Luận văn nêu và phân tích các quy định của Bộ luật TTHS cũng như các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên hoaṭ đôṇ g sau phiên tòa xét xử vu ̣án hình sự nhằm muc̣ đích :
đưa ra khái niệm và đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, từ đó phân
biệt với các hoạt động tố tụng khác; đánh giá được sự hình thành và phát triển các quy định về
hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự từ sau năm 1945 đến nay. Từ kết quả đó, nghiên
cứ u thực tiễn áp dụng các quy đ ịnh về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trên thực
tế, những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra các giải pháp nâng cao
hiêụ quả áp duṇ g các quy điṇ h của pháp luâṭ về hoaṭ đôṇ g sau phiên tòa xét xử vu ̣án hình sư.̣
3.2. Nhiêṃ vụ nghiên cứ u
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án
hình sự như: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự; phân biệt
hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự với hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự
trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận
xét, đánh giá;
11 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môṭ số vấn đề lý luâṇ và thưc̣ tiêñ về hoaṭ đôṇ g sau phiên tòa xét xử vu ̣án hình sự theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môṭ số vấn đề lý luâṇ và thưc̣ tiêñ về hoaṭ
đôṇg sau phiên tòa xét xử vu ̣án hình sư ̣theo
pháp luật Việt Nam
Phạm Thanh Dung
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Đặng Quang Phương
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Vụ án hình sự.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu
mà bất kỳ một nhà nước nào, một xã hội nào cũng cần phải quan tâm. Để việc đấu tranh này
được thực hiện một cách kiên quyết, kịp thời, có hiệu quả, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật quan trọng, trong đó có các văn bản về pháp luật hình sự và pháp luật
tố tụng hình sự. Pháp luật hình sự mà trọng nhất là Bộ luật hình sự quy định hành vi nào là
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt, tức là đưa ra các căn cứ giúp
cho việc phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc
phát hiện, xác định tội phạm và người phạm tội được chính xác, xử lý nghiêm minh, không để
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân thì pháp luật tố tụng hình sự nói chung, Bộ luật tố tụng hình sự nói riêng lại đóng
vai trò quan trọng. Bởi lẽ, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Như vậy, diễn tiến giải quyết một vụ án sẽ diễn ra theo các giai đoạn: giai đoạn khởi
tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án. Đan xen
giữa những giai đoạn chính đó là những “giai đoạn phụ”, những hoạt động nhỏ khác nhưng
rất quan troṇg . Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự là “một trong những giai đoạn
như thế”. Hoạt động này bắt đầu sau khi Hội đồng xét xử đưa ra một bản án hoặc quyết định
tố tụng và kết thúc sau khi các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng thực hiện hết các hoạt động mà luật tố tụng hình sự quy định họ phải thực
hiện. Như vậy, về mặt thời gian hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự có thể có sự đan
xen với giai đoạn xét xử sau và giai đoạn thi hành án.
Các hoaṭ đôṇg sau phiên tòa xét x ử các vụ án hình sự là một chuỗi các hoạt động đa
phần không mang nhiều tính chất tố tụng, mà thông thường mang tính chất hành chính tư
pháp, báo cáo. Tuy nhiên, những hoạt động này lại giữ một vai trò quan trọng, mà thiếu đi
những hoạt động này, việc giải quyết vụ án hình sự sẽ không được khách quan, minh bạch, có
thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khiến cho những giai đoạn tố tụng trước
đó trở nên vô nghĩa. Điều đó dẫn đến mục đích đấu tranh, phòng chống tội phạm của Đảng và
Nhà nước ta không đạt được.
Khi xã hội càng phát triển, trình độ pháp luật của người dân được nâng cao và khi các
phương tiện truyền thông luôn theo sát với từng vụ án, đặc biệt là những vụ án hình sự nhạy
cảm như an ninh quốc gia, giết người,... thì hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự lại
càng trở nên quan trọng và cần được chú trọng hơn.
Song song sự phát triển dân trí đó là quá trình phát triển toàn diện của đất nước trên
các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và qua thực tiễn áp dụng, nhiều quy định hoạt động
sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vẫn còn một số bất
cập và hạn chế (như: chưa quy định về thời hạn gửi bản án của Viện kiểm sát cấp dưới tới
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố
tụng sau khi kết thúc phiên tòa, các quy định về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự
trong quy chế của các ngành Tòa án, Viện kiểm sát còn cần được bổ sung và quy định cụ thể
hơn; v.v...).
