Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nghe truyện cổ tích “quả bầu tiên” theo hướng tích hợp

Trẻ hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Truyện kể về chim én biết trả ơn người đã cứu mình.

- Trẻ biết được sự cần thiết của nước đối với cây cỏ và loại vật.

- Trẻ phân biệt và biết thể hiện ngữ điệu của từng nhân vật: chim én,cậu bé,lão địa chủ.

- Phái triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết.

* Biện pháp sử dụng:

- Kể diễn cảm kết hợp với âm nhạc,

- Kể diễn cảm kết hợp với tranh minh họa.

- Biện pháp giải thích từ.

- Biện pháp trò chuyên- trao đổi theo.hướng tích cực hoá người học.

- Sử dụng biện pháp vui chơi.

- Biện pháp tạo môi trường thần thoại.

- Biện pháp kết hợp tri thức của các lĩnh vực văn hoá khác.

* Cách tiến hành:

Truyện “Quả bầu tiên” chúng tôi tiến hành trong thời gian 30 phút đối với cả 2 nhóm của 2 trường Vân Từ và Phú Yên.

Nhóm 1:

Lớp mẫu giáo bé C1 Trường mẫu giáo mầm non Phú Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội.

- Tiến hành hoạt động

 

doc60 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp kể cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nghe truyện cổ tích “quả bầu tiên” theo hướng tích hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào nhu cầu,hứng thú của trẻ mà có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian của tiết học.TRong tiết học này các kiến thức mang đén cho trẻ mang kiến thức nhất định. - Hình thức ngoài tiết học bao gồm :Hoạt động vui chơi,hoạt động ngoài trời,hoạt động dạo chơi thăm quan,hoạt động chiều,hoạt động lễ hội.. - Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và kể cho trẻ nghe truyện cổ tích “ Quả bầu tiên” nói chung có thể tiến hành theo tất cả cá hình thức,giáo viên cũng phải thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. 4.Một số phương pháp dạy học ở mẫu giáo + PHương pháp dùng lời nói: - Phương pháp kể truyện là một hoạt động đã có nâu.Người kể sử dụng những sắc thái giọng của mình và các phương tiện kể biểu cảm khác nhau làm cho tác phẩm cất tiêng nói,tạo cho tác phẩm một ân thanh tương ứng. - Phương pháp kể diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ nghe là một công việc vừa khoa học vừa nghệ thuật,đòi hỏi ở mỗi người giáo viên ( Đặc biệt là cô giáo mầm non) phải công phu rèn luyện với ự lỗ lực cao.Trong quá trình dạy truyện thơ cho trẻ 1 – 6 tuổi đòi hỏi người giáo viên mầm non phải tích cực tích lũy được những kinh nghiệm riêng của bản than mình để nâng cao chat lượng trong giờ kể truyện cho trẻ. + Phương pháp đàm thoại – Giảng giải - Đàm thoại là thông qua các câu hỏi ,là sự trao đổi giữa cô giáo và trẻ , cô hỏi trẻ trả lời tăng khả năng tư duy của trẻ,hương trẻ vào việc tri giác các vật thật,các hiện tượng của môi trường xung quanh,các vấn đề nội dung,các giá trị nghệ thuật trong tác phẩm văn học,tái hiện lại những cái tri giác,hệ thống hóa các kiến thức đã viết và dẫn đến các kêt luận một cách tổng quát. - Để tiến hành phương pháp đàm thoại tốt,cần phải xác định các nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục,tự do lựa chọn nội dung giảng dạy.Khi tiến hành đàm thoại đầu tiên ta đặt câu hỏi để trẻ nhớ lại các ấn tượng,các kiến thức và tạo ra sự thích thú với đề tài đàm thoại nhưng chú ý không đặt câu hỏi nhiều quá,phải biết đặt câu hỏi tổng hợp kèm theo giảng giải cho trẻ tìm hiểu đến nội dung nào thì giảng nội dung đó cho trẻ hiểu. - Giảng giải là giải thích diễn giải giúp cho người nghe hiểu nội dung,trong tiết học cô giáo giảng giải từ mới,từ khó trong tác phẩm.giảng tính cách nhân vật,hình ảnh trong câu truyện hay nói cách khác là nội dung tác phẩm.Cô giáo giảng bằng lời,dùng lời kết hợp với trực quan sử dụng lời kết hợp với cử chỉ minh họa. + Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan - Phương pháp này không những gây hứng thú vho trẻ mà còn giúp trẻ củng cố lại những kiến thức đã được nghe,được đọc.từ đó khắc sâu những ấn tượng nghệ thuật cho trẻ,tuy nhiên đồ dùng cho trẻ phải đảm bảo kích thước,bố cục màu sắc + Phương pháp trò chơi - phương pháp này có ưu điểm là gây hứng thú tích cực cho trẻ,trẻ tham ra vào hoạt động một cách cao trào và hứng thú.Vì thế khi tái hiện những kĩ năng trò chơi hoạt động sáng tạo của trẻ được khuyến khích,muốn đạt được hiệu quả cao,cần hiểu dõ việc hướng dẫn trò chơi có nghệ thuật tích hợp với tầng độ tuổi của trẻ,cô giáo cần phải hướng dẫn sao cho trò chơi trở thành một hoạt động tích thú với trẻ. III.Truyện cổ tích với giáo dục trẻ mẫu giáo 1.Khái niện truyện cổ tích - Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. - Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại hình tự sự khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v. - Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể chuyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định 2.Ý nghĩa của truyện cổ tích “ Quả bầu tiên” với giáo dục trẻ mẫu giáo - Truyện cổ tích có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục trẻ mẫu giáo,trước hết truyện nói về thế giới dộng vật,giải thích hiện tượng tự nhiên phong phú việc chim én phải đi tránh rét mùa đông.Trẻ hiệu một số hiện tượng tự nhiên hết sứ thú vịtất cả những kiến thức này đều thôi thúc ting tò mò của trẻ. - Không những cung cấp cho trẻ những kiến thức về thế giới động vật,ở truyện cổ tích “ Quả bầu tiên” còn giúp cho trẻ nhận ra ước mơ và niền hạnh phúc của những con người biết yêu quý và bào vệ loài vật,cụ thể là cậu bé nghèo đã cứu giúp chim én.Câu truyện đầy mơ ước gợi trí tượng tượng của con người,giải thích có sự nhân quả làm việc tốt sẽ nhận lại được điều tốt đẹp. - Truyện cổ tích tuy không có thật chỉ là mơ ước của con người nhưng nhà văn đã thổi vào các loài động vật cũng như những vị thần linh các linh hồn sống,một vị thần đẫ biết đền ơn,biết người xấu người tốt.Biết hành động theo mơ ước của con người,đấy chính là phép thần thánh hóa tạo ra sự mơ tượng của truyện cổ tích.Chất mơ tưởng đó đã kích thích mạnh mẽ trí tượng tượng của con ngườn,làm tràn đầu them suy nghĩ làm đẹp them hình ảnh của trẻ thơ,phát triển ở trẻ yếu tố sáng tạo. - Trẻ bị lôi cuốn vào điều bí ẩn trong truyện cổ tích “ Quả bầu tiên” để hòa mình vào lơi sống của nhân vật trong truyện.Trẻ cảm nhận cái đẹp cái hay trong nghệ thuật trong tư tưởng thể hiện của tác giả,chính những vể đẹp và hiện tượng bí ấn đấy đã gây cho trẻ những xúc động trong tâm hồn,hình thành ở trẻ những cảm xúc tình cảm,thẩm mĩ,làm tăng khả năng phán đoán ,tăng khả năng nhảy cảm của cái đẹp,yêu cái thiện,có mơ ước tạo ra cái thiện,bồi dưỡng ở trẻ những năng lực cảm thụ văn học. VI.Một số vấn đề lý luận về phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 1.Đặc điểm tiếp nhận truyện cổ tích của trẻ * Tiếp nhận văn học gián tiếp: - Trẻ mẫu giáo chưa biết đọc biết viết nên trẻ trưa thể tự học mà phải nhờ người khác đọc,tức là phải phụ thuộc vào người khác đọc,kể của cô giáo,do đó không phát huy được khả năng tri giác phối hợp giữa chữ viết và âm thanh ,giữ kí hiệu và nghĩa,phần nào giản hết năng lực cần ghi nhớ và liên tượng của trẻ.Cho lên sự phát triển tính tập chung nghe của trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng,giúp trẻ nghe đến cùng một mà không bị phân tán. * Tiếp nhận mang màu săc xúc cảm - Bản chất giàu xúc cảm,tình cảm cùng với cái nhìn hồn nhiên,ngây thơ trước cuộc sống,giúp trẻ nhanh tróng biểu lộ cảm xúc của mình,khi nghe đọc kể tác phẩm,trẻ em rất nhạy cạm,rất rễ rung cảm trước những điều mà người lớn thấy bình thường,nhất đối với thế giới tự nhiên.Đây chính là khả năng giao cảm của trẻ,biệu lộ sự tức giận hoặc xúc động,đôi khi chúng có thể khóc cảm thương hoặc cười phá lên thích thú. - Truyện cổ tích được sáng tạo của ý thức nghệ thuật mà xuất phát từ niềm tin của con người và sự tồn tại của các đứng siêu nhân thần thánh,con người mơ ước có quộc sống ấm no hạnh phúc..mang đạm chất mơ tưởng nên có ưu thế đặc biệt trong việc hình thành xúc cảm,tình cảm của trẻ,khơi gợi ở trẻ những xúc cảm đạo đức,thẩm mĩ - Vì vậy trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giáo viên cần phải kết hợp các hình thức,các phương pháp khác nhau để giáo dục và phát triển tình cảm thẩm mĩ của trẻ. * Tiếp nhận với trí tượng tượng phong phú - Cảm xúc thẩm mỹ của trẻ mẫu giáo luôn luôn quan hệ chặt chẽ với hoạt động tưởng tượng,ở trẻ tưởng tựng hoang đường chiếm ưu thế,tuy nhiên nó hòa quyện với tưởng tượng về cái thực.Thế giới tưởng tượng và thế giới thực hòa quyên trong tư duy của trẻ vè chính tưởng tượng là cầu nối giữa hai thế giới đó,trẻ thường bị cuốn hút vào những hình tượng ngộ nghĩnh,đáng yêu của các nhân vật trong truyện cổ tích. - Khi tiếp xúc với trẻ cổ tích,trẻ mẫu giáo thường dùng trí tưởng tượng phối hợp,trẻ chỉ cần gắn tình cảm cảm xúc của con người cho sự kiện,hình tượng mà còn sống vớ nó. * Tiếp nhận ngây thơ và triệt để - Trẻ mẫu giáo luôn khát khao biết tất cả những gì sảy ra trong môi trường xug quanh cũng như trog lĩnh vực nghệ thuật bởi nhu cầu nghệ thuật bởi nhu cầu nhận thức của trẻ trong giai đoạn này lớn,miễn là giải thích đó phải hợp lý tình cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của trẻ.Nhứng giải thích cho trẻ cần phải nhất quán để tạo niền tin,thỏa mãn khát vọng tìm ra chân lý của trẻ. 2.Các nguyên tác cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 2.1.Nguyên tắc lựa chọn tác phẩm - Tác phẩm phải đảm bảo tiêu chẩn phân tích đánh giá tác phẩm nói chung,têu chuẩn để đánh giá văn học nói chung là: Tác phẩm phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức,hai mặt này phải bộ trợ,bổ xung cho nhau.nội dung quy định hình thức và ngược lại hình thức phải nêu bật của nội dung tư tượng tác phẩm . - Tác phẩm dành cho trẻ phải là những tác phẩm nói truyện con người,chứa đựng những hình thức về nội dung tại thế giới người lớn và thế giới của trẻ cũng tồn tại trong tác phẩm làm sáng tỏ lẫn nhau. - Tác phẩm phải hản ánh chân thực cuộc sống,trước hết tác phẩm thể hiện niền tin của người tốt trong quộc sống phải hướng tinh thần nhân văn nhân đạo. - Tác phẩm phải mang tính nghệ thuật cao,phải có những tình cảm trong sáng và hình ảnh giàu đẹp. - Tác phẩm tiện giáo dục,tác phẩm cần phải đáp ứng nhiện vụ giáo đục đạo đức,giáo dục trí tuệ,giáo dục thẩm mĩ cho trẻ - Đảm bảo tính chất vừa sức : Nguyên tắc phải đòi hỏi chú ý đến dung lượng tác phẩm,tác phẩm không dài quá và phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ,nguyên tắc này chi phối các nguyên tắc trên. 2.2 Các nguyên tăc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tăc phẩm văn học - Phát huy tính chủ thể của khách thể trong quá trình tiếp nhận tăc phẩm văn học :Khi cho trẻ lĩnh hội phải khêu gợi ở trẻ những dung động,đánh thức cái trẻ đã có và đang có. - Nguyên tắc vừa sức : Theo lý thuyết về “Vùng phát triển gần” của Vuwgootxki vừa sức không có nghĩa lừ tạo sự phù hợp với khả năng hiện có của trẻ mà có thể hướng tới khả năng có thể đạt được cao hơn.Thực hiện nguyên tăc vừa phải cần chú ý: + Đảm bảo tính sư phạm trong kế hoạch đào tạo,có hệ thống từ đơn giản tới phức tạp. + Phải lựa chọn tăc phẩm và phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức tâm lý của trẻ - Bảo đạm tính gợi cảm cho thẩm mĩ hấp dẫn:Tính gợi cảm thẩm mĩ thể hiện trong lời kể của cô,khi kể phải đảm bao tính tình hệ thống ngôn ngữ chuaamr mực,trong sáng,gợi cảm,mượt mà,rõ ràng,biểu cảm giàu hình tượng.Tính gợi cảm thẩm mĩ còn thể hiện ở phong thái phải đường hoàng,đĩnh đạc ung dung,thư thái. - Bảo đạm thống nhất các nguyên tắc phối hợp và các phương pháp,biện pháp phối hợp trong quá trình làm quen với tác phẩm văn học - Cô kết hợp hài hòa các phương pháp để giờ học thực sự hấp dẫn 3.Các phương pháp cơ bản khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học - Qua trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chúng tôi quan niện là do hai quá trình sư phạm + Quá trình sư phạm thứ nhất: Đọc,kể tác phẩm cho trẻ nghe + Quá trình sư phạm thứ hai: Tổ chức cho trẻ tự hoạt động nghệ thuật - Hai quá trình này liên quan mật thiết và phụ thuộc vào nhau:Để tiến hành phương pháp này PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang đã đư ra những nhận xét sau: - Đọc kể tác phẩm có nghệ thuật - Trao đội gợi mở - Sự dùng đồ dùng trực quan - Đưa trẻ vào hoạt động nghệ thuật 3.1.Đọc kể tác phẩm có nghệ thuật - Phương pháp này bao gồm vệc đọc kể diễn cảm kêt hợp với các hình thức kể diễn cảm kêt hợp với các hình thức nghệ thuật đề chình bầy tác phẩm như: Âm nhạc,tạo hình,ngâm thơ,đóng kịch.đây là phương pháp chủ đạo trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen vớ tác phẩm văn học. - Đọc có sự sáng tạo của bản thân làm cho tác phẩm văn học vón là kì diệu thẩm mĩ sống dậy,cất tiếng nói.Đọc đòi hỏi sự tring thanh với tác phẩm,truyền đạt thông tin đầy đủ chính xác,phải đọc đúng.Kể bằng giọng thủ thỉ chậm hơn đọc,hơn nữa việc phối hợp giọng kể với các cử chỉ điệu bộ,nét mặt,ánh mắt.giúp trẻ thâm nhập sâu hơn,hiểu rõ hơn ý nghĩa của truyện. - Phương pháp kể đòi hỏi phải khúc triết,sinh động,tạo khả năng ghi nhớ thông qua năng lực nghe nhìn.Cô phải là nhà sư phạm,là nghệ sĩ,biết kết hợp chất giọng với hình thể và với các hình thức nghệ thuật khác để chình bầy tác phẩm sáng tạo. 3.2.Trao đội gợi mở - Nhằm kích thích hoạt động nhận thức bằng cách lôi cuốn trẻ tham ra trao đổi,bộc lộ suy nghĩ,cảm nhận riêng của mình.Phương pháp này phải đòi hỏi cần phải có hệ thống câu hỏi thông minh và khéo léo để cuốn hút trẻ tranh luận.muốn có câu hỏi cô giáo phải hiểu sâu sắc tác phẩm,để đặt ra mục đích yêu cầu của hoạt động,dựa vào đó để đưa ra các biện pháp đọc kể phù hợp. 3.3. Sự dụng các phương tiện trực quan - Đây được coi là phương pháp giáo dục quan trọng trong giáo dục mầm non,do đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng.Phương tiện trực quan trong giờ kể truyện thể hiện trước nhất ở ngôn ngữ hình thể của cô giáo,ngoài ra cần phải sự dụng phương tiện trực quan như tranh ảnh,con rối,mô hình..để làm giờ học sinh động hấp dẫn 3.4.Đứa trẻ và hoạt động văn học nghệ thuật - Thực chất của phương pháp này là đứa trẻ vào thực tiễn nghệ thuật đa dạng,bằng cách đưa trẻ vào tình hướng và hành động văn học.Có thể coi đây làbước đưa trẻ vào thực nghiệm nghệ thuật biết chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học. - Phương pháp đưa trẻ tiếp xúc với phương pháp văn học bao hàm nghệ thuật tạo không khí văn chương,chuẩn bị cho trẻ bước vào cảm thụ tác phẩm.Cho trẻ làm quên với tác phẩm căn học có ý nghĩa rất lớn đói với sự hình thành và phát triển toàn diện ở trẻ,do đó cô giáo phải biết kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp để có thể hoàn thành tốt mục đích đặt ra. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KỂ TRUYỆN CỔ TÍCH “QUẢ BẦU TIÊN” CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG TÍCH HỢP I. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KỂ TRUYỆN CỔ TÍCH “QUẢ BẦU TIÊN” CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG TÍCH HỢP 1.Mục đích điều tra - Chúng tôi điều tra thực trạng kể truyện cổ tích cho trẻ 5 – 6 tuổi theo quan điểm tích hợp để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. 2.Địa điểm điều tra - Trường mầm non thị trấn Phú Xuyên – Huyện Phú Xuyên – TP Hà nội - Trường mầm non Phúc Tiến – Huyện Phú Xuyên – TP Hà nội 3.Nội dung điều tra - Thăm dò ý kiến của giáo viên mầm non về việc tổ chức hoạt động kể truyện cổ tích « Quả bầu tiên » cho trẻ theo quan điểm tích hợp - Điểu tra việc lập kế hoạch và tổ chức mốt số hoạt động cho trẻ làm quen với truyện cổ tích 4.Phương pháp điều tra - Thăm dò ý kiến của giáo viên bằng phiếu An két - Dựa vào quan sát hoạt động kể truyện cổ tích để xem cách tổ chức,phương pháp,biện pháp thực nghiệm của giáo viên. II.Phân tích kết quả điều tra 1.Điều tra bằng phiếu an két 1.1 Mục lục - Chúng tôi thăm dò ý kiến của giáo viên bằng phiếu an két nhằm mục đích hiệu nội dung và đành giá trình độ hiểu biết của giáo viên mầm non về việc tổ chức hoạt động kể truyện cổ tích theo quan điểm tích hợp. 1.2. Kết quả điều tra - Tôi xây dựng phiếu điều tra bằng 7 câu hỏi,trong đó hầu hết câu hỏi mở để giáo viên đưa ra ý kiến cá nhân.Tôi điều tra 25 giáo viên trực tiếp tại các lớp mẫu giáo trên địa bàn huyện Phú Xuyên.Phát ra 25 phiếu thu về 25 phiếu.Sau đó tổng hợp phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả sau : * Câu 1 : Trong quá trình kể truyện cho trẻ nghe chị có ý thức tìm hiểu tác phẩm thuộc thể loại gì không ?Tại sao ? Trả lời : « Để trẻ hiểu kĩ tác phẩm thì giáo viên phải nhất thiết tìm hiểu thể loại truyện để có giọng kể phù hợp,hiểu sâu hơn về tác phẩm vì tôi muốn cung cấp cho trẻ một kiến thức thật chính xác » «  Để kể cho trẻ nghe theo tôi trước hết phải tìm hiểu tác phẩm đó thuộc loại truyện gì. Để lựa chọn giọng kể và phương pháp kể cho phù hợp » « Mỗi thể loại truyện có một ý nghĩa và đặc trưng khác nhau » Đây là một số ý kiến của giáo viên => Qua câu hỏi này cho thấy 100 % giáo viên điều tra đề chú ý đến thể loại truyện nhưng nhiều giáo viên chưa nhận ra ý thức đầy đử của việc làm này. * Câu 2 : Trẻ ở lớp chị có thích nghe kể truyện « Quả bầu tiên » không ?Vì sao ? Trả lời :25/25 giáo viên trả lời là trẻ rất thích nghe – chiếm tỉ lệ 100% trong đó 5/25 giáo viên không giải thích vì sao ?Chiếm tỉ lệ 20% + Truyện cố tích « Quả bầu tiên » Có những biến hóa,từ một quả bầu có thể mổ ra vàng bạc châu bấu,cũng có thể ra cóc nhai rắn rết...cho lên gây được sự chú ý của trẻ + Nội dung của truyện « Quả bầu tiên « đơn giản hấp đan,nội dung dễ hiểu. + Thông qua truyện trẻ biết người tốt sẽ được sống hạnh phúc,người xấu như lõa phú ông sẽ bị báo ứng. => Chúng tôi thấy rằng : trẻ mẫu giáo rất thích nghe kể truyện cổ tích « Quả bầu tiên »và tất cả các giáo viên đều nhận thức được điều đó.Đa số các giáo viên đều hiểu và nắm được các giá trị của truyện cổ tích để đưa đến cho trẻ,gây hứng thú cho trẻ. * Câu 3 : Chị đã kể truyện cổ tích « Quả bầu tiên » cho trẻ nge dưới hình thức nào ? Trả lời :10/25 giáo viên (40%) trả lời :Họ tiến hành dưới hi hình thức cơ bản là hoạt động có chủ đích và hoạt động chiều 15/25 giáo viên (60%) trả lời : Họ tiến hành dưới 5 hình thức :Hoạt động có chủ đích,hoạt động góc,hoạt động ngoài trời,hoạt động chiều và mọi lúc mọi lơi. => Như vậy truyện cổ tích « Quả bầu tiên » không chỉ được kể trên tiết học mà còn được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. * Câu 4 : Chị hiểu thế nào về kể truyện cổ tích « Qủa bầu tiên » theo quan điểm tích hợp ? Trả lời : 5/25 giáo viên ( 20%) giáo viên không trả lời câu này các giáo viên con lại đưa ra ý kiên sau : « Việc kể truyện cổ tích (Quả bầu tiên) theo quan điểm tích hợp là việc lựa chọn một số nội dung phù hợp để lồng ghép vào bài dạy phù hợp và đạt hiệu quả cao » « Tích hợp âm nhạc lồng ghép khi kể ttruyeenjvaf dạy trẻ kể lại cũng như đóng kịch ...... qua đó giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết » « Giáo viên nên bán vào nội dung câu truyện để tích hợp cho phù hợp với truyện » « Thông qua việc kể truyện cổ tích là nội dung chính,ta con cung cấp thêm cho trẻ một số kiến thức ở lĩnh vực khác qua nội dung,tích hợp trong giờ dạy nhằm phát triển ngôn ngữ và mở rộng vốn từ cho trẻ » => Như vậy các giáo viên trong trường mầm non đã có nhận thức nhất định về việc tổ chức kể truyện thần thoại theo quan điểm tích hợp và một điều chúng ta nhận thấy,tất cả các ý kiến nêu ra đa phần là của giáo viên trẻ vừa tốt nghiệp hoặc đang công tác trên 10 năm,có trình độ tương đối đồng đều về quan điểm tích hợp trong truyện « Quả bầu tiên ». Câu 5 : Khi tổ chưc kể truyện cổ tích « Quả bầu tiên » theo quan điểm tích hợp chị thường thấy gặp những khó khăc gì ? Trả lời : Thuận lợi : + Trẻ hào hứng về thể loại truyện cổ tích truyện « Quả bầu tiên » + Trẻ đã có sắn hình ảnh về các con vật + Ngôn ngữ trong truyện rễ hiểu + Dễ tích hợp các môn học khác như môi trường xung quanh tạo hình.... Khó khăn : + Tranh minh họa của truyện con thiếu,nếu có thì đã cũ và không đẹp giáo viên không có thời gian để làm. + Một số giáo viên giọng kể còn hạn chế cho lên con khó khăn khi thể hiện giọng các nhân vật + Sĩ số học sinh còn quá đông do đó việc hoạt động nghệ thuật còn hạn chế * Câu 6 : Trong quá trình kể truyện cổ tích « Quả bầu tiên » theo hướng tích hợp chị đã dùng những biện pháp nào ? Trả lời : 20/25 cô giáo ( 80%) sự dụng biện pháp quan sát ,trực quan dùng lời nói đàm thoại giảng giải kết hợp với thực hành trải nghiệm. 3/25 cô giáo 9 (12%) cô giáo sử dụng biện pháp so sánh nhân cách hóa kết hợp với giọng kể mang yếu tố kích thích thân kì trong câu truyện,kể diễn cảm lồng ghép giáo dục 3/25 cô giáo (12%) sử dụng biện pháp đàm thoại trích dẫn,đặt các câu hỏi suy luận,sử dụng tranh anh mô hình để minh họa và tổ chức trò chơi. * Câu 7 : Trong quá trình kể truyện cổ tích « Quả bầu tiên » theo quan điểm tích hợp chị đã tiếp xúc với tài liệu nào ? Trả lời : + 25/25 giáo viên sự dụng tài liệu trước khi dạy «  Chương trình đổi mới hình thức chăm sóc giáo dục trẻ.Tuyên tập trò chơi bài hát câu truyện lứa tuổi 5 -6 tuổi ,sách hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp » Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học,một số vấn đề lí luận thực tiễn,phương pháp kể truyện sáng tạo tryện cổ tích thần kì và cuốn phương pháp đọc kể diễn cảm của PGS.TS Hà Nguyễn Kim Giang => Như vậy hầu hết giáo viên mầm non đều được tiếp xúc với rất nhiều các loại tài liệu hướng dẫn cho trẻ làm quen với truyện cổ tích và có tài liệu để tham khả truyện « Quả bầu tiên » theo hướng tích hợp.Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để giúp giáo viên triển khai khoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non vì có cơ sở lý luận khoa học giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung tích hợp. 2 Việc lập kế hoạch của giáo viên Qua điều tra chúng tôi thấy việc lập kế hoạch của giáo viên còn có những hạn chế sau : - Giáo viên còn lập kế hoạch chung cho 1 chủ đề mà củ thể ở đây là chủ đề :Thực vật trong đó có đưa ra các hoạt động làm quen với truyện cổ tích,nhưng giáo viên không lập kế hoạch chi tiết cho tầng hoạt động kể truyện tức là không soạn giáo án,chuận bị đồ dùng. - Do không lập kế hoạch củ thể và không có giáo án lên giáo viên không xác định được mục đích,yêu cầu cần đạt của tầng độ tuổi trong tầng hoạt động và chưa chủ động chính xác định các phương pháp,biện pháp tổ chức hoạt động đọc truyện. 3.Việc tổ chức hoạt động kể truyện cổ tích « Quả bầu tiên » theo quan điểm tích hợp 3.1 Trường mầm non thị trấn Phú Xuyên - Về chuận bị : giáo viên có chuận bị giáo án để dạy trẻ,trong giáo án không thể hiểu dã phần kiến thức,kỹ năng,thái độ,chuận bị tranh minh họa,khung tranh để diễn dối tay,băng nhạc,đàn óc gan.Yêu câu đưa ra phù hợp với lứa tuổi,có chú ý đề ra việc rèn luyện phát âm và ngôn ngữ cho trẻ ,nhiều cô giáo chú ý xác định giọng và ngữ điệu của tầng nhân vật,câu hỏi đưa ra phù hợp với nội dung truyện và có tác dụng giúp trẻ trả lờ. - Tiến hành hoạt động + Ộn định lớp + Trò chơi : Ô cửa bí mật + Cô kể lần 1: Kể + Tranh minh họa trên máy chiếu * Đàm thoại - Các con vừa nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những ai? - Chuyện gì đã xảy ra khi con cáo mò đến nhà chú bé? - Ai đã cứu én? - Mùa thu đến, khi nhìn thấy từng đàn én bay đi tránh rét, chú bé đã nói gì với chim én? - Khi trở lại Én đã tặng gì cho chú bé? - Chú bé đã làm gì với hạt bầu? => Chú bé đã đem vùi hạt bầu và hàng ngày chăm sóc cho cây bầu. Cây bầu nảy mầm, ra hoa, kết quả. Nhưng lạ chưa quả bầu to khổng lồ, to chưa từng thấy, cả nhà chú bé mới khiêng về được. - Khi bổ quả bầu ra có điều gì kỳ lạ? - Tên địa chủ đã làm gì khi biết chú bé có quả bầu tiên? - Mùa thu đến tên địa chủ đã làm gì? - Én có mang hạt bầu về cho tên địa chủ không? - Khi bổ quả bầu ra điều gì đã xảy đến với tên địa chủ? - Vì sao tên địa chủ không được hưởng quả bầu có nhiều vàng bạc? ðĐúng rồi đấy! Tên địa chủ là người tham lam độc ác nên đã bị rắn cắn chết. còn chú bé là người hiền lành, tốt bụng nên được hưởng quả bầu có nhiều vàng bạc. - Qua câu chuyện này con học tập ai? Vì sao? ðGiáo dục trẻ: Biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ mọi người. * Dạy trẻ kể lại chuyện : - Để kể lại được chuyện đó, các con thấy giọng của người dẫn chuyện như thế nào? - Giong của chú bé ra sao? - Còn giọng của tên địa chủ như thế nào? - Để kể được hay các con phải kể đúng giọng điệu của nhân vật. Để thể hiện tài năng của mình, bây giờ cô mời các con kể cùng cô nào.( Cả lớp kể 2 lần). - Sau đó cho nhóm kể.(1 lần) * Kết thúc: - Các con vừa kể câu chuyện gì? Qua câu chuyện con học tập được điều gì từ chú bé? ðGiáo dục: Các con ạ! Cô cũng giống như các bạn cũng đều yêu quý chú bé vì chú bé hiền lành, tốt bụng, biết giúp đỡ mọi nười xung quanh mình. Để mọi người yêu quý, các con hãy ngoan ngoãn, biết giúp đỡ các em nhỏ các con nhớ chưa? Giờ đây mùa đông đã đến rồi, ngoài trời thời tiết rất lạnh, chắc những chú én đang bay đi tìm nơi tránh rét đấy. Cô và cả lớp đứng dậy làm đàn Én bay đi tìm nơi tránh rét nào! ð Cho trẻ đi ra ngoài. (Cô bật nhạc bài “Cánh én tuổi thơ”). 3.2 Trường mầm non Phúc Tiến - Chuận bị: Cô giáo có chuận bị giáo án để dạy trẻ,trong giáo án thể hiện dõ phần kiến thức kĩ năng,thái độ,chuận bị tranh minh họa chuận bị tranh minh họa,khung tranh để diễn dối tay,băng nhạc,đàn óc gan. - Yêu câu đưa ra phù hợp với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tot nghiep mam non dai hoc su pham 1 mon van_12490611.doc
Tài liệu liên quan