Nghiên cứu áp dụng SXSH cho công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam

LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT LUẬN VĂN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Nội dung nghiên cứu 2

1.4. Giới hạn của đề tài 3

1.4.1. Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.3. Thời gian nghiên cứu 3

1.5. Phương pháp nghiên cứu 4

1.5.1. Phương pháp luận 4

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 5

1.6. Ý nghĩa của đề tài 6

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 7

2.1. Định nghĩa SXSH 7

2.2. Các điều kiện tiên quyết khi áp dụng SXSH 7

2.3. Phương pháp luận đánh giá SXSH 8

2.4. Các giải pháp SXSH 10

2.5. Các lợi ích từ việc thực hiện SXSH 11

2.6. Các rào cản trong SXSH 13

2.7. Những yêu cầu chung để thúc đẩy SXSH 14

2.8. Tình hình áp dụng SXSH 15

2.8.1. Trên thế giới 15

2.8.2. Ở Việt Nam 17

 

doc88 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1091 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu áp dụng SXSH cho công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh sơ đồ công nghệ chế biến tương ớt Nguyên liệu tỏi, ớt, cà chua sau khi được xử sơ bộ, rửa sạch và cho vào máy xay riêng từng nguyên liệu. Sau đó cho định lượng ớt xay, cà chua, tỏi xay nhuyễn và phụ gia (đường, muối, phụ liệu khác) vào khuấy trộn đều rồi đem nấu chín để gia vị tan và thấm đều. Tương ớt sau khi nấu chín, để nguội rồi rót vào chai bằng hệ thống máy tự động, sau đó dán nhãn thành phẩm. 3.2.7. Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty 3.2.7.1. Khí thải Khí thải phát sinh chủ yếu từ: Quá trình đốt dầu FO vận hành nồi hơi, đốt dầu DO vận hành máy phát điện, từ khâu chiên mì. Thành phần khí thải của nhà máy chủ yếu bao gồm: mùi, hơi dầu chiên, CO, NO2, SO2 và bụi. Căn cứ vào lượng dầu FO tiêu thụ trung bình khoảng 30.000lít/ ngày, tương ứng với 9.603 tấn/năm (nhà máy hoạt động 330 ngày/năm; tỷ trọng của dầu FO là 0.97 kg/lít) ta có thể tính nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu FO vận hành nồi hơi (Xem kết quả tính toán ở bảng 2 và xem thêm phụ lục 2). Bảng 4. Tải lượng & nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu FO tại công ty Các Chất ô Nhiễm Đặc Trưng TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM (KG/NĂM) LƯU LƯỢNG KHÍ THẢI (M3/NĂM) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3) TCVN 6992:2001, công nghệ cấp B, Q1 (mg/m3) SO2 518.542 235.273.500 2.204 300 NO2 92.227 235.273.500 392 600 CO 4.705 235.273.500 20 300 Bụi 26.350 235.273.500 112 - Kết quả tính toán cho thấy, nồng độ các chất NO2 và CO nằm trong giới hạn cho phép, riêng chỉ có nồng độ SO2 trong khí thải vuợt tiêu chuẩn cho phép hơn 7 lần. Ở đây chỉ tính nồng độ các chất ô nhiễm sinh ra do hoạt động của lò hơi, chưa kể đến nồng độ ô nhiễm khí thải phát sinh do hoạt động của 3 máy phát điện và từ khâu chiên mì. Thế nhưng hiện nay công ty vẫn chưa có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. 3.2.7.2. Chất thải rắn (CTR) CTR tại công ty phát sinh chủ yếu từ hai nguồn chính sau: Rác thải sinh hoạt: Bao gồm rác thải từ các văn phòng làm việc của nhân viên như giấy vụn, giấy photo, rác thải sinh hoạt từ khu nhà ăn và của tất cả các công nhân viên trong công ty. Rác được thu gom và xử lý bởi công ty môi trường đô thị TpHCM. Rác thải sản xuất: Bao gồm rác từ các công đoạn như: sơ chế nguyên vật liệu (như bã, vỏ rau củ, thịt vụn,); sản xuất, xử lý các phế phẩm (như bột mì, gạo rơi rãi; mì, phở, hủ tiếu, cháo vụn, dầu mở,); đóng gói (như giấy carton, kraff vụn, bao nylon,) và từ khâu xử lý nước thải của công ty ( như cặn bùn, váng dầu mở). Hầu hết các loại chất thải sản xuất của công ty đều được thu gom và bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu để tái chế ( giấy, bao nylon,) hoặc bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc (mì, phở, hủ tiếu vụn,). Bảng 5. Khối lượng chất thải rắn tại công ty năm 2003 Phân loại CTR Khối lượng CTR (T/Năm) Công đoạn phát sinh Bã các loại nguyên vật liệu 100 Từ việc sơ chế các loại rau củ và thịt Bùn đất 30 Thu gom từ các hố ga Váng dầu mở 5 Thu gom từ các hố ga CTR trong sản xuất 75 Từ các phân xưởng sản xuất Rác sinh hoạt 200 Khu nhà ăn, nhà bếp, văn phòng, 3.2.7.3. Nước thải Nguồn thải: Nước thải của công ty phát sinh chủ yếu từ các phân xưởng mì, phân xưởng gia vị, phân xưởng bột canh, phân xưởng gạo, phân xưởng tương ớt, khu vực gia nhiệt shortening khu vực rửa rau, phòng nghiên cứu và quản lý chất lượng và nước thải sinh hoạt từ khu nhà ăn, các văn phòng làm việc của công nhân viên trong công ty. Đặc tính ô nhiễm của nước thải: Chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, bao gồm: BOD, COD, SS, dầu mở, tổng N, P, NH4+,Coliform,.Trong các thông số này, một vài thông số như: BOD, COD, SS, dầu mở, NH4+, Coliform ở một vài phân xưởng sản xuất của công ty có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép - TCVN 5945-1995: tiêu chuẩn thải nước công nghiệp – loại B (Xem phụ lục 3 - Bảng kiểm tra chất lượng môi trường nước thải tại công ty). Hiện công ty đã có hệ thống xử lý nước thải với lưu lượng 1000m3/ngày.đêm (Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của công ty VIFON được đính kèm phụ lục 4). Công ty đã đầu tư hơn 5,6 tỷ đồng để mua sắm thiết bị và thi công xây dựng hệ thống này. Hệ thống xử lý nước thải của VIFON áp dụng phương pháp xử lý sinh học bằng công nghệ ANAES nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945 – 1995) và có thể thải ra kênh mương mà không gây ô nhiễm môi trường. Bảng 6. Kết quả phân tích nước thải sau bể lắng bùn hoạt tính của hệ thống xử lý nước thải trong công ty Các chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Đơn vị Kết quả TCVN 5945 -1995 ( cột B ) pH pH meter Mg/l 6.53 5.5-9 COD APHA 5220C Mg/l 30 100 BOD5 VELP-TCC001:ISO-9001 Mg/l 20 50 TSS APHA 2540-D Mg/l 50 100 Tổng P APHA 4500-P Mg/l 0.14 6 Tổng N APHA 4500-N Mg/l 7.6 60 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu công nghệ – thiết bị công nghệ – Trường ĐHBK TpHCM, 2006. 3.2.7.4. Hiện trạng vệ sinh công nghiệp - an toàn lao động của công ty Phương tiện bảo vệ cá nhân: Công ty đã trang bị đầy đủ các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân như: găng tay, khẩu trang, giày, ủng, kính bảo vệ mắt khi hàn, nút bịt tai chống ồn, mũ bọc tóc,. Tuy nhiên trong quá trình làm việc một số công nhận không tuân thủ qui định an toàn vệ sinh lao động như không đeo thường xuyên nút tai chống ồn (đặc biệt là tại khu vự lò hơi và khu xử lý nước thải), không đeo khẩu trong khi tiếp xúc với các hoá chất, bụi, Môi trường – điều kiện lao động của công nhân: Nhìn chung công ty có mặt bằng phân xưởng sản xuất rộng, sạch sẽ, thực hiện tốt việc kiểm tra chất lượng môi trường hàng năm theo định kỳ. Tuy nhiên kết quả đo đạt cho thấy hầu hết các thông số vi khí hậu tại công ty vượt mức cho phép, đặc biệt là nhiệt độ tại khu vực lò hơi và tại các phân xưởng mì, do điều kiện thông thoáng chưa được tốt nên nhiệt độ tại phân xưởng mì cao hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều làm ảnh hưởng đến điều kiện và hiệu quả làm việc của công nhân, riêng các thông số độ ẩm và gió nằm trong giới hạn cho phép. (Xem phụ lục 5. Bảng kết quả kiểm tra môi trường lao động của công ty, năm 2004). Máy móc thiết bị: Công ty thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, nguyên tắc vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chửa máy móc thiết bị định kỳ; các thiết bị máy móc nơi sản xuất có nguy cơ xảy ra sự cố đều trong giai đoạn sử dụng tốt, tất cả các bộ phận truyền động của thiết bị đều có mái che chắn đảm bảo an toàn cho công nhân khi vận hành. Tuy nhiên các thiết bị tại khu vực lò hơi đặc biệt là các đường ống dẫn hơi đến các phân xưởng vẫn chưa được bảo ôn tốt và hiện tượng rò rỉ tại các van, balong gây thất thoát hơi và làm tăng nhiệt độ môi trường xung quanh khu lò hơi ảnh hưởng đến công nhân vận hành tại khu vực này. An toàn về điện: Các thiết bị điện được lắp đặt, bố trí thuận lợi cho công nhân thao tác, tuy nhiên còn một số nơi hệ thống đi dây điện chưa đảm bảo an toàn. Phòng cháy chữa cháy (PCCC): Công ty đã thành lập mạng lưới PCCC, ban hành các qui định nghiêm ngặt trong PCCC, và được trang bị đầy đủ trang thiết bị chữa cháy như bình cứu hoả, hộp cứu hoả,.tại các khu vực dễ gây cháy nổ, tại mỗi phòng ban đều có lối thoát hiểm, công ty thường xuyên tập huấn PCCC cho cán bộ công nhân viên. CHƯƠNG 4 ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY VIFON —&– 4.1. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC SXSH TRONG CÔNG TY 4.1.1. Thành Lập Đội SXSH Đội SXSH là lực lượng then chốt, nhân tố quan trọng trong quá trình triển khai áp dụng SXSH tại công ty. Vì vậy thành lập đội SXSH là việc làm đầu tiên khi bắt đầu thực hiện SXSH. Bảng 7. Các bộ phận tham gia trong đội SXSH của công ty STT Bộ phận tham gia Chức vụ Vai trò 1 Cấp lãnh đạo Phó Tổng Giám Đốc Xét duyệt các đề xuất 2 Phòng kỹ thuật Phó phân xưởng cơ điện Cung cấp thông tin và tổng hợp các số liệu về lò hơi 3 Quản lý phân xưởng sản xuất Phó quản đốc phân xưởng gạo Tổng hợp các số liệu tại phân xưởng gạo Phó quản đốc phