MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu . 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4
4. Phạm vi nghiên cứu. 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . 5
6. Những đóng góp mới của luận văn . 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn. 5
8. Bố cục . 6
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH HÌNH
PHẠT TÙ CHUNG THÂN. 7
1.1 Nhận thức chung về thi hành hình phạt tù chung thân . 7
1.1.1 Khái niệm và bản chất của thi hành hình phạt tù chung thân . 7
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của thi hành hình phạt tù chung thân. 9
1.1.3 Mối quan hệ giữa thi hành hình phạt tù chung thân và thi hành hình
phạt tù có thời hạn và thi hành hình phạt tử hình. 10
1.1.4 Cơ quan thi hành hình phạt tù chung thân. 11
1.1.5 Điều kiện thi hành hình phạt tù chung thân. 15
1.2 Sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật về thi hành hình phạt tù
chung thân. 18
1.2.1 Các quy định về thi hành hình phạt tù chung thân trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945. 18
1.2.2 Các quy định về thi hành hình phạt tù chung thân từ năm 1945 đến
nay. . 20
42 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự - Thi hành hình phạt tù chung thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và có thể coi đó là giai đoạn cuối
cùng của một vụ án hình sự. Công tác điều tra, truy tố và xét xử là rất quan
trọng. Quyết định hình phạt của Toà án chính là sự đánh giá, sự lên án của
Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện.Nếu chỉ dừng ở
mức đánh giá, lên án mà không thực hiện bằng các biện pháp mang tính
cưỡng chế đặc trưng của quyền lực nhà nước thì tác dụng giáo dục, răn đe,
phòng ngừa và tính chịu hình phạt hạn chế, thậm chí là không có tác dụng.
Chính vì vậy, pháp luật hình sự đã có những quy định cụ thể về thi hành án
hình sự, các ngành tư pháp trung ương nói chung và Toà án nhân dân tối
9
cao nói riêng cũng đã ban hành một số Thông tư liên tịch, Nghị quyết để
hướng dẫn một số quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự về
thi hành án hình sự nhằm đảm bảo việc thi hành nghiêm túc các bản án,
quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp
luật nhưng được thi hành ngay.
Thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà
nước nhằm đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án
ra thi hành trên thực tế. Thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng trong
các hoạt động tố tụng của các cơ quan thực thi pháp luật, trong đó buộc
người bị xử phạt tù phải chấp hành hình phạt mà Toà án đã quyết định. Một
bản án, quyết định của Toà án có được thi hành nghiêm chỉnh hay không
là tuỳ thuộc vào giai đoạn này.
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Thi hành án hình sự năm 2010, thi hành
án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật
này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo trong
trại giam, trại tạm giam trong thời gian nhất định để họ trở thành người có
ích cho xã hội.
Trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm thi hành hình phạt tù chung
thân như sau: Thi hành hình phạt tù chung thân là việc cơ quan, ngƣời
có thẩm quyền đƣa bản án phạt tù chung thân đã có hiệu lực pháp luật
ra thi hành trên thực tế, tức là buộc ngƣời bị kết án phạt tù chung thân
phải chấp hành hình phạt tại trại giam không có thời hạn.
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của thi hành hình phạt tù chung thân
Hình phạt tù chung thân là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của
Nhà nước, buộc người bị kết án chấp hành hình phạt tù vô thời hạn.
10
Trong hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động thi hành án phạt tù
luôn thể hiện tính cưỡng chế nghiêm khắc, trong đó hoạt động thi hành
hình phạt tù chung thân được coi là có tính nghiêm khắc nhất. Người bị kết
án tù chung thân bị tước quyền tự do không có thời hạn, bị cách ly khỏi xã
hội và chịu sự quản lý, giáo dục trong các trại giam, trại tạm giam, chịu sự
điều chỉnh của những quy định pháp luật chặt chẽ [38, tr30].
Như vậy, có thể thấy mục đích của thi hành hình phạt tù chung thân
là nhằm giáo dục, cải tạo người bị kết án tù chung thân nhận ra được lỗi
lầm, trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội; răn đe người khác
phạm tội.
