Lý luận Văn học - Truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại

MỞ ĐẦU .7

1. Lý do chọn đề tài.7

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.8

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.8

4. Phương pháp nghiên cứu.9

5. Đóng góp mới của luận án .10

6. Cấu trúc luận án.10

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .11

1.1. Một số vấn đề lí luận về tư duy nghệ thuật .11

1.1.1. Khái niệm tư duy nghệ thuật.11

1.1.2. Đặc trưng của tư duy nghệ thuật .12

1.1.3. Tư duy nghệ thuật theo thể loại văn học.14

1.2. Đặc trưng thể loại truyện ngắn.15

1.2.1. Định nghĩa truyện ngắn .16

1.2.2. Các yếu tố thi pháp đặc trưng.17

1.3. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam .21

1.3.1. Lí giải sự “lên ngôi” của các cây bút nữ.22

1.3.2. Tổng kết, đánh giá thành tựu của các cây bút nữ.23

1.3.3. Tiếp cận văn xuôi nữ dưới góc nhìn phê bình nữ quyền.27

Chương 2. DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN NỮ ĐưƠNG ĐẠI TRONG SỰ

VẬN ĐỘNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI

2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa và sự đổi mới văn học

2.2. Sự “lên ngôi” và biến đổi của thể loaị truyêṇ ngắn

2.2.1. Vụ “được mùa” và ưu thế của thể loaị truyêṇ ngắ n

2.2.2. Những biến đổi của thể loaị truyêṇ ngắ n.

pdf43 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận Văn học - Truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam, bên cạnh việc chỉ ra những đặc điểm mang tính đặc trưng được thể hiện qua hệ thống các hình tượng nghệ thuật, chúng tôi còn muốn tìm ra sự cộng hưởng của các loại tư duy theo thể loại văn học trong tác phẩm của các nhà văn nữ. 1.2. Đặc trƣng thể loại truyện ngắn Trong thực tiễn đời sống văn học, khi tổng kết một giai đoạn, một thời kì, truyện ngắn với tư cách một thể loại bao giờ cũng được nhắc đến với một vị trí tiêu biểu làm nên diện mạo một nền văn học (Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại- Vũ Tuấn Anh [2], Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới- Lý Hoài Thu [92], Đời sống thể loại văn học sau 1975- Trần Ngọc Dung [19],...). Tuy nhiên trên phương diện lí luận, sự tồn tại của truyện ngắn với tư cách là một thể loại độc lập không phải đã được định danh một cách thống nhất. 17 Biểu hiện rõ nhất cho vấn đề này là trong giáo trình Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên [25], phần nói về “Loại thể văn học”, thể loại truyện ngắn đã không được đề cậpvới tư cách là một thể loại “quan trọng thường bắt gặp trong quá trình nghiên cứu và thưởng thức văn học” (với mục đích “hiểu sâu đặc điểm của một số thể loại văn học chính, từ đó có thể mở rộng sự bàn luận ra các thể loại văn học khác” [25, tr.164], các tác giả chỉ đề cập đến bốn thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, các thể kí văn học). Trong chuyên luận Truyện ngắn- những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, tác giả Bùi Việt Thắng cũng khẳng định: “Truyện ngắn được quan niệm là một bộ phận của tiểu thuyết, vì thế trên nguyên tắc không có lí thuyết riêng cho truyện ngắn, lí thuyết của nó dựa vào lí thuyết của tiểu thuyết” [91, tr.61]. Nhận diện thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục của cả người sáng tác và giới nghiên cứu lí luận.Thiết nghĩ, nguyên tắc về tính lịch sử, tính thời đại, tính dân tộc và tínhbiến đổi của thể loại luôn luôn là những nguyên tắc khoa học giúp ta có những nhận định đúng đắn khi nghiên cứu về bất cứ thể loại văn học nào. Mặc dù có nhiều quan điểm về sự ra đời cũng như khái niệm truyện ngắn, nhưng chúng tôi lựa chọn phạm vi là “truyện ngắn hiện đại” (trong sự đối sánh với “truyện ngắn trung đại”, và có thể là “truyện ngắn cổ đại”... như sự phân chia các giai đoạn phát triển thể loại truyện ngắn của một số nhà nghiên cứu) để làm điểm tựa lựa chọn các vấn đề lý thuyết nhằm xác lập nội hàm khái niệm thể loại này. 1.2.1. Định nghĩa truyện ngắn Định nghĩa truyện ngắn được hiện hữu trong các sách lí luận, từ điển về văn học, trong các ý kiến bàn luận của chính những người sáng tác (Pautôpxki, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Kiên, Nguyên Ngọc,...). Nó phong phú, đa dạng đến mức có nhiều ý kiến cho rằng không thể và không nên định nghĩa truyện ngắn, bởi đó là thể loại “nghìn mặt”, thể loại “không thể nắm bắt” (trích theo [92, tr.40]). Về nguyên tắc, chúng tôi tán đồng với quan điểm của Lê Huy Bắc khi ông cho rằng: “truyện ngắn không thể lệ thuộc vào tiểu thuyết về mặt kĩ thuật, phản ánh... Nên những định nghĩa về truyện ngắn cần phải xuất phát từ chính đặc trưng của thể loại” [9, tr.89]. Theo 18 chúng tôi, cách định nghĩa truyện ngắn của Phan Cự Đệ [96, tr.782]là bao gồm một hệ thống đặc điểm nhằm phản ánh những đặc trưng về nội dung và hình thức thể loại là khá hợp lí. Theo đó, nội hàm khái niệm thể loại truyện ngắn thể hiện ở những đặc điểm sau: - Là hình thức hư cấu tự sự cỡ nhỏ. - Thường miêu tả một lát cắt của đời sống, một giai đoạn, thậm chí một khoảnh khắc, một phút lóe sáng đầy ý nghĩa khám phá trong cuộc đời nhân vật. - Do tính ngắn gọn nên truyện ngắn thường tập trung cao độ xung quanh một chủ đề; cốt truyện thường xây dựng trên một hành động cỡ nhỏ, đơn giản trong một không gian và thời gian nhất định với những chi tiết được chắt lọc, tiết kiệm, dồn nén nhằm hướng tới một hiệu quả duy nhất ở phần kết thúc. Tất nhiên trên đây chỉ là những đặc điểm cơ bản mang tính khái quát nhất về thể loại truyện ngắn. Trong quá trình phát triển, truyện ngắn sẽ thâu nạp thêm những đặc điểm mới do sự tác động của những thay đổi trong lịch sử xã hội và trong chính đời sống nội tại của nền văn học. Nội hàm khái niệm truyện ngắn sẽ được soi rọi rõ hơn qua các yếu tố thi pháp đặc trưng của thể loại. 1.2.2. Các yếu tố thi pháp đặc trưng Thuộc loại hình tự sự nên về mặt lí thuyết, trước hết truyện ngắn phải mang những đặc trưng cốt lõi của loại hình này (trong sự phân biệt với loại hình trữ tình, kịch). Đó là “phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch. (...) Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật vào vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự, đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật” (mục từ “Tự sự” trong Từ điển thuật ngữ văn học [27, tr.328]). Trong sự “cạnh tranh” với các thể loại khác cùng thuộc loại hình tự sự, muốn khẳng định tính “độc lập” của mình, truyện ngắn phải “khoanh vùng” những 19 đặc trưng thẩm mĩ riêng biệt. Về mặt này, các nhà nghiên cứu tương đối thống nhất khi cho rằng “ngắn” là nét đặc trưng nhất, quan trọng nhất, tạo nên những quy chuẩn khu biệt thể loại này với các thể loại lân cận. Sự so sánh với tiểu thuyết là thao tác thường xuyên được tiến hành khi “nhận dạng” truyện ngắn. Vấn đề đặt ra là, sự khác biệt giữa hai thể loại này là về cấp độ (degree) hay về chủng loại (kind)? Theo sự thu nhận của chúng tôi, sự khác nhau giữa truyện ngắn và tiểu thuyết không phải nằm ở dung lượng dài- ngắn, mà ở đặc trưng của nguyên tắc phản ánh.Như ở phần định nghĩa đã nêu, truyện ngắn là một hình thức hư cấu tự sự cỡ nhỏ, trong khi tiểu thuyết là hình thức hư cấu tự sự cỡ lớn. Cả hai đều nằm trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với cái hiện thực đang vận động và phát triển, đều huy động kinh nghiệm sống và từng trải của chính tác giả, đều sử dụng một thứ ngôn ngữ văn xuôi giàu chất tạo hình và đa thanh, nhưng nếu tiểu thuyết mở rộng biên độ phản ánh, việc thiết lập thường phong phú, đa diện thì truyện ngắn chọn lấy một nút thắt, đi thẳng vào trung tâm xung đột (có thể là xung đột xã hội hoặc xung đột tâm lý), từ đó bung ra, đập mạnh vào ấn tượng người đọc. “Nó cắt ra một mảnh nhỏ của hiện thực, đặt mảnh ấy vào trong những giới hạn nào đó, nhưng nhờ vậy tác phẩm sẽ bung ra như một cú nổ làm mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều” (Julio Cotázar, trích theo [41]). Điều đó có nghĩa là, truyện ngắn dĩ nhiên phải ngắn, nhưng không phải là một chương của tiểu thuyết, một cái sườn truyện từ đó có thể phát triển ra thành tiểu thuyết, mà thực sự như một bài hai-kư “một sự tình vắn tắt đã tìm được hình thức vừa vặn với mình” (Roland Barthes).Với nguyên tắc “tinh lọc”, “nén gọn”, thể loại truyện ngắn dung nạp một hệ thống thi pháp đặc trưng để tạo nên hiệu quả riêng biệt của mình. 1.2.2.1. Tình huống truyện ngắn Có ý kiến cho rằng đây là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn (Chu Văn Sơn [76]). Xuất phát từ những trang viết của Hêghen về tình huống trong tác phẩm 20 Mỹ học, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã rút ra những kết luận chính để giúp chúng ta hiểu về tình huống [91, tr.96]: - Tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt. - Tình huống trở thành xung đột. - Tình huống giúp cho những gì còn nằm trong hình thức chưa phát triển nay bộc lộ và hoạt động tích cực. - Tình huống là bước trung gian (giữa tình trạng im lìm và tình trạng hành động). Nói về vai trò quan trọng của tình huống đối với thể loại truyện ngắn, nhà văn Nguyên Ngọc đã có cách diễn đạt rất hình tượng: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là điểm huyệt. Trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể cuộc sống, có những huyệt, điểm vào đó, có thể làm rung động toàn thể. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy”[23, tr.355]. Có nhiều cách phân loại tình huống. Dựa theo kiểu nhân vật chính trong tác phẩm chúng ta có thể phân thành ba dạng cơ bản: tình huống giàu kịch tính, tình huống tâm trạng và tình huống tự nhận thức. 1.2.2.2. Cốt truyện truyện ngắn Như ở trên đã đề cập, về mặt lí thuyết, khi thuộc loại hình tự sự thì truyện ngắn bao giờ cũng là một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm truyện ngắn bao giờ cũng có cốt truyện. Đó là “một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [25;137]. Tuy nhiên, quan niệm về đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn mang tính lịch sử chứ không phải là một “công thức đóng khung” bất biến theo thời gian. Theo trường phái “cổ điển” mà tiêu biểu là quan niệm của Edgar Poe (thế kỉ XIX)về tính “hiệu quả duy nhất” trong 21 truyện ngắn thì cốt truyện truyện ngắn phải hết sức chặt chẽ với sự phát triển giàu kịch tính của các sự kiện và đặc biệt phải chú trọng tạo ra những cái kết bất ngờ (có thể kể đại diện xuất sắc cho những sáng tác cốt truyện “kinh điển” kiểu này là O’Henry ở Mỹ, Môpatxăng ở Pháp, Nguyễn Công Hoan ở Việt Nam,...). Đến nửa sau thế kỉ XX, giới lí luận phê bình và cả những người sáng tác lại phản ứng khá gay gắt với quan niệm “kịch hóa” cốt truyện như thế. Họ khẳng định những phẩm chất mới của cốt truyện,dùng những cốt truyện không có kịch tính nhưng được trình diễn bằng một lối kể tinh xảo để thay thế cho những cốt truyện giàu kịch tính- cái mà tác phẩm đó phản ánh là suy nghĩ, cảm giác, diễn biến nội tâm của con người chứ không phải tính cách nhân vật hay những xung đột xã hội.Nhưng dù nằm trong ô phân loại nào (cốt truyện sự kiện, cốt truyện tâm lí hay sự hỗn hợp sự kiện- tâm lí) thì với đặc trưng là ngắn gọn, muốn tạo được sự “dồn nén” trong dung lượng- khả năng phản ánh hiện thực, muốn gây được dư âm cộng hưởng trong nhận thức của người đọc, cốt truyện truyện ngắn phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chi tiết và đoạn kết. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần tạo ra khả năng “bùng nổ” của hình thức hư cấu tự sự cỡ nhỏ này. 1.2.2.3. Kết cấu truyện ngắn Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp, sinh động các yếu tố trong chỉnh thể tác phẩm nhằm tạo ra hiệu quả nghệ thuật theo ý đồ của nhà văn. Kết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: - Cấp độ hình tượng (toàn bộ tổ chức của thế giới nghệ thuật: hệ thống các nhân vật, sự kiện, tình tiết và trình tự xuất hiện của chúng, tương quan về không gian, thời gian, tương quan các chi tiết) - Cấp độ trần thuật (tổ chức điểm nhìn, bố cục, các thành phần của trần thuật) Đặc trưng “hình thức hư cấu tự sự cỡ nhỏ” khiến việc sáng tác truyện ngắn được liên tưởng đến việc thực hiện một tác phẩm thủ công mĩ nghệ đòi hỏi sự tinh xảo, chính xác cao: “Gọt giũa một văn bản ngắn, làm cho nó tròn trịa, toàn bích trong phạm vi vài trang giấy là một thú vui lớn, đồng thời đòi hỏi người viết phải có nghệ 22 thuật cao. Viết một truyện ngắn, giống như sáng tác một tác phẩm nghệ thuật nhỏ, nhưng tinh xảo, cần phải hết sức chú ý và thận trọng, (...) tạo cho người đọc có cảm giác rằng những điều ta nói ra không thể nói khác được” (Régine Deforges- trích theo [92, tr.60]). Như vậy, để mỗi một yếu tố đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất trong khuôn khổ một giới hạn “kích cỡ” tự sự nhỏ bé, vai trò của việc “bày binh bố trận”, sắp xếp vị trí, tạo ra các mối liên hệ giữa các yếu tố một cách lôgic, hợp lí, nghệ thuật là vô cùng quan trọng. Sự biến hóa năng động của thể loại truyện ngắn khiến chúng ta thật khó có thể liệt kê tất cả các dạng kết cấu của nó. Trong đời sống thể loại tự sự, tồn tại phổ biến một số kiểu kết cấu như: kết cấu theo trình tự thời gian, kết cấu tâm lí, kết cấu vòng tròn, kết cấu mở, kết cấu lồng ghép, kết cấu phân mảnh... 1.3. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn nữ đƣơng đại Việt Nam Từ năm 1986, bắt đầu từ một vài tên tuổi “gây hấn”, và liên tiếp các gương mặt đạt danh hiệu “thủ khoa” trong các cuộc thi truyện ngắn trên tạp chíVăn nghệ quân đội, báo Văn nghệ,... sáng tác của các nhà văn nữ trong suốt thập kỉ 90 và cho đến ngày nay đã trở thành một “hiện tượng” trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Điều đặc biệt là “sự trỗi dậy” của phái đẹp trong sáng tác văn học lại “bén duyên” và gắn bó bền chặt với thể loại truyện ngắn. Với những thành tựu không thể phủ nhận trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật, truyện ngắn nữ đương đại đã có đóng góp không nhỏ cho sự vận động, biến đổi của thể loại truyện ngắn nói riêng và nền văn xuôi đương đại nói chung. Sức hấp dẫn của một “sắc diện” mới, một “giới tính” đã từng bị “lấn lướt” trong đời sống sáng tác văn chương (ở thể loại văn xuôi) đã đem lại nhiều “hứng khởi” cho giới nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học. Không kể những bài viết về các tác giả nữ cụ thể ngay khi họ vừa xuất hiện và tạo tiếng vang trên văn đàn, ngay từ đầu những năm 90 cho đến những năm đầu thế kỉ XXI, liên tiếp xuất hiện những bài viết tổng kết về thành tựu của văn xuôi nữ(trong đó có truyện ngắn nữ). Giới nữ “đăng đàn” và thành công vang dội đã tạo ra một niềm tin đầy hân hoan vào tương lainền văn học nước nhà cho các nhà thẩm định văn chương.Bên cạnh 23 xu hướng “tổng kết”, “đánh giá” thành tựu đó, từ năm 2005, truyện ngắn nữ nói riêng và văn xuôi nữ nói chung được soi rọi ở những khía cạnh cụ thể hơn về nội dung và nghệ thuật, dựa trên những lí thuyết lí luận phê bình hiện đại phương Tây. Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, nghiên cứu về truyện ngắn nữ (có thể lồng trong “văn xuôi nữ”), có một số khuynh hướng chính như sau: 1.3.1. Lí giải sự “lên ngôi” của các cây bút nữ Như một lẽ tự nhiên, khi phụ nữ bỗng trở nên xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó, mọi người đều đổ dồn đi tìm nguyên nhân.Năm 1993, trong bài viết Văn chương nữ giới- một cách thế hiện diện ở đời [70, tr.132], Huỳnh Như Phương đã lí giải rằng: “Nhìn dọc suốt thế kỷ XX này, rõ ràng là tầm nhìn của người phụ nữ trong sáng tác văn học, cũng như cõi lòng của họ biểu hiện trong thơ văn ngày càng mở rộng hơn với tất cả các chiều kích của nó” [70, tr.135], và theo ông, đối với người phụ nữ, “làm văn chương là một cách thế hiện diện trong xã hội”, bởi qua văn chương, “người phụ nữ không muốn để cho nam giới độc quyền kết luận về ý nghĩa cuộc đời này, độc quyền đau khổ trước những bi kịch và độc quyền tìm cách ứng phó với những tình huống bi kịch đó” [70, tr.136]. Dưới sự kiến giải của tác giả (qua sự so sánh với văn chương nữ giới trong quá khứ), chính sự giành được vai trò tương xứng trong xã hội, mở rộng phạm vi hoạt động xã hội đã giúp người phụ nữlàm chủ văn hóa và nghệ thuật. Với những gì văn chương nữ giới đã thể hiện trong thời hiện đại, tác giả bài viết hi vọng rằng “thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của văn hóa nghệ thuật, đồng thời là thế kỷ của phụ nữ”. Năm 1996, trong cuộc trao đổi ý kiến về Phụ nữ và sáng tác văn chương trên tạp chí Văn học [59], các cây bút phê bình, các nhà văn, nhà thơ đã rất cởi mở nói lên suy nghĩ của mình về mặt mạnh và mặt yếu của người phụ nữ với tư cách là một chủ thể sáng tác, từ đó chỉ ra những nguyên nhân khiến cho văn xuôi nữ phát triển nổi trội trong thời gian vừa qua. Nói về mặt mạnh của các cây bút nữ, Vương Trí Nhàn cho rằng “hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới”, còn Văn Tâm thì đề cao sự đóng góp “một cái mảng khá bí ẩn là tâm hồn họ”. Cùng chung quan điểm ấy của Văn Tâm, Đặng Anh Đào cũng nhấn mạnh đến 24 đặc điểm “họ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trang sách hoặc nói như phương Tây, người ta vẫn nói, họ tự ăn mình”. Bà đặc biệt khâm phục các cây bút nữ đương thời bởi bà nhận thấy rằng “mình không bao giờ dám viết những điều mình nghĩ, như lớp trẻ hơn hiện nay”. Bên cạnh mặt mạnh, những người trong nghề văn cũng rất thẳng thắn chỉ ra giới hạn của các cây bút nữ: đó là “nguy cơ lặp lại mình” (Đặng Anh Đào), “không bao giờ có cái sự gọi là đồ sộ, vĩ đại” (Lê Minh Khuê). Tuy nhiên, vấn đề thu hút nhiều sự cắt nghĩa nhất trong buổi tọa đàm là hiện tượng “âm thịnh dương suy”, và “tại sao gần đây, phụ nữ đi viết văn xuôi có vẻ nổi hơn so với số chị em làm thơ”. Đã có nhiều lí do được đưa ra: “trước tiên là cái hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh. Phụ nữ vốn là những người hiểu một cách sâu sắc, hiểu bằng cả tâm hồn mình, cái sức ép trước đây của hoàn cảnh. Nỗi đau hôm qua ở họ thấm thía, nên sự hồi sinh của dân tộc những năm này họ cũng cảm thấy đầy đủ hơn”(Ngô Thế Oanh), “trong cái diện tìm tòi đã khá rộng, hình như xu hướng hiện nay vẫn là tìm vào những cái suồng sã, thô nhám, xô lệch... của hiện thực, mà thiếu sự thăng hoa quý phái, nên thơ không khởi sắc lên được” (Vương Trí Nhàn);sự thay đổi trong quan niệm về nghề văn (trở nên cởi mở, dân chủ hơn, trong đó có một bộ phận mang tính cách thị trường có một vị trí rõ rệt) đã khiến nhiều chị em thử vận may trong văn chương và coi đây như một nghề để kiếm sống, vì thế mới có trường hợp “vừa nhảy vào nghề” “đã viết ào ào”, vì “phải tính cho nhanh, nếu không ra sao thì còn rút chứ” (Đặng Minh Châu)... Có nhiều cách diễn đạt và nhiều “trọng tâm” khác nhau cho các nguyên nhân, nhưng các nhà bàn luận đều thống nhất ở lí do hoàn cảnh xã hội dân chủ sau chiến tranh đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cây bút nữ thử sức và phát triển. Và họ đều đặt niềm tin vào sự “hưng thịnh” của nền văn chương do chị em viết nên. 1.3.2. Tổng kết, đánh giá thành tựu của các cây bút nữ Mặc dù có ý kiến không nên phân biệt giới tính trong sáng tác văn học nhưng trên thực tế, suốt từ đầu thập kỉ 90 đến những năm đầu thế kỉ XXI, liên tiếp xuất hiện những bài viết chọn sáng tác văn xuôi (đặc biệt là truyện ngắn) của các cây bút nữ để làm đối tượng nghiên cứu, đánh giá. Ngay từ năm 1990, Nguyễn Thị Như Trang đã 25 tổng kết Thành tựu và đội ngũ các nhà văn nữ Việt Nam [105]. Mặc dù chỉ là “những nét khái quát còn hạn hẹp sơ lược” “trong việc điểm lại những hoạt động phong phú, đa