Một vài phương diện về kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lão Khổ

 

Mục lục

 

Tác giả 1

MỞ ĐẦU 2

1. Lý do lựa chọn đề tài 2

NỘI DUNG CHÍNH 4

I. TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 4

- Từ hiện tại nhìn về quá khứ và hướng đến tương lai; 4

- Dịch chuyển tinh tế, linh hoạt giữa các ngôi kể, chẳng hạn: 4

1. Từ hiện tại tới quá khứ và tương lai: 4

2. Dịch chuyển tinh tế điểm nhìn trần thuật: 5

3. Tiểu kết: 9

II. TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM 11

1. Kết cấu theo thời gian: 11

2. Kết cấu tâm lý: 14

3. Tiểu kết: 19

III. MÔ TẢ, PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT 19

1. Nội tâm qua vài nét ngoại hình tiêu biểu: 20

2. Kỹ thuật độc thoại nội tâm: 21

3. Khắc họa xung đột tâm lý: 25

4. Tiểu kết: 30

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

. Lý do lựa chọn đề tài: 35

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 35

4. Phương pháp nghiên cứu: 35

5. Bố cục Báo cáo: 35

6. Quy cách trình bày: 36

NỘI DUNG CHÍNH 36

I. TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT 36

1. Từ hiện tại tới quá khứ và tương lai: 36

2. Dịch chuyển tinh tế điểm nhìn trần thuật: 36

2.1. Tổ chức các ngôi trần thuật: 36

2.2. Thủ pháp “Tấm gương”: 36

3. Tiểu kết: 36

 

II. TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM 36

1. Kết cấu theo thời gian: 36

1.1. Bố cục: 36

1.2. Thời gian nghệ thuật: 36

2. Kết cấu tâm lý: 36

2.2. Kết cấu có tính chất luận đề: 36

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một vài phương diện về kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lão Khổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy mật độ dày đặc không dưới hai mươi lần các từ, cụm từ chỉ thời gian trong các trang truyện: “Năm ấy, ngày ấy, đêm ấy, bấy giờ, lúc ấy, thế rồi bẵng đi hơn mười năm, hai mươi tuổi...” Và ngay cả thời gian xác định cũng được tác giả sắp xếp khá dày: “Ngày mồng 4 tháng bảy năm Đinh Mão; năm 1942; năm 1945; năm 1948; năm 1952...” Tuy nhiên, yếu tố thời gian trong câu chuyện lại luôn mang tính ước lệ vì nó dần bị “nhạt hóa” theo dụng ý tác giả. Ngay cả năm tháng rõ ràng cũng chỉ là hoàn cảnh để dẫn dắt người đọc theo các sự kiện chính xoay quanh cuộc đời nhân vật. Không gian luôn có sự thay đổi, vận động một cách dễ dàng, dường như không vấp phải sự cản trở nào, mặc dù nhân vật không có sự di chuyển bằng hoạt động nào. Tâm lý nhân vật có thể chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, thậm chí từ thế giới hiện tại sang thế giới ảo tưởng, giấc mơ. Cả phần truyện có tên Hình phạt khủng khiếp nói về giấc mơ của Lão Khổ như một tương lai tưởng tượng. 2. Kết cấu tâm lý: 2.1. Kết cấu dòng ý thức: Nếu kết cấu chương hồi chỉ chú ý khắc họa tính cách nhân vật qua hành động, thì những tác phẩm có kết cấu tâm lý thường lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật, những phản ứng tâm lý của nhân vật đối với sự kiện và những diễn biến của nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác làm cơ sở để tổ chức tác phẩm. Thời gian lịch sử trong Lão Khổ là thời gian lịch sử đa tuyến vì các sự kiện xoay quanh tâm lý nhân vật khác nhau, tất nhiên trục chính là nhân vật trung tâm. Cách xây dựng thời gian tâm lý đã tạo khả năng xâm nhập có hiệu quả vào thế giới bên trong con người mà nếu theo “kết cấu biên niên - sự kiện” [9, 98] thì sẽ khó làm được. Để thời gian tuân theo dòng chảy tâm trạng thì tất yếu phải có sự đảo lộn các yếu tố thời gian. Song, ở Lão Khổ, thời gian sự kiện và thời gian tâm lý lại có sự xâm nhập lẫn nhau trong kết cấu tác phẩm và không phải lúc nào cũng có sự phân biệt rõ ràng. Chính điều này đã tạo ra tính chất ảo, tính chất phi thời gian của tác phẩm, thời gian như trên đã nói - có sự “nhạt hóa” theo dụng ý tác giả. Đây là một trong những “thủ thuật” của nghệ thuật cấu trúc tác phẩm của các nhà văn đương đại. Thời gian trong cấu trúc tự sự tác phẩm là thời gian bị “nhòe”, cố tình trộn lẫn quá khứ và hiện tại bằng các “dòng tâm tư” để tạo nên tính chất hư ảo và kích thước thời gian huyền thoại. Với những truyện ngắn có cốt truyện tâm lý, sự bộc lộ tính chất ước lệ của thời gian là khá rõ. Loại truyện ngắn này có đặc sắc là thủ pháp đồng hiện thời gian bằng huyền thoại, giấc mơ, suy tưởng, đặc biệt là bằng “kết cấu lắp ghép”. Kết cấu phi thời gian là một tiềm năng tất yếu của dòng ý thức, mạch vận động của tác phẩm là mạch vận động của tâm lý - nhận thức nhân vật chính là diễn biến các trạng thái, thái độ của nhân vật với các hiện tượng, sự kiện khách quan ở nhiều thời điểm khác nhau. Không có kết cấu thể loại nào mà hình thức kể chuyện của nó cho phép nhấn mạnh, mô phỏng tính chất quá trình của thời gian hơn là tiểu thuyết. Cách tạo dựng kết cấu của Tạ Duy Anh khiến người đọc có cảm giác những câu chuyện trong quá khứ được “hiện tại hóa”. “Cái đầu của nhân vật lúc này giống như một màn ảnh trên đó quá khứ, hiện tại và tương lai, cái có thật và cái ảo mộng đồng hiện”. [6, 81] Về