Một số biện pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty May Xuất Khẩu

Lời nói đầu 1

Chương I : Những lý luận chung về cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm

I /. Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh của san phẩm 4

1.Khái niệm cạnh tranh 4

2. Các loại hình cạnh tranh 4

2.1 - Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường 4

 2.2 - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế .5

 2.3 - Căn cứ vào mức độ cạnh tranh .5

 2.4 - Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh .5

3. Khái niệm sức cạnh tranh sản phẩm .6

II /. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc.6

1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp .6

2. Nhân tố thuộc về khach quan .8

3. Bản thân đặc thù của sản phẩm .13

III /. Các công cụ cạnh tranh sản phẩm may mặc.13

1.Chất lượng hàng hoá .13

2.Giá cả 14

3.Hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm công ty .15

4.Cạnh tranh về phân phối và bán hàng .16

Chương II : Thực trạng về sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty May Xuất Khẩu trong giai đoạn 1999 – 2003

I /. Đặc điểm lợi thế , bất lợi thế trong cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty .17

1. Đối thủ và sản phẩm cạnh tranh chủ yếu trên thị trường quốc tế .17

1.1- Đối thủ cạnh tranh là các Công ty trong nước .17

1.2- Đối thủ cạnh tranh là các Công ty nước ngoài 17

1.3- Sản phẩm cạnh tranh chủ yếu trên thị trường quốc té .17

2. Những lợi thế cạnh tranh 18

3. Những bất lợi thế 18

II /. Thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm và ảnh hưởng của nó tới hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Công ty May Xuất Khẩu .18

1.Sức cạnh tranh về chất lượng sản phẩm .19

2.Sức cạnh tranh về giá cả .19

3. Sức cạnh tranh trong thiết kế, mẫu mốt .19

4.Sức cạnh tranh về đầu mối phân phối, mô hình Marketing và xúc tiến thương mại .20

4.1- Cạnh tranh về đầu mối phân phối 20

4.2- Mô hình marketing và xúc tiến thương mại 20

5.Ảnh hưởng của sức cạnh tranh sản phẩm đến hiệu quả kinh doanh 20

5.1-Tích cực .21

5.2-Những hạn chế và tiêu cực .22

Chương III : Phương hướng và biện pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty May Xuất Khẩu

I/. Dự báo thị trường may mặc của Việt Nam đến năm 2005 - 2010 và định hướng, mục tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty .23

1.Dự báo thị trường may mặc của Việt nam đến 2005 – 2010 .23

2.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty may xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2010 24

2.1- Về hoạt động xuất khẩu .24

2.2- Về phát triển thị trường .25

2.3- Về tổ chức, đào tạo .26

2.4- Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc 27

2.4.1 –Về chất lượng hàng may mặc xuất khẩu .27

2.4.2- Về mẫu mốt .28

2.4.3- Về giá cả .28

2.4.4- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tiếp thị 28

2.4.5- Dịch vụ và phương pháp phục vụ khách hàng .28

2.4.6- Nguồn lực tài chính .29

II/.Một số biện pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty May Xuất Khẩu .29

1.Về phía công ty 29

2.Về phía nhà nước .34

Kết luận .38

Tài liệu tham khảo , .39

 

