Nhận thấy vai trò của phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực, Hồ Chủ tịch đã
từng nói “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và
“muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trên cơ sở đó, từ thực
tiễn và lý luận về vai trò động lực của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa-hiện
đại hóa đất nước, Đảng ta đã chỉ đạo “lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố cơ bản cho
sự phát triển nhanh và bền vững”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn
chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã
hội. Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã đưa ra một quan điểm về công nghiệp hóa-hiện đại
hóa là: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
chóng và bền vững"; "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người
Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa". Đại
hội Đảng lần thứ XI (2011) đã cụ thể hóa, bổ sung, phát triển và làm sáng rõ thêm một số nội
dung mới. Trước hết, đặc trưng về con người xã hội chủ nghĩa nêu trong Cương lĩnh (bổ sung,
phát triển năm 2011) là: “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện”. Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh 2011 đề ra,
Đảng ta nêu ra quan điểm: "Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người
là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Tiếp theo, Đảng ta lựa chọn
phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm 2020, được xem là khâu đột phá thứ hai.
Cuối cùng, đặt ra yêu cầu phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển
và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Nghiên cứu bản chất phát triển nguồn nhân lực trong chiến
lược phát triển con người, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng đặc biệt của đầu tư
vào con người, vào phát triển nguồn nhân lực, thực chất là đầu tư cho phát triển để tạo ra vốn
nhân lực, nguồn nội lực vô tận của đất nước.
5 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số suy nghĩ ban đầu về nghiên cứu vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3 (123), 2013
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
MỘT SỐ SUY NGHĨ BAN ĐẦU VỀ NGHIÊN CỨU VỐN XÃ HỘI TRONG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
VƯƠNG HỒNG HÀ*
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong các giai đoạn khác nhau đều đặt con
người ở vị trí trung tâm, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Chính vì
vậy, trong các kỳ Đại hội Đảng, vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực được coi là yếu
tố quyết định sự phát triển ổn định và bền vững đất nước. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, cần có các nguồn lực như: con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn lực này
đều cần thiết và có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó nguồn lực con người có vai trò quyết
định. Nguồn lực con người là nguồn lực nội tại, cơ bản, tất yếu, giữ vị trí trung tâm trong hệ
thống các nguồn lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là nguồn lực của mọi nguồn lực; là tài
nguyên của mọi tài nguyên; là chủ thể trực tiếp quyết định toàn bộ quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Từ lý thuyết và thực tiễn phát triển ở tất cả các nước trên thế giới đã cho thấy nguồn
nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực có chất lượng cao
còn có ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, đói nghèo, môi trường,
và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khi sự cạnh tranh diễn ra
ngày càng gay gắt thì nguồn nhân lực đóng vai trò ngày càng quan trọng. Do vậy, phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng cao, là một yếu tố then chốt nhằm phát triển kinh tế bền vững.
1. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội của mọi quốc gia. Trong xu hướng toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực, một mặt
tạo ra những khả năng và cơ hội phát triển cho các quốc gia; mặt khác cũng tiểm ẩn những
nguy cơ liên quan đến các vấn đề xã hội như đói nghèo, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường.
Muốn nắm bắt được thời cơ, giảm thiểu nguy cơ, tất cả các quốc gia cần huy động mọi nguồn
lực của đất nước, trong đó quan tâm đặc biệt đến việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và
các nguồn vốn nội tại; đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững kinh tế tri thức, có khả năng cạnh
tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Đây chính là nhu cầu cấp thiết của Việt
Nam trong quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và tham gia tích cực vào phân công lao
động quốc tế.
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam có những cơ hội phát triển to lớn, đồng thời cũng
phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức gay gắt và khắc nghiệt của thời đại. Với nhận thức
rõ ràng về vai trò quyết định của con người trong phát triển, Đảng và Nhà nước đang xây dựng
chiến lược phát triển con người, chiến lược phát triển nguồn nhân lực như trung tâm của chiến
lược phát triển. Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2010-2020 hướng vào nâng
cao chất lượng toàn diện con người Việt Nam về chính trị, đạo đức, ý chí, tri thức, thể lực; phát
* ThS, Học viện Chính trị-Hành chính Khu vực I.