điểm này thì tiểu thuyết đương đại đã có bước tiến bộ so với văn học hiện đại, bởi trong tác phẩm của các nhà văn sở trường miêu tả tâm lý như Nam Cao cũng chưa thấy xuất hiện. Quá khứ trong văn Thạch Lam đẹp mà buồn, rõ ràng là nó do con người đứng từ thực tại ngoái lại đầy nuối tiếc, quá khứ trong văn Nam Cao là cái gì đã vĩnh viễn mất đi sau khi con người bị tha hóa (tự đánh mất nó đi) hoặc là bị cướp mất. Quá khứ trong tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh lại khác. Nó có thể là điểm dừng chân, trú ngụ tạm cho nhân vật khi chạy trốn hiện thực hay không? Nếu như các nhân vật trong tác phẩm của Thạch Lam hay Nam Cao thường tiếc nuối quá khứ, thì ở đây ta ngạc nhiên trước một nhân vật nông dân thất học nhưng tính cách và thế giới nội tâm không hề giản đơn lại “khinh bỉ ký ức”. Vì “lão cho rằng ký ức sẽ níu kéo con người mà những cái gì đã qua đều chẳng cứu vớt dựa dẫm được gì”, “đêm nay, có lẽ vì quá cô đơn, Lão Khổ bỏ ra vườn một mình... Lần đầu tiên lão làm một việc ‘thiếu dũng mãnh’ - xét theo tiêu chuẩn của lão. Cả đời lão ưỡn ngực trước mọi bão táp, tai vạ. Còn giờ đây không chỉ tai vạ, có một cái gì đau đớn đến tận cùng khiến lão bỏ chạy. Lão bỏ chạy đi đâu? Lão lẩn trốn vào ký ức, là nơi lão vẫn quay lưng lại”, “ Phải rồi, lão cảm thấy nhẹ người vì ký ức lão mở toang. Hóa ra hành động vĩ đại nhất của lão lại là cái hành động lão căm ghét nhất, mà giờ đây khả dĩ cho lão niềm an ủi”. Thế là nhân vật từ hiện tại nhiều bất công, oan trái do sự kiện viết đơn tố cáo và bị coi là “một kẻ ác độc nếu không phải hắn gở chết, tâm thần hay rửng mỡ. Làm gì có những chuyện thế mà lại đã từng xảy ra trong một xã hội tươi đẹp như xã hội ta”, đã lần tìm về quá khứ mong có chỗ nương náu tâm hồn. Vậy mà quá khứ của lão - giờ đây với lão lại là một chuỗi ám ảnh không dứt, tưởng đã chôn vùi nay lại bật dậy. Một quá khứ đầy hãi hùng: đi làm chân chăn vịt cho nhà Chánh Tổng chịu nhiều ấm ức, ngay cả “chuyện tình của lão Khổ”, “cái đêm ấy” - ngày mà cô hàng xén trở thành vợ của gã chân sào cũng “ám ảnh lão Khổ suốt đời như một tiền định của số kiếp”. “Hình như nó là điềm báo trước cuộc đời lão sẽ vất vả, tai ương đến lúc chết”; làm cách mạng phá tan cơ nghiệp nhà Chánh Tổng - kẻ thù của lão nhưng sau đó lại bị “đấu tố”, bị coi là “Quốc dân đảng”, bị tước cả đất đai do cha ông để lại, và giờ đây hiện tại lão bị coi như một tên tội phạm dám tố cáo, bịa đặt chế độ, sắp bị đi tù. Mặc dù cái quá khứ ấy đã có lúc lão cảm thấy như đang ở thiên đường, nhưng cuối cùng công danh, địa vị chỉ là phù phiếm. Lão chạy trốn hiện thực bằng cách tìm về quá khứ nhưng lại bị nhấn chìm vào đó với những cảm giác đầy ám ảnh và hãi hùng, tưởng như mỗi “mảnh ký ức” lại là một “cơn ác mộng”, lão cố vùng vẫy thoát ra thì lại càng bị lún sâu vào đó. Ngòi bút Tạ Duy Anh tỏ ra linh hoạt và biến hóa sắc sảo khi mô tả kết cấu tâm lý nhân vật. Trên bề mặt tác phẩm, ta thấy một “thời gian sự kiện đảo tuyến” [9, 136], sự kết hợp nhuần nhuyễn, khó phân tách rạch ròi với “thời gian tâm lý đa tuyến” [9, 163]. Dạng thức tự sự này có liên quan chặt chẽ với kỹ thuật tự sự mở rộng điểm nhìn trần thuật, khúc xạ các điểm nhìn trần thuật. Chính kỹ thuật này đã đem lại tính chủ quan cho thời gian khách quan trong thời gian tự sự. Thế giới nghệ thuật tác phẩm được nới rộng đến tầng sâu ý nghĩa. Bề chìm của tác phẩm được khai thác, đào sâu đến tận đáy sâu của nó. Có một không gian ảo bên ngoài cũng chập chờn ẩn hiện cạnh không gian thực. Tuy nhiên Lão Khổ là tiểu thuyết có cốt truyện triển khai theo tâm lý nhân vật, các sự kiện không diễn ra theo trật tự tuần tự, mà bám sát diễn biến tâm lý nhân vật. Những suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức thì lại luôn vận động, biến chuyển bất ngờ không theo một qui luật sẵn có nào hết. Chẳng hạn như Lão Khổ lúc ngồi ở hàng ghế bị can, đang khinh bỉ mọi thứ, nghe thấy những tiếng vỗ tay, tung hô đã bất chợt hồi tưởng lại quá khứ sau ý nghĩ: “Vì sao những tràng vỗ tay lại giống nhau đến thế?” Trong trí nhớ của lão, quá khứ hiện ra và lão được tung hô như một người “mẫn cán” đầy công trạng. “Hôm ấy tỉnh tổ chức một cuộc tổng kết công tác hợp tác hóa được dánh giá là thắng lợi quá mức tưởng tượng”. Và bất ngờ, Tạ Khổ là người làm cho bộ mặt huyện sáng sủa bởi có “ngôi sao xã Hoàng”. Khi ấy Lão Khổ “đang bì bõm ở ngoài đồng” và người ta phải cho xe về rước ông bí thư xã. Sự việc này nối tiếp sự việc kia, chồng chéo bởi các sự việc khác. Đó là Lão Khổ giải quyết việc cãi vã, xong rồi “Khi Lão Khổ, quần còn lấm bùn bước vào hội trường tỉnh uỷ, lão được đón tiếp bằng cả tràng vỗ tay như sấm dậy. Lão cảm động đến ứa nước mắt. Lão có cảm giác sau tràng vỗ tay ấy, lão có thể bay thẳng lên thiên đàng mà lão mơ ước”. Đột nhiên ý nghĩ nhân vật lại quay về với hiện tại cũng vẫn tràng vỗ tay ấy, nhưng với lão, “lão tiếp nhận bằng thái độ khinh bỉ”. Sự đảo lộn kết cấu thông thường tất yếu gắn liền với việc tạo dựng kết cấu tâm lý. Đây là kết cấu mà sự kiện không phải là yếu tố thúc đẩy dòng tự sự vận động mà chỉ là “cái cớ” là cái nền để nhà văn triển khai câu chuyện. Tâm trạng nhân vật mới là chỗ dựa cho mạch tự sự. Khi đó con người trong tác phẩm sẽ là con người ý thức, con người nội tâm, thường hồi tưởng quá khứ, chiêm nghiệm hiện tại và suy đoán tương lai. Vì vậy sự xuất hiện các yếu tố tâm lý ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai đều không theo quy luật vật lý khách quan mà chủ yếu phụ thuộc vào quy luật tâm lý con người. Thời gian thực chỉ một chiều, trôi từ quá khứ đến hiện tại. Giả sử câu chuyện về cuộc đời Lão Khổ được kể lại trình tự theo kết cấu thời gian thông thường - thời gian tuyến tính thì hẳn đã không có gì khó hiểu và đáng nói. Cho xuất hiện liên tục những dòng tâm thức nhân vật, sự đắm chìm vào tâm trạng như vậy có ý cho thấy, ngoài sự hiện hữu của hiện tại luôn tồn tại một “thời gian đã mất”, khi đó con người suy ngẫm về thời gian với sự xúc động, nuối tiếc, cay đắng vì những cái đã qua không gì bù đắp nổi. Cách để xuất hiện thời gian đã mất là một gợi ý nào đó đối với hiện tại. Quá khứ xuất hiện để làm cái việc lý giải nhiều hơn. Trong Lão Khổ, quá khứ đồng hiện qua những dòng tâm tư, cho nên dẫu ở hiện tại, câu chuyện chỉ là kể về chuyện Lão Khổ viết đơn, bị đưa lên báo thời gian hiện thực rất ngắn, nhưng người đọc vẫn hiểu cả một đời người, hiểu nhiều đời người. Đó là cuộc đời dữ dội của Lão Khổ - nhân vật trung tâm, ngoài ra còn cuộc đời của các nhân vật khác: bà Khổ, Tư Vọc, lão Phụng v.v . Sự hiện diện đan xen quá nhiều của quá khứ có thể gây sự khó khăn cho người đọc trong việc nắm bắt diễn biến câu chuyện, nhưng nó lại mang một ý nghĩa nghệ thuật to lớn: Con người thường tìm về quá khứ khi họ bế tắc trong hiện tại và tuyệt vọng về tương lai. Tạ Duy Anh đã tạo ra những mảnh nhỏ, nghĩa là triển khai trần thuật theo lối liên tục tạo ra tính nhân quả mà kết nối bề sâu có tính suy tưởng. Chúng là những mảnh sự kiện, mảnh suy tư, mảnh tâm tình, mảnh triết lý, mảnh hồi tưởng, mảnh hiện tại, mảnh giấc mơ... Các “mảnh vỡ cuộc đời” ấy xô đẩy, chồng chéo lên nhau, va đập vào nhau, rối rắm, phức tạp. Có cảm tưởng như các kết cấu rối ren ấy cũng “chở” một dụng ý nghệ thuật nào đấy của nhà văn. Kết cấu tâm lý cho phép tác giả tả sâu, kể sâu, dừng lại ở một chi tiết, một “mảnh vỡ” nào đấy của cuộc đời nhân vật; hoặc cũng có thể tả lướt nhanh, sơ qua, đặc biệt