LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 4
1. Nhận thức cơ bản về thị trường 4
2. Cạnh tranh nhìn từ góc độ tổng thể của nền kinh tế 6
II. Cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 9
1. Nhận thức cơ bản về doanh nghiệp 9
2. Cạnh tranh của các doanh nghiệp 9
3. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 12
a. Công cụ cạnh tranh là sản phẩm hàng hoá 12
b. Công cụ cạnh tranh là giá cả sản phẩm 13
c. Công cụ cạnh tranh là mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 15
d. Các công cụ yểm trợ khác 17
III. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 18
1. Quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 18
2. Các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 18
a. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 18
b. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 20
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THĂNG LONG HIỆN NAY
I. Tổng quan về Công ty cổ phần Thăng Long 23
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23
2. Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty 25
3. Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong thời gian qua và mục tiêu 33
phát triển của Công ty từ nay đến năm 2003
II. Thực trạng, tồn tại và hướng đi lên của tình hình cạnh tranh 35
của Công ty
1. Những lợi thế của Công ty nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm 35
2. Khái quát chung về thị trường rượu và một số đối thủ cạnh tranh chính 38
3. Tình hình cạnh tranh của Công ty trên thị trường tiêu thụ sản phẩm 40
a. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 40
b. Cạnh tranh bằng giá cả 41
c. Mạng lưới tiêu thụ và kênh phân phối 44
d. Bao bì, nhãn hiệu 47
d. Quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm 47
e. Các hoạt động khác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 48
4. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần thăng Long 49
a. Những thành tựu đạt được 49
b. Những hạn chế và nguyên nhân 49
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THĂNG LONG
I. Các giải pháp thuộc về phía Công ty
1. Tăng cường quản lýchất lượng sản phẩm 53
64 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạng tranh của Công ty cổ phần Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như trách nhiệm của các phòng ban làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các nhiệm vụ chung của Công ty.
Tình hình nhân sự của Công ty
Khởi đầu chỉ có 50 lao động hạn chế về trình độ tay nghề trong đó chủ yếu là lao động phổ thông, hiện nay số lượng lao động trong Công ty đã tăng gần 6 lần. Đội ngũ lao động không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng được nâng lên. Mục tiêu của Công ty là người lao động không những am hiểu ngành nghề mà còn thông thạo kiến thức chuyên môn. Do đó hàng năm Công ty đều tạo điều kiện cho công nhân bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ thuật, sát hạch tay nghề. Bên cạnh việc bồi dưỡng tay nghề cho công nhân bậc trung, Công ty chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao và công nhân lành nghề. Hiện nay tay nghề lao động kỹ thuật của Công ty khá cao, bậc thợ bình quân là 4 đáp ứng yêu cầu sản xuất. Sau đây là cơ cấu lao động của công nhân phân theo bậc thợ:
Biểu 1 : Cơ cấu lao động của công nhân phân theo bậc thợ
Chỉ tiêu
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Tổng số
Số lượng(người)
14
46
16
6
27
111
Tỉ trọng(%)
12,61
41,44
14,41
5,40
23,32
100
(Nguồn: Bản tổng kết điều tra nhân sự)
Đối với lao động quản lý, Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn và mời các chuyên gia, giảng viên của các trường đại hoạc đến giảng nhằm nâng cao trình độ và cập nhật những lý thuyết và thông tin mới nhất đáp ứng yêu cầu công việc cho nhân viên. Bên cạnh đó, Công ty còn cử cán bộ đi học dài hạn để nâng cao kiến thức một cách toàn diện.
Tổng số cán bộ công nhân viên chính thức của Công ty cổ phần Thăng Long năm 2002 là 281 người. Hiện nay Công ty có nhiều kĩ sư giỏi chuyên môn, công nhân lành nghề cùng đội ngũ cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Lao động có trình độ đại học và trung cấp tăng, riêng số lao động phổ thông giảm. Sự thay đổi này được minh hoạ qua số liệu trong 3 năm trở lại đây:
Biểu 2: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Thăng Long
Năm 2000, 2001, 2002 ( theo trình độ văn hoá)
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh
2001/2000
So sánh
2002/2001
Số LĐ
%
Số LĐ
%
Số LĐ
%
(+-)
%
(+-)
%
1
Đại học
42
14,38
43
14,60
44
15,17
+1
+2,38
+1
+2,32
2
TC
33
11,30
33
11,20
31
11,03
0
0
-2
-6,06
3
CNKT
175
59,93
173
60,00
170
61,03
-2
-1,71
-3
-1,73
4
LĐPT
42
14,38
41
14,20
37
12,75
-1
-2,38
-4
-9,76
5
Tổng số
292
100
290
100
282
100
-2
-0,68
-8
-2,76
(Nguồn: Bảng theo dõi tình hình nhân sự )
Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu và quan trọng đối với người lao động. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một công cụ để kích thích người lao động tăng năng suất lao động. Công ty đã vận dụng linh hoạt các hình thức trả lương như : trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm, lương công nhật nên đã thúc đẩy người lao động trong Công ty hăng say làm việc khiến cho sản xuất ngày càng phát triển và nhờ đó tổng quỹ lương cũng tăng theo. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Biểu 3 : Tổng quỹ lương và thu nhập bình quân người lao động
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Tổng quỹ lương (triệu đồng)
2.340
2.924
3.480
Nguyên liệu
Chọn rửa sơ chế
Ngâm đường
Rút cốt quả
Bã quả
Hương nếp
Nước
Cồn
giống men
đảo trộn
lên men phụ
lên men chính
tàng trữ
lọc
Chiết chai
rửa sạch làm khô
Chai
nút
rửa nút
đóng nút
dán nhãn
đóng thùng
nhập kho
tiêu thụ
SX Vang
SX Nếp mới
2
Thu nhập bình quân tháng (triệu đồng)
1,05
1,40
1,20
(Nguồn: Bảng thanh toán lương)
Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Mặc dù Công ty sản xuất nhiều chủng loại rượu nhưng nói chung quy trình sản xuất đều trải qua các giai đoạn theo sơ đồ 3 :
Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất rượu vang và rượu nếp mới
Để sản xuất rượu vang thì một loại nguyên liệu không thể thiếu được là trái cây các loại. Ngoài nguyên liệu phổ biến là nho, Công ty sử dụng đa dạng các loại trái cây như : táo mèo, dâu, mơ, mận, dứa, sơn tra. Hàng năm Công ty nhập khoảng 2000 tấn trái cây tươi các loại từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước: nho nhập từ Ninh Thuận; dứa từ Ninh Bình; táo từ Lào Cai, Yên Bái; sơn tra từ Lạng Sơn. Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải trải qua hệ thống kiểm tra phân loại của bộ phận KCS và phòng quản lý chất lượng nhằm đảm bảo sự đồng đều và chất lượng.
Ngoài ra, đường cũng là thành phần không thể thiếu và có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng của rượu vang sau này. Vì vậy Công ty đã đề ra những tiêu chuẩn về đường kết tinh như sau: màu vàng, có mùi thơm của đường, không có mùi mật khét, cánh to óng ánh, không dính bết, không vón cục, đựng trong hai lớp bao, thuỷ phần từ 0,5% - 1%, hàm lượng đường từ 97% - 98,5%.
Sau khi được ép lấy nước cốt, hoa quả phải trải qua giai đoạn lên men. Trong sản xuất rượu vang, chất lượng của chủng loại nấm men đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới mùi vị của vang. Trước kia, Công ty phải nhập khẩu giống men từ Châu Âu nhưng loại men này chỉ phù hợp với môi trường khí hâụ ôn đới. Chính vì vậy, Công ty đã sản xuất chủng loại men mới phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta nên đã cải thiện đáng kể chất lượng vang Thăng Long.
Sau các giai đoạn lên men là đến khâu đóng chai, xiết nút, dán nhãn, đóng thùng. Tuy đây không phải là những giai đoạn chính nhưng cũng đóng vai trò làm tăng giá trị của rượu vang lên rất nhiều. Hiện nay, Công ty sử dụng hai loại chai là chai sản xuất bởi Công ty liên doanh thuỷ tinh Malayxia và chai Hải Phòng của Công ty thuỷ tinh Hải Phòng. Đây là hai công ty có nguồn cung cấp chai ổn định và đảm bảo chất lượng. Nút chai Công ty đang sử dụng là nút chai nhôm và nút màng co đỏ Hàn Quốc, Pháp được nhập từ Trung Quốc thông qua Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Toàn - TP Hồ Chí Minh. Công ty ký hợp đồng sản xuất nhãn mác với Công ty In Quận I - TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra hiện nay với hai loại sản phẩm mới là Nếp mới Thăng Long và Vang Pháp đóng chai tại Công ty thì Công ty phải nhập cốt nho từ nước ngoài (đối với Vang Pháp) và cồn nhập từ Công ty Rượu Đồng Xuân (đối với Rượu Nếp mới).
Đặc điểm hệ thống máy móc thiết bị
Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hiểu rõ điều đó, Công ty cổ phần Thăng Long đã liên tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất. Sau hơn 10 năm thành lập từ một dây chuyền sản xuất lạc hậu với trình độ cơ giới hoá chưa đến 20% Công ty đang làm chủ một dây chuyền sản xuất được đánh giá là hiện đại nhất ở Việt Nam. Đây là một dây chuyền sản xuất khép kín với các thiết bị được nhập từ những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nhật… Hầu hết các thiết bị sản xuất đã được inox hoá nhằm bảo đảm ổn định chất lượng vang. Hiện nay, trình độ cơ giới hóa của Công ty đã tăng lên đáng kể đạt khoảng 80% sẵn sàng thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hệ thống kho tàng, nhà xưởng được trang bị những thiết bị hiện đại như quạt thông gió, điều hoà nhiệt độ, máy vi tính, thiết bị chống cháy, báo trộm…góp phần bảo đảm sản xuất và làm khang trang bộ mặt của Công ty.
Đặc điểm sản phẩm
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng, công ty đã tích cực nghiên cứu thị trường, nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, cải tiến mẫu mã … Cụ thể Công ty có các loại sản phẩm như sau :
- Vang Nhãn vàng (Vang truyền thống) : Là vang tổng hợp với hương vị đăc trưng của các loại trái cây có giá trị đặc biệt ở Việt Nam; Với độ rượu nhẹ do lên men, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống Phương Đông.
- Vang Thăng Long 2 năm, 5 năm : Là loại vang có hương vị đặc trưng của các loại trái cây; Với độ rượu nhẹ tạo cảm giác êm dịu do tàng trữ lâu năm, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống Phương Đông.
- Vang Sơn tra Thăng Long : là sản phẩm được lên mem từ quả Sơn tra - vị thuốc dân gian truyền thống của Việt Nam, Với độ rượu nhẹ do lên men, có tác dụng bồi bổ sức khoẻ theo truyền thống Phương Đông; Với dộ rượu nhẹ do lên men, vị chua, chát, hương thơm đặc trưng, tạo cảm giác hưng phấn êm dịu.
- Vang Nho Thăng Long : được làm từ quả nho tím giống ngoại nhập vùng Phan Rang, có vị chua, chát ngọt hài hoà, giàu Vitamin và độ rượu nhẹ do lên men.
- Vang Nho chát Thăng Long : được làm từ quả nho tím giống ngoại nhập vùng Phan Rang; Bằng phương pháp chế biến và lên men hiện đại, có vị chua, chát hài hoà theo thói quen tiêu dùng Quốc tế.
- Vang Dứa Thăng Long : là sản phẩm được lên men từ nước dứa thuần khiết; Với độ rượu nhẹ, hương thơm, vị ngọt - chua hài hoà, tạo cảm giác hưng phấn êm dịu.
- Vang Vải Thăng Long : được làm từ quả vải thiều Hải Dương độc đáo; Bằng phương pháp chế biến, lên men hiện đại, Vang Vải có hương vị đặc trưng thuộc dòng vang trắng theo thói quen tiêu dùng Quốc tế.
- Vang Nổ Thăng Long : là sản phẩm lên men từ hoa quả với dộ rượu nhẹ, bọt ga đầy trắng mịn, tạo cảm giác hưng phấn - êm dịu - vui tươi.
- Vang BORDEAUX Pháp : được sản xuất tại vùng Bordeaux nổi tiếng của Công hoà Pháp; Được đóng chai tại Công ty cổ phần Thăng Long.
- Nếp mới Thăng Long : là sản phẩm chưng cất từ lúa nếp và các phụ gia hương vị tạo cảm giác êm dịu với hương nếp thơm.
- Năm 2001, Công ty đã đưa ra bán trên thị trường sản phẩm mang phong cách mới - sản phẩm Vang tươi (Vang lít) nhằm phục vụ các đối tượng như các quán nhậu, cà phê sinh viên… và đã được người tiêu dùng hưởng ứng, chấp nhận.
Hiện nay, Công ty cũng đang sản xuất thử nghiệm mặt hàng mang nhãn hiệu "Vang Mơ Thăng Long". Loại Vang này có tác dụng chữa bệnh cao rất phù hợp với người Châu á và được Công ty đem đi tham dự hội chợ triển lãm Quốc tế tổ chức tại Nhật.
Ngoài ra, Công ty còn một sản phẩm bổ sung là vỏ hộp vang nhằm tăng thêm sự trang trọng nhất là đối với những khách hàng mua với mục đích làm quà biếu. Công ty đang có dự án cải tiến về bao bì như làm chai bằng men sứ, chế tạo những giỏ đựng vang làm quà biếu…nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Đặc điểm thị trường tiêu thụ
- Xét về vị trí địa lý, Công ty cổ phần Thăng Long nằm sát trung tâm thủ đô nên rất thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm. Nói chung Công ty có thị trường tiêu thụ khá lớn trong đó thị trường trong nước là chính. Mức độ tiêu thụ sản phẩm không đều giữa các vùng thị trường. Phía Bắc là thị trường truyền thống của Công ty nên mức độ tập trung cao hơn so với thị trường phía Nam và Miền Trung. Trong tổng số 10 nhà đầu tư của năm 2002 chỉ có hai nhà đầu tư ở khu vực Miền Trung là Công ty cổ phần Hữu Nghị - Nghệ An và Công ty nông sản thực phẩm Thanh Hoá, 8 nhà đầu tư còn lại đều là các doanh nghiệp ở phía Bắc. Trong tổng số 30 đại lý của năm 2002 chỉ có 8 đại lý ở khu vực phía Nam quá ít so với một thị trường tiềm năng.
Ngoài thị trường trong nước, Công ty còn có kênh tiêu thụ ra thị trường nước ngoài. Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng song hiện nay hiệu quả hoạt động còn khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty mới chỉ đạt xấp xỉ 10% tổng doanh thu.
- Xét thị trường là một tập hợp khách hàng có nhu cầu, sản phẩm của Công ty tiêu thụ chủ yếu trên đoạn thị trường bình dân, còn đoạn thị trường cao cấp không nhiều. Đoạn thị trường bình dân là rất phù hợp với Công ty vì hiện nay đại đa số thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp, họ không thể uống các loại rượu ngoại đắt tiền mà chất lượng cũng như sản phẩm của Công ty.
Vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Thăng Long
Công ty cổ phần Thăng Long có một quy mô vốn kinh doanh khá lớn so với các đơn vị trong cùng ngành. Kể từ khi thành lập đến nay, do làm ăn tương đối ổn định, tiềm lực tài chính của Công ty không ngừng tăng. Nếu như ngày đầu thành lập vốn của Công ty chỉ có 861.182.000 đồng thì nay tính đến đầu năm 2003 tổng số vốn sản xuất kinh doanh đã lên đến 45.033.816.485 đồng. Nếu phân chia theo kết cấu tài sản, vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Thăng Long gồm hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động. Để thấy rõ hơn sự thay đổi trong cơ cấu tài chính của Công ty theo cách phân loại này trong những năm gần đây, ta theo dõi biểu 4 sau:
Biểu 4 : Cơ cấu vốn kinh doanh theo kết cấu tài sản
(Đơn vị: ngàn đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
VLĐ
16.696.663
52,98
23.336.571
59,13
24.046.294
53,7
VCĐ
14.817.691
47,02
16.127.251
40,87
20.729.935
46,3
Tổng NV
31.514.354
100,0
39.463.822
100,0
44.776.229
100,0
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Từ số liệu đó ta thấy từ năm 2000 đến năm 2002 tổng vốn kinh doanh liên tục tăng, trong đó thể hiện rõ ở vốn cố định cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ cho tài sản cố định của Công ty. Cơ cấu vốn cũng được điều chỉnh cho hợp lý hơn cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Trước kia trong thời kỳ bao cấp, vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Thăng Long 100% do Ngân sách cấp, hoạt động theo cơ chế lỗ Nhà nước chịu, lãi Nhà nước thu. Tuy nhiên từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Công ty đã phải huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, uy tín của Công ty trên thị trường không ngừng tăng lên nên dễ dàng huy động các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, số vốn vay chiếm hơn 2/3 tổng số vốn hoạt động trong đó vay lưu động là chủ yếu để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thường xuyên của Công ty. Hàng năm, các nhà đầu tư cung cấp nguồn vốn chiếm tới 75% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, Công ty còn huy động một lượng vốn không nhỏ từ người lao động trong Công ty, từ các cổ đông và từ các tổ chức tín dụng.
Hiện nay khi nền kinh tế đang ngày một phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, sự ra đời của thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã mở ra một cơ hội mới cho các doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Thăng Long luôn tin tưởng vào khả năng phát triển của mình. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới là mở rộng sản xuất đồng thời tiếp tục đầu tư theo chiều sâu bằng nguồn vốn huy động từ bên ngoài ngoài như vay ngân hàng, vốn ứng trước của nhà đầu tư, Công ty có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu - hình thức có chi phí và mức độ rủi ro thấp hơn so với các hình thức khác nhằm nâng cao khả năng khả năng tự chủ vốn sản xuắt kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty cần thận trọng tìm hiểu kỹ trước khi tham gia thị trường chứng khoán vì đây là thị trường còn rất mới lạ với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
Để huy động thêm vốn Công ty cổ phần thăng Long đang có định hướng liên doanh với các công ty trong và ngoài nước để kinh doanh các loại vang, rượu Brandy, rượu đặc chủng, rượu thuốc có chất lượng quốc tế… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
3- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua và mục tiêu phát triển của Công ty thời gian tới
Sau 10 năm thành lập Công ty đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc cả về sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận và nộp Ngân sách. Đây là kết quả của sự đầu tư thích đáng cho máy móc thiết bị và con người cũng như sự cố gắng của cán bộ công nhân viên Công ty trong 10 năm. Để thấy rõ hơn xu thế phát triển của Công ty trong những năm gần đây, chúng ta xem một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2000 - 2002 như sau :
Biểu 5 : Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh
thời kỳ 2000-2002
TT
Chỉ tiêu
Năm
2000
Năm 2001
Năm
2002
So sánh
2001/2000
So sánh
2002/2001
Chênh lệch
Tỉ lệ%
Chênh lệch
Tỉ lệ%
1
Sản lượng (1000 lít)
5.032
5.200
5.500
168
3,34
300
5,77
2
Tổng doanh thu (Trđ)
62.550
63.000
65.000
450
0,72
2.000
3,17
3
Tổng chi phí (Trđ)
58.607
59.013
60.125
406
0,69
1.112
1,88
4
LN trước thuế (Trđ)
3.943
3.987
4.875
44
1,12
888
22,3
5
Nộp ngân sách (Trđ)
10.000
10.100
10.756
100
1,00
656
6,5
6
Cổ tức (% năm)
-
-
14
-
-
-
-
7
Xuất khẩu (ngàn USD)
-
40
45
-
-
5
12,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Từ biểu 5, ta thấy tất cả các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều tăng, cụ thể như sau :
- Do liên tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hoạch định vùng nguyên liệu tốt - đảm bảo sản xuất nguyên liệu đủ về số lượng, cao về chất lượng nên quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Sản lượng của công ty liên tục tăng qua các năm với tốc độ trung bình là 4,5%/năm. Năm 2002 chỉ tiêu sản lượng đạt 5.500 ngàn lít, tăng 468 ngàn lít so với năm 2000.
- Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm của công ty cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt năm 2000, nhờ áp dụng thành công và duy trì chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 công tác quản lý chất lượng đồng bộ trong công ty được nâng lên một bước rõ rệt, uy tín của công ty được cải thiện với thương hiệu "Vang Thăng Long" được người tiêu dùng tin dùng và ưa chuộng. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến cho doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước là do nhu cầu về sản phẩm Vang trong nước tăng lên. Năm 2002 tổng doanh thu của công ty đạt 65.000 triệu đồng tăng 3.000 triệu (3,17%) so với năm 2001.
- Trong khi cố gắng gia tăng sản lượng và doanh thu tiêu thụ, Công ty luôn chú trọng giảm chi phí sản xuất. Qua bảng ta thấy chi phí sản xuất mặc dù tăng nhưng không tốc độ tăng luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của sản lượng và doanh thu. Chi phí sản xuất năm 2000 là 58.607 triệu đồng, năm 2001 là 59.013 triệu đồng, năm 2002 là 60.125 triệu đồng. Chi phí sản xuất năm 2002 tăng 1.112 triệu đồng (tức 1,88%) so với năm 2001, cho thấy Công ty đã sử dụng chi phí hợp lý và có hiệu quả.
- Do sản lượng và tổng doanh thu tăng nên lợi nhuận trước thuế của công ty cũng gia tăng đáng kể. Lợi nhuận trước thuế năm 2000 là 3.943 triệu đồng và năm 2001 là 3.987 triệu đồng, năm 2002 là 4.850 triệu đồng tăng 863 triệu đồng ( 21,65%) so với năm 2001.
- Vì lợi nhuận gia tăng nên công ty nộp ngân sách cho Nhà Nước cũng tăng theo. Năm 2002 là 10.756 triệu đồng, so với chỉ tiêu pháp lệnh 2002 (9.078 triệu đồng) tăng 18,6% và tăng 6,5% so với năm 2001.
- Do năm 2002 công ty chuyển đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp từ Doanh nghiệp Nhà Nước sang Công ty Cổ Phần, công ty đã đảm bảo cổ tức theo quy định của Đại hội Cổ đông là 14%/năm. Công ty phấn đấu duy trì cổ tức ở mức này năm 2003.
- Sản phẩm mang thương hiệu "Vang Thăng Long" không chỉ chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà bước đầu đã vươn ra thị trường khu vực ASEAN, mở rộng thị trường xuất khẩu. Năm 2002 công ty đạt kim ngạch xuất khẩu là 45.000 USD - xấp xỉ 10% tổng doanh thu, tăng 5.000 USD (12,5%) so với năm 2001. Dù là hiệu quả hoạt động còn khiêm tốn nhưng nó đánh dấu bước ngoặt ở thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng và có sức tiêu thụ lớn - sản phẩm của công ty đã được các nước trong khu vực và khách hàng chấp nhận và tiêu dùng.
Những thành công kể trên là cả một sự cố gắng nỗ lực của toàn Công ty.
Mục tiêu phát triển của Công ty thời gian tới
- Trên cơ sở sản xuất - kinh doanh các loại vang nhãn hiệu "Thăng Long", phát triển các mặt hàng đồ uống có cồn và không cồn khác mang thương hiệu "Thăng Long" và phát triển các ngành nghề sản xuất khác theo phương án Cổ phần hoá của Công ty cổ phần; Bảo đảm công ăn việc làm của CBCNV và giải quyết thêm lao động xã hội; Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước - bảo đảm thu nhập ngày càng tăng cho người lao động, cổ tức cho các Cổ đông.
- Nghiên cứu cải tiến công nghệ, đổi mới thiết bị chuyển giao công nghệ, xây dựng các cơ sở sản xuất theo yêu cầu phát triển các mặt hàng và quy mô phát triển của Công ty Cổ phần.
- Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, phấn đấu 90% các tỉnh thành có đại lý và các nhà phân phối sản phẩm mang thương hiệu "Thăng Long".
- Xúc tiến Thương mại Quốc tế, tích cực xuất khẩu các loại Vang và đồ uống có cồn sang các nước trong khu vực.
- Đưa hoạt động của Công ty Cổ phần vào nề nếp và có hiệu quả, tham gia thị trường chứng khoán.
- Đạt kết quả toàn diện theo định hướng XHCN : Công tác xã hội (Đền ơn đáp nghĩa,an ninh quốc phòng, từ thiện, đời sống vật chất tinh thần của người lao động); Công tác xây dựng Đảng; Hoạt động các đoàn thể, quần chúng theo quy định của Đảng và hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể được phản ánh bởi các chỉ tiêu kinh tế, thông qua biểu 6 sau :
Biểu 6: Các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch giai đoạn 2003 - 2007
tt
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
1
Doanh thu (tỷ đồng)
65,0
68,9
73,0
77,4
82,0
2
Sản lượng (triệu lít)
5,5
5,83
6,18
6,55
6,94
3
Nộp ngân sách (tỷ đồng)
10,0
10,6
11,23
11,9
12,6
4
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)
4,85
5,14
5,45
5,77
6,12
5
Thu nhập bình quân (triệu đồng)
1,4
1,4
1,4
1,4
1,4
6
Cổ tức (% năm)
14,0
14,0
14,0
14,0
14,0
7
Xuất khẩu ( ngàn USD)
50
50 - 60
70 - 80
90
100
II- Thực thạng, tồn tại và hướng đi lên của tình hình cạnh tranh của Công ty cổ phần Thăng Long
1- Khái quát chung về thị trường rượu và một số đối thủ cạnh tranh
Thị trường Việt Nam là một thị trường đầy sức hấp dẫn, với hơn 80 triệu dân. Ngày càng xuất hiện nhiều tầng lớp người có thu nhập cao nên nhu cầu của họ cũng phong phú và đa dạng hơn, không chỉ đơn giản về chất lượng mà còn về chủng loại, nhãn hiệu và dịch vụ đi kèm. Điều này làm cho nhu cầu về rượu ở nước ta tăng lên đáng kể về quy mô và cơ cấu, cơ hội cho các nhà sản xuất trong ngành rượu là rất lớn. Hiện nay cả nước có 63 cơ sở sản xuất rượu với tổng công suất là 108 triệu lít/ năm, phân bố ở một số thành phố lớn. Trong đó, ở phía Bắc chủ yếu tập trung ở 2 công ty là Công ty cổ phần Thăng Long và Công ty Rượu - Hà Nội với năng lực sản xuất ằ 12 triệu lít/năm; ở phía Nam tập trung chủ yếu ở Công ty Rượu Bình Tây với năng lực sản xuất ằ 8 triệu lít/năm. Ngoài ra, còn có các cơ sở nấu rượu tư nhân ằ 242 triệu lít/năm. Sau đây là bảng cơ cấu ngành công nghiệp rượu theo thành phần kinh tế :
Biểu 7 : Cơ cấu ngành công nghiệp Rượu theo thành phần kinh tế
Thành phần
Số cơ sở SX
Tỷ trọng (%)
Công suất thiết kế (triệu lít)
Tỷ trọng (%)
QDTƯ, địa phương
28
44,4
55,78
72
Tư nhân, cổ phần
27
42,9
4,55
5,9
Liên doanh
8
12,7
17,16
22,1
Tổng cộng
63
100
77,49
100
(Nguồn : Niên giám thống kê năm 2002)
Ngoài các thành phần rượu cơ cấu như bảng trên còn có rượu ngoại nhập, rượu do dân tự nấu.
Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế nước ta bắt đầu tăng trưởng và đời sống người dân được cải thiện thì đã có sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường rượu giữa các công ty rượu. Trước đây, tổng sản lượng rượu công nghiệp cung cấp ra thị trường chủ yếu do Công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long và Công ty Rượu Hà Nội thì hiện nay cùng với sự tăng lên của nhu cầu về rượu nói chung và rượu Vang nói riêng là sự ra đời của hàng loạt các công ty rượu và các cơ sở sản xuất rượu của cả Nhà Nước, liên doanh và tư nhân trong cả nước. Hàng năm, các công ty và cơ sở sản xuất này cho xuất xưởng hàng triệu lít rượu với đủ mọi loại nhãn mác, chủng loại sản phẩm, phục vụ mọi đối tượng người tiêu dùng từ bình dân đến cao cấp. Bên cạnh đó, Công ty còn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các loại rượu nhập ngoại, nhập lậu. Sau đây là danh sách một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty :
Biểu 8: Danh sách một số đối thủ cạnh tranh chính của
công ty cổ phần Thăng Long
tt
Tên công ty
Nhãn hiệu sản phẩm
1
Công ty Rượu Hà Nội
- Rượu nếp mới
- Rượu lúa mới
- Vang nổ …
2
Công ty Rượi Bình Tây
- Rượu ngoại đóng chai
3
Công ty Thực phẩm Lâm Đồng
- Vang đỏ
- Vang trắng …
4
Công ty Vang Việt - Pháp
- Vang nổ Vina - France
5
Công ty Rượu Đường Biên Hoà
- Rượu Rhum
6
Công ty Rượu Đồng Xuân
- Rượu mạnh
- Champagne
7
Cơ sở SX 319 Bộ Quốc Phòng
- Champagne
8
Cơ sở khác, rượu tự nấu
- Bác đô
- Bình minh
- Champagne ..
(Nguồn : Phòng thị trường Công ty cổ phần Thăng Long)
Vậy qua biểu 8 ở trên ta có thể hình dung ra phần nào sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường rượu hiện nay. Các sản phẩm của các Công ty trên đều có hình thức hấp dẫn với nồng độ cồn nhẹ phù hợp với mọi giới, lứa tuổi và có sức cạnh tranh khá mạnh. Tuy gặp phải sự cạnh tranh khố liệt như vậy nhưng thị phần của Công ty cổ phần Thăng Long không ngừng được mở rộng và gia tăng. Năm 2002, theo số liệu báo cáo khảo sát thị trường thì thị phần của Vang Thăng Long chiếm 32,7% về sản lượng - Đứng đầu các doanh nghiệp trong nước. Số liệu được thể hiện như sau :
Biểu 9 : Thị phần theo sản lượng năm 2002
Tên Công ty
Sản phẩm chính
Sản lượng bán (chai)
Thị phần (%)
Công ty cổ phần Thăng Long
Rượu Vang
7.450.000
32,70
Công ty Rượu Hà Nội
Nếp mới, lúa mới
4.000.000
17,55
Công ty Rượu Bình Tây
Rượu ngoại đóng chai
2.500.000
11,00
Công ty Rượu Đồng Xuân
Rượu mạnh, Champagne
1.500.000
6,58
Công ty Rượu Đường Biên Hoà
Rượu Rhum
1.500.000
6,58
Công ty TP Lâm Đồng
Vang chát, rượu chát
1.000.000
4,38
Công ty Rượu Việt - Pháp
Vang nổ, Champagne
200.000
0,87
Cơ sở 319 Bộ quốc Phòng
Champagne
700.000
3,07
Các cơ sở khác, rượu tự nấu
3.935.000
17,27
Tổng số
22.785.000
100
(Nguồn : Báo cáo khảo sát thị trường Công ty cổ phần Thăng Lo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0020.doc