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của Công ty May Xuất Khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, điều đó sẽ đưa doanh nghiệp lên vị trí cạnh tranh ngày càng cao. Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của doanh nghiệp mình, khả năng đó phụ thuộc vào: Chí phí về kinh tế thấp. Khả năng bán hàng tốt, do có khối lượng bán lớn. Khả năng về tài chính tốt Như đã trình bày ở trên, hạ giá thành là phương pháp cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong cạnh tranh bởi hạ giá thành ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn thời điểm để tiến hành sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh. Như thế doanh nghiệp phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về chiết khấu với những phương pháp bán mà doanh nghiêp đang sử dụng, với những phương pháp thanh toán, với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng. Đồng thời, do đặc điểm ở từng vùng thị trường khác nhau là khác nhau nên doanh nghiệp cũng cần phải có những chính sách giá hợp lý ở từng vùng thị trường. Một điểm nữa doanh nghiệp cần phải quan tâm là phải kết hợp giữa giá cả của sản phẩm với chu kỳ sản phẩm đó, việc kết hợp này cho phép doanh nghiệp khai thác được tối đa khả năng tiêu thụ của sản phẩm, cũng như không bị mắc vào những lỗi lầm trong việc khai thác chu kì sống, đặc biệt là các sản phẩm đang đứng trước sự suy thoái. 3-Cạnh tranh về phân phối và bán hàng. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau: Khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn được các kênh chủ lực. Ngày nay các doanh nghiệp thường có cơ cấu sản phẩm rất đa dạng, với mỗi sản phẩm có một kênh phân phối khác nhau.Việc phân định đâu là kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa quyết định trong việc tối thiểu hóa chi phí dành cho tiêu thụ sản phẩm. Tìm được những người điều khiển đủ mạnh. Đối với các doanh nghiệp sử dụng các đại lý độc quyền thì phải xem xét đến sức mạnh của các doanh nghiệp thương mại làm đại lý cho doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có vốn lớn và đủ sức chi phối được lực lượng bán hàng trong kênh trên thị trường Có hệ thống bán hàng phong phú. Đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm bán hàng. Các trung tâm này phải có được cơ sở vật chất hiện đại. Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Đặc biệt là những biện pháp quản lý và điều khiển người bán. Có khả năng hợp tác giữa người bán trên thị trường nhất là trên các thị trường lớn. Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý.Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán hàng và phương thức thanh toán. Các dịch vụ bán và sau khi bán chủ yếu là: Tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất trong khi thanh toán. Có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán với khách hàng. Có hệ thống thanh toán nhanh, hợp lý vừa tạo điều kiện thanh toán nhanh vừa đảm bảo công tác quản lý của doanh nghiệp. Có phương tiện bán văn minh, các phương tiện tạo ưu thế cho khách hàng, tạo điều kiện để có công nghệ bán hàng đơn giản hợp lý. Nắm được phản hồi của khách hàng nhanh nhất và hợp lý nhất. Bảo đảm lợi ích của người bán và người mua, người tiêu dùng tốt nhất và công bằng nhất. Thường xuyên cung cấp những dịch vụ sau khi bán cho người sử dụng, đặc biệt là những sản phẩm có bảo hành hoặc hết thời gian bảo hành. Hình thành mạng lưới dịch vụ rộng khắp ở những địa bàn dân cư. 4-Hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm và công ty. Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp sử dụng nhiều biện pháp nhằm giành giật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán như: quy ước về giá cả, số lượng, kích cỡ, mẫu mã bằng văn bản hoặc bằng miệng hay thanh toán với các hình thức như bán trả góp, bán chịu, bán gối đầu... Những hành vi này sẽ thực hiện được tốt hơn khi giữa doanh nghiệp và khách hàng có lòng tin với nhau. Do vậy chữ tín trở thành công cụ sắc bén trong cạnh tranh, nó tạo ra cơ hội cho những người ít vốn có điều kiện tham gia kinh doanh, do đó mở rộng được thị phàn hàng hoá, tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp. Chương II Thực trạng về sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của của công ty may xuất khẩu giai đoạn 1999 – 2003 