Sù kiÖn - NhËn ®Þnh
Xã hội học số 3 (123), 2013
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
huy tiềm năng lao động dồi dào của đất nước; hình thành nguồn nhân lực có cơ cấu hợp lý,
trong đó đặc biệt là lao động trình độ cao. Có thể nói đó là chiến lược phát triển con người lao
động mới Việt Nam, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có nhân cách.
Nhận thấy vai trò của phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực, Hồ Chủ tịch đã
từng nói “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và
“muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trên cơ sở đó, từ thực
tiễn và lý luận về vai trò động lực của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa-hiện
đại hóa đất nước, Đảng ta đã chỉ đạo “lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố cơ bản cho
sự phát triển nhanh và bền vững”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn
chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã
hội. Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã đưa ra một quan điểm về công nghiệp hóa-hiện đại
hóa là: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
chóng và bền vững"; "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người
Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa". Đại
hội Đảng lần thứ XI (2011) đã cụ thể hóa, bổ sung, phát triển và làm sáng rõ thêm một số nội
dung mới. Trước hết, đặc trưng về con người xã hội chủ nghĩa nêu trong Cương lĩnh (bổ sung,
phát triển năm 2011) là: “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện”. Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh 2011 đề ra,
Đảng ta nêu ra quan điểm: "Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người
là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Tiếp theo, Đảng ta lựa chọn
phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm 2020, được xem là khâu đột phá thứ hai.
Cuối cùng, đặt ra yêu cầu phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển
và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Nghiên cứu bản chất phát triển nguồn nhân lực trong chiến
lược phát triển con người, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng đặc biệt của đầu tư
vào con người, vào phát triển nguồn nhân lực, thực chất là đầu tư cho phát triển để tạo ra vốn
nhân lực, nguồn nội lực vô tận của đất nước.
Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm 6 tháng đầu năm 2011 của Tổng cục Thống kê
cho thấy, đến thời điểm 1/7/2011 (cuối quý 2), cả nước có 51,33 triệu người từ 15 tuổi trở lên
thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,4% tổng dân số, bao gồm 50,38 triệu người có việc làm và
0,95 triệu người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, nữ giới chiếm tỷ
trọng thấp hơn nam giới (48,3% nữ giới so với 51,7% nam giới). Trong vòng ba thập kỷ qua,
mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến nay
vẫn còn 71,5% lực lượng lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Cùng thời điểm này,
trong tổng số hơn 50,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, chỉ có gần 7,7
triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,2%. Hiện cả nước có 84,8% số người đang làm việc chưa
được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Bên cạnh đó, cả nước có gần 1
triệu người thất nghiệp, trong đó khu vực thành thị chiếm 47,7% và số nữ chiếm 58,0% tổng số
thất nghiệp. Số người thất nghiệp trẻ tuổi (từ 15-29 tuổi) chiếm tới ba phần năm (58,9%), trong
khi đó nhóm dân số từ 15-29 tuổi chỉ chiếm 33% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của cả nước. Số
liệu theo khu vực thành thị và nông thôn phản ánh, số lao động thất nghiệp ở cả khu vực thành
thị và nông thôn đều tập trung chủ yếu vào nhóm thanh niên dưới 30 tuổi.
Ở hai trung tâm kinh tế-xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo cao nhất. Tỷ trọng lao động đang làm việc có trình
Xã hội học số 3 (123), 2013
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là
những nơi tập trung nhiều nhất lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên nhưng chiếm
tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê: thành phố Hồ Chí Minh đứng
đầu cả nước về tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 với mức 3,9%. Đồng bằng Sông Cửu Long và Hà
Nội đứng ở vị trí thứ 2 và 3 trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực miền núi và trung du phía Bắc
ở mức thấp nhất, gần 0,8%. Như vậy, vấn đề thất nghiệp được đặt ra với lao động trẻ, là một
trong những nhóm lao động được xem là dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường
lao động.
2. Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực
Nói đến vốn xã hội, mọi người thường nghĩ đó là vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, nhưng thực
chất vốn xã hội là một thuật ngữ xuất phát từ các lý thuyết xã hội học. Tuy nhiên thời gian gần đây
các nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng để giải thích các vấn đề kinh tế và quản trị. Họ xác định vốn
xã hội theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau và cũng cho ra nhiều kết quả khác nhau về tác động
của vốn xã hội đến các hoạt động kinh tế. Bàn về vốn xã hội, các nhà nghiên cứu lấy khái niệm
nguồn nhân lực để định nghĩa, xem nó là một nguồn lực góp phần trong rất nhiều nguồn lực để
phát triển kinh tế xã hội. Nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực quan tâm đến vốn xã hội, nghiên cứu
nó với tư cách là yếu tố nảy sinh hoặc yếu tố trung tâm, yếu tố tác động đến thực tiễn của các vấn
nghiên cứu khác nhau. Vốn xã hội được coi là không chỉ đóng góp vào phát triển nền kinh tế bền
vững mà nó còn là yếu tố tác động, đóng góp vào việc tạo lập, hình thành và giải quyết các vấn đề
xã hội như: bất bình đẳng xã hội, chênh lệch giàu nghèo, phân công lao động xã hội...
Vốn xã hội được coi là một nguồn lực tồn tại trong đời sống xã hội bên cạnh các nguồn
lực khác. Đây là một khái niệm không mới đối với thế giới, nhưng còn khá mới đối với Việt
Nam. Các nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam chia làm hai hướng: một số nghiên cứu quan
tâm đến việc tổng kết, giới thiệu lý thuyết về vốn xã hội; những nghiên cứu khác tập trung vận
dụng lý thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu thực tiễn. Theo lý thuyết của các nhà nghiên
cứu thế giới, vốn xã hội được xem xét trong các mối quan hệ liên quan đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, đồng thời nó còn được coi là một nguồn lực, các mối quan hệ có sự tin cậy lẫn
nhau trong mạng lưới xã hội, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội bên cạnh các nguồn vốn
khác. Bàn về vốn xã hội, các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên xét về
mặt lý thuyết và thực tiễn cho thấy có sự thống nhất ở các điểm sau đây. Thứ nhất, vốn xã hội
gắn liền với các mạng lưới xã hội. Thứ hai, vốn xã hội được định nghĩa từ khái niệm nguồn
lực, cho đó là một nguồn lực dựa trên mạng lưới xã hội. Thứ ba, vốn xã hội được tạo ra thông
qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội để tìm kiếm lợi ích. Thứ tư, vốn xã hội được đề cập đến
sự tin cậy (lòng tin, niềm tin) và mối quan hệ qua lại của nguồn lực dựa trên mạng lưới xã hội.
Vậy, dựa vào những điểm thống nhất trên định nghĩa vốn xã hội của các nhà khoa học cho thấy
các yếu tố sau cấu thành vốn xã hội: các mạng lưới xã hội, nguồn lực xã hội, quan hệ xã hội
dựa trên các chuẩn mực xã hội và lòng tin trong xã hội. Chính vì vậy mà khẳng định nó là một
loại vốn tồn tại song song cùng nhiều loại vốn khác trong đời sống xã hội. Bên cạnh những
điểm thống nhất về khái niệm vốn xã hội nêu trên còn có những cách hiểu khác nhau dựa trên
lập trường và lĩnh vực khác nhau của các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, có nhà nghiên cứu cho
rằng vốn xã hội gồm các mạng lưới xã hội, khía cạnh của cấu trúc xã hội, thì nhà nghiên cứu
khác cho đó là nguồn lực liên kết các mạng lưới xã hội, hay nguồn lực trong mạng lưới xã hội;
bên cạnh đó, có tác giả coi vốn là chuẩn mực không chính thức, chuẩn mực của quan hệ trao
đổi qua lại và niềm tin, hay khả năng của cá nhân trong việc tìm kiếm lợi ích thông qua tư cách
Xã hội học số 3 (123), 2013
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
thành viên của mạng lưới xã hội, cấu trúc xã hội. Sự khác biệt trong quan niệm về vốn xã hội
đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên
nó cũng đem đến những khó khăn trong nghiên cứu thực tiễn bởi cách hiểu và cách sử dụng
chưa được thống nhất. Nghiên cứu vốn xã hội đối với phát triển nguồn nhân lực rất ít, mặc dù
vốn xã hội được định nghĩa từ khái niệm nguồn lực, mà nguồn nhân lực được coi là nguồn lực
quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Những nghiên cứu
sau đây có đề cập đến phần nào đến nguồn nhân lực, nhưng chưa đặt trực tiếp sự phát triển
nguồn nhân lực trong tiếp cận nghiên cứu vốn xã hội. Cohen và Prusak (2001) định nghĩa:
“Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với nhau: Sự tin
tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những
thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành động có
khả năng thực hiện được”. Các nghiên cứu cho thấy, vốn xã hội có vai trò trọng tâm trong phát
triển kinh tế và xóa bỏ đói nghèo, bên cạnh đó “vốn xã hội còn được coi là có ý nghĩa lớn trong
việc hình thành vốn con người” hay nói các khác vốn xã hội có tầm quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nguồn nhân lực.