nhất là đã tạo ra những khoảng lặng, khoảng trống trên bề mặt kết cấu tác phẩm và bề chìm - sự vận động nội tại của cốt truyện để người đọc tự suy ngẫm. Ví dụ như đoạn tác giả miêu tả rất kỹ về lai lịch, về xuất xứ tên gọi đặc biệt của nhân vật, hoặc lướt qua ở đoạn kể về “bẵng đi hơn mười năm Lão Khổ mất hút trên chính trường”, kết hợp với việc sử dụng khá nhiều các dấu chấm lửng tạo khoảng lặng: “Lão Khổ lừng danh một thời, ba đào một thời, lụi bại một thời...” Hoặc chi tiết Lão Khổ đọc lá thư của Tạ Bông và chợt nhớ tới quá khứ, “quá khứ nhòe nhoẹt, ố vàng, bị mối mọt khắp nơi hiện ra đến là thảm thương.” Chỉ qua một từ chỉ thời gian: “Ngày ấy... Ngày ấy...” Giữa khoảng lặng ấy là hiện tại - hiện tại buộc lão phải tìm về quá khứ và tiếp sau đó là quá khứ làm cái công việc lý giải thực tại. Cùng với quá khứ, tương lai cũng hiện ra nhưng là tương lai trong tâm tưởng chứ không phải gần kề hiện thực. Tương lai cũng không mở ra một cái gì sáng sủa hơn. Tính nhân quả được tạo dựng. “Gieo nhân gì gặp quả ấy”, tình huống truyện bắt đầu từ lúc Lão Khổ viết lá đơn mười bảy trang, thắt nút khi ông Tư trở về, mở nút khi có cái chết của ông Năm. Mô típ “tội ác và trừng phạt” đã được đưa vào kết cấu tác phẩm. Có lẽ ở điểm này thì Tạ Duy Anh đã học tập và kế thừa từ Đôx-tôi-ép-xki và gần hơn là Nam Cao. 2.2. Kết cấu có tính chất luận đề: Một đặc điểm nổi bật nữa là tính chất luận đề “đậm đặc” đan xen vào kết cấu tâm lý ở tác phẩm. Như đã trình bày, điểm nhìn trần thuật được trao cho nhiều nhân vật, và vì thế nó có quan hệ gắn bó, chi phối đến thời gian tâm lý đa tuyến của kết cấu và làm nên tính chất luận đề cho tác phẩm. Đó là tầm triết lý, suy ngẫm về cuộc đời, về thân phận chính mình ở các nhân vật, ở phát ngôn, ở lời đối thoại hoặc đối thoại nội tâm của nhân vật. Ta thấy có khá nhiều các câu văn đậm chất triết lý. Đó là Lời cầu nguyện làm đề từ cho tác phẩm, là những câu tạt ngang trữ tình ngoại đề được tác giả khéo léo đưa vào, “gán” cho nhân vật. Ta giật mình vì sao mà một lão già “nông dân thất học” lại có thể phát ngôn ra những câu nói như: “Kiếp người còn có thêm một nỗi khổ nữa, nỗi khổ của sự nhận ra mình là người”, “cuộc sống này tồn tại phải chăng bằng sự vờ vĩnh?”, “ xét cho cùng xứ sở này đã bao giờ thoát khỏi gánh nặng truyền kiếp là nỗi lo về miếng ăn”, “hóa ra kiếp người không được bao năm”, “những ai sinh ra đều khốn khổ” v.v. Nếu như ta hay gặp lối kết cấu vòng tròn trong các tác phẩm viết về nông dân thời kì 30 - 45 trong văn Nam Cao, Ngô Tất Tố v.v, một kiểu kết cấu luẩn quẩn nói lên sự trói buộc, không lối thoát của thân phận con người trước hiện thực nông thôn xưa ngột ngạt, u ám, thì ở đây ta bắt gặp lối kết cấu “mở”. Truyện kết thúc bằng một loạt các câu hỏi của Lão Khổ - mỗi câu hỏi là một triết lý nhân sinh “lay thức cõi thiện”: “Cuối cùng thì ý nghĩa cuộc sống là gì? Khủng khiếp nhất là sự vô nghĩa... Vậy thì cuộc tranh giành đua chen của lão cuối cùng để làm gì? Lão là gì so với vũ trụ khôn cùng?” Chắc chắn lối kết ấy là một dụng ý của tác giả, thể hiện tư tưởng nhà văn về con người và cuộc đời: “Ở một khía cạnh nào đó, sống là cuộc đi đày, và cái chết là dấu hiệu đầu tiên của tự do. Hình như nhân loại chỉ toàn sai lầm, ấy là không chịu tìm lý do tồn tại của mình”. Ngay chương XX (chương cuối): Lời chúc tái sinh và màn chót cũng góp phần bật lên bề chìm - cái tầng sâu triết luận, ý nghĩa của bề mặt kết cấu tác phẩm: “Lão Khổ ơi, có ai cấm lão tin. Nói cho cùng thì tội ác dã man nhất mà loài người trút lên nhau là tước mất lòng tin. Cầu cho niềm tin của lão tái sinh trong một kiếp sống không biến con người thành quỷ dữ.” 3. Tiểu kết: Việc tìm hiểu kỹ thuật tự sự trong Lão Khổ từ góc độ kết cấu trên đây đã cho thấy tài năng của Tạ Duy Anh trong việc tạo dựng một phương thức kết cấu độc đáo, phá vỡ mô thức tự sự truyền thống. Tạ Duy Anh đã tạo được một kết cấu bề ngoài có vẻ lỏng lẻo, như là các mảnh chắp nối giữa thực tại, quá khứ, những ảo tưởng về tương lai..., nhưng thực ra lại rất chặt chẽ. Sự kết hợp giữa kết cấu thời gian, kết cấu tâm lý đan xen “các mảnh vỡ tâm trạng” đã tạo ra một kết cấu đa tầng bậc, linh hoạt và biến hóa, tạo cho người đọc sự hứng thú trong suốt quá trình theo dõi diễn biến của cốt truyện. Cách kết thúc “bỏ ngỏ” cũng là đặc điểm đáng chú ý của tiểu thuyết Lão Khổ. Câu chuyện về cuộc đời và số phận nhân vật vẫn chưa kết thúc, để lại đằng sau biết bao câu hỏi day dứt người đọc. III. MÔ TẢ, PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT Nếu so sánh với giai đoạn tiểu thuyết trước 1975 và giai đoạn tiểu thuyết từ sau đổi mới tính từ 1986, ta có thể thấy rõ sự cách tân táo bạo trong tư duy và cách thức sáng tạo của thể loại. Nếu ở giai đoạn trước, tiểu thuyết có xu hướng sử thi hóa với hình ảnh của một cộng đồng đang làm nên lịch sử, tính cách anh hùng, thì sau đổi mới, điểm nhìn của tiểu thuyết bắt đầu hướng về cái cá thể, cái hiện thực còn đang dang dở. Nhà văn “nghiêng soi” từng mảnh đời nhân vật, khám phá thế giới nội tâm không cùng của nhân vật. Viết tiểu thuyết không còn là miêu tả khách quan mà là một cuộc “lộn trái mình ra” (Bảo Ninh), một cuộc tự vấn lương tâm, một sự thể nghiệm đau đớn..., đòi hỏi ở mỗi nhà văn một vốn sống, bản lĩnh và tài năng để lý giải thấu đáo và khúc chiết thế giới nội tâm của nhân vật. Nói theo Bê-lin-xki thì tiểu thuyết là “sử thi về đời tư”, do vậy một cuốn tiểu thuyết hay phải làm được cái công việc “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm con người”. Trở lại với tác phẩm Lão Khổ, miêu tả và phân tích tâm lý có thể nói là phương thức chính, là nơi dồn nhiều tâm lực và nhiều nét đặc sắc của ngòi bút Tạ Duy Anh trong việc xây dựng nhân vật. Nếu chỉ quan sát từ bên ngoài, thì hầu như chỉ thấy nhân vật ở góc độ “kẻ quan sát”, muốn hiểu sâu hơn về nhân vật với tư cách là “nạn nhân, kẻ chịu đựng lịch sử”, thì rõ ràng phải đi sâu tìm hiểu kỹ thuật mô tả, phân tích tâm lý nhân vật của nhà văn. Cái mà Tạ Duy Anh đã làm được trong tiểu thuyết này là, chỉ trong một dung lượng ngắn đã miêu tả sâu sắc, sinh động, đầy đủ, rành rẽ các “ngóc ngách” tâm lý nhân vật; đồng thời còn tạo dựng những xung đột tâm lý, những xung đột mạnh mẽ giữa hành động bề ngoài và nội tâm của nhân vật. 1. Nội tâm qua vài nét ngoại hình tiêu biểu: Một nhân vật phải được xem xét đầy đủ về ngoại hình và nội tâm của nó. Không phải ngẫu nhiên mà Tạ duy Anh dành ra khá nhiều cho việc miêu tả, khắc hoạ chân dung ngoại mạo của nhân vật. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung xem xét vài nét về các chi tiết khuôn mặt, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động “khóc” của nhân vật. Tuy không phải là những nét nổi bật về sự cách tân độc đáo, song những chi tiết này cũng không nằm ngoài “chủ tâm” của tác giả trong việc qua một số chi tiết “đắt giá” ấy sẽ cho ta cái nhìn sâu hơn về nội tâm nhân vật. Thử làm một phép thống kê sẽ thấy trong tiểu thuyết chưa đầy 250 trang ấy, tác giả đã nhắc đi nhắc lại một số hình ảnh khá nhiều lần. Đó là khuôn mặt lão Khổ: “Nét mặt nhàu nát thảm hại” (trang 28) trong đêm cô đơn, hay “có đêm lão ngồi uống rượu và cứ cười ha ha. Vợ lão chồm dậy và thất kinh: Mặt lão như bị nhuốm bằng máu. Lão cười đầy vẻ man rợ” (trang 75); hoặc là khuôn mặt “hốc hác vì đói khát, mất ngủ do phải chầu chực” (trang 10) sau ba hôm vác đơn đi kiện. Đó là khuôn mặt gồ ghề, góc cạnh, trên đó có cảm