Một số tồn tại và hạn chế nêu trên về mặt pháp luật đã gây ra những vướng mắc, lúng
túng trong hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng người tham gia tố tụng và các tổ chức, cá nhân khác trong thực tiễn. Dẫn tới
hệ quả, hoạt động sau phiên tòa chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, đối phó, làm
cho có mà chưa phát huy được tối qua hiệu quả, mục đích của hoạt động này.
Hiện nay, khoa học luật tố tụng hình sự trong nước mới chỉ có các công trình nghiên
cứu nghiên cứu về hoạt động xét xử vụ án hình sự nói chung hoặc hoạt động xét xử sơ thẩm,
hoạt động xét xử phúc thẩm hình sự, trong đó phần nào đề cập tới một số quy định về hoạt
động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Tuy nhiên, sự đề cập đó mới chỉ dừng lại ở việc liệt
kê ra các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự mà chưa có một công trình nghiên cứu độc
lập nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, đề
cập tới những mặt được và những mặt hạn chế, vướng mắc của hoạt động này.
Về mặt thực tiễn công tác, với vị trí là một chuyên viên của Viện kiểm sát nhân dân,
một kiếm sát viên tương lai, việc nghiên cứu vấn đề hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình
sự lại càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong bối cảnh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
hiện nay vẫn đang duy trì chức năng kiểm sát hoạt động xét xử đối với Tòa án của Viện kiểm
sát. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp người thực hiện đề tài có tầm nhìn bao quát về những hoạt
động cần phải thực hiện sau phiên tòa của các cơ quan, tổ chức có liên quan, từ đó xác định
cần kiểm sát những vấn đề gì, những vấn đề gì hay bị vi phạm, những vấn đề nào không cần
sự kiểm sát của Viện kiểm sát, v.v.. Mặt khác, luận văn cũng sẽ giúp các cơ quan, người tiến
hành tố tụng hiểu rõ hơn về hoạt động của ngành bạn, từ đó có thể hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ
nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sau phiên tòa. Đặc biệt, công trình nghiên cứu sẽ
giúp người tham gia tố tụng, tổ chức, cá nhân khác có thêm những kiến thức về quyền, nghĩa
vụ của mình sau phiên tòa, từ đó có thể thuận lợi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trên
thực tế.
Với những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam hiện hành về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng để làm
sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao
hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan
trọng. Chính vì vậy, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam" làm
luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau,
những khía cạnh, phương diện khác nhau về các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng trong các giai đoạn xét xử, trong đó ít nhiều cũng đã đề cập đến
những hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Cấp độ luận văn thạc sỹ Luật học có các đề tài của các tác giả như: Tôn Thất Cẩm Đoàn,
Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự: Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế,
Khoa luật, 2002; Nguyễn Thị Hoàng, Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong công cuộc cải cách tư
pháp ở Việt Nam hiện nay, Khoa luật, 2006; Nguyễn Hồng Phương, Xét xử phúc thẩm vụ án hình
sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Khoa luật, 2012; Nguyễn Thị Lan Hương, Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân, Khoa luật, 2012, Ngô Huyền Nhung, Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong
Tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa luật, 2012; Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Chức năng, nhiệm vụ của
Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hải Phòng – một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Khoa luật, 2012; v.v..
Bên cạnh đó sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học có các công trình sau: Mai
Thanh Hiếu - Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, Hà Nội – 2008;
Đinh Văn Quế, Trình tự thủ tục xét xử các vụ án hình sự: xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm, Nxb Tp Hồ Chí Minh – 2003; Hoàng Văn Hạnh, Giai đoạn xét xử trong
tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn – Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường, Trường đại học Luật Hà Nội, 2003; v.v..
Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có một phần nội
dung đề cập đến những hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự: Th.s Nguyễn Thị Thủy,
Hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta
hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2009; Thái Chí Bình, Hoàn thiện một số quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử phúc thẩm, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 5/2003; Nguyễn Huy Tiến, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án
hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2010; Đinh Thế Hưng, Quan hệ giữa các cơ
quan công tố với điều tra và xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 12/2011; Phạm Văn An, Một số kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố,
kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Kiểm sát,
số 10/2011, v.v..
Như vậy, ở nước ta đã có nhiều công trình nhiên cứu về các vấn đề xung quanh giai đoạn
xét xử vụ án hình sự, nhưng nhìn một cách tổng quan có thể khẳng định hiện chưa có một công
trình nào nghiên cứu về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo pháp luật hiện hành.
Bởi các công trình đó chủ yếu chỉ đề cập đến thủ tục tố tụng, các hoạt động diễn ra trước và trong
phiên tòa; hoạt động diễn ra sau phiên tòa được đề cập tới rất ít và không có sự phân tích, bình
luận, nhận xét về thực trạng cũng như phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt
động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu
đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự
theo pháp luật Việt Nam" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính
thực tiễn.
3. Mục đích và nhiêṃ vu ̣nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nêu và phân tích các quy định của Bộ luật TTHS cũng như các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên hoaṭ đôṇg sau phiên tòa xét xử vu ̣án hình sư ̣nhằm muc̣ đích :
đưa ra khái niệm và đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, từ đó phân
biệt với các hoạt động tố tụng khác; đánh giá được sự hình thành và phát triển các quy định về
hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự từ sau năm 1945 đến nay. Từ kết quả đó, nghiên
cứu thực tiễn áp dụng các quy đ ịnh về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trên thực
tế, những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra các giải pháp nâng cao
hiêụ quả áp duṇg các quy điṇh của pháp luâṭ về hoaṭ đôṇg sau phiên tòa xét xử vu ̣án hình sư.̣
3.2. Nhiêṃ vu ̣nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án
hình sự như: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự; phân biệt
hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự với hoạt động xét xử và hoạt động thi hành án;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự
trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự hiện hành của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận
xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định hiêṇ hành v ề hoạt động sau
phiên tòa xét xử vụ án hình sự, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh
việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của nó;
- Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về hoạt
động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự của
Việt Nam hiện hành, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt
này trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Theo quy điṇh taị Hiến pháp nước Côṇg hòa xa ̃hôị chủ nghiã Viêṭ Nam , nước ta thưc̣
hiêṇ chế đô ̣hai cấp xét xử ; vì vậy Luận văn chỉ tâp̣ trung nghiên c ứu và giải quyết những vấn
đề xung quanh hoạt động sau phiên tòa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm v ụ án hình sự; nghiên
cứu các quy điṇh của pháp luâṭ v ề tố tụng hình sự hiện hành, kết hợp với việc nghiên cứu
đánh giá tình hình áp dụng các quy điṇh này c ủa các Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng và các cá nhân, tổ chức khác trong thực tiễn. Luâṇ văn
cũng sẽ làm rõ nguyên nhân c ủa những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn
thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả của các hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình
sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tổng quan các quy đ ịnh có liên quan trong lịch sử phát triển của pháp luật tố
tụng hình sự của nước ta từ năm 1945 đến nay ; nghiên cứu các quy điṇh về hoaṭ đôṇg sau
phiên tòa xét xử vu ̣án hình sư ̣năm trong Luâṭ t ố tụng hình sự 2003 và các văn bản pháp luật
hướng dâñ khác . Đồng thời, luận văn nghiên cứ u các vấn đề liên quan đến đề tài từ các báo
cáo tháng, năm từ đơn vi ̣ nơi cá nhân công tác – Viêṇ kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nôị từ
năm 2011-2014.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luâṇ
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp
quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các
Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và
đặc thù của khoa học luật tố tụng hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp;
phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương
pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự, luật tố
tụng hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn,
vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật
học về hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề
quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự
trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu
tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu,
học viên chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của
luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực
tiễn đang công tác tại các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan Tòa án và Viện
Kiểm sát để hoạt động sau phiên tòa được thực hiện, góp phần phát huy tối đa hiệu quả
của các hoạt động tố tụng khác – hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Đặc biệt luận văn sẽ giúp các tổ chức, công dân trong xã hội nhận thức rõ hơn quyền –
nghĩa vụ của mình, của các cơ quan tiến hành tố tụng – những vấn đề được quy định rất ít
và rải rác trong các văn bản pháp luật, từ đó thực hiện có hiệu quả các quyền và nghĩa vụ
này trên thực tế.
7. Kết cấu của luâṇ văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về hoaṭ đôṇg sau phiên tòa xét xử vu ̣án hình sư .̣
Chương 2. Hoạt động sau phiên tòa xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật T ố
tụng hình sự năm 2003.
Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quy định của Bộ luật T ố tụng
hình sự 2003 về hoaṭ đôṇg sau phiên tòa xét xử vu ̣án hình sư.̣
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Chí Bình (2003), “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 về xét xử phúc thẩm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (5), tr. 55-69.