Thi hành hình phạt tù chung thân giống như thi hành bất kỳ hình
phạt nào khác đều có ý nghĩa là làm cho bản án có hiệu lực của Tòa án
được thi hành trên thực tế. Không chỉ vậy, việc thi hành hình phạt tù chung
thân còn có ý nghĩa phòng ngừa riêng đối với người phạm tội (cách ly
người phạm tội khỏi xã hội không thời hạn để người đó không còn thực
hiện được hành vi nào nguy hiểm cho xã hội nữa), giáo dục người khác có
ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm nói
chung, động viên, khuyến khích sự tham gia của xã hội và công dân vào
công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm [34, tr 50].
1.1.3 Mối quan hệ giữa thi hành hình phạt tù chung thân và thi
hành hình phạt tù có thời hạn và thi hành hình phạt tử hình
Như đã nêu ở trên, hình phạt tù chung thân là hình phạt được áp
dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ quyền tự do cư trú, đi lại của
người bị kết án vô thời hạn, buộc họ phải sống và làm việc trong trại giam
do Nhà nước quy định.
Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt được áp dụng đối với người
phạm tội nhằm tước bỏ quyền tự do cư trú, đi lại của người bị kết án trong
11
một khoảng thời gian nhất định , buộc họ phải sống và làm việc trong trại
giam do Nhà nước quy định.
Về bản chất, hình phạt tù chung thân và hình phạt tù có thời hạn là
hai dạng của hình phạt tù, vì vậy chúng đều có những tính chất của hình
phạt tù, cơ bản chỉ khác nhau ở khoảng thời gian áp dụng hình phạt đối với
người bị kết án. Hình phạt tù chung thân là hình phạt được áp dụng vô thời
hạn (suốt đời) còn hình phạt tù có thời hạn thì chỉ được áp dụng trong một
khoảng thời gian nhất định.
Hình phạt tù chung thân và hình phạt tù có thời hạn có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Trong quá trình thi hành hình phạt tù chung thân, nếu
phạm nhân cải tạo tốt và thỏa mãn các điều kiện được đặc xá thì người bị
kết án tù chung thân có thể được xem xét miễn giảm án xuống thành tù có
thời hạn. Đây được coi là sự chuyển hóa hình phạt trong quá trình cải tạo,
thi hành án.
Hình phạt tử hình được coi là hình phạt nghiêm khắc nhất, tước bỏ
quyền sống của một con người.
Mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và hình phạt tù chung thân được
thể hiện ở chỗ đây là hai loại hình phạt nghiêm khắc kế tiếp nhau và có thể
thay thế nhau tùy từng trường hợp cụ thể, những trường hợp không áp dụng
hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật Hình sự năm 1999 có
thể được xem xét chuyển thành hình phạt tù chung thân.
1.1.4 Cơ quan thi hành hình phạt tù chung thân
Khoản 2 Điều 10 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định cơ
quan thi hành án hình sự, bao gồm: Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam
thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
12
Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh); Cơ
quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện); Cơ quan
thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi
hành án hình sự cấp quân khu).
Như vậy, Cơ quan thi hành án phạt tù nói chung và cơ quan thi
hành hình phạt tù chung thân nói riêng (không thuộc quân đội nhân dân) là
cơ quan chuyên trách được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành bản án phạt tù
chung thân của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đó là: Trại giam thuộc Bộ
Công an, Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh [58, tr127].
Thứ nhất, về trại giam. Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Thi
hành án hình sự thì trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ,
quyền hạn trong việc tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo
phạm nhân và thực hiện các thủ tục pháp lý trong quá trình phạm nhân
chấp hành án tại trại giam theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh. Điều 13
Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định nhiệm vụ quyền hạn của cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh. Theo đó có nhiệm vụ, quyền
hạn trong thi hành án phạt tù chung thân như: giúp Giám đốc Công an cấp
tỉnh quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án tù chung thân trên địa bàn cấp
tỉnh; Tiếp nhận quyết định thi hành án tù chung thân của Tòa án có thẩm
quyền; hoàn tất thủ tục, hồ sơ và danh sách người chấp hành án phạt tù
chung thân để báo cáo, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định;
13
Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành
án phạt tù chung thân, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù chung thân; Ra
quyết định truy nã và phối hợp tổ chức lực lượng truy bắt phạm nhân bỏ
trốn khỏi trại tạm giam...
Đối với người bị kết án phạt tù chấp hành án tù chung thân tại phân
trại quản lý phạm nhân của Trại tạm giam Công an tỉnh sẽ do Cơ quan thi
hành án hình sự công an cấp tỉnh quản lý. Ngày 24/12/2010, Tổng cục
trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thuộc Bộ Công an
đã ban hành Quyết định số 10968/QĐ-X11 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ
trợ tư pháp cấp tỉnh. Xuất phát từ quy định pháp luật về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Công an cấp tỉnh thì Cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp tỉnh được gắn với phòng Cảnh sát thi hành án hình sự
và hỗ trợ tư pháp. Đến nay, trên toàn quốc đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thành lập Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ
tư pháp cấp tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật.
