Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam

Về phương diện thực tiễn, sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật

hình sự Việt Nam về hình phạt cảnh cáo thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự vẫn còn có một số trường hợp áp

dụng hình phạt cảnh cáo không đúng pháp luật và không có căn cứ pháp lý.

Thứ hai, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp dụng không đúng các quy định về

hình phạt cảnh cáo, đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, mà cụ thể là: 1)

Do chính các quy định về hình phạt cảnh cáo còn thiếu, ví dụ như ở Bộ luật hình sự năm

1999 và Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật

hình sự năm 1999 đều không quy định về nội dung khái niệm hình phạt cảnh cáo; 2) Do tâm

lý xét xử của người Thẩm phán; 3) Do năng lực, trình độ chuyên môn của Thẩm phán còn

hạn chế.

pdf18 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢNH CÁO THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm hình phạt và mục đích của hình phạt Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm của các học giả trong và ngoài nước về khái niệm hình phạt và phân tích tính chất, đặc điểm, nội dung của hình phạt chúng tôi có thể nêu một cách khái quát định nghĩa về khái niệm hình phạt như sau: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước, được quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án đối với chính người đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế những quyền, tự do của người bị kết án hoặc đặt ra những nghĩa vụ pháp lý nhất định đối với họ theo quy định của pháp luật hình sự. 1.1.2. Khái niệm hình phạt cảnh cáo Để đưa ra một khái niệm đầy đủ và chính xác về nội dung, ngắn gọn và nhất quán về mặt pháp lý, đồng thời phù hợp với thực tiễn xét xử và chính sách nhân đạo của Nhà nước, theo chúng tôi, khái niệm hình phạt cảnh cáo phải bao gồm các nội dung như: Thứ nhất, bản chất pháp lý của hình phạt cảnh cáo; thứ hai, hình thức thể hiện; thứ ba, cơ quan có thẩm quyền nào áp dụng; thứ tư, đối tượng bị áp dụng; và, thứ năm, căn cứ pháp lý và những điều kiện áp dụng. Do đó, trên cơ sở xem xét các quan điểm khoa học đã nêu, kết hợp với việc phân tích các quy định của pháp luật có liên quan, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo chúng tôi khái niệm hình phạt cảnh cáo có thể được định nghĩa như sau: Hình phạt cảnh cáo là một trong các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Bộ luật hình sự Việt Nam quy định, thể hiện sự khiển trách công khai của Tòa án đối với người bị kết án phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và cải tạo, giáo dục người phạm tội. 1.1.3. Các đặc điểm cơ bản của hình phạt cảnh cáo Ngoài các đặc điểm của hình phạt nói chung, xuất phát từ khái niệm, bản chất pháp lý đã nêu và trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự hiện hành có liên quan đến hình phạt cảnh cáo, chúng tôi rút ra một số đặc điểm riêng nổi bật của hình phạt cảnh cáo như sau: Thứ nhất, hình phạt cảnh cáo cũng là một trong những hình phạt phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng. Thứ hai, hình phạt cảnh cáo là hình phạt chính trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự nước ta. Thứ ba, việc áp dụng hình phạt cảnh cáo không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội mà chỉ đem lại tổn thất nhất định về mặt tinh thần. Thứ tư, hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng. Thứ năm, tội phạm mà người đó thực hiện phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Thứ sáu, tội phạm mà người đó thực hiện chưa đến mức được miễn hình phạt. Thứ bảy, tội mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có quy định hình phạt cảnh cáo trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc được Tòa án quyết định áp dụng căn cứ vào Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999. 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về hình phạt cảnh cáo từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay 1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 Nghiên cứu các văn bản pháp luật trong giai đoạn này, chúng tôi thấy rằng các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành đều là những văn bản pháp luật hình sự đơn hành. Nội dung của các văn bản pháp luật hình sự giai đoạn này thường chỉ đề cập đến một loại tội phạm nhất định, chưa có văn bản pháp luật hình sự nào quy định về hệ thống hình phạt. Cảnh cáo được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự giai đoạn này vừa là biện pháp xử lý hành chính vừa là hình phạt trong luật hình sự. Tuy nhiên, từ khoảng những năm 1960 trở đi sự phân định này đã tương đối rõ ràng thông qua việc phân định rõ các văn bản pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật hành chính. 