hình chữ thập. Trong mỗi gian phụ đều có trổ cửa đi vào trong đền nhưng không thông với đền thờ chính, chỉ có gian phụ ở hướng Đông là có cửa thông với đền thờ chính và đó cũng là hướng chính của đền. Ngôi đền có nhiều gian nhưng lại có chung một bộ mái bao gồm bốn tầng bậc thu nhỏ về phía đỉnh, mỗi tầng được trang trí những tháp chuông mô phỏng dạng Stupa Phật giáo, đỉnh tháp cũng là một tháp chuông lớn. Phần giữa của đền là những bức tường phảng, chia làm hai bậc bơi một dãy gờ ngang nổi khá cao, được trang trí những cửa giả trong từng ô. Tuy đền không cao nhưng không kém phần uy nghi nhờ mười bốn bậc tam cấp từ dưới chân tháp dẫn đến dãy lan can của đền và kết thúc bằng một tháp cổng vươn cao. Mỗi tháp cổng được vây quanh bằng một tháp nhỏ mô phỏng theo mô hình thu nhỏ của đền. Một hàng tháp hình chuông đều đặn bao quanh dãy lan can. Tương tự như Borobudur, chính phù điêu trang trí góp phần lớn mang lại giá trị lớn lao cho Loro Gionggrang. Đây cũng là một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật Trung Java. Phù điêu ở Loro Gionggrang mang đậm dấu ấn Ấn Độ giáo, lấy sử thi Ramayana làm đề tài thể hiện, bốn mươi ba phù điêu ở đền Siva và ba mươi phù điêu ở đền Brahma mô tả những sự kiện cốt yếu của bộ sử thi. Nét độc đáo của đền thờ Siva nằm ở sự hài. hòa về tỷ lệ và sự cân đối, hoành tráng của các trang trí kiến trúc. Tính thống nhất của nhịp điệu, vẻ bề thế của bố cục, trật tự nghiêm ngặt và rõ ràng của những chi tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần, đã tạo cho ngôi đền chính ở Loro Gionggrang "sự hài hòa tinh tế giữa các ngôn ngữ kiến trúc, tạo hình và trang trí" [6, tr.206]. Nhìn chung, phù điêu trang trí của nghệ thuật Trung Java qua hai tổng thể kiến trúc lớn Borobudur và Loro Gionggrang có vẻ đẹp tràn đầy sức sống, mang lại cho người chiêm ngưỡng cảm giác về sự hiện hữu của chủ đề tôn giáo và nghệ thuật cổ điển Ấn Độ ở đảo Java. 3.2.2.3.Mặc dù hiện nay ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, đa số cư dân theo Hồi giáo nhưng vẫn có một ngoại lệ. Đó là đảo Balị. Hòn đảo này nằm giữa đảo Java và đảo Lambok. Đảo Bali ngày nay là nơi nổi tiếng thế giới về du lịch và không kém phần đặc biệt là vì "cho 64 đến nay nó vẫn là cái nôi duy nhất nuôi dưỡng những truyền thống văn hóa Ấn Độ giáo vốn đã bị mất từ lâu ở những hòn đảo khác" [6, tr.217]. Cũng như những vùng lân cận trong quần đảo Indonesia, đảo Bali hiện hữu nhiều dấu tích chứng minh sự có mặt của cư dân tiền sử. Họ là chủ nhân của một nền văn hóa phát triển liên tục từ thời đại đồ đá sang thời đại kim khí. Đặc biệt là những công cụ đồ đồng mang đậm nét văn hóa đồ đồng Đông Sơn, chiếc trống đồng có tên Mặt trăng Pejeng không chỉ là niềm tự hào của cả dân tộc Indonesia mà còn là sản phẩm của chính cư dân cổ đảo Bali. Vào khoảng thế kỷ X, xuất hiện nhà nước Ấn Độ hóa đầu tiên ở Bali, trên cột đá Sanur có ghi niên đại của nhà nước Ấn Độ hóa này (vương triều Sri Kesari) là năm 914. Trong thế kỷ X, cuộc hôn phối giữa nữ hoàng đảo Bali thuộc vương triều Warmmadewa và vị vương Đông Java Airlangga đã tạo điều kiện đưa đảo Bali phát triển thịnh vượng. Cũng như những quốc gia Ấn Độ hóa khác, .tôn giáo giữ một vị trí quan trọng chi phối mọi mặt xã hội, chính trị. ở đảo Bali, truyền thống đó vẫn tiếp tục nhưng đặc biệt hơn khi chúng ta tìm hiểu tôn giáo trên