2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà
Nội.
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. Lê Cảm (2004), “Vai trò của thực tiễn xét xử trong việc phát triển và hoàn thiện pháp luật
hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11), tr.9-13.
7. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1946), Sắc lêṇh số 13 về viêc̣ tổ chức các Tòa án và các
ngạch thẩm phán, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
10. Tôn Thất Cẩm Đoàn (2002), Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự: Lý luận và thực
tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học
Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Hoàng Văn Hạnh (2003), Giai đoạn xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường đại học Luật Hà
Nội.
12. Mai Thanh Hiếu - Nguyễn Chí Công (2008), Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự,
Nxb Lao Động, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Hoàng (2006), Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong công cuộc cải cách tư
pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Hà Nội.
14. Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1976), Sắc
lêṇh số 01/SL-76 ngày 15/3/1976 về tổ chức Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
các cấp, Hà Nội.
15. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP
ngày 5/11/2014 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ
thẩm” của BLTTS năm 2003, Hà Nội.
16. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP
ngày 8/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc
thẩm” của BLTTHS năm 2003, Hà Nội.
17. Đinh Thế Hưng (2011), “Quan hệ giữa các cơ quan công tố với điều tra và xét xử trong
tố tụng hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (12), tr.50-55.
18. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Trần Minh Hưởng, Trịnh Tiến Việt (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp
luật tố tụng hình sự ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
20. Ngô Huyền Nhung (2012), Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2012), Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Hại Phòng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Hồng Phương (2012), Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Hà Nội.
23. Đỗ Ngọc Quang (2003), Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam (dành cho hệ đào tạo
sau đại học), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
24. Đinh Văn Quế (2003), Trình tự thủ tục xét xử các vụ án hình sự: xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, Nxb TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
25. Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, NXb Tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
26. Quốc hội (1960), Luâṭ tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
27. Quốc hội (1960), Luâṭ tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
28. Quốc hội (1981), Luâṭ tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
29. Quốc hội (1981), Luâṭ tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
30. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
31. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
32. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
33. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
34. Hoàng Thị Minh Sơn (2009), Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu
quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường,
trường Đại học Luật, Hà Nội.
35. Nguyễn Huy Tiến (2010), “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các
vụ án hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1), tr. 65-74.
36. Tòa án nhân dân tối cao (1993), Công văn số 328/NCPL ngày 22/6/1993 của Tòa án
nhân dân tối cao hướng dâñ về viêc̣ rút quyết điṇh truy tố, Hà Nội.
37. Tòa án nhân dân tối cao (2009), “Sổ tay thẩm phán”, ngày
06/9/2009.
38. Tòa án nhân dân tối cao (2011), “Sổ tay thư ký Tòa án”, http:// toaan.gov.vn, ngày 18/4/2012.
39. Tòa án nhân dân tối cao, “Hướng dẫn sao lục bản án và quyết định của Tòa án”,
ngày 20/4/2010.
40. Nguyễn Thị Thủy (2009), “Hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr. 63-69
41. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, tr.17,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
42. Chu Thị Trang Vân (2012), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về
quyền, nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế bảo đảm thực hiện”,
ngày 06/01/2012.
43. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao (2010), Thông tư
liên tic̣h số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Hà Nội.
44. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,
Bộ Tư pháp (2005), Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP
ngày 10/8/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về
khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
45. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2011-2013), Các báo cáo về hoạt động công
tác các năm từ 2011 đến 2013, Hà Nội.
46. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Quy chế 59/2006-QĐ-VKSTC-V7
ngày 06/2/2006 về viêc̣ ban hành quy chế về công tác tiếp công dân , giải quyết khiếu
nại, tố cáo và kiểm sát vi ệc giải quyết khiếu nại , tố cáo thuôc̣ thẩm quyền của Viêṇ kiểm
sát, Hà Nội.
47. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Quy chế thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo quyết định số 960/QĐ-
VKSNDTC ngày 17/9/2007), Hà Nội.
48. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Chỉ thị 03/2008/CT-VKSTC-VPT1
ngày 19/6/2008 về việc tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, Hà Nội.
49. Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
50. Võ Khánh Vinh (2003), Lợi ích xã hội và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
51. Võ Khánh Vinh (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, Nxb Tư Pháp, Hà
Nội.
52. Vụ công tác lập pháp Viện khoa học kiểm sát (2003), Những sửa đổi cơ bản của Bô ̣luâṭ
tố tụng hình sự năm 2003, tr.5, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004338_4754_2010019.pdf