1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 cho đến nay Bộ luật hình sự năm 1985 nước ta đã được kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa VII thông qua ngày 27/06/1985, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986. Lần đầu tiên Bộ luật hình sự đã quy định hình phạt cảnh cáo tại một điều riêng biệt (Điều 22 Phần chung Bộ luật hình sự). Ngoài ra, trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với tính cách là hình phạt chính được quy định cụ thể trong các điều luật tương ứng với từng loại tội phạm. Đứng trước yêu cầu đổi mới mọi mặt đời sống đất nước đặt ra nhiệm vụ xem xét để sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 - Bộ luật của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp. Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật hình sự năm 1999. Hình phạt cảnh cáo trong Bộ luật hình sự năm 1999 được quy định tại Điều 29 (trước đây là Điều 22) và vẫn giữ nguyên quy định là hình phạt chính; bỏ việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với tính cách là hình phạt chính tại một số điều luật: Điều 131, Điều 141; Điều 142; Điều 163; Điều 245; Điều 248; Điều 268; quy định mới việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với tính cách là hình phạt chính tại một số điều luật sau: Điều 149; Điều 152; Điều 162; Điều 258; Điều 266. Mặc dù ngày 19/6/2009 Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 đã ban hành Luật số 37/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1999, tuy nhiên, các quy định về hình phạt cảnh cáo trong Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn không thay đổi so với quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. 1.3. Phân biệt hình phạt cảnh cáo với một số chế định khác 1.3.1. Phân biệt hình phạt cảnh cáo với miễn hình phạt * Những điểm giống nhau: (1) Cả hai đều phản ánh nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam; (2) Chỉ được áp dụng khi có đầy đủ những điều kiện cụ thể do luật định; (3) Đối t- ượng bị áp dụng là người bị kết án (người bị coi là có tội theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án) và; (4) Thẩm quyền áp dụng chúng chỉ và do duy nhất một cơ quan là Tòa án. * Những điểm khác nhau: Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Miễn hình phạt Nội dung Người bị kết án bị Tòa án quyết định hình phạt. Người bị kết án không bị áp dụng bất kỳ hình phạt nào. Điều kiện áp dụng Hình phạt cảnh cáo áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. Việc quy định trong Bộ luật hình sự Hình phạt cảnh cáo được quy định trong Phần chung và quy định tại các điều luật cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Không được quy định tại các điều luật cụ thể trong Bộ luật hình sự ngoài Điều 54 và khoản 3 Điều 314 Bộ luật hình sự. Về mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cao hơn và nhân thân người phạm tội xấu hơn so với người phạm tội được miễn hình phạt. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thấp hơn và nhân thân người phạm tội tốt hơn so với người phạm tội bị áp dụng hình phạt cảnh cáo. Hậu quả pháp lý Phải chịu án tích và mang án tích trong thời hạn một năm (điểm a khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999). Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích theo khoản 1 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999. Nguồn: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 1.3.2. Phân biệt hình phạt cảnh cáo với miễn trách nhiệm hình sự * Những điểm giống nhau: (1) Cả hai đều thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam nói riêng; (2) Chỉ có thể áp dụng đối với người nào bị coi là có lỗi trong việc thực hiện chính tội phạm đó; (3) Chỉ có thể áp dụng khi có đầy đủ những điều kiện cụ thể tương ứng trong từng trường hợp cụ thể do luật định; (4) Và, với việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cảnh cáo, Nhà nước không buộc cách ly khỏi xã hội những người đã phạm tội và như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm trở lại cuộc sống bình thường trong cộng đồng xã hội, phấn đấu làm người lương thiện và có ích cho gia đình và xã hội. * Tuy nhiên, bên cạnh các điểm giống nhau đã nêu trên, giữa chúng còn có một số điểm khác nhau như sau: Bảng 1.2: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo và miễn trách nhiệm hình sự Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Miễn trách nhiệm hình sự Nội dung Người bị kết án bị Tòa án quyết định hình phạt. Người được miễn trách nhiệm hình sự không bị áp dụng hình phạt. Về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội Hành vi phạm tội và nhân thân người được áp dụng hình phạt cảnh cáo nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội và nhân thân của người được miễn trách nhiệm hình sự. Hành vi phạm tội và nhân thân người được miễn trách nhiệm hình sự ít nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội và nhân thân của người được áp dụng hình phạt cảnh cáo. Về thẩm quyền áp dụng Chỉ có Tòa án. Ngoài Tòa án còn có thể do cơ quan Điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc Viện kiểm sát áp dụng trước khi xét xử tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể tương ứng. Về chế tài áp dụng Người được áp dụng hình phạt cảnh cáo vẫn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999. Người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện, nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, người họ vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tương ứng khác. Về hậu quả pháp lý Phải chịu án tích. Không phải chịu án tích. Nguồn: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 1.3.3. Phân biệt hình phạt cảnh cáo với miễn chấp hành hình phạt * Những điểm giống nhau: (1) Cả hai đều thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam; (2) Chỉ được áp dụng khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định và; (3) Đối tượng bị áp dụng là người bị kết án (người bị coi là có tội theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án; (4) Người bị kết án bị mang án tích. * Ngoài ra, giữa chúng cũng có một số điểm khác nhau như sau: Bảng 1.3: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo và miễn chấp hành hình phạt Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Miễn chấp hành hình phạt Nội dung Khi xét xử thì người bị kết án bị quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo với tính cách là hình phạt chính và một hoặc một số hình phạt bổ sung khác trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi xét xử người bị kết án đã bị Tòa án quyết định một hình phạt nào đó đối với họ trong bản án kết tội đã nêu. Về thẩm quyền áp dụng Hình phạt cảnh cáo do một cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng là Tòa án. Hình phạt cảnh cáo và miễn chấp hành hình phạt đều do một cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng là Tòa án, nhưng khác với hình phạt cảnh cáo, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định có một số trường hợp phải theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát (khoản 1, 3-4 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999) hoặc theo đề nghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt (khoản 5 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 1999), thì Tòa án mới có cơ sở để quyết định miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án. Nguồn: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 1.3.4. Phân biệt hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự với biện pháp cảnh cáo của luật hành chính Cảnh cáo với tính cách là hình phạt trong luật hình sự khác với cảnh cáo được áp dụng với tính cách là biện pháp xử lý hành chính ("biện pháp cảnh cáo") như sau: Bảng 1.4: Những điểm khác nhau giữa hình phạt cảnh cáo trong luật hình sự với biện pháp cảnh cáo trong luật hành chính Tiêu chí Hình phạt cảnh cáo Biện pháp cảnh cáo Chủ thể áp dụng Chỉ do Tòa án áp dụng đối với bị cáo. Được áp dụng với tính cách là biện pháp xử lý hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính khác nhau áp dụng theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và Pháp lệnh ngày 02/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Hình thức thể hiện Hình phạt cảnh cáo được quyết định trong bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Biện pháp cảnh cáo được quyết định bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính ban hành. Đối tượng áp dụng Được áp dụng với cá nhân người phạm tội. Được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính (Điều 12 Pháp lệnh ngày 02/04/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính). Về điều kiện áp dụng Hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và chưa đến mức miễn hình phạt. Biện pháp cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Về hậu quả pháp lý Phải mang án tích trong thời hạn một năm theo quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999. Người vi phạm không phải mang án tích. Nguồn: Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ HÌNH PHẠT CẢNH CÁO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về hình phạt cảnh cáo 2.1.1. Trong Phần chung Bộ luật hình sự Hình phạt cảnh cáo được quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 tại các điều luật: 28, 29, 64, 71. Phân tích các quy định của Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy, quy định của Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt cảnh cáo cho thấy còn thiếu định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt cảnh cáo. Điều 29 Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định các điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo, không hề có sự xác định nội dung hình phạt cảnh cáo là gì. Việc xác định nội dung của hình phạt