Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Thực hiện một hoạt động phát triển vận động cho trẻ, tôi không chỉ chú ý đến lưạ chọn nội dung, mà khẩu lệnh, hiệu lệnh của cô sẽ góp phần không nhỏ vào việc thu hút trẻ vào thực hiện hoạt động, nên khẩu lệnh, hiệu lệnh cô phải rõ ràng, rứt khoát và việc rèn các tư thế, thao tác kỹ năng, phải đúng theo khả năng của trẻ, phù hợp với độ tuổi, để khi thực hiện vận động trẻ không cảm thấy khó khăn, hay ngại ngùng khi tham gia hoạt động. Với các vận động cơ bản, tôi thường hướng dẫn cho trẻ kỹ năng thực hiện rất kỹ càng, mạch lạc, từ đó trẻ chăm chú quan sát nên khi trẻ thực hiện đạt được kết quả cao, không cần phải mất nhiều thời gian dừng lại để sửa sai tư thế cho trẻ khi tập, từ đó tạo cho trẻ sự tập trung, hứng thú khi tham gia hoạt động

 Bên cạnh đó việc sử dụng âm nhạc là không thể thiếu trong giờ hoạt động phát triển vận động, khi có âm nhạc trẻ sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Sử dụng âm nhạc cho trẻ tập khởi động, tập bài phát triển chung, hồi tĩnh và sử dụng âm nhạc làm luật của trò chơi.

 Ví dụ như trò chơi “Chuyền bóng” trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chuyền được nhiều bóng hơn là đội dành chiến thắng. Hay với trò chơi “Thi ném túi cát vào vòng” trẻ sẽ phải nghe nhạc, khi nhạc nhanh trẻ sẽ phải di chuyển nhanh, nhạc chậm trẻ di chuyển chậm, nhạc dừng lại trẻ mới được ném túi cát.

Để thêm phong phú với trẻ khi dạy hoạt động phát triển vận động, tôi thường kết hợp dạy theo một chương trình, hội thi như chương trình: “Chúng tôi là chiến sĩ”, "Hội khỏe măng non", "Vườn cổ tích", hội thi "Bé khỏe, bé ngoan”. hoặc kết hợp dạy theo nội dung câu chuyện: truyện "Tích Chu", "Cây khế", "Quả táo", "Sự tích mùa xuân". hoặc tạo những tình huống như: Hôm nay là sinh nhật bạn An cùng đến thăm nhà bạn An, tình huống vào vai một nhân vật trong câu chuyện để dẫn dắt trẻ vào bài).

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 11729 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t số trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động phát triển thể chất, qua các trò chơi vận động. - Trẻ còn nhút nhát trong tập luyện. - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi còn cao. * Đối với phụ huynh: - Lớp tôi chỉ có 5 % phụ huynh là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, còn lại là 95% phụ huynh làm nghề sản xuất nông nghiệp và chủ yếu đi làm ăn xa. Do nhận thức của nhiều phụ huynh về giáo dục thể chất cho con ở độ tuổi mầm non, còn hạn chế, vì vậy còn nhiều hiện tượng như: + Cho con đi học muộn, không tham gia vào giờ hoạt động vận động sáng và tối đến còn cho con thức khuya. + Nhiều trẻ còn nhịn ăn sáng đi học. + Chưa rèn cho con thói quen vệ sinh cá nhân, lao động tự phục vụ... * Cơ sở vật chất: - Trường chưa có phòng tập thể chất riêng cho trẻ. - Đồ dùng, dụng cụ thể chất còn chưa phong phú. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Khảo sát 34 trẻ 5-6 tuổi theo các nội dung, kết quả như sau: STT Nội dung Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 1 Trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động. 18/34 = 52,9% 16/34 = 47,1% 2 Trẻ có kỹ năng vận động. 12/34 = 35,3% 22/34 = 64,7% 3 Khả năng tập trung, chú ý khi tham gia vận động. 25/34 = 73,5% 9/34 = 26,5% 3. Những biện pháp thực hiện: 3.1. Học hỏi bồi dưỡng kiến thức và xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với thực tế của lớp. 3.2. Thực hiện hoạt động thể dục sáng đầy đủ và giáo dục chế độ dinh dưỡng hợp lý. 3.3 . Tổ chức phong phú giờ hoạt động phát triển vận động cho trẻ. 3.4. Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động khác và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. 3.5. Xây dựng môi trường lớp học và vệ sinh cá nhân cho trẻ 3.6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền - phối hợp với phụ huynh và cộng đồng. 4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần): 4.1. Học hỏi bồi dưỡng kiến thức và xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất phù hợp với thực tế của lớp. * Công tác bồi dưỡng đào tạo kiến thức: Mỗi con người chúng ta dù hoạt động ở lĩnh vực nào, muốn cho chuyên môn của mình ngày càng được vững thì việc bồi dưỡng chuyên môn, tự học hỏi chau rồi kiến thức là không thể thiếu được. Bản thân tôi là một giáo viên mầm non, trải qua 14 năm giảng dạy, tôi nhận thấy chương trình giáo dục mầm non mỗi ngày một thay đổi, đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện tại, vì thế tôi luôn đặt công tác tự bồi dưỡng để đào tạo mình có kiến thức vững vàng là không thể thiếu. Tôi được nhà trường phân công làm tổ trưởng, khối dạy 5-6 tuổi, tôi luôn luôn xác định cho mình, phải luôn chau rồi kiến thức, kỹ năng sư phạm, để chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt hơn, bằng nhiều hình thức bồi dưỡng như: Ở trường tôi luôn tham gia đầy đủ các kỳ kiến tập của trường tổ chức, tham gia đầy đủ các cuộc thao giảng, các kỳ thi từ cấp trường. Thường xuyên giao lưu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong thời gian đi tiếp thu chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, của Huyện của Sở giáo dục Hà Nội tổ chức. Tận dụng thời gian dảnh dỗi đọc sách, báo, xem truyền hình, xem các băng đĩa các tiết dạy mẫu, các hoạt động giáo dục mầm non để hiểu biết thêm. Học hỏi công nghệ thông tin, khai thác thêm trên mạng Internet các chương trình giáo dục Mầm non, để học tập kinh nghiệm, chọn lọc có thể áp dụng cho lớp học của mình. Là một trưởng khối tôi luôn mạnh dạn đưa ra các giải pháp, các nội dung giáo dục để cho khối của mình tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, từ đó cũng giúp tôi nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là sau mỗi nội dung được khối chấp nhận áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường, tôi thấy mình tự tin hơn rất nhiều về chuyên môn tay nghề của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Có kiến thức vững vàng, nhưng thực hiện nó như thế nào cho hợp lý và có khoa học, thì nhiệm vụ quan trọng không kém đó là xây dựng kế hoạch. * Việc xây dựng kế hoạch: Bên cạnh việc học tập trau dồi kiến thức, để dạy trẻ nâng cao chất lượng giáo dục tốt hơn, thì việc xây dựng kế hoạch hoạt động là rất quan trọng đối với mỗi giáo viên. Vì trong mỗi công việc nói chung, để có được sự thành công tốt, việc đầu tiên là phải có kế hoạch, kế hoạch là cái gậy, giúp chúng ta vững bước và đi từng bước cụ thể, kế hoạch xác định thời gian thực hiện, kết quả mong đợi, chất lượng, số liệu công việc thực hiện... Chính vì vậy mà tôi luôn luôn coi trọng kế hoạch, hàng năm sau khi được học tập nhiệm vụ năm học và kế hoạch của nhà trường triển khai, tôi đã căn cứ vào đó, ngoài ra còn căn cứ vào tình hình khả năng của học sinh lớp tôi được phân công, khả năng của bản thân, môi trường lớp học, để xây dựng cho mình một kế hoạch năm học, dự kiến kế hoạch tháng và kết quả phấn đấu của lớp cuối năm. Các kế hoạch đều được xây dựng song trước thời gian nhà trường quy định, để trình ban giám hiệu phê duyệt, bổ xung ý kiến hoàn chỉnh cho tôi. Từ việc xây dựng kế hoạch nhóm lớp, dự kiến xây dựng kế hoạch giáo dục tháng, chủ đề, sự kiện diễn ra trong tháng và kết quả phấn đấu của lớp cuối năm, đã giúp tôi bố trí xắp xếp được thời gian hợp lý, cho việc học tập, nghiên cứu để thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ rất tốt. 4.2 Thực hiện hoạt động thể dục sáng đầy đủ và giáo dục chế độ dinh dưỡng hợp lý. Như chúng ta đã biết, tác dụng của việc tập thể dục sáng vô cùng tốt đối với con người, góp phần phát triển sức mạnh cơ bắp, giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo, linh hoạt. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, được tập luyện thể dục đơn giản, con người sẽ được sảng khoái, cho cả ngày hoạt động, học tập và làm việc. Đối với trẻ em nhất là tuổi mẫu giáo, làm sao để trẻ có thói quen tập thể dục ngay sau khi ngủ dậy, điều này chỉ sẩy ra ở một số ít gia đình mà phần lớn là trẻ trong trường mầm non nông thôn, có đến 95% là bố mẹ làm nông nghiệp, phải dậy đi làm từ khi con chưa ngủ dậy, nên làm sao trẻ có được thói quen thể dục sau ngủ dậy ở nhà. Vì thế đến trường, nhà trường, các cô giáo phải thực hiện nghiêm túc, duy trì thường xuyên việc cho trẻ tập thể dục sáng, nhận thức được điều đó, nên tôi đã duy trì thường xuyên cho trẻ tập luyện thể dục sáng. Nếu thời tiết phù hợp tôi cho trẻ tập ngoài trời, còn nếu thời tiết không đảm bảo, tôi cho trẻ tập luyện trong lớp; tổ chức cho trẻ tập kết hợp với âm nhạc, để thêm phần hứng thú, hấp dẫn tôi cho trẻ tập với nơ, bông, vòng, gậy thể dục như vậy vừa phát triển vận động, vừa phát triển tai nghe cho trẻ. Trẻ có thể hiểu được đội hình, đội ngũ, khẩu lệnh, hiệu lệnh, trẻ ý thức được mình cần phải tập như thế nào, thì là đúng và như thế nào là sai. Tập thể dục buổi sáng, còn nhằm tác động cho công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh rất tốt, vì phụ huynh được nhìn thấy con em mình, được tập thể dục sáng ở trường và sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc tập thể dục sáng, nhận thấy không thể thiếu thể dục sáng ở trường đối với con mình, nên không thể cho con em mình đi học muộn, hay nghỉ học được. Nhưng trước khi cho trẻ thực hiện hoạt động thể dục, bao giờ tôi cũng quan tâm đến trẻ như; Quan sát thấy cháu nào thần thái mệt mỏi, hay tâm lý buồn chán hơn mọi ngày, tôi đều tiếp cận cháu và trò chuyện tìm hiểu lý do, để có thể không ép cháu tham ra các hoạt động lúc đó, động viên để cháu có tâm lý thỏa mái mới tham gia hoạt động phát triển vận động mới có hiệu quả, nếu ta ép trẻ tập thì sẽ bị phản tác dụng càng làm cho trẻ mệt mỏi suy nhược cơ thể hơn. (Hình ảnh trẻ tập thể dục sáng ngoài trời) (Hình ảnh trẻ thể dục sáng trong lớp học) Phát triển thể chất cho trẻ không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ chơi tập thể dục, mà phải phối hợp với chế độ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. * Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: Thể dục buổi sáng giúp trẻ phát triển thể lực rất tốt, song nếu phát triển thể lực mà không chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, thì trẻ sẽ bị mất thăng bằng. VD như: Trẻ không ăn sáng đến trường cô yêu cầu tập luyện thể dục trẻ sẽ ra sao? Trẻ có tích cực tập không và tập có đúng kỹ năng không, thời gian tập có bền vững không. Vì thế để trẻ phát triển thể lực cân đối, có sức khoẻ tốt, thì ngoài việc cho trẻ tập luyện thể dục đầy đủ, còn phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, việc cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng chủ yếu là do bộ phận nuôi dưỡng ở trường và gia đình trẻ, cho nên với cô giáo thì phải làm gì, để giúp cho trẻ có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bản thân tôi đã mạnh dạn thường xuyên trao đổi với tổ nuôi dưỡng, đóng góp ý kiến chân thành cho Ban giám hiệu, để kịp thời bổ xung cho tổ nuôi dưỡng, cần có thực đơn hợp lý, phong phú theo mùa, cải thiện cách chế biến, sao cho hợp lý với trẻ hơn. Với các bậc phụ huynh tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi trực tiếp, về từng đối tượng trẻ, để phụ huynh hiểu được với trẻ nhỏ quan tâm như thế nào là đúng mức, phù hợp với trẻ nhất, để trẻ phát triển thể lực hài hoà và cân đối, ngoài ra trẻ còn đủ lực để tiếp thu các hoạt động trong ngày ở trường của trẻ, một cách tích cực thoải mái, vui vẻ hồn nhiên, không bị gò bó, hay quá sức, yêu cầu phụ huynh cho con ăn sáng đầy đủ, không được nhịn, hay ăn tạm cái bánh, cái kẹo đi học. Việc cho trẻ ăn đủ chất, cần phải rèn trẻ có thói quen ăn nhiều rau xanh, uống đủ lượng nước, đây là hai yếu tố không kém phầm quan trọng, trong việc phát triển thể chất cân đối cho trẻ, nhưng rất nhiều trẻ em không có thói quen thích ăn rau, hay uống nhiều nước, dẫn đến nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực của trẻ nhất. Ngoài ra là giáo viên mầm non, nên tôi rất cũng rất cần nắm rõ việc cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng cho trẻ như thế nào là tốt như : P = 14-16%; L= 24-26%; G= 60-62%, sau mỗi kỳ cân đo trẻ, tôi đều hỏi thăm kế toán, xem việc tính khẩu phần ăn của trẻ, đạt tỷ lệ các chất như thế nào, vì thấy có sự phát triển chậm, hay nhanh hơn, để có biện pháp tham mưu với tổ nuôi, thay đổi thực đơn, tạo cho trẻ ăn ngon miệng hơn và hợp lý với nhu cầu phát triển của trẻ. Nói đến chế độ dinh dưỡng, không thể thiếu được khâu an toàn thực phẩm, nên tôi luôn chú trọng đến an toàn thực phẩm cho trẻ như: Khi được phân công đến lịch giám sát giao nhận thực phẩm, tôi luôn quan tâm đến chất lượng thực phẩm, khi nhận thức ăn về lớp cho trẻ, cũng cần chú ý các khâu an toàn thực phẩm như đạy vung, kiểm tra lại bát thìa của trẻ trước khi cho trẻ ăn Với trẻ tôi luôn giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục trẻ ăn hết xuất, ăn đủ các chất phù hợp, có biện pháp rèn trẻ không ăn rau xanh, hoặc một số thực phẩm khác, nên lớp tôi 100% trẻ đều ăn các loại thực phẩm, mà nhà trường tổ chức cho ăn, ăn hết xuất, ngon miệng và đặc biệt là trẻ phát triển thể chất rất hài hòa. 4.3. Tổ chức phong phú giờ hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ được tiến hành thông qua nhiều hình thức, phương pháp giáo dục trong và ngoài tiết học: Thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi tham quan... nhưng cơ bản vẫn là vận động trong các hoạt động học bởi trong hoạt động học các tri thức, kĩ năng, kĩ sảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, có hệ thống, có tổ chức, và có kế hoạch cụ thể. Để thực hiện một hoạt động phát triển vận động có hiệu quả ngoài việc đi đầy đủ, trình tự các bước tôi luôn trú trọng vào cách chọn nội dung sao cho phù hợp giữa hoạt động động với hoạt động tĩnh, kết hợp nội dung dễ với nội dung khó hơn. Nếu bài tập vận động cơ bản là vận động nhiều cơ tay, thì trò chơi vận động phải là sự vận động nhiều cho cơ chân và ngược lại, để cơ thể trẻ phát triển hài hoà, qua đó trẻ không cảm thấy nặng nề, hay mệt mỏi, khi phải thực hiện mãi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Trong quá trình tổ chức giờ hoạt động phát triển vận động nếu dạy bài vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn bài tập phát triển chung cần có động tác tay đưa cao hoặc quay tay dọc thân, tập động tác này số lần nhiều hơn động tác còn lại và khi cho trẻ tập bài tập phát triển chung, tôi luôn cho trẻ sử dụng các dụng cụ như: Vòng, gậy thể dục đó là những dụng cụ có tác dụng tốt tới việc hình thành tư thế đúng cho trẻ, từ đó nâng cao hiệu quả của các động tác, giúp trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động. Thực hiện một hoạt động phát triển vận động cho trẻ, tôi không chỉ chú ý đến lưạ chọn nội dung, mà khẩu lệnh, hiệu lệnh của cô sẽ góp phần không nhỏ vào việc thu hút trẻ vào thực hiện hoạt động, nên khẩu lệnh, hiệu lệnh cô phải rõ ràng, rứt khoát và việc rèn các tư thế, thao tác kỹ năng, phải đúng theo khả năng của trẻ, phù hợp với độ tuổi, để khi thực hiện vận động trẻ không cảm thấy khó khăn, hay ngại ngùng khi tham gia hoạt động. Với các vận động cơ bản, tôi thường hướng dẫn cho trẻ kỹ năng thực hiện rất kỹ càng, mạch lạc, từ đó trẻ chăm chú quan sát nên khi trẻ thực hiện đạt được kết quả cao, không cần phải mất nhiều thời gian dừng lại để sửa sai tư thế cho trẻ khi tập, từ đó tạo cho trẻ sự tập trung, hứng thú khi tham gia hoạt động Bên cạnh đó việc sử dụng âm nhạc là không thể thiếu trong giờ hoạt động phát triển vận động, khi có âm nhạc trẻ sẽ thấy hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Sử dụng âm nhạc cho trẻ tập khởi động, tập bài phát triển chung, hồi tĩnh và sử dụng âm nhạc làm luật của trò chơi. Ví dụ như trò chơi “Chuyền bóng” trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chuyền được nhiều bóng hơn là đội dành chiến thắng. Hay với trò chơi “Thi ném túi cát vào vòng” trẻ sẽ phải nghe nhạc, khi nhạc nhanh trẻ sẽ phải di chuyển nhanh, nhạc chậm trẻ di chuyển chậm, nhạc dừng lại trẻ mới được ném túi cát... Để thêm phong phú với trẻ khi dạy hoạt động phát triển vận động, tôi thường kết hợp dạy theo một chương trình, hội thi như chương trình: “Chúng tôi là chiến sĩ”, "Hội khỏe măng non", "Vườn cổ tích", hội thi "Bé khỏe, bé ngoan”... hoặc kết hợp dạy theo nội dung câu chuyện: truyện "Tích Chu", "Cây khế", "Quả táo", "Sự tích mùa xuân"... hoặc tạo những tình huống như: Hôm nay là sinh nhật bạn An cùng đến thăm nhà bạn An, tình huống vào vai một nhân vật trong câu chuyện để dẫn dắt trẻ vào bài)... Ví dụ dạy hoạt động phát triển vận động bài : “Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân”. Cô giới thiệu chương trình “ Hội khỏe măng non” với các đội chơi. + Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tầu đến tham gia chương trình. + Trọng động: Cô tạo tình huống giới thiệu các phần thi: Phần thi thứ nhất: Đồng diễn thể dục (Cho trẻ tập bài tập phát triển chung) Phần thi thứ hai: Khỏe và khéo (Cho trẻ tập bài vận động cơ bản: Bò dích dắc bằng bàn tay, bàn chân). Phần thi thứ ba: Chung sức (Trò chơi vận động) + Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng. Ví dụ dạy hoạt động phát triển vận động bài: “Đi thăng bằng trên ghế thể dục”. Tôi sử dụng truyện “Tích Chu” Dẫn dắt trẻ vào nội dung câu chuyện và dẫn dắt cho trẻ biết là giúp bạn Tích Chu đi lấy nước suối tiên cho bà uống để bà trở lại thành người, đường đi lấy nước suối tiên rất nhiều khó khăn và trải qua nhiều sông suối gồ ghề.. + Khởi động: Cùng đến thăm nhà Tích Chu + Trọng động: Bài tập phát triển chung: Cùng nhau tập luyện cho cơ thể khỏe mạnh để vượt qua mọi thử thách trước mắt. + Hồi tĩnh: Bạn Tích Chu đã gửi tặng mỗi bạn một niềm mơ ước bay tơi những phương trời đẹp. Dạy trẻ kết hợp theo một chương trình với nhiều phần thi hấp dẫn hay theo nội dung câu chuyện... trẻ rất hào hứng tham gia tập luyện. Để phát huy hết hiệu quả tôi không chỉ chọn phương pháp mà tôi còn luôn quan tâm tới hình thức tổ chức để trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi hoạt động như: Hình thức tập cả lớp- đồng loạt. Hình thức tập cả lớp - nối tiếp. Hình thức tập theo nhóm. Hình thức tập cá nhân (Hình ảnh trẻ: Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đôi túi cát) Phát triển thể chất cho trẻ không dừng lại ở các hoạt động học giờ thể dục, mà các nội dung phát triển vận động, được lồng tích hợp vào các giờ hoạt động khác trong ngày của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển thể chất hài hòa và tốt hơn. 4.4. Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động khác và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Ngoài những tiết dạy hoạt động học của hoạt động phát triển thể chất, được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, thì trong các hoạt động khác, tôi đều lồng ghép giáo dục phát triển thể chất một cách linh hoạt, ngẫu nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó, không làm ảnh hưởng đến sự hứng thú của trẻ trong hoạt động chính, tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm để lựa chọn nội dung lồng ghép, các nội dung lồng ghép thường là sử dụng các trò chơi có luật, của hoạt động giáo dục thể chất vào các giờ hoạt động học, điều này giúp cho giờ học được đan xen tĩnh, động hợp lý mà không để trẻ chán, ngược lại trẻ rất thích thú, trẻ rất vui vẻ học trong những tiếng hò reo cổ vũ, niềm phấn khởi của trẻ được thể hiện rõ, trên những khuôn mặt đáng yêu, làm cho các giờ học đó đều đạt kết quả cao hơn. VD: Trong hoạt động làm quen văn học, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Ghép tranh” Trẻ phải đi theo đường hẹp, rồi bật qua con suối để mang những miếng ghép lên bảng, ghép sao cho hợp lý theo yêu cầu của cô. Trong hoạt động khám phá khoa học, tôi cho trẻ chơi trò chơi như sau: Các con sẽ đi theo đường zíc zắc, mang những đồ dùng để đúng nơi quy định. Trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ đứng thành hai hàng dọc dưới vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh bắt đầu, trẻ đứng đầu hàng bật liên tục qua 5 vòng lên gắn sao cho đủ số lượng, quay về đập tay vào bạn tiếp theo rồi đứng về cuối hàng. Trong hoạt động âm nhạc, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất” Trẻ sẽ được chơi với những chiếc vòng thể dục, trẻ sẽ vừa đi quanh vòng vừa hát khi có hiệu lệnh sắc xô của cô, trẻ sẽ nhanh chân nhảy vào vòng. Những bạn nào hảy được vào vòng sẽ là người thắng cuộc, còn những bạn chưa nhảy được vào vòng sẽ được cả lớp cổ vũ để nhảy lò cò. Hay trong hoạt động tạo hình như vẽ, cắt, xé dán...để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi của trẻ tôi cho trẻ vận động "phút thể dục" theo bài: (Đây là anh cả. Béo trục béo tròn. Anh hai chỉ đường. Anh ba cao nhất. Anh tư hơi thấp. Bé nhất là út con) hoặc cho trẻ xoay cổ tay, nghiêng người về hai bên theo nhịp đếm của cô. Các hoạt động trên không chỉ tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học, mà còn rèn cho trẻ kỹ năng như: Phải biết lần lượt theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy nhau, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, sự cố gắng của trẻ từ đó được hình thành, đây cũng là một yếu tố quan trọng, hình thành nên nhân cách của trẻ và đều góp phần giúp trẻ, phát triển thể lực một cách toàn diện. Ngoài hoạt động học ra, trong các giờ hoạt động ngoài trời, ngoài việc quan sát, trò chuyện có chủ đích, thì các trò chơi vận động là không thể thiếu được, nên tôi thường kết hợp cho trẻ, được tham gia các trò chơi như: Truyền bóng, kéo co, chạy tiếp sức, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây.Sau những hoạt động có chủ đích, trẻ được thả hồn mình, trong các trò chơi vận động của hoạt động goài trời. Tôi thường quan tâm nhiều, đến các trò chơi dân gian để cho trẻ chơi, vì trò chơi dân gian, thì bất cứ chủ đề nào, ta đưa vào đều có thể phù hợp cho nội dung chơi của trẻ. Dù là một trò chơi vận động nhỏ đi chăng nữa, cũng có thể dạy cho trẻ nhiều kỹ năng sống giá trị như: Làm việc theo nhóm, tinh thần trách nhiệm, khả năng phối hợp, khả năng thích nghi, lòng tự trọng, tự tin và nhiều hơn thế nữa. Chúng ta không nên chờ đợi sự phát triển tự nhiên của trẻ, mà hãy chủ động, tập cho trẻ chơi thể thao từ sớm, để trẻ có thể phát triển tốt nhất về thể lực cũng như trí tuệ.  Bên cạnh đó hằng ngày, tôi giành thời gian cho trẻ tự do vận động chạy, nhảy, tham gia các trò chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường, đồ chơi dụng cụ mang theo hoặc tham gia lao động chăm sóc cây cối trong sân vườn, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi. Đây cũng là một hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp cho trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động. (Hình ảnh trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột) (Hình ảnh trẻ lao động chăm sóc vườn rau, lau đồ chơi ngoài trời) Để tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thoải mái, tôi thường kết hợp với các cô giáo và học sinh lớp khác, thường xuyên tổ chức cho trẻ được giao lưu các trò chơi vận động với nhau, qua đó sẽ giúp trẻ năng động hơn, trẻ có thái độ luyện tập, có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với các bạn ở lớp khác, từ đó trẻ ý thức được mình cần phải làm gì? Và trẻ tạo cho mình động cơ phấn đấu sau mỗi lần giao lưu thi đấu. (Ảnh trẻ giao lưu trò chơi vận động: Chuyển bóng, kéo co cùng lớp A2) Trong năm học này, lớp tôi đã kết hợp cùng lớp A3 tổ chức dạy chuyên đề hoạt động giao lưu các trò chơi vận động cho các trường trong huyện đến kiến tập, qua đó giáo viên, học sinh đều nhiệt tình tham gia, trẻ rất hào hứng tập luyện và tích cực tham gia vào các trò chơi, các phần thi. (Hình ảnh trẻ giao lưu các trò chơi vận động trong tiết chuyên đề) Với trẻ 5 tuổi việc đánh giá theo năm lĩnh vực, đều được thực hiện trên 120 chỉ số, với lĩnh vực phát triển thể chất, theo chỉ số, tôi đã nghiên cứu và chọn các chỉ số vào các hoạt động, sao cho phù hợp với khả năng của trẻ từ mức độ thấp đến cao, từ dễ đến khó như. VD: Chỉ số 1: Bật xa tối thiểu 50cm. Tôi đưa vào dạy trẻ ở giai đoạn đầu, để giúp trẻ hiểu được chức năng của các bộ phận trên cơ thể và phát triển cơ lớn cho bản thân Chỉ số 4: Trẻ biết trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất. Tôi đưa vào dạy trẻ ở giai đoạn hai, trẻ đã quen trường lớp, có thói quen tập luyện vận động rồi, giúp trẻ biết phối hợp chân tay khéo léo, tinh thần bình tĩnh để trèo lên xuống thang... Khi thực hiện bài nào có đánh giá chỉ số, tôi sử dụng bảng đánh giá là cho trẻ đánh giá trực tiếp, đó là cháu nào làm được tự lấy lô gô cài vào mặt cười, trẻ nào không thực hiện được tự lấy lô gô cài vào mặt mếu, điều này giúp trẻ tự biết kết quả của mình và trẻ ngày càng cố gắng hơn trong các hoạt động sau. (Hình ảnh trẻ lấy lô gô cài vào mặt cười, mặt mếu) Phát triển thể chất cho trẻ không chỉ chú ý đến các nội dung hoạt động học, các nội dung vận động cho trẻ, mà môi trường lớp học và vệ sinh cá nhân trẻ góp phần rất lớn, trong việc phát triển thể chất cho trẻ ở trường mầm non. 4.5. Xây dựng môi trường lớp học và vệ sinh cá nhân trẻ * Việc trang trí môi trường lớp học, không chỉ để gây hứng thú cho trẻ thích đến lớp, mà còn làm cho trẻ luôn hứng thú tham gia vào các hoạt động, vì thế môi trường lớp học là rất quan trọng, không thể thiếu được, nó không chỉ giúp cho việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, môi trường lớp học đẹp, góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non. Ngoài ra môi trường lớp học đẹp tạo cho trẻ như được hòa mình trong một thế giới tuổi thơ, trẻ luôn được tiếp cận với cái mới, trẻ rất hứng thú hoạt động và đến lớp, yêu quý cô giáo, đặc biệt là biết bảo vệ sản phẩm của cô và trẻ làm ra, tăng thêm ý thức giữ gìn môi trường lớp học của mình. Vậy nên tôi luôn chú trọng, chủ động trang trí môi trường lớp học, trang trí các góc có sự lô gíc với nhau, đặc biệt là góc vận động, thường là những đồ dùng luyện tập cồng kềnh, tôi giành khoảng rộng hơn, ở ngoài hành lang để trưng bày được những đồ dùng tập luyện để trẻ dễ quan sát, dễ cất và dễ lấy các đồ dùng mà trẻ thích. Môi trường lớp học ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ trẻ do vậy tôi phải luôn giữ cho môi trường lớp xanh- sạch- đẹp, từ đó trẻ tránh được bệnh tật, cơ thể khoẻ mạnh trẻ sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động. Để làm được điều đó tôi cùng đồng nghiệp trong lớp của mình thường xuyên lau dọn, sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ gọn gàng, không chỉ cô mà còn khuyến khích trẻ cùng tham gia lau dọn, xếp sắp đồ dùng, đồ chơi cùng cô vì trong lớp học mầm non nói chung nhất là lớp học của tôi nói riêng có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi cấp phát cũng như đồ dùng tự tạo, giá kệ nhiều nếu chúng ta không thường xuyên vệ sinh, thường xuyên thay đổi các góc, thì nhìn vào lớp học luôn cụ kỹ, nhàm chán với trẻ, nhất là khâu vệ sinh sẽ không được đảm bảo. Qua việc xây dựng và vệ sinh môi trường lớp học thường xuyên, tôi thấy trẻ lớp tôi yêu thích đến lớp, trẻ đi học chuyên cần cao và tham gia các hoạt động tích cực hơn đặc biệt là hoạt động thể chất. (Hình ảnh môi trường trong lớp học) (Hình ảnh góc vận động ngoài hành lang) Việc xây dựng môi trường và vệ sinh môi trường lớp học, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ, nhưng môi trường sạch, đẹp mà cá nhân trẻ không được chú ý chăm sóc sạch sẽ, trẻ cũng không thể phát triển thể chất tốt được. Vì vậy tôi luôn chú ý quan tâm đến hoạt động vệ sinh cho trẻ. Hoạt động vệ sinh không chỉ thực hiện trên giờ hoạt động vệ sinh, hay 4 lần trên ngày, hay sau các hoạt động chơi, tập... Việc vệ sinh cá nhân cho trẻ được tôi chú ý đến từng cách ăn mặc của trẻ như; nếu thời tiết nóng mà trẻ mặc quá dày cũng sẽ dẫn đến mất vệ sinh, bởi trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi khiến trẻ sờ mó lau quyệt lên các bộ phận trên cơ thể hay mặc không phù hợp khi tham gia các hoạt động, nhất là hoạt động vận động cần phải chú ý nhiều hơn. Hoặc vệ sinh khi trẻ ăn luôn nhắc nhở trẻ không nói chuyện khi ăn, ho lấy tay che miệng, nhặt cơm dơi song phải lau tay vào khăn...nghiêm túc thực hiện thường xuyên việc cho trẻ xúc miệng bằng nước muối ở lớp. Đặc biệt là khi có dịch bệnh, khi thời tiết giao mùa tôi cũng chủ động, không chờ nhà trường triển khai kế hoạch mới thực hiện, mà bản thân tôi đã chủ động vệ sinh môi trường lớp học khử khuẩn đồ dùng, đồ chơi, căn dặn các cháu và tuyên truyề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKN Thanh năm học 2016-2017 chuan nhat nôp Huyện.doc