tưởng như ghi đậm khắc sâu dấu ấn vùng đất mà lão sống - cái “làng Đồng quỷ ám” đầy hận thù với những lời nguyền rủa độc địa, nơi bóp nghẹt mọi ước mơ ở trên đời. Có tới sáu lần nhà văn miêu tả nhân vật cùng với hình ảnh những giọt nước mắt: “Lão thấy tan nát gan ruột... Từ kẽ tay lão dân dấn bò ra những giọt nước mắt” (trang 36), “tự dưng lão Khổ ứa nước mắt khi chạm vào tay vợ, hình như lão chỉ toàn mang nỗi khổ trút lên vợ lão. Nước mắt lão lại ứa ra” (trang 148), “Nhiều đêm lão ngồi một mình bên chai rượu, để mặc nước mắt chảy lặng thầm trên má” (trang 165), “nước mắt chảy thành dòng trên mặt” (trang 183) hay chi tiết: “Lão lặng lẽ ngồi vào chỗ của lão, lặng lẽ hút thuốc, lặng lẽ vò tóc, lặng lẽ khóc thầm” (trang 189); hoặc “phải thấy là phần lớn thời gian lão ngồi như hóa đá, tay đỡ vầng trán đồ sộ. Lão đang ngẫm thế sự bằng nỗi đau thường trực. Một lần lão bảo, nếu không tin thì sống bằng gì? Cứ thế lão ôm mặt khóc rưng rức, khóc không giấu giếm.” (trang 249). Hành động “xọc tay lên mớ tóc” và “ngồi như hóa đá” cũng được miêu tả nhiều lần. Các chi tiết này xuất hiện với tần số và mật độ khá dày: “Lão xọc tay lên mớ tóc, dứt mạnh mấy cái, giơ ra trước đèn thổi phù đi” (trang 7), “lão đưa tay sục lên mớ tóc lưa thưa đỡ lấy đầu, mặt như bị vạc bằng rìu” (trang 36), “Lão Khổ đưa tay nắm mớ tóc lơ thơ trên đầu” ( trang 55), và “ngồi như hóa đá giữa mảnh vườn”, “đứng như hóa đá... lòng tan nát bởi nỗi đau không cùng”. Bằng ấy các chi tiết thuộc về ngoại mạo đã đủ làm nổi bật tính cách và cuộc đời nhân vật. Những giọt nước mắt ấy, khuôn mặt ấy, cái tư thế bất động và cử chỉ lặp lại ấy đều tập trung toát lên cái ý khắc họa tính cách, sâu hơn là tâm trạng của lão. Qua các chi tiết đó, sắc thái tình cảm và tâm trạng nhân vật phần nào được bộc lộ. Đấy là chưa kể đến hệ thống ngôn ngữ lạ lùng mà tác giả trao cho nhân vật - ngôn ngữ cộc lốc, nhát gừng, thô, tục, chát chúa, không kiềng nể bất cứ cái gì cả. Tất cả đều mang dụng ý nhấn mạnh cá tính “cá biệt” của lão già “nông dân thất học lại là hiện thân của lịch sử” kia. Các chi tiết ấy chỉ là vài nét chấm phá nhưng lại giàu sức biểu cảm và sức gợi, thể hiện ngòi bút thông minh sắc sảo của Tạ Duy Anh trong khắc họa nhân vật. 2. Kỹ thuật độc thoại nội tâm: Trong tác phẩm cũng không ít lần tác giả miêu tả những hành động mạnh của nhân vật như: “nghiến răng trèo trẹo; uất sặc máu, con ngươi muốn bật khỏi mắt, cười sằng sặc...”, hoặc lối biểu hiện trực tiếp tâm trạng: “lão thấy tan nát gan ruột”, hay “thấy ruột bị cứa thành từng khúc”... Tuy nhiên, về điểm này thì không có gì đáng nói, bởi vì lối biểu hiện trực tiếp ấy ta đã bắt gặp nhiều thành quen thuộc ở các tác phẩm văn học trước đây, từ cổ chí kim. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là ngòi bút miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc của tác giả. Chi phối toàn bộ tác phẩm là cách kể chuyện bằng một đường dây tâm lý phức tạp, biến hoá, phức điệu. Đó là việc đưa vào tác phẩm một loạt các “dòng tâm thức”, “dòng tâm tư” và đặc biệt là thủ pháp “đối thoại - độc thoại nội tâm” một cách đầy hiệu lực làm tăng tính chất đối thoại tự bên trong của nhân vật. So với văn học truyền thống thì quả là văn học hiện đại từ thời kì 30 - 45 cho đến nay đã có bước tiến bộ, vượt hẳn lên mô thức tự sự truyền thống ở chỗ nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đã được các nhà văn sử dụng rộng rãi và ngày càng tinh diệu, điêu luyện. Và nhất là từ đó các nhà văn lại luôn “vật vã” tạo nét riêng, nét mới cho bút pháp của mình. Ở đây, Tạ Duy Anh đã đi vào tận cùng bí ẩn sâu xa của tâm hồn, tiềm thức để khám phá các mặt khác nhau trong suy nghĩ và tình cảm của nhân vật. Kỹ thuật “độc