I – Đặc điểm lợi thế , bất lợi thế trong cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty 1- Đối thủ và sản phẩm cạnh tranh chủ yếu trên thị trường quốc tế : 1.1- Đối thủ cạnh tranh là các Công ty trong nước : Hiện nay , cả nước đã có gần 500 đơn vị tham gia xuất khẩu hàng dệt may nên trong nước Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh khá gay gắt .Các đối thu cạnh tranh trong nước chủ yếu là Công ty may Thăng Long , may 10 , may 20 , may Việt Tiến ... Nhìn chung các Công ty trong nước cạnh tranh nhau về mẫu mã , màu sắc , giá cả đồng thời cạnh tranh trong cả cung cách bán và phục vụ khách hàng .Chính vì vậy, để có được những lợi thế nhất định, Công ty may xuất khẩu cần phải nỗ lực nhiều hơn trong khâu quản lý, khai thác và kết hợp nguồn lực để sức cạnh tranh của sản phẩm – thể hiện qua tính hiệu quả trong sản xuất được cao hơn. Điều quan trọng là khả năng kết hợp các nguồn lực sẵn có và các nguồn lực mới trong doanh nghiệp . 1.2- Đối thủ cạnh tranh là các Công ty nước ngoài : Ngoài việc chịu sự cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của các Công ty trong nước, Công ty may xuất khẩu còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Công ty xuất khẩu may mặc của các nước khác trên thế giới, trong đó phải kể đến những sản phẩm dệt may được xuất đi từ Trung Quốc, Malaysia, Băngladesh ...mà mạnh nhất là Trung Quốc. Các sản phẩm cạnh tranh từ Trung Quốc đã tác động tới giá bán của Công ty, điển hình năm 2000 và 2001 Công ty đã mất 2 khách hàng lớn mua sản phẩm may đã chuyển sang Trung Quốc vì có giá cạnh tranh hơn. Do vậy, Công ty cần có chiến lược tiếp thị có hiệu quả để duy trì các khách hàng cũ thu hút thêm khách hàng mới. Ngoài ra, Công ty còn phải cạnh tranh với các nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước xuất khẩu mới ở Nam á, Asean ... 1.3- Sản phẩm cạnh tranh chủ yếu trên thị trường quốc tế : Sản phẩm cạnh tranh chủ yếu của Công ty may xuất khẩu là các trang phục may mặc thời trang, trang phục may mặc thông thường, bảo hộ lao động và các sản phẩm sử dụng chất liệu tự nhiên... 2- Những lợi thế cạnh tranh : - Là một Công ty xuất khẩu hàng may mặc có uy tín . - Thuế nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam là 50 % nên khi giảm thuế nhập khẩu thì áp lực cạnh tranh tuy tăng song có thề nâng cao sức cạnh tranh của Công ty . - Sản phẩm của Công ty sản xuất ra với giá nhân công rẻ . 3- Những bất lợi thế : - Hàng may mặc của công ty có bất lợi đó là máy móc thiết bị nghành may mặc của công ty chủ yếu nhập khẩu từ các đối thủ cạnh tranh của mình như: ý, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc..., còn các nguyên liệu chính là các loại sợi, vải.. cũng được nhập khẩu từ các đối thủ cạnh tranh khác như: Thái Lan, Indonesia, Malasia, Trung Quốc...Thêm vào đó, các nước này lại phát triển trước Việt Nam từ 15 – 20 năm, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hơn, cho nên hàng may mặc của các nước này có chất lượng cao hơn hàng may mặc công ty là một điều chắc chắn. - Nếu xét về mặt giá cả, trước đây chúng ta thường tự hào rằng hàng may mặc của công ty nói riêng và của toàn nghành dệt may nói chung có khả năng cạnh tranh về giá cả do giá nhân công của ta thấp nhưng gần đây điều này không còn đúng nữa vì giá nhân công của Trung Quốc còn thấp hơn của ta, hơn nữa ta còn phải chịu chi phí cao vì phải nhập nguyên liệu và máy móc. Như vậy, giá của ta chỉ có thể cạnh tranh được với giá của Thái Lan, Indonesia, Malasia, Hàn Quốc, Hồng Kông. Tuy nhiên, sức cạnh tranh này cũng đang giảm dần vì sự sụt giá của đồng tiền của các nước này so với đồng đôla Mỹ trong khi đồng Việt Nam lại giảm rất ít. - Điểm hạn chế của công ty chính là ở chỗ công ty chưa khẳng định được mình qua nhãn hiệu hàng hoá danh tiếng hay nghệ thuật marketing. Các sản phẩm của Công ty khi xuất ra nước ngoài chủ yếu là do được khách hàng thuê may gia công. Do đó Công ty may không được gắn nhãn hiệu của mình trên sản phẩm mà mình sản xuất. Các khách hàng thuê công ty gia công là lực lượng tiêu thụ chính mới là người có quyền gắn nhãn hiệu lên sản phẩm, đối với các sản phẩm bán theo giá FOB cũng chưa có ngoại lệ. Đây là một bất lợi rất lớn đối với sản phẩm của công ty vì công ty không thể tự quảng cáo cho sản phẩm của mình trên thị trường thế giới. Như vậy, so với các đối thủ cạnh tranh trên các thị truờng có khả năng thanh toán cao thì sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh yếu, vì trên thị trường này yếu tố chất lượng và nhãn mác sản phẩm được chú ý hơn là giá cả. II – Thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm và ảnh hưởng của nó tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty : 1- Sức cạnh tranh về chất lượng sản phẩm : Ngày nay, khi nhu cầu về tiêu dùng hàng may mặc càng cao thì một trong những yếu tố đầu tiên của hàng hoá được chú ý đến là chất lượng. Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất khẩu. Nhận định được điều này, Công ty May Xuất Khẩu luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm ở trong nước cũng như nhập ngoại. Chất lượng sản phẩm không chỉ là thể hiện ở chất lượng vải mà còn ở những đường may. Nhờ những việc làm này mà sản phẩm của Công ty May Xuất Khẩu ngày càng tăng. Tuy nhiên để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường thì công ty còn phải cố gắng nhiều, vì so với những nước xuất khẩu hàng may mặc khác trên thế giới thì chất lượng sản phẩm may mặc của Công ty mới chỉ đạt mức trung bình. 2- Sức cạnh tranh về giá cả : Giá cả là một trong những công cụ quan trọng để cạnh tranh trên thị trường. Thực tế hiện nay cho thấy, Công ty May Xuất Khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm nguyên liệu. Nguyên liệu chủ yếu của Công ty phải nhập từ bên ngoài, đặc biệt là nguyên phụ liệu, do trong nước không đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã cũng như chất lượng. Do đó đã đẩy giá thành các sản phẩm may mặc của công ty lên rất cao, điều này khiến sản phẩm của Công ty khó có khả năng canh tranh về giá được (mặc dù giá nhân công rẻ). Vì vậy, để cho có một mức giá đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty May Xuất Khẩu có thể phát triển, Công ty đã nghiên cứu kỹ lưỡng về giá mua ( hoặc giá gia công ) hàng hoá, chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, chi phí bán hàng... và đã cố gắng giảm đến mức thấp nhất các chi phí đó. Trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm hàng hoá và đưa ra một mức giá bán thích hợp . 3- Sức cạnh tranh trong thiết kế, mẫu mốt : Ngày nay, kiểu dáng, mẫu mã hàng hoá rất được coi trọng đặc biệt là trong lĩnh vực may mặc và nó cũng là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của khách hàng khi quyết định mua hàng. Đối với Công ty May Xuất Khẩu, về cơ bản sản phẩm may mặc của Công ty mới chỉ có khả năng đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng bình thường nên giá trị xuất khẩu chưa cao, mẫu mã sản phẩm may xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là những sản phẩm dễ làm và có yêu cầu kỹ thuật trung bình, thấp. Mặt khác, trong hoạt động xuất khẩu, chúng ta và những người nhập khẩu có những phong tục tập quán khác nhau, do đó có cảm nhận về cái đẹp trong ăn mặc khác nhau. Vì lẽ đó mà Công ty May Xuất Khẩu đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu thông qua các loại sách, báo, tạp chí về thời trang và lối sống... Từ đây Công ty sẽ đưa ra các mẫu để chào hàng và thăm dò ý kiến của họ. Ngoài ra một số khách hàng sẽ đưa sẵn cho Công ty và từ đó Công ty đặt hàng theo đúng mẫu mã khách hàng yêu cầu và đã có nhiều cố gắng để hàng hoá xuất đạt được yêu cầu cao nhất của khác hàng cả về chất lượng và mẫu mã. 4- Cạnh tranh về đầu mối phân phối, mô hình marketing và xúc tiến thương mại : 4,1. Cạnh tranh về đầu mối phân phối : Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, công ty đã cố gắng phát triển và thiết lập mạng lưới phân phối hàng hoá. Việc thiết lập còn phải căn cứ vào chính sách, chiến lược tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp đang theo đuổi, khả năng nguồn lực của doanh nghiệp. Căn cứ vào đặc tính của khách hàng, đặc tính của sản phẩm, các kênh của đối thủ cạnh tranh, mặt hàng thay thế luật pháp… 4.2. Mô hình marketing và xúc tiến thương mại : * Mô hình marketing : Nghiên cứu yêu cầu thị trường ấn định sản phẩm Chọn thị trường đích Qui định sản phẩm hỗn hợp Định giá bán Định kênh phân phối Định sức bán Giao tiếp thương mại Khuyếch trương bán Nhu cầu mới Sản phẩm mới của thị trương mới Trong kinh doanh thương mại hiện nay, các doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu chỉ nghĩ rằng: "Có hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ là đủ để bán hàng". Nhưng giá trị của hàng hoá, dịch vụ, thậm chí cả những lợi ích đạt được khi tiêu dùng sản phẩm cũng phải được thông tin tới khách hàng hiện đại, khách hàng tiềm năng, cũng như những người có ảnh hưởng tới việc mua sắm. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các hoạt động của xúc tiến thương mại. Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến là tập hợp nhiều nội dung khác nhau nhằm tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp... * Công tác tổ chức hoạt độngxúc tiến gồm một số nội dung sau - Quảng cáo. - Khuyến mại - Hội chợ triển lãm. - Bán hàng trực tiếp. - Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện truyền tin (Đài, báo, truyền hình..) về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng nhằm làm cho khách hàng chú ý tới sự có mặt của doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ sẽ được cung cấp. Quảng cáo phải tạo ra sự khác biệt giữa hàng hoá của doanh nghiệp với hàng hoá hác trên thị trường, làm tăng giá của hàng hoá bán ra. Quảng cáo phải gây được ấn tượng cho khách hàng, tác động vào tâm lý khách hàng... để làm nảy sinh nhu cầu mua sắm của họ, từ đó làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (nhờ tăng lượng bán). Và một tác dụng nữa của quảng cáo là nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, là một phương tiện cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh hoạt động trên, hiện nay các doanh nghiệp còn thực hiện các hoạt động như chiêu hàng, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng... để giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp mình. Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến tốt tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt giúp cho doanh nghiệp tăng lượng bán. tăng doanh thu, lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh. - Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt sẽ tạo ra uy tín của sản phẩm trên thị trường, làm cho khách hàng biến đến và hiểu rõ kỹ năng công dụng của sản phẩm. -Tổ chức tốt hoạt động xúc tiến giúp cho doanh nghiệp tìm được nhiều bạn hàng mới, khai thác được nhiều thị trường, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Công ty May Xuất Khẩu đã có một số hoạt động xúc tiến như cho ra đời các catalogue giới thiệu sản phẩm của Công ty, cử cán bộ đi tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm tìm kiếm thêm khách hàng, giới thiệu mặt hàng... và đã thu được một số kết quả đáng mừng. 5- ảnh hưởng của sức cạnh tranh sản phẩm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 5.1-Tích cực : Thứ nhất : Là ảnh hưởng đến nhận thức của đội ngũ cán bộ công nhân viên, họ đều nhận thức được rằng để tồn tại và phát triển được thì sản phẩm của Công ty phải có sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy mỗi người, mỗi phòng ban, mỗi đơn vị …phải làm tốt nhiệm vụ, chức nằng của mình để góp phần tạo ra sức cạnh tranh tốt hơn từ đó tạo kết quả hoạt động trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Thứ hai : Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong ngắn hạn giúp công ty đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong dài hạn tạo cho công ty có thế lực trong thương trường từ đa tạo lập một hiệu quả kinh doanh tốt. Trong cạnh tranh và cạnh tranh sản phẩm nói riêng thì hiệu quả đạt được trong sản xuất – mà cụ thể là nhất là lợi nhuận thu về – là nền móng cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp một cách vững chắc. Do đó cạnh tranh thúc đẩy công ty tìm tòi sáng tạo cải tiến, nâng cao năng suất sản xuất, tạo động lực cho sự phát triển của công ty. Nói cách khác cạnh tranh là để duy trì và phát triển lợi nhuận. Chỉ có bằng con đường cạnh tranh mới giúp Công ty May Xuất Khẩu và các công ty nói chung phát triển và tiếp tục phát triển được. Kết quả mà công ty đạt được trong những năm qua đã thể hiện hướng đi đúng của Nhà nước, của cán bộ, lãnh đạo, công nhân viên Công ty trong đó có chiến lược về cạnh tranh và cạnh tranh sản phẩm 5.2- Những hạn chế và tiêu cực : Thứ nhất: Việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản cố định chưa hiệu quả gây lãng phí và thất thoát làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Thứ hai: Công tác nghiên cứu, quản lý thị trường chưa được quan tâm đầy đủ, chưa có nhũng cải tiến đáng kể về công nghệ sản xuất, đầu tư cho hoạt động khuếch trương sản phẩm. Thứ ba: Do phải nhập nguyên phụ liệu nên giá thành sản phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh về giá cả công ty so với các đối thủ trong và ngoài nước còn yếu Thứ tư: Công tác thiết kế mẫu mốt, thời trang của công ty còn yếu, công ty không có phòng thiết kế mẫu riêng mà chủ yếu làm hàng theo đơn đặt hàng của bạn hàng, dẫn đến không có mẫu nhiều, đa dạng để chào bán trên thị trường nước ngoài, do vậy hoạt động xuất khẩu chủ yếu của công ty là do phía bạn hàng đặt hàng( mẫu đối mẫu ) mà chưa có mặt hàng chào hàng chủ động. Thứ năm: Do trang thiết bị của công ty còn khá lạc hậu so với nhu cầu ngày càng nâng lên của khách hàng, dẫn đến việc phải làm đi làm lại, thậm chí không ký kết được hợp đồng do năng lực có hạn (nhất là năng lực nhuộm hoàn tất rất yếu). Chương iii Phương hướng và biện pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty may xuất khẩu i – Dự báo thị trường may mặc của Việt nam đến 2005 - 2010 và định hướng, mục tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty 1 - Dự báo thị trường may mặc của Việt Nam đến 2005 - 2010 Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Đi lên từ một nước nghèo, sau một thời gian thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu thì may mặc Việt Nam vẫn đang là một ngành đem lại nhiều lợi thế. Chính vì vậy, mặt hàng may mặc được xem là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta và trong tương lai, đây sẽ là mặt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng Kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2000 Kim ngạch xuất khẩu của ngành may mặc đạt 1,815 tỷ USD, đứng thứ hai trong tổng Kim ngạch xuất khẩu của cả nước sau dầu thô). Mặt khác trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, khi đề cập đến vấn đề định hướng phát triển kinh tế đối ngoại có nói "Tổng Kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 5 năm 2001 - 2005 đạt khoảng 114 tỷ USD, tăng 16%. năm. Nhóm hàng công nghiệp, TTCN chiếm 70% tổng Kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là 15,9%, trong đó nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm 43% Kim ngạch xuất khẩu công nghiệp tăng bình quân hàng năm 22% ". Đồng thời trong định hướng quan tâm nhiều và Văn kiện có nói: Chú trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường trong nước, nước ngoài nhờ đầu tư vào sản xuất xơ, sợi, nguyên liệu, phụ liệu để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu. Với tầm quan trọng như trên của ngành May mặc cùng với những chỉ tiêu, định hướng phát triển công nghiệp, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu của văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX nêu trong chiến lược phát triển nghành công nghiệp May mặc nước ta đến năm 2010. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ là lấy mục tiêu xuất khẩu làm trọng tâm. Với mục tiêu đó từ việc phân tích thực trạng, tiềm năng và xu hướng phát triển công nghiệp may mặc Việt Nam trong những năm tới ngành May mặcViệt Nam đưa ra các chỉ tiêu có tính chất định hướng phát triển ngành công nghiệp may mặc cho toàn ngành như sau: - Toàn ngành có mức tăng trưởng 13%/năm (vào năm 2005) và 14%/năm (vào năm 2010) - Tạo công ăn việc làm cho khoảng 2,5 đến 3 triệu lao động xã hội vào năm 2005, 4 - 4.5 triệu lao động xã hội vào năm 2010 với mức thu nhập bình quân khoảng 100USD/người/tháng - Nâng cao trình độ công nghệ đạt mức tiên tiến của khu vực hiện nay và năm 2010 thì tương đương với Hồng Kông và Thái Lan hiện nay. - Kim ngạch xuất khẩu đạt 5000 triệu USD năm 2005 và 8000 triệu USD năm 2010. Mục tiêu phát triển ngành May mặc Việt Nam đến năm 2010 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010 1 Vải thành phần Triệu m2 1.330 2000 2 Sản phẩm may mặc Triệu SP 780 1200 - Xuất khẩu Triệu SP 510 820 - Nội địa Triệu SP 270 380 3 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 5000 8000 - Hàng may mặc Triệu USD 3200 6000 4 Tỷ lệ nội địa hoá Trên sản phẩm may % 50 75 Ngoài ra, thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc đến năm 2005 của toàn ngành may mặc Việt Nam được dự báo như sau: Dự báo thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc đến 2005. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Tổng sản lượng xuất khẩu Triệu SP 630 Trong đó - Xuất khẩu sang EU Triệu SP 125 - Xuất khẩu sang SNG Triệu SP 70 - Xuất khẩu sang Nhật Bản Triệu SP 95 - Xuất khẩu sang Mỹ và Bắc Mỹ Triệu SP 265 - Xuất khẩu sang các nước khác Triệu SP 75 Kim ngạch xuất khẩu Triệu SP 3000 (Nguồn: Quy hoạch phát triển Dệt - May Việt Nam đến 2005) 2 – Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty May Xuất Khẩu giai đoạn 2005 – 2010 2.1 - Về hoạt động xuất khẩu Chiến lược "tăng tốc" của Công ty May Xuất Khẩu đặt ra từ nay cho đến năm 2010 là: Đưa sản lượng sản phẩm của công ty không ngừng tăng,kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lên 40tỷ vào năm 2005 và 70tỷ năm 2010. Với chiến lược mạnh mẽ này của Công ty, Công ty cũng phải có những kế hoạch phát triển riêng của mình để thực sự trở thành một thành phần đắc lực về xuất khẩu hàng may mặc trong thời kỳ 2000 - 2010. Quán triệt đường lối của Đảng, góp phần ổn định nền kinh tế, Công ty May Xuất Khẩu sẽ cố gắng khai thác triệt để tiềm năng, chuẩn bị hành trang để từng bước hội nhập khu vực và thế giới, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh, tăng kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thêm tu nhập cho người lao động... Trên tinh thần đó, Công ty May Xuất Khẩu phấn đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch như sau: - Sản phẩm may quy chuẩn: + Năm 2005: 680.000sp + Năm 2010: 920.000sp - Giá trị xuất khẩu hàng may : + Năm 2005: 40tỷ + Năm 2010: 60tỷ Những con số trên chứng tỏ kế hoạch của Công ty là rất táo bạo, báo hiệu cho một thời kỳ tăng tốc phát triển cho toàn nghành may mặc cũng như góp thêm sức mạnh cho nghành may mặc thực hiện tốt những mục tiêu trong chiến lược "tăng tốc" của mình. Trước những mục tiêu đó Công ty yêu cầu các phòng phải lập kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng quý và cả năm. Đồng thời cụ thể hoá từng mặt hàng kinh doanh, chú ý tập trung vào những mặt hàng trọng điểm nhằm thực hiện tốt mục tiêu của Công ty. Ngoài ra ban lãnh đạo Công ty sẽ bàn các giải pháp xuất khẩu cho từng phòng, từng mặt hàng và hướng tới tất cả các phòng kinh doanh đều làm xuất khẩu. Từng phòng sẽ lên phương án kinh doanh, nguồn vốn cần thiết cho hoạt động đó và các nhu cầu cần hỗ trợ từ phía Công ty. Để tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu của Công ty, Công ty đã đưa ra phương hướng khai thác nguồn nguyên liêu, nguồn hàng từ nhiều phía để chuyển dịch sang hình thức FOB, đưa ra giá cạnh tranh trên thị trường. 2.2 - Về phát triển thị trường Trong thời đại ngày nay khi ngành may mặc rất phát triển và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh nghiệp là luôn luôn phải giữ vững những khách hàng truyền thống, đồng thời phải tích cực trong công tác thu hút thêm khách hàng mới. Mở rộng, phát triển thị trường là hình thức làm tăng thêm khách hàng cho Công ty, tạo thêm tên tuổi, nhãn mác về hàng hoá cũng như chính Công ty trên những thị trường mới, khách hàng mới. Thông qua đó danh tiếng của Công ty sẽ có được biết đến một cách rộng rãi hơn. Mức độ quen thuộc sẽ tăng lên và từ đó có thể làm thay đổi nhãm mác hàng hoá tiên dùng của họ. Đối với Công ty, thị trường chính về hàng may mặc hiện nay là EU, Canađa, Đài Loan, Đông Nam á, Mỹ... trong những thị trường này, thị trường EU, Canađa và Đài Loan là những thị trường ổn định và có xu hướng tăng nhanh. Kim ngạch của những thị trường này luôn chiếm tỷ trọng chính trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Số lượng các nước thuộc khu vực này nhập khẩu hàng hoá của Công ty cùng với kim ngạch nhập khẩu của họ tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ đây là một thị trường lớn và ngày càng lớn mạnh hơn nữa nếu ta biết cách thu hút sự quan tâm của họ trong hoạt động nhập khẩu. Vì những lẽ đó, cần duy trì và phát triển hơn nữa thị trường này. Đông Nam á và Mỹ là những thị trường mới của Công ty tuy có Kim ngạch xuất khẩu chưa cao nhưng đây là những thị trường đầy triển vọng. Nhất là Mỹ, từ sau hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, mở ra một tương lai mới cho hàng may mặc nói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0049.doc
Tài liệu liên quan