đảo này. Tôn giáo nổi trội hơn cả và hiện hữu thường trực trong đời sông dân đảo Bali là An Độ giáo, nhưng trong đó là sự kết hợp phức tạp giữa "những yếu tố phái Siva giáo, những truyền thống Phật giáo và tôn thờ các vị tổ tiên, họ được coi như là hóa thân của những lực lượng sức mạnh của tự nhiên" [38, tr.44]. Kết quả của sự hỗn hợp nhiều tôn giáo trên mang lại cho đảo Bali một diện mạo đặc trưng về hệ thống tôn giáo trên đảo. Cư dân đảo Bali tin vào vũ trụ quan theo quan điếm Ấn Độ giáo, "các vị thần ngự trên đỉnh núi Meru, quỷ dữ sống dưới đất và dưới biển và thế giới con người sống ở giữa hai thế giới trên" [38, tr.45]. Tín ngưỡng cổ xưa nhất trên đảo là tín ngưỡng thờ thần nước Agama Tirtha, thượng đế của cư dân đảo Bali là Atintya (tên gọi phổ biến địa phương là Sang Hyang Widhi Wasa) là chúa tể vũ trụ đứng trên tất cả các vị thần và đôi khi được đồng nhất với thần mặt trời. Khi Ấn Độ giáo du nhập vào, tín ngưỡng này có tên gọi mới Agama Hindu Dharma. Cư dân trên đảo Bali là chủ nhân của nhiều loại hình nghệ thuật và tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của dân tộc Indonesia. Trong giới hạn đề tài luận văn, chúng tôi chỉ xin đề cập đến kiến trúc và điêu khắc ở đảo Bali. Kiến trúc Ấn Độ giáo ở đảo Bali được thể hiện đan xen với những yếu tố tín ngưỡng cổ xưa của cư dân trên đảo, đó là tín ngưỡng vạn vật hữu linh và sự tôn thờ tổ tiên của họ. 65 Các vị thần Ấn Độ giáo giờ đây được trừu tượng hóa về nhiệm vụ của mình như là đại diện của những thế lực sức mạnh thiên nhiên, "thần Vishnu thể hiện mưa và sự nuôi dưỡng, thần Brahma là sự sáng tạo, lửa và núi lửa" [38, tr.45]. Các đền thờ Ấn Độ giáo ở Bali thường có chức năng để thờ các vị thần, cư dân gọi là những Bhatara. Có rất nhiều vị thần phổ biến trên đảo, vì vậy, các nhà nghiên cứu ví đảo Bali là hòn đảo của các vị thần. Kiến trúc đền thờ trên đảo Bali chủ yếu xây dựng bằng chất liệu gạch, đó thường là một phức thể kiến trúc. Đặc điểm nổi bật và đẹp nhất của các ngôi đền thờ nằm ở cổng, sân nhỏ trong đền và phần nhà nhô ra. Mỗi kiến trúc thường được chia cắt bởi kiến trúc chính, sân nhỏ ngăn cách với cổng. Phần kiến trúc nhô ra thường được thể hiện hình lông chim tua tủa hoặc hình móc câu lớn trên mỗi cạnh góc, trán tường và đà ngang thường trang trí mặt nạ hình môn thần như đền Mengwi. Đặc biệt, cổng của đền Candi Bentar được xây dựng theo hình tháp nhỏ dần lên phía trên nhưng ở giữa là khoảng trống để ra vào, tạo cảm giác như nó được cứa mất phần giữa. Phía trước cửa là bảy tầng nền với một lối đi lên bậc thang, tương tự nó là cổng của đền Pura Sada. Bên cạnh dạng đèn tháp theo phong cách Ấn Độ giáo là những kiên trúc mang phong cách bảo tháp Phật giáo (Padmasana), nổi tiếng nhất là Mengwi thờ các vị tổ tiên. Chiếm số lượng lớn các tháp thờ trên đảo Bali là những điện thờ nhỏ (Palinggih), đôi khi được đặt trong nhà, tín đồ chỉ việc đến quỳ và khấn vái thần linh, tổ tiên. Đây thực sự là một dạng biến thể kiểu kiến trúc Stupa thu nhỏ với phần mái trùm lên gọi là ijuk thường lợp bằng lá mía. Một dạng kiến trúc tôn giáo không kém phần độc đáo và chiếm số lượng lớn trên đảo Bali là tháp thờ Kul Kul. Ngoài chức năng thờ cúng, đây còn là nơi tụ họp của những cư dân trong một cộng đồng. Thông thường, một tháp thờ Kul Kul có bốn tầng nền, trên cùng được che bằng một mái nhà lớn. Trên tầng thượng thường có một hay nhiều cái trống đánh báo hiệu tụ họp do vậy tháp thờ Kul Kul còn được gọi là tháp "trống", ở các góc tháp thờ là những tượng đá cao to được đặt đứng trên những mặt nạ quái thú trang trí rất đẹp. Ngoài ra còn có khu lăng mộ hoàng gia Gunung Kawi được tạc lõm vào vách núi đá ở Tampaksiring (thế kỷ XI). Nghệ thuật điêu khắc trên đảo Bali nổi bật nhất là điêu khắc trên gỗ bên cạnh các chất liệu khác như đồng, đất nung, sành. Có thể kể một vài tác phẩm như tượng gỗ tạc vị tu sĩ phái Siva cao 77 cm, tượng người cầm đền bằng sành cao 70 cm, tượng Krishna bằng gỗ 66 nhiều màu cao 78 cm, tượng tổ tiên bằng đồng cao 26.5 cm, tượng tổ tiên nữ bằng đất nung cao 61 cm, tượng người cưỡi ngựa bằng gỗ nhiều màu cao 46 cm. Bên cạnh đó còn có một số loại hình nghệ thuật truyền thống cổ xưa khác như rối bóng Wayang, nghệ thuật trang trí mặt nạ ... Đến đây, chúng ta có thể rút ra một kết luận. về việc tại sao sức sống của truyền thống văn hóa Ấn Độ vẫn tồn tại ở đảo Bali. Đó là vì Ấn Độ giáo và cả Phật giáo đã bám rễ vững chắc trên mảnh đất này bằng cách hòa hợp với tín ngưỡng cổ truyền của cư dân bản địa. Cư dân trên đảo Bali đã đồng hóa các vị thần của Ấn Độ giáo thành những thế lực siêu nhiên tồn tại quanh họ từ bao đời, nhiều truyền thống Phật giáo có những nét tương đồng nên dễ dàng được cư dân chấp nhận. Một lần nữa chúng ta lại thấy sức mạnh của bản sắc văn hóa dân tộc đã tiếp biến những dòng văn hóa ngoại nhập và tạo nên một sắc thái văn hóa đa dạng, phong phú, không chỉ ở đảo Bali mà cả khu vực Đông Nam Á nói chung. 3.3.Giai đoạn phát triển của nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á - Champa, Angkor, Pagan 3.3.1.Nghệ thuật cổ điển Champa (thế kỷ VII - thế kỷ XII) Vương quốc cổ Champa trước kia có lãnh thổ trải dài dọc theo duyên hải miền Trung Việt Nam ngày nay, đó là một khu vực khá hẹp, địa bàn có nhiều dãy núi chia cắt, khí hậu khô hanh không thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp. Bất chấp những điều đó không làm nản lòng cư dân ở đây, họ đã xây dựng và phát triển vương quốc của mình trở thành một trong những vương quốc cổ phát triển thịnh vượng bậc nhất trong khu vực. Nhờ vị trí nằm giữa tuyến đường biển thông thương Đông - Tây đã giúp cho vương quốc cổ Champa đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và truyền bá văn hóa Ấn Độ, qua đó tạo dựng riêng cho dân tộc mình một bản sắc văn hóa khá độc đáo. Dân tộc Chăm là một bộ phận thuộc nhóm người Nam Đảo từ vùng hải đảo tiến vào đất liền sinh sống. Khu vực duyên hải miền Trung (lãnh thổ vương quốc cổ Champa) trước kia vốn đã từng tồn tại một nền văn hóa tiền sử khá phát triển, các nhà nghiên cứu gọi là văn hóa Sa Huỳnh. Như vậy, người Nam Đảo khi đến duyên hải miền Trung Việt Nam định cư đã cộng cư với những nhóm cư dân bản địa thưa thớt sống từ trước thể hiện qua quá trình dung hợp giữa nền văn hóa Sa Huỳnh với văn hóa của cư dân Nam Đảo ngay trên dải đất duyên hải miền Trung Việt Nam ngày nay. 67 3.3.1.1.Các tài liệu lịch sử đã cho thấy, Champa là một trong hai vương quốc ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á. Theo các sử liệu Trung Quốc, Champa lúc bấy giờ có tên là Lâm Ấp và tên gọi này được sử sách Trung Quốc đề cập từ cuối thế kỷ II cho đến giữa thế kỷ vin. Sau đó, Lâm Ấp xuất hiện trong thư tịch cổ Trung Quốc với tên mới là Hoàn Vương (giữa thế kỷ VIII - giữa thế kỷ IX). Tiếp đó, Champa được Trung Quốc gọi tên là Chiêm Thán. Qua những bi ký, chúng ta biết thời kỳ này ứng với sự hưng thịnh của vương triều Indrapura, trung tâm đặt tại Đồng Dương (nửa cuối thế kỷ IX - nửa cuối thế kỷ X). Và cuối cùng, từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, lịch sử Champa xảy ra nhiều biến cố tác động đến sự tồn vong của vương quốc. Vương quốc Champa cổ thành lập trên cơ sở đấu tranh giành độc lập từ tay các thế lực phong kiến phương Bắc, vị trí của vương quốc lại nằm trên con đường thương mại Đông - Tây nơi mà các thương nhân Ấn Độ thường xuyên ghé vào trên con đường buôn bán trung chuyển hàng hóa hoặc chờ thời tiết thích hợp cho những cuộc hải hành. Trong khi chờ đợi việc giao lưu với cư dân bản địa tạo cơ sở lâu dài cho việc thương mại là tất yếu, các thương nhân Ân Độ thiết lập những cơ sở phục vụ cho việc buôn bán nên từ đó dẫn đến việc giao lưu buôn bán giữa thương nhân Ấn Độ với cư dân bản địa. Hoặc có các tu sĩ theo các con tàu buôn đến những vùng đất ngoài Ấn Độ nhằm mục đích truyền bá tôn giáo. Và quan trọng hơn cả là trong quá trình giao lưu văn hóa giữa cư dân bản địa và những người Ấn Độ có những nét tương đồng trong lĩnh vực tâm linh. Từ những nền tảng cơ sở đó, giao lưu văn hóa tất yếu xảy ra, dẫn đến việc văn hóa Ấn Độ được cư dân bản địa học tập theo bởi sự gần gũi và những nét tương đồng trong văn hóa. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, "từ khi mới lập quốc, người Chăm đã chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ một cách sâu đậm. Họ theo phong tục, tôn giáo, pháp luật, tư tưởng, chính trị Ấn Độ" [15, tr.19]. Cũng như những vương quốc Ấn Độ hóa khác, tôn giáo giữ vai trò chủ đạo, chi phối mọi hoạt động đời sống xã hội. Vương quốc cổ Champa cũng không nằm ngoài tiền lệ đó. Nhưng với dân tộc Chăm, văn hóa nghệ thuật phục vụ nhu cầu tâm linh được họ thể hiện mang đậm dấu ấn bản địa mặc dù chủ đề, nội dung tôn giáo du nhập từ Ấn Độ. Vì nhiều lý do khác nhau, hiện nay chúng ta chỉ có thể tìm hiểu các phong cách nghệ thuật Champa từ khoảng thế kỷ vu. Dầu vậy, những gì còn lại đó cũng quá đủ để phác họa lên một bức tranh nghệ thuật cổ điển Champa sống động, tinh tế, mang đậm hơi thở của các giai đoạn lịch sử dân tộc Chăm. 68 Về mặt tôn giáo, có nhiều bằng chứng cho thấy từ rất sớm cư dân Chăm cũng như ở vương quốc Phù Nam thu nhận cả Phật giáo lân An Độ giáo. Tâm văn bia cổ nhất Đông Nam Á (bia Võ Cạnh được tìm thấy ở Nha Trang) thể hiện rõ tư tưởng Phật giáo, trong văn bia có đoạn "từ bi trắc ẩn đối với chúng sanh" [5, tr.353], thể hiện rõ nét quan niệm Phật giáo. Ngoài ra, còn có một pho tượng Phật đồng có niên đại thế kỷ IV - thế kỷ VI được tìm thấy ở Đông Dương. Trước thế kỷ VI, các sử liệu cổ Trung Hoa còn cung cấp những thông tin quý báu về sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Champa. Có thể suy đoán trong thời kỳ đầu xây dựng vương triều quốc gia dân tộc, Champa cũng sớm trở thành một trung tâm Phật giáo của khu vực. Sang thế kỷ VI - vu trở đi, các văn bia ở Champa cho thấy Ấn Độ giáo chiếm ưu thế. Không chỉ có vậy, qua các bia ký, các nhà nghiên cứu còn xác nhận một đặc điểm về tôn giáo của cư dân Chăm cổ, "cho đến thế kỷ vu, Ấn Độ giáo mà chủ yếu là Siva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống của các vua chúa Champa, đã ra đời cả một thánh địa tôn giáo - khu Mỹ Sơn, đã mọc lên nhiều đền thờ các thần Ấn giáo và nhiều tượng thần dưới nhiều dạng khác nhau làm ra để thờ phụng" [5, tr.355]. Theo truyền thống Ấn Độ giáo, vị thần tối cao là Brahma, nhưng tại vương quốc Champa, cả vương triêu cũng như những tín đồ Ấn Độ giáo người bản địa lại thiên nhiều về việc tôn thờ và phụng sự thần Siva và tính thần của Siva thể hiện qua các hình ảnh những nữ thần vợ của thần Siva. Điều này được thể hiện qua số lượng hình ảnh của thần, vợ con của thần và những vật tượng trưng cùng vật cưỡi, quy mô kiến trúc và nghệ thuật thể hiện. Cư dân Chăm cổ tiếp thu hình tượng nguyên mẫu thần Siva từ Ấn Độ nhưng phát triển hình tượng này thành nhiều dạng thức mới độc đáo không nơi nào so sánh được. Điển hình là việc thể hiện một loạt các linga xếp trên một bệ thờ hay việc thể hiện thành công hình tượng nổi tiếng về thần Siva đang nhảy điệu múa vũ trụ. Ở Ấn Độ, hình tượng này được thể hiện bằng đồng, cư dân Chăm thể hiện hình tượng này qua chạm khắc đá. Mặc dù xét về thẩm mỹ, hình ảnh Siva múa của người Chăm không thể sánh được với nguyên mẫu, nhưng việc thể hiện đầy đủ ý nghĩa hình ảnh Siva múa trên chất liệu đá bằng kỹ thuật chạm khắc là một thành công hầu như chưa từng thấy ở Ấn Độ cũng như trong nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á. Nhiều tượng thần Siva được thể hiện một mặt tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực về hình ảnh thần nhưng khuôn mặt được thể hiện với vẻ hiền lành, mộc mạc khác hẳn với phong cách dữ dội của vị thần theo điển tích Hinđu giáo. Có thể nói, khó có dòng nghệ thuật cổ điển nào trong vùng Đông Nam Á lại thể hiện hình ảnh thần Siva đa dạng và nhiều về số lượng như ở vương quốc Champa. Điều này có thể lý giải bằng việc cư dân Chăm 69 theo phái Siva giáo nhưng nghệ thuật có thành công hay không lại phụ thuộc vào chủ thể sáng tạo. Nghệ thuật Chăm thực tế là sản phẩm của cuộc sống tâm linh, tài năng sáng tạo, là trí tuệ của cả dân tộc. Do đó, nghệ thuật Chăm có những đặc điểm, phong cách riêng không thể thấy được ở bất kỳ nền nghệ thuật nào khác. Đặc điểm trên của nghệ thuật Chăm còn được thể hiện rõ nét qua kiến trúc. Kiến trúc Chăm được xây dựng đảm bảo đầy đủ những nguyên lý xây dựng đền tháp Ấn Độ giáo, đó là mô hình thu nhỏ núi vũ trụ Mèm nơi các vị thần linh trú ngụ, nhưng kiến trúc tháp Chăm có những biến đổi trong việc thể hiện mô hình núi vũ trụ. Tháp Chăm vẫn được xây trên bình đồ vuông hay chữ nhật, thông thường chỉ có một ngọn tháp duy nhất thu nhỏ dần từng tầng bậc đến đỉnh, lòng tháp rất hẹp, không có hành lang, nhiều tháp không có tường rào bao quanh, tháp chỉ có một cửa duy nhất hướng ra phía Đông, ba cửa còn lại là cửa giả. Nét độc đáo riêng của kiến trúc Chăm thể hiện nổi bật nhất ở việc dùng gạch làm chất liệu chính để xây dựng đền tháp. Những viên gạch dường như được chồng lên nhau không hề thấy dấu vết của chất liệu kết dính gạch lại với nhau nhưng kiến trúc Chăm vẫn tồn tại sau nhiều thế kỷ trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Đó chưa phải là tất cả những tinh hoa trong kiến trúc Chăm, nghệ thuật kiến trúc Chăm là sự phối hợp hoàn hảo giữa kiến trúc với nghệ thuật trang trí một cách tinh tế. Không có một nền nghệ thuật chịu ảnh hương nghệ thuật Ấn