thoại nội tâm” và “dòng ý thức” đã được sử dụng một cách triệt để. Ngoài việc miêu tả con người hành động, chủ đích của nhà văn là khám phá thế giới bên trong con người. Bên cạnh tổ chức các cuộc đối thoại, các thủ pháp như độc thoại (tái hiện dòng suy nghĩ bên trong nhân vật và các mâu thuẫn của nó), soi sáng nhân vật từ điểm nhìn của các nhân vật khác (như đã trình bày ở phần I) là việc tạo dựng xung đột tâm lý một cách thường xuyên làm cho nhân vật tự ý thức về mình trong mối quan hệ với xung quanh, với hoàn cảnh đang sống, tự mình bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trung thực nhất. Nội tâm nhân vật là do ngôi thứ ba kể lại, nhập vào nhân vật, lại có khi được soi sáng qua điểm nhìn của nhân vật khác. Chẳng hạn, chi tiết bà Khổ nghĩ về chồng mình: “Nhưng chỉ bà Khổ chứng kiến những lúc chồng ngồi như hóa đá bên chai rượu. Bà hiểu rằng chồng bà đang phải nuốt xuống sự cay đắng đến tận cùng”. Lão Khổ là nhân vật có đời sống nội tâm phức tạp. Lão luôn bị ám ảnh bởi quá khứ và hoài nghi về tương lai. Nhà văn đã tỏ ra sắc sảo và am hiểu tâm lý nhân vật khi mô tả, phân tích những “cuộc chạy trốn hiện thực”, ngược về quá khứ của lão Khổ trước thực tại bất công, đau đớn và đầy phi lý. Đó là quá khứ về “chuyện tình của lão Khổ”, gắn liền với nó là các tầng bậc cảm xúc được mô tả chân thực: “Gã chân sào thấy nóng bừng mặt. Có một khối lửa ngủ im trong gã từ thời các bà mụ nặn gã, bị cô hàng xén cời vào, thổi cháy ngún trong lồng ngực. Gã thấy nghẹn tắc ở cổ. Toàn thân gã run bắn như lên cơn sốt, mồ hôi tháo ra ào ào. Ô, hóa ra gã đã ở cái tuổi có thể làm chồng...”. “ Tự dưng gã như người mắc bùa, mắc ngải, hồn vía phiêu bạt đi đâu mất. Gã thấy chóng mặt, gã thấy nao nao một cảm giác kì lạ, cứ đầy dần lên ở khoang bụng. Gã hà hít không khí, thấy nó thơm lừng, say ngây ngất. Hai kẻ cùng đường gặp nhau đều có nhu cầu muốn được che chở...”. Ngòi bút tinh tế của nhà văn đã tiếp tục khơi sâu tâm lý nhân vật: lão cảm thấy “người đàn bà trước mặt gã cứ to dần ra, ôm tỏa lấy gã... Gã thầm ước ngày nào đó chính người đàn bà kia sẽ ngồi khâu những cái tã xinh xinh cho một sinh linh bé nhỏ tách ra khỏi cơ thể cô ta, có chứa cả một phần máu thịt của gã...” Cái bản năng con người đã được đánh thức giữa “gã chân sào và cô hàng xén”. Tác giả đã mô tả tâm lý nhân vật chân thực sống động và tinh tế. Nhưng quá khứ ấy lại theo lão suốt đời với sự ám ảnh “như một tiền định của số kiếp lão. Hình như nó là điềm báo trước cuộc đời lão sẽ vất vả, tai ương đến lúc chết.” Quá khứ chập chờn ẩn hiện gắn liền với các mảnh ký ức, mảnh tâm trạng hồi cố của nhân vật. Trong quá khứ mà nhân vật nhớ về, thấy có lúc lão “đang ở thiên đường”, đó là khi nhớ về cảm giác lão còn đang làm Chủ tịch xã Hoàng - lão còn là “ông thánh xã Hoàng”, hay thời điểm mà cả nhà Chánh Tổng bị lật đổ bằng một đám đông cách mạng dưới sự chỉ huy của lão: “Lão Khổ phút chốc thành điểm tựa, thành linh hồn của những kẻ không có một chút đề kháng nào. Họ tìm thấy ở lão bản lĩnh lạnh lùng của kẻ dẫn dắt. Lão Khổ nhận lấy ngay sứ mệnh ấy. Và bởi vì lão vốn đầy sức mạnh.” Đó là bằng chứng của việc nhân vật tự hiểu mình, tự nhận thức và tự bộc lộ mình. Rồi ngay cả cái suy nghĩ đầy tính chất “cá nhân tư thù” của lão ngay trong khi làm cách mạng cũng được mô tả chi tiết: “lão chợt nhớ đến mấy đứa em chết đói của lão. Lão nhớ tới những trận đòn thừa sống thiếu chết... Lão lần hồi nhớ lại từng sự kiện có liên quan đến lão và chi họ nhà lão bị Chánh Tổng dùng quyền thế chèn ép đày xuống làm vai dưới. Tàn phá cũng là làm cách mạng. Lão gầm lên: - Tất cả thuộc về bà con. Tiến lên!” Rồi cả đến nhữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHDOCS 10.doc