“Điều này được minh chứng qua nghiên cứu “Vốn xã hội trong việc tạo ra vốn con người”
(Coleman, 1988). Coleman đã phân tích mối quan hệ giữa ba loại vốn: vốn kinh tế, vốn xã hội
và vốn con người và đi đến kết luận rằng cả vốn kinh tế lẫn vốn xã hội đều có ý nghĩa tích cực
đối với việc tạo ra vốn con người Một nghiên cứu khác về vốn xã hội và vốn con người của
Portes cũng cho thấy rõ điều này. Dựa vào ví dụ thực tế từ nghiên cứu của của Zhou và
Bankstson về cộng đồng liên kết chặt của người Việt Nam ở New Orleans (Mỹ), Portes (1998)
kết luận rằng “nhờ vốn xã hội trong mạng lưới người Việt ở đây, việc học tập của con cái họ
có được sự kiểm soát hiệu quả mà không cần thiết phải sử dụng tới các thiết chế kiểm soát
chính thức hoặc công khai” (dẫn theo Nguyễn Tuấn Anh trong “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt
ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Xã hội học, số 3(115), 2011).
3. Sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tiếp cận nghiên cứu vốn xã hội
Xuất phát từ các mối quan hệ bền chặt giữa vốn xã hội và thực trạng nguồn nhân lực Việt
Nam, cho thấy sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt là
đặt vấn đề phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tương quan với vốn xã hội, trong quá trình phát
triển, tăng trưởng kinh tế và công bằng, tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, vấn đề
đặt ra là các nghiên cứu phải trả lời cho câu hỏi: trên thực tế, vốn xã hội đã được tạo dựng, duy
trì và sử dụng như thế nào trong quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ Việt Nam, đặc biệt là
thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh? Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin
ban đầu, cần thiết về vốn xã hội đã được tạo dựng, duy trì và sử dụng như thế nào trong quá
trình phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời đưa ra những phân tích và
các yếu tố của vốn xã hội: các mạng lưới xã hội, nguồn lực xã hội, quan hệ xã hội dựa trên các
chuẩn mực xã hội và lòng tin trong xã hội tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến quá
trình phát triển nguồn nhân lực. Qua đó giúp các cơ quan và các nhà chuyên môn trong việc
hoạch định chính sách có những đề xuất phù hợp đối với vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng,
phát triển nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Với một số vấn đề nghiên cứu đặt ra trên đây, các nghiên cứu đó sẽ góp phần soi sáng vai trò
quan trọng của vốn xã hội đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ
trong thời kỳ đổi mới đất nước, trên cơ sở làm sáng tỏ tác động của vốn xã hội đến chiến lược phát
Xã hội học số 3 (123), 2013
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
triển nguồn nhân lực trẻ của Đảng về các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội,
cùng với những lợi thế, nguy cơ, thách thức, kinh nghiệm, của thực trạng nguồn nhân lực nói chung
và nguồn nhân lực trẻ nói riêng trong thời đại mới. Đồng thời, các nghiên cứu cũng sẽ góp phần
xây dựng cơ sở lý luận về vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ cũng như đóng góp cho
lý luận xã hội học về vai trò, tầm quan trọng của việc đưa vấn đề nghiên cứu vốn xã hội và những
yếu tố tạo nên vốn xã hội tác động đến thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội trong các điều kiện cụ thể
ở Việt Nam.
Tài liệu trích dẫn
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1991. Nxb Sự thật,
Hà Nội, tr.9.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr.68.
Đảng Cộng sản Việt Nam. 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, tr.70.
Nguyễn Tuấn Anh. 2011. Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt
Nam hiện nay. Tạp chí Xã hội học, số 3(115), 2011.
Tổng cục Thống kê. Kết quả sơ bộ Tổng Điều tra dân số Việt Nam 2009.
Tổng cục Thống kê. Điều tra lao động & việc làm 2011.
Tổng cục Thống kê. Điều tra lao động & việc làm 2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_suy_nghi_ban_dau_ve_nghien_cuu_von_xa_hoi_trong_phat.pdf