Độ nào có thể so sánh với nghệ thuật chạm trổ trang trí trên gạch của dân tộc Chăm. Những đường nét chạm trổ trên gạch đến từng chi tiết nhỏ không hề có dấu vết sứt mẻ. Kiến trúc Chăm được thực hiện bằng gạch là chủ yếu và từ chất liệu này, các nghệ nhân Chăm thỏa chí sáng tạo những chủ đề tôn giáo, những hình ảnh động thực vật trang trí tô điểm thêm cho sự linh thiêng và tráng lệ của đền tháp. Bên cạnh đó cũng phải cần lưu ý, mặc dù Siva giáo trở thành tôn giáo chính thống ở Champa nhưng Phật giáo hoặc ít nhất là những tư tưởng Phật giáo vẫn không bị bài xích mà vẫn tiếp tục tồn tại. Các văn bia mang nội dung Phật giáo được tìm thấy rải rác nhiều nơi có niên đại trước và sau thế kỷ X. Các tôn giáo từ Ấn Độ khi xâm nhập vào đời sống văn hóa, xã hội của cư dân Chăm cổ buộc phải có những thay đổi, điều chỉnh so với nguyên mẫu. Người Chăm khi bước vào thời kỳ có nhà nước với chế độ vương quyền nhưng tập quán truyền thống vẫn sống theo chế độ mẫu hệ, vai trò người phụ nữ trong gia đình là rất lớn. Khi Ấn Độ giáo xâm nhập, các vị nữ thần của Ấn Độ giáo thường được chuyển hóa thành các vị nữ thần của cư dân bản địa, mặc dù tên gọi có thể lấy từ nguyên mẫu Ấn Độ nhưng trong tâm thức cư dân Chăm, vị 70 nữ thần đó chính là hình ảnh hay hóa thân của vị nữ thần trong tín ngưỡng dân tộc. Tiêu biểu cho hình thức này là tháp Bà Pô Naga ở Nha Trang. 3.3.1.2.Trước thế kỷ VII, nghệ thuật chủ yếu của cư dân Chăm là điêu khắc, tạc tượng mô phỏng hoàn toàn những nguyên mâu của nghệ thuật Ấn Độ khi thê hiện tượng Phật cũng như tượng thần Ấn Độ giáo. Sau nhiều thế kỷ tiếp thu và thực hành những truyền thống mỹ thuật Ấn Độ, đến giữa thế kỷVII, nền nghệ thuật dân tộc Chăm đã định hình và phát triển rực rỡ với những ngôi tháp thuộc phong cách Mỹ Sơn E1 (niên đại 629 - 757). Ở phong cách nghệ thuật này, "tính lý tưởng hóa của truyền thống nghệ thuật Ân Độ cổ đại thời Gupta đã kết hợp một cách hài hòa với sức sống mang tính tự nhiên và sống động, nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp lý tưởng mang tính quy phạm của truyên thông Ấn Độ" [4, tr.83]. Tuy nhiên, hiện vật được xem là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Mỹ Sơn El là bệ đài thờ được giới nghiên cứu đánh giá đây là một kiệt tác nghệ thuật Champa. Đài thờ làm bằng đá sa thạch có kích thước lớn, được ghép với nhau từ mười lăm phiến đá. Trên bốn mặt nghiêng của đài thờ là hàng chục bức phù điêu và những hoa văn trang trí sống động. Nội dung không đề cập nhiều đến tôn giáo mà chỉ thể hiện một vị tu sĩ Bà la môn trong tư thế nằm lần tràng hạt dưới bóng cây và thủy quái Makara. Các phù điêu diễn tả những vũ điệu sinh động, tư thế và nét mặt các vũ công được thể hiện rất sinh động. Nhìn chung, các phù điêu của bệ đài thờ Mỹ Sơn El là sự mô tả sống động, hài hòa, tự nhiên giữa những hoạt động sinh hoạt của con người cùng với cảnh vật thiên nhiên xung quanh. Các hình chạm khắc trên các phù điêu còn cung cấp cho những nhà nghiên cứu thêm nhiều tư liệu có giá trị về phong tục, y phục, trang sức, một số hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, trong đời sống xã hội cư dân Chăm cổ. Ngoài những hiện vật thuộc phong cách Mỹ Sơn El, còn có các tác phẩm điêu khắc đẹp khác như tượng G

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_27_0939476537_5299_1871445.pdf
Tài liệu liên quan