Thứ ba, về cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện. Điều 13
Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định nhiệm vụ quyền hạn của cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Theo đó cơ quan thi hành án
hình sự, cơ quan công an cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành
án phạt tù chung thân như giúp Trưởng Công an cấp huyện quản lý, chỉ đạo
công tác thi hành án tù chung thân trên địa bàn cấp huyện; Áp giải thi hành
án đối với người bị kết án phạt tù chung thân đang được tại ngoại, được
hoãn, tạm đình chỉ; Trực tiếp quản lý số phạm nhân phục vụ tại nhà tạm
giữ; Tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù chung
14
thân đang ở nhà tạm giữ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an
cấp tỉnh; Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
tỉnh để đề nghị cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra
quyết định đưa người bị kết án phạt tù chung thân đang ở nhà tạm giữ,
được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án đi chấp hành án; đề nghị cơ quan
có thẩm quyền ra quyết định truy nã đối với người trốn thi hành án phạt tù
chung thân...
Xuất phát từ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức
bộ máy Công an cấp huyện thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
huyện được gắn với Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp cấp
huyện. Đây là quy định mới nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong
việc tổ chức, theo dõi, quản lý thi hành các án phạt ngoài tù, tử hình, trục
xuất thời gian qua, góp phần thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi
hành án hình sự trong phạm vi cả nước [23, tr. 38].
Nhiệm vụ cơ bản nhất của cơ quan thi hành hình phạt tù chung thân
là đảm bảo việc thi hành các bản án phạt tù chung thân của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật trong thực tế theo đúng quy định của pháp luật. Thi hành
đúng có nghĩa là thực hiện đúng nội dung của bản án hoặc quyết định của
Tòa án theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, bằng các phương
pháp và theo hình thức luật cho phép. Thi hành đúng còn có nghĩa là phải
kết hợp giữa trừng trị, cải tạo và giáo dục. Phải thực hiện tách người chấp
hành hình phạt tù chung thân suốt đời ra khỏi xã hội trừ những trường hợp
được xét giảm án nhằm cải tạo giáo dục họ, ngăn ngừa họ thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Thông qua việc thi hành án giáo dục ý thức pháp
luật đối với toàn xã hội nói chung, ngăn ngừa tội phạm nói riêng, động viên
quần chúng tham gia vào công tác thi hành án hình sự nói chung, công tác
15
thi hành hình phạt tù chung thân nói riêng. Các nhiệm vụ trên tuy có tính
độc lập tương đối nhưng có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ nhau trong để
hoạt động thi hành án hình sự đạt hiệu quả cao.
1.1.5 Điều kiện thi hành hình phạt tù chung thân
Điều kiện thi hành hình phạt tù nói chung được hiểu là điều kiện
pháp lý cần và đủ để thực hiện hình phạt tù chung thân trên thực tế. Các
điều kiện này được quy định trong Hiến pháp , Bộ luật Hình sự năm 1999,
Luật thi hành án hình sự năm 2010, Quy chế trại giam năm 2008, Các cơ
quan, tổ chức thi hành hình phạt tù chung thân phải bắt buộc dựa trên và
tuân theo các điều kiện pháp lý đó để có thể đưa người bị kết án thi hành
hình phạt tù chung thân. Theo cách hiểu này, việc thi hành hình phạt tù
chung thân chỉ phát sinh từ khi một người bị coi là có tội, tức là từ khi
người đó bị kết án bằng bản án có hiệu lực của Tòa án (bản án kết tội và có
áp dụng hình phạt tù chung thân).
Để đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp của thi hành án tù chung
thân, các điều kiện về thi hành hình phạt tù nói chung được quy định cụ
thể, rõ ràng trong Bộ luật Tố tụng hình sự.