thông qua quy định của pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nó làm cho mọi người thấy được các dấu hiệu bắt buộc của hình phạt. Ngoài ra, xuất phát từ việc đánh giá khả năng tác động của hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội, chúng tôi cho rằng cần tăng cường tính nghiêm khắc của hình phạt này bằng cách bổ sung quy định của Bộ luật hình sự theo hướng bắt buộc các Tòa án sau khi tuyên án phải thông báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nơi người bị kết án làm việc hoặc cư trú biết. Bởi vì, một mặt điều này nâng cao trách nhiệm cá nhân người bị kết án; mặt khác để các cơ quan, tổ chức đó biết và có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giáo dục người bị kết án. 2.1.2 Trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự Hình phạt cảnh cáo được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 chủ yếu tập trung vào một số nhóm tội sau: Nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người; Nhóm các tội xâm phạm những quyền tự do, dân chủ của công dân; Nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Trong số các cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng, số lượng cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành quy định hình phạt cảnh cáo không nhiều (37/165 cấu thành). Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 47 Bộ luật hình sự năm 1999 Tòa án vẫn có thể tuyên phạt cảnh cáo đối với những người phạm các tội ít nghiêm trọng mà chế tài không quy định hình phạt này. 2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt cảnh cáo 2.2.1. Tình hình áp dụng hình phạt cảnh cáo Kết quả nghiên cứu số liệu thống kê của TANDTC cho thấy, mặc dù những năm gần đây TAND các cấp đã chú trọng hơn đến việc áp dụng hình phạt không phải là phạt tù trong những trường hợp được phép cân nhắc, lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, các Tòa án mới chỉ dừng lại ở việc lựa chọn án treo và cải tạo không giam giữ, còn hình phạt cảnh cáo rất ít khi được Tòa án dụng. Hình phạt cảnh cáo áp dụng chỉ chủ yếu đối với một số nhóm tội phạm, như nhóm tội xâm phạm sở hữu; nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người. Đối với các nhóm tội phạm khác, như nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, hình phạt cảnh cáo được áp dụng rất ít. 2.2.2. Một số hạn chế của việc áp dụng hình phạt cảnh cáo và các nguyên nhân cơ bản - Một số hạn chế của việc áp dụng hình phạt cảnh cáo Thứ nhất, hình phạt cảnh cáo được áp dụng chiếm tỷ lệ thấp. Thứ hai, việc áp dụng hình phạt cảnh cáo còn sai sót, chưa chính xác. Thứ ba, một số Tòa án không xem xét đầy đủ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, dẫn đến tình trạng đáng lẽ người bị kết án không được áp dụng hình phạt cảnh cáo mà Tòa án vẫn áp dụng. Thứ tư, còn nhầm lẫn giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt. Thứ năm, còn nhầm lẫn giữa hình phạt cảnh cáo và miễn trách nhiệm hình sự. Thứ sáu, việc thi hành hình phạt cảnh cáo còn nhiều hạn chế. Mặc dù không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này, xong qua nghiên cứu thực tiễn thi hành hình phạt này cho thấy: Đối với người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo thì sau khi tòa tuyên án công khai cũng có nghĩa là họ đã chấp hành xong hình phạt cảnh cáo, hay nói cách khác là hình phạt cảnh cáo không có tổ chức thi hành. Do đó, các tổ chức xã hội, đơn vị công tác nơi người đó làm việc, hay ủy ban nhân dân xã, phường nơi người đó sinh sống khó có thể nắm được tình trạng của người bị kết án và dẫn đến hệ quả là không thể theo dõi, giúp đỡ, cải tạo người bị kết án trở thành công dân có ích cho xã hội. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý ngại áp dụng, sợ bị để ý; sợ bị coi là tiêu cực, nhân nhượng cho bị cáo của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về tác dụng của hình phạt cảnh cáo khi quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo trong từng vụ việc cụ thể. - Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trong việc áp dụng hình phạt cảnh cáo thời gian qua Thứ nhất, nguyên nhân do các quy định của luật thực định Thứ hai, nguyên nhân từ công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật; thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng hình phạt nói chung và hình phạt cảnh cáo nói riêng của Tòa án các cấp. Thứ ba, nguyên nhân từ chủ thể áp dụng pháp luật hình sự Chương 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT CẢNH CÁO 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt cảnh cáo 3.1.1. Về phương diện thực tiễn Về phương diện thực tiễn, sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt cảnh cáo thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự vẫn còn có một số trường hợp áp dụng hình phạt cảnh cáo không đúng pháp luật và không có căn cứ pháp lý. Thứ hai, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp dụng không đúng các quy định về hình phạt cảnh cáo, đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, mà cụ thể là: 1) Do chính các quy định về hình phạt cảnh cáo còn thiếu, ví dụ như ở Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 đều không quy định về nội dung khái niệm hình phạt cảnh cáo; 2) Do tâm lý xét xử của người Thẩm phán; 3) Do năng lực, trình độ chuyên môn của Thẩm phán còn hạn chế... 3.1.2. Về phương diện lập pháp Việc hoàn thiện các quy định về hình phạt cảnh cáo trong pháp luật hình sự góp phần giúp cho nhà làm luật nhận thấy những "kẽ hở", "lỗ hổng" của hình phạt này: Một là, trong Bộ luật hình sự năm 1985 cũng như Bộ luật hình sự năm 1999 đều chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt cảnh cáo; điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo chưa được quy định chặt chẽ và hợp lý. Hai là, nhà làm luật nước ta cần bổ sung quy định của Bộ luật hình sự với nội dung tăng tính cưỡng chế của hình phạt cảnh cáo và cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng hình phạt cảnh cáo. Ba là, giữa hình phạt cảnh cáo và chế định miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự còn chưa có sự phân biệt rõ ràng, cụ thể và tách biệt giữa các chế định này. Bốn là, các nhà làm luật nước ta cần bổ sung quy định của Bộ luật hình sự với nội dung mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội. Năm là, cần loại bỏ việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với một số tội trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đang diễn biến phức tạp mà việc áp dụng hình phạt cảnh cáo chưa đủ sức ngăn chặn và giáo dục người bị kết án. Và sáu là, trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới cũng đòi hỏi pháp luật hình sự của nước ta nói chung, hình phạt cảnh cáo nói riêng cũng cần phù hợp và có sự tham khảo, chọn lọc các quy định của pháp luật hình sự các nước (trong đó có những quy định về hình phạt cảnh cáo), cũng như góp phần nhân đạo hóa hơn nữa chính sách hình sự của Nhà nước nói chung và của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng. 3.1.3. Về phương diện lý luận Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt cảnh cáo có ý nghĩa về mặt lý luận thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, nó góp phần giúp cho cán bộ nghiên cứu khoa học-giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự có nhận thức đúng đắn và thống nhất về hình phạt cảnh cáo, về căn cứ và những điều kiện áp dụng của từng trường hợp tương ứng để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Thứ hai, nó còn giúp cho những người có thẩm quyền trong cơ quan Tòa án nhận thức đầy đủ, đúng đắn và chính xác để từ đó ra các quyết định áp dụng hay không áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, qua đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp không chỉ của xã hội, của công dân, mà còn cả của bị cáo. Thứ ba, hoàn thiện hình phạt cảnh cáo dưới góc độ này sẽ góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận luật hình sự Việt Nam, cũng như là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích bổ sung vào khoa học luật hình sự nước ta về vấn đề hình phạt cảnh cáo. 3.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về hình phạt cảnh cáo Dưới góc độ nhận thức -khoa học, chúng tôi xin đưa ra mô hình lý luận của các quy phạm về hình phạt cảnh cáo như sau: Điều... Hình phạt cảnh cáo (mới) 1. Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người bị kết án về tội phạm mà người đó đã thực hiện khi có đầy đủ những điều kiện theo quy định tại Điều 29 của Bộ luật này. 2. Sự khiển trách công khai của Tòa án đối với người bị kết án được thực hiện tại phiên xét xử và được thông báo tới nơi họ sinh sống hoặc thông qua phương tiện truyền thông hoặc bằng hình thức khác do Tòa án quyết định. Điều 29. Những điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Điều... Việc chuyển giao cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án Trong trường hợp cần thiết, sau khi khiển trách công khai người bị kết án, Tòa án có thể quyết định chuyển giao cho gia đình, cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền tương ứng giám sát, giáo dục người đó để giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Điều 71. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Tòa án áp dụng nhưng có mức độ nhẹ hơn so với người đã thành niên, để tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người chưa thành niên phạm tội, đồng thời với mục đích giáo dục, cải tạo nhằm tạo điều kiện tốt nhất để họ sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: 1. Cảnh cáo; 2. Phạt tiền; 3. Cải tạo không giam giữ; 4. Tù có thời hạn. Điều 71a. Cảnh cáo 1. Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050000431_736_2009899.pdf
Tài liệu liên quan