Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam

Những điểm mới và đóng góp của luận văn

Nghiên cứu về chế định án tích có ý nghĩa và vai trò to lớn về mặt lý luận và thực

tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật hình sự, vì đây là công trình đầu tiên ở cấp độ một luận

văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề án tích. Luận văn có những

điểm mới cơ bản là:

- Tập trung vào nghiên cứu một cách đồng bộ, thống nhất về mặt lý luận nội dung cơ

bản của chế định án tích theo luật hình sự Việt Nam.

- Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm cơ bản và chủ yếu của quá trình hình thành và

phát triển chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam.

- Nghiên cứu làm sáng tỏ và chỉ ra những bất cập, hạn chế đối với các quy định về chế

định án tích trong việc áp dụng các quy phạm này vào thực tiễn.

- Đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định án tích góp phần vào việc

hoàn thiện hơn nữa BLHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

hiện nay

pdf10 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam Phùng Đăng Trường Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự; Mã số 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh Hùng Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Chế định án tích. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam hiện hành đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng như bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần giữ gìn, duy trì trật tự an toàn xã hội. Mặc dù, đã được kế thừa và tiếp thu những tinh thần và sự tiến bộ của BLHS năm 1985 nhưng kể từ năm 1999 đến nay, BLHS năm 1999 đã bộc lộ những bất cập không chỉ trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự mà cả trên phương diện nhận thức và lý luận. Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận và đưa ra các kiến giải lập pháp là vô cùng cần thiết và quan trọng không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng mà đối với cả hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Án tích là một trong những chế điṇh rất quan trọng trong phần chung của BLHS. Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt nhận thức và lý luận là một đòi hỏi cấp bách, không chỉ góp phần làm cho nhận thức một cách đúng đắn và khoa học về chế định án tích mà còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chính xác các quy định của pháp luật hình sự. Bảo đảm các quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Từ trước đến nay, về mặt lý luận, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện và có hệ thống vấn đề liên quan đến chế định án tích. Ngoài ra, việc hiểu vấn đề liên quan đến án tích cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau và chưa thống nhất. Như vậy, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc, điều đó đặt ra yêu cầu hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện về mặt lý luận vấn đề liên quan đến chế định án tích để đưa ra các lý giải khoa học và mô hình lý luận vấn đề này đồng thời cũng đưa ra các kiến giải lập pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự mà cụ thể là BLHS Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay. Từ những lý do phân tích trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua nghiên cứu và tham khảo BLHS của một số nước trên thế giới, BLHS Việt Nam năm 1985, năm 1999 thì có thể thấy án tích là một trong những chế định quan trọng và phức tạp trong pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu về chế định này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhìn chung, đã có một số bài viết, khóa luận tốt nghiệp lý giải vấn đề trên góc độ lý luận nhưng vẫn chưa đưa ra được một bức tranh tổng quát cũng như các kiến giải lập pháp về chế định này. Ở Việt Nam, chế định án tích và các chế định liên quan đến chế định này đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Nghiệp, luận văn thạc sĩ luật học năm 2006; đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan, khóa luận tốt nghiệp cử nhân năm 2003. Ngoài ra, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau đây: GS.TSKH Lê Văn Cảm, Mục VII, Chương VIII – Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự, sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nhà xuất bản (NXB) Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; TSKH. Lê Cảm (chủ biên), Mục VI, Chương XVII – Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt và xóa án tích, Chương XVIII – Những đặc thù về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người chưa thành niên phạm tội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. Bên cạnh đó còn có các bài viết sau đây: Hồ Sĩ Sơn, “Án tích theo luật hình sự Viêt Nam 1999”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2001; Phạm Hồng Hải, “Xóa án”, trong sách: Mô hình lý luận về BLHS Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; Từ một số nội dung đề cập ở trên cho thấy các công trình và bài viết nghiên cứu liên quan đến chế định án tích đã đưa ra những quan điểm và phần nào đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản mà lý luận và thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình này đã cho thấy, chế định án tích với tư cách là một trong những chế định quan trọng và cơ bản trong pháp luật hình sự nhưng chế định này hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cập. Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của khoa học luật hình sự, về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” là một đòi hỏi khách quan và cần thiết trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện để làm sáng tỏ về mặt lý luận và khoa học những nội dung cơ bản của chế định án tích trong pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập để đưa ra các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự. Nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Về mặt lý luận: Tập trung nghiên cứu xung quanh nội dung của chế định này trong pháp hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam với chế định án tích trong luật hình sự một số nước trên thế giới để làm sáng tỏ về mặt lý luận của chế định này trong luật hình sự Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật của chế định án tích trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta. Từ đó tìm ra những thiếu sót, bất cập và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định này trên thực tế, qua đó đưa ra được mô hình lý luận về chế định án tích và đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định này. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết vấn đề chế định án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, đề cập đến một số quy phạm liên quan đến luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, những vấn đề liên quan đến án tích và xóa án tích chưa được đề cập trong pháp luật hình sự của nước ta. Luận văn nghiên cứu về chế định án tích không chỉ trong quy định của BLHS Việt Nam năm 1985, năm 1999 mà còn nghiên cứu cả các quy phạm về chế định này trước khi có BLHS năm 1985. Đồng thời luận văn cũng phân tích một số quy định về chế định án tích trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài luận văn còn được thực hiện trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về cải cách tư pháp để thể hiện. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể và đặc thù như: phương pháp phân tích, tổng hợp, logic và so sánh. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Nghiên cứu về chế định án tích có ý nghĩa và vai trò to lớn về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật hình sự, vì đây là công trình đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề án tích. Luận văn có những điểm mới cơ bản là: - Tập trung vào nghiên cứu một cách đồng bộ, thống nhất về mặt lý luận nội dung cơ bản của chế định án tích theo luật hình sự Việt Nam. - Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm cơ bản và chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam. - Nghiên cứu làm sáng tỏ và chỉ ra những bất cập, hạn chế đối với các quy định về chế định án tích trong việc áp dụng các quy phạm này vào thực tiễn. - Đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định án tích góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa BLHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định án tích Chương 2: Chế định án tích theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn áp dụng Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định án tích Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 2. Lê Cảm - Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên) (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 3. Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (sách chuyên khảo sau đại học – Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 4. Lê Văn Cảm (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 5. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 6. Đỗ Văn Chỉnh (2009) “Xóa án tích với việc xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm” Toà án nhân dân, (2); 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị, Hà Nội; 8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội; 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội; 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 12. Phạm Hồng Hải (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 13. Trần Thị Hiền (dịch) (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội; 14. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 15. Phạm Mạnh Hùng (2001), “Một số vấn đề về định tội theo Bộ luật hình sự năm 1999”, Kiểm sát, (8); 16. Phạm Mạnh Hùng (2001), “Vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật”, Tòa án nhân dân, (3); 17. Phạm Mạnh Hùng (2002), “Cơ sở của trách nhiệm hình sự”, Luật học, (6); 18. Phạm Mạnh Hùng (2006), “Một số vấn đề nhận thức và áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”, Kiểm sát, (16); 19. Phạm Mạnh Hùng (2007), “Bàn về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam”, Kiểm sát, (6); 20. Nguyễn Thị Lan (2003), Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp - Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 21. Uông Chu Lưu (2001), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (tập 1), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 22. Nguyễn Thanh Mai (2011), “Nhận diện các trường hợp xóa án tích trong công tác quản lý lý lịch tư pháp”, Nghề luật, (2); 23. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục và Khoa luật Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội; 24. Nguyễn Xuân Nghiệp (2006), Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam, luận văn thạc sĩ - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; 25. Trần Đình Nhã (1999), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 26. Đặng Quang Phương (1999), "Hoạt động xét xử của tòa án với việc phổ biến giáo dục pháp luật", Nhà nước và pháp luật (2); 27. Trần Thị Kim Phượng (2011), “Về xóa án tích đối với hình phạt trục xuất”, Dân chủ và pháp luật, (7); 28. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (phần chung), Nxb TP. Hồ Chí Minh; 29. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội; 30. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội; 31. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội; 32. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Chính phủ, Hà Nội; 33. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội; 34. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội; 35. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hà Nội; 36. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội; 37. Quốc hội (2006), Luật Luật sư, Hà Nội; 38. Quốc hội (2009), Luật lý lịch tư pháp, Hà Nội; 39. Quốc hội (2010), Luật nuôi con nuôi, Hà Nội; 40. Hồ Sĩ Sơn (2001), “Án tích theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, Nhà nước và Pháp luật, (12); 41. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 42. Trịnh Quốc Toản (2007), “Hình phạt tước một số quyền công dân trong luật hình sự Việt Nam”, Tòa án nhân dân (2); 43. Trịnh Quốc Toản (2011), Hình phạt bổ sung trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 44. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các quy định của Phần chung Bộ luật hình sự, Hà Nội; 45. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, Hà Nội; 46. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2014), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội; 47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1979 sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 1997, 1999, 2001, 2002 và năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội; 48. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên Bang Nga (Song ngữ tiếng Việt - Nga), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Thụy Điển (Song ngữ tiếng Việt – Thụy Điển), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 50. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 51. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 52. Đào Trí Úc (chủ biên) (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 53. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (1999), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 54. Viện nghiên cứu hán nôm (1994), Hoàng Việt luật lệ, tập I, Nxb Văn hóa - Thông tin, thành phố Hồ Chí Minh; 55. Viện nghiên cứu hán nôm (1995), Quốc triều hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 56. Viện Sử học (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 57. Trịnh Tiến Việt (2008), “Hậu quả pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự”, Dân chủ và Pháp luật, (7); 58. Trịnh Tiến Việt (2010), Chế định miễn trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 59. Trịnh Tiến Việt (2013), “Đảm bảo tính thống nhất khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự”, Kiểm sát, (7); 60. Dương Hùng Yên (2003), “Bàn về thời hạn xóa án tích trong Bộ luật hình sự”, Toà án nhân dân, (2); 61. Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn Hóa thông tin, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004328_2314_2009413.pdf
Tài liệu liên quan