Về các điều kiện thi hành hình phạt tù chung thân:
1. Điều kiện thứ nhất: Bản án có hình phạt tù chung thân của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật
Khoản 1 Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết
định đã có hiệu lực pháp luật bao gồm:
a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị
kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
16
b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;
c) Những quyết định của Tòa án cấp Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
[13]
Bản án phạt tù chung thân được thi hành là những bản án đã có hiệu
lực pháp luật. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, một
bản án sơ thẩm của Tòa án chỉ có hiệu lực khi nội dung của bán án phản
ánh sự thật khách quan có căn cứ và không bị kháng cáo, kháng nghị trong
thời hạn do luật tố tụng hình sự quy định. Như vậy, hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị thì bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo
kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật,cũng chính là thời điểm phát
sinh điều kiện thi hành hình phạt tù chung thân. Trường hợp bản án, quyết
định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo kháng nghị, thì theo quy định tại
Điều 241 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét để
kiểm tra đối với phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần
khác không bị kháng cáo kháng nghị. Do vậy, bản án phúc thẩm của Tòa án
cũng có thể được coi là điều kiện thi hành hình phạt tù chung thân trong
trường hợp bản án này xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến hình
phạt tù chung thân. Trong trường hợp, nếu có kháng cáo, kháng nghị những
vấn đề khác không liên quan đến hình phạt tù chung thân, thì bản án phúc
thẩm của Tòa án chỉ được coi là điều kiện thi hành hình phạt tù chung thân
nếu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét sửa bản án phạt theo hướng giảm nhẹ
cho người phạm tội (cụ thể là xem xét giảm từ hình phạt tử hình xuống
hình phạt tù chung thân).
Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm có trách
nhiệm kiểm tra mặt pháp lý những bản án, quyết định hình phạt tù chung
thân đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị theo trình tự, thủ tục
17
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong trường hợp này, Quyết định giám đốc
thẩm hoặc quyết định tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên
bản án phạt tù chung thân của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được coi là
điều kiện thi hành hình phạt tù chung thân
Về nguyên tắc, thời điểm bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật
chính là thời điểm thi hành hình phạt tù chung thân. Tuy nhiên, trên thực
tế, có những trường hợp người bị kết án trốn tránh mà không bị truy nã nên
bản án, quyết định của Tòa án qua một thời gian nhất định mà chưa được
thi hành. Như vậy, bên cạnh thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật, bản án
đã có hiệu lực pháp luật đó chỉ trở thành điều kiện thi hành hình phạt tù
chung thân khi nó còn hiệu lực thi hành. Để đảm bảo tính ổn định của các
quan hệ pháp luật về thi hành hình phạt tù chung thân và nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, Khoản 4 Điều 55 Bộ luật
Hình sự có quy định về thời hiệu thi hành bản án đối với trường hợp áp
dụng hình phạt tù chung thân như sau:
“d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử
hình” [11].
Tóm lại, còn thời hiệu thi hành cũng là một trong những yếu tố của
bản án có hiệu lực thi hành, tức là bản án được đưa ra thi hành khi bản án
đó vẫn còn hiệu lực pháp luật.
2. Điều kiện thứ hai: Tòa án ra quyết định thi hành bản án phạt tù
chung thân
Bản án đã có hiệu lực pháp luật và đang còn hiệu lực thi hành được
đưa ra thi hành khi có quyết định thi hành án của của Chánh án Tòa án đã
xét xử sơ thẩm hoặc của Chánh án Tòa án khác cùng cấp được ủy thác ra
quyết định thi hành án.
18
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
“ Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm
có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc
thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Tòa án đã
xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành bản án hoặc ủy thác cho Tòa án
khác cùng cấp ra quyết định thi hành án” [13]. Như vậy, bản án phạt tù
chung thân mặc dù đã phát sinh hiệu lực nhưng chỉ được thi hành khi có
quyết định thi hành án của người có thẩm quyền. Việc ra quyết định thi
hành án hình sự thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Tòa án, cụ thể là
Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành bản án hoặc
ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Quyết định thi
hành án là văn bản áp dụng pháp luật, có ý nghĩa bắt buộc trong việc đưa
bản án phạt tù chung thân ra thi hành nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả
của bản án.
Như vậy, có thể nói, điều kiện để thi hành hình phạt tù chung thân là
bản án và quyết định của Tòa án áp dụng hình phạt tù chung thân đã có hiệu
lực pháp luật và quyết định thi hành hình phạt tù chung thân của Chánh án
Tòa án khác cùng cấp được Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ủy quyền ra
quyết định thi hành án. Đây là hai điều kiện tiên quyết, là cơ sở có tính
nguyên tắc được pháp luật tố tụng hình sự quy định, buộc các cơ quan, tổ
chức có nhiệm vụ thi hành hình phạt tù chung thân phải tuân theo trong việc
đưa người bị kết án tù chung thân vào thi hành hình phạt tại trại giam.
1.2 Sơ lƣợc lịch sử các quy định của pháp luật về thi hành hình
phạt tù chung thân
1.2.1 Các quy định về thi hành hình phạt tù chung thân trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945
Ở thời kỳ phong kiến, pháp luật hình sự nước ta quy định hệ thống
hình phạt gồm 5 hình phạt: xuy hình, tượng hình, đồ hình, lưu hình và tử
19
hình. Lưu hình là hình phạt đi đày xa, loại hình phạt này đứng hàng thứ tư
trong thang hình phạt cổ và được xếp ngay sau hình phạt tử hình, tức là
mức độ nghiêm khắc chỉ đứng sau hình phạt tử hình trong thang hình phạt
cổ [43, tr121].
Thời Lê sơ có ban hành một bộ luật khá độc đáo là Bộ luật “Quốc
Triều khám tụng điều lệ” quy định về thủ tục kiện cáo,xét xử, thi hành
ánđây được coi là một bước ngoặt lớn trong pháp luật về thi hành án
hình sự nói chung và thi hành hình phạt tù chung thân nói riêng nhưng các
vấn đề liên quan đến thi hành án lại không được đề cập nhiều và khả năng
áp dụng thiếu thống nhất. Ví dụ như quy định nhiều hình thức thi hành án
cho cùng một hình phạt. Hình phạt tù chung thân hầu như được áp dụng và
cho thi hành ngay, có trường hợp tuyên án bằng miệng là bản án được thi
hành ngay. Ở thời kỳ này, hình phạt tù chung thân cũng được áp dụng
nhằm mục đích giáo dục, răn đe người khác không phạm tội tương tự.
Ngoài Bộ luật “Quốc triều khám tụng điều lệ”, vào thời kỳ cầm quyền của
Lê Thánh Tông còn ra đời bộ điển chế vĩ đại nhất của lịch sử pháp luật
phong kiến Việt Nam đó là Bộ luật Hồng Đức. Trong Bộ luật Hồng Đức đã
có khá nhiều quy định về chế độ giam giữ, chế độ đối với tù bị thương, bị
bệnh, về kiểm soát ngục thất Đặc biệt Bộ luật đã có những quy định về
các hành vi vi phạm về quy định thi hành án của Hình quan, Ngục quan là
những người có trách nhiệm trong thi hành án, đều bị xác định là tội phạm
và bị trừng trị rất nghiêm khắc [42, tr122].
Ở thời kỳ Pháp thuộc, với sự du nhập những yếu tố mới trong tổ
chức và hoạt động của Nhà nước thông qua cách quản lý xã hội của chính
quyền thực dân Pháp, hoạt động thi hành án có những thay đổi đáng kể so
với thời kỳ phong kiến trước đây, theo hướng chú trọng hơn cả ở trong
20
pháp luật về thi hành án nói chung và cả trong thực tiễn thi hành án nói
riêng. Thay đổi quan trọng nhất là đã có sự phân biệt hoạt động thi hành án
hình sự và thi hành án dân sự. Từ đây, pháp luật về thi hành án hình sự bắt
đầu được quy định ở những chế định riêng biệt, rõ ràng và được áp dụng
thống nhất hơn. Tuy nhiên, hoạt động thi hành án vẫn mang những hạn chế
cố hữu của một chế độ xã hội được xây dựng trên bất công và đàn áp, nhiều
nhà tù với chế độ giam giữ hết sức hà khắc vẫn được thực dân Pháp xây
dựng để đàn áp các phong trào yêu nước, các chiến sỹ yêu nước
1.2.2 Các quy định về thi hành hình phạt tù chung thân từ năm
1945 đến nay.
Sau khi tuyên bố độc lập năm 1945, đất nước ta bắt đầu bắt tay vào
công cuộc xây dựng đất nước, Nhà nước mới ra đời đứng trước vô vàn
những khó khăn. Song song với phát triển kinh tế, Nhà nước mới ra đời
cũng chú trọng đến ban hành những văn bản pháp luật là công cụ để Nhà
nước quản lý xã hội.