dạng và những thành công trong sáng tác văn học của các nhà văn nữ Việt Nam” như chính tác giả đã viết, nhưng qua đó chúng ta cũng thấy được tài năng và vai trò to lớn của các thế hệ nhà văn nữ trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Năm 1993, bằng “con mắt xanh” của một nhà phê bình có nghề, Bùi Việt Thắng trong Khi người ta trẻ (I) (Tản mạn về truyện ngắn của những cây bút nữ trẻ) [89, tr.189] đã sớm nhận ra “dung nhan” “lấp lánh” trong sáng tác của các cây bút nữ trẻ mới xuất hiện trên văn đàn (Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Nguyễn Minh Dậu và Phan Thị Vàng Anh). Theo tác giả, “làm nên đặc trưng của những cây bút nữ trẻ là cái nhu cầu đến như là mê say được tham dự, được hòa nhập vào những nỗi niềm đau khổ và hy vọng của con người”. Tác giả cũng rất tinh tế chỉ ra những biểu hiện của “nữ tính” được “phát lộ” rất rõ “trong sự quyết liệt đấu tranh giành giữ tình yêu và sự bình quyền trong tình cảm” (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ- Y Ban), trong sự “chan chứa nỗi lo lắng mơ hồ về cuộc đời vốn mênh mông vừa là thiên đường vừa là địa ngục”, trong cái “đa sự đa đoan”... Bên cạnh nét đặc trưng về nội dung, Bùi Việt Thắng còn chỉ ra những “ấn tượng” trong hình thức “lạ hóa” đối tượng, trong lối viết “phá cách” rất tự do, khoáng đạt và uyển chuyển linh hoạt ở các truyện ngắn nữ. Mặc dù vẫn còn cảm thấy “thiếu một cái gì đó thật căn cốt, thật dư ba” ở sáng tác của các cây bút nữ trẻ nhưng tác giả bài viết “vẫn tin vào thế hệ thứ năm này như tin vào tiền đồ của văn học nước nhà sẽ tới một thời kỳ phục hưng”. Cùng mang một niềm tin như thế vào sức sáng tạo của các nhà văn nữ, năm 1995, trong bài viết Những tác giả nữ trong nền văn xuôi cách mạng mở đầu tập truyện ngắn các tác giả nữ 1945-1995 [60], Hà Minh Đức đã nêu ra nhiều yếu tố mới xuất hiện trong truyện ngắn của các thế hệ nhà văn nữ nổi lên từ sau 1975. Đó là “các nhân vật mở rộng nếp cảm nghĩ, bộc lộ rõ cá tính trong các mối quan hệ, trong thị hiếu thẩm mĩ và ngôn ngữ xử sự. Cấu trúc câu chuyện cũng vần xoay theo những kiểu dáng mới không theo nếp truyền thống”. Đó là “sự mạnh dạn của nhiều cây bút nữ 26 trong việc bộc lộ phần rất riêng tư của tình yêu kể cả những khao khát thầm kín có tính chất bản năng ở mỗi con người”. Đó là “cái tôi của mỗi người đều không giấu kín mà bộc lộ chân tình linh hoạt trên trang viết”. Bên cạnh đó ông cũng rất nhấn mạnh đến “chất nữ tính” trong văn chương các tác giả nữ: “Đáng quý khi đọc những trang viết của các tác giả nữ, chúng ta đã tiếp nhận được những cảm xúc mềm mại, tinh tế, phần thì bộc lộ vẻ đẹp khách quan của những tâm hồn nữ, phần thì làm dịu đi ở người đọc những mệt mỏi trăn trở trước những khó khăn của cuộc đời. Chính cái chất tâm lý ấy góp phần tạo nên chất thơ riêng của tác giả nữ”. Theo đánh giá của tác giả, trong khoảng hơn thập kỷ qua sáng tác của các nhà văn nữ “đã thành dòng chảy xiết mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều thành quả tươi đẹp” [60, tr.8]. Bước sang thế kỉ XXI, truyện ngắn nữ nói riêng và văn xuôi nữ nói chung vẫn tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn- bằng chứng là vẫn liên tục có các bài viết đánh giá về đóng góp, đặc điểm sáng tác của “hiện tượng” này. Năm 2001, Bích Thu trong Văn xuôi của phái đẹp [95]đã chỉ ra khá cặn kẽ những biểu hiện của sự vận động và đổi mới trong sáng tác của các nhà văn nữ trên cả phương diện nộidung và hình thức biểu đạt. Theo tác giả, văn chương của phái đẹp hôm nay “đã không thi vị hóa những chuyện đời, không tỏ ra đài các hoặc đa cảm trong những giọt lệ khóc chồng hay giấc mộng phù du mà sắc sảo và sâu sắc khi tiếp cận và khai thác đề tài thế sự, đời tư, với nỗi đau nhân tình thế thái bằng lối viết dịu dàng và bén ngọt, riết róng mà đồng cảm, sẻ chia với những thân phận, những con người sống quanh mình”. Với việc chỉ ra “sở trường” của các nhà văn nữ như một “ưu thế riêng của giới tính” trong việc khai thác “đối tượng” sáng tạo phong phú mà bí ẩn là cuộc đời và tâm hồn của chính mình”, tác giả cho rằng “ngay từ những sáng tác khởi đầu, những người viết nữ đã đưa vào tác phẩm “một đời sống, một lối viết và một kiểu hệ lụy riêng” rất phụ nữ”. Nói về đề tài “muôn thuở” trong sáng tác của các cây bút nữ- đề tài tình yêu với đủ cung bậc cảm xúc, tác giả đã nêu ra một nhận định khá thú vị: “sự vỡ lẽ về đàn ông qua các trang viết của các nhà văn nữ đã bộc lộ lòng vị tha, nhân ái của phụ nữ với con người và cuộc đời. Suy cho cùng đó cũng là một cách dung hòa, cân bằng các 27 mối quan hệ, ứng xử ở đời”. Không chỉ đề cao sự hòa nhập nhanh của văn xuôi nữ vào sự đổi mới của văn học nghệ thuật nước nhà nói chung trên phương diện nội dung, Bích Thu còn rất đề cao đóng góp làm nên “sự đa dạng của loại hình văn xuôi nghệ thuật” ở các cây bút nữ.Đó là khả năng biểu đạt và phân tích sâu sắc, tinh tế thế giới tâm hồn con người, là kiểu xây dựng cốt truyện theo dòng tâm trạng nhân vật, là việc phát hiện các tình huống tâm lí, thế giới nội tâm nhân vật với bút pháp tự sự trữ tình, là cố gắng không ngừng làm mới cách diễn đạt, biểu cảm... Với cảm nhận sáng tác của các nhà văn nữ đã có một “tiếng nói riêng, hương sắc riêng” trong nền văn xuôi đương đại, tác giả tin rằng “phụ nữ với tác phẩm của phụ nữ sẽ là lời mời, tiếng gọi của văn chương và người đọc trong thế kỷ 21”. Nhận diện đặc điểm của văn xuôi nữ qua một số phong cách tác giả nữ tiêu biểu (Thùy Linh, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai, Lý Lan, Lê Minh Khuê), năm 2003, Vũ Đức Tân trong Văn xuôi của một số cây bút nữ [85] đã rút ra xu thế trong cách viết của nhiều cây bút nữ hiện nay là “không né tránh hiện thực phức tạp của cuộc sống”, “những nhân vật lý tưởng trở nên hiếm hoi hơn”- điều đó thể hiện thái độ dũng cảm của các nhà văn nữ khi nhìn nhận cuộc sống. Nhận thấy “bút pháp hiện thực vẫn là bút pháp chủ đạo khi hướng tới việc phê phán hay khen ngợi, nêu bật những nét nhân bản của nhân vật”, tác giả cho rằng những trang viết của các cây bút nữ “dường như vẫn còn ít có sự bay bổng nâng cao con người hơn những cơm áo đời thường. Cái chân trời trong văn xuôi của họ còn mong manh biết bao nhiêu”. Năm 2004, khi Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn đương đại và sự góp mặt của một số cây bút nữ [88], Nguyễn Thị Thành Thắngđã liệt kê khá đầy đủ sự “lên ngôi” của một số cây bút n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004372_1_5378_2006687.pdf
Tài liệu liên quan