Thời kỳ này, hình phạt tù chung thân đã được quy định trong Thông
tư số 498-P4 ngày 30/10/1946 của Bộ Tư pháp, theo đó:”Chung thân cũng
là một hình phạt có tính chất đặc biệt. Cũng như hình phạt tử hình, nó có
thể được áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Trước
yêu cầu cấp thiết của việc tổ chức giam giữ và tiến hành giáo dục, cải tạo
những người bị kết án, ngày 07/11/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc
lệnh số 150/SL về tổ chức trại giam, bỏ hình thức “tù khổ sai”, “tù cầm cố”
vốn được áp dụng phổ biến trong thời ký phong kiến thực dân. Ngày
18/8/1953 ra đời Sắc lệnh số 175/SL quy định về chế độ quản chế; Ủy ban
Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 49/NQ-UBTVQH ngày
20/6/1961 quyết định phải tập trung cải tạo những phần tử nguy hiểm cho
21
xã hội và còn một số văn bản khác liên quan đến hoạt động giam giữ, cải
tạo, giáo dục phạm nhân, trong đó có việc giam giữ những phạm nhân chấp
hành hình phạt tù chung thân [41, tr40].
Nhìn chung, trong giai đoạn này các quy định về thi hành hình phạt
chủ yếu điều chỉnh hoạt động thi hành án phạt tù (gồm tù có thời hạn và tù
chung thân). Tuy nhiên, chưa có sự phân biệt giam giữ người bị kết án tù
với người bị giam cứu, người bị cơ quan thi hành chính bắt đề phòng và
phân biệt giữa người bị kết án tù chung thân với tù có thời hạn.
Năm 1988, Bộ luật Tố tụng hình sự ra đời, lần đầu tiên khẳng định
nguyên tắc “Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang
chấp hành hình phạt tù”. Đây là một bước tiến lớn về mặt nhận thức, khắc
phục được những thiếu sót đánh đồng người bị tạm giữ, tạm giam với
người bị kết án phạt tù của những văn bản quy định về thi hành hình phạt
tù trước đây. Tuy nhiên, sau khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm
1988, chúng ta còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể việc thi hành
hình phạt tù của các cơ quan có thẩm quyền. Để khắc phục tình trạng này,
khắc phục những lệch lạc, sai sót trong quá trình giam giữ, cải tạo, giáo
dục phạm nhân, ngày 27/4/1989, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban
hành Chỉ thị 123 về tăng cường quản lý, cải tạo phạm nhân trong tình hình
mới; ngày 15/8/1989 Liên ngành Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp – Tòa án nhân
dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên
ngành số 04/TT-LN làm cơ sở cho việc xét giảm thời hạn chấp hành án
phạt tù.
Trước khi Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm
1993, các quy định về thi hành án phạt tù nói chung và thi hành hình phạt
tù chung thân nói riêng còn giản đơn, thậm chí còn chưa đầy đủ và nhất
22
quán về nguyên tắc, thiếu cụ thể về quyền và nghĩa vụ dẫn đến tồn tại
nhiều mâu thuẫn, do vậy gây khó khăn cho việc vận dụng và làm giảm hiệu
lực của pháp luật. Mặt khác, sự non yếu về kỹ thuật lập pháp cũng đã tạo ra
nhiều sơ hở ngay trong các quy định của pháp luật. Trong quá trình thực thi
pháp luật nhiều cán bộ thi hành án lạm dụng biện pháp cứng rắn, đôi khi là
hà khắc khiến cho người chịu hình phạt tù chung thân không nhận thức
được mục đích giáo dục, cải tạo của việc thi hành án tù chung thân đối với
họ nên không có tâm lý ổn định, thiếu yên tâm cải tạo, làm giảm hiệu quả
thi hành án tù chung thân. Ngoài ra cũng phải kể đến những bất cập, yếu
kém trong công tác quản lý, cải tạo phạm nhân, nhất là sự phối hợp giữa
các cơ quan, tổ chức với gia đình phạm nhân cũng như sự phối hợp giữa
các trại giam chưa đạt hiệu quả cao.
Sau khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993, hoạt
động thi hành án phạt tù nói chung và thi hành hình phạt tù chung thân có
nhiều chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, quá trình áp dụng đã cho thấy những
bất cập giữa pháp luật thi hành án phạt tù với yêu cầu nâng cao chất lượng
thi hành án phạt tù cũng như giữa pháp luật thi hành án phạt tù với các văn
bản pháp luật khác có liên quan, chẳng hạn như: những quy định về phân
loại trại giam trong Pháp lệnh thi hành án phạt tù không còn phù hợp với
BLHS năm 1999; không có lực lượng chuyên trách t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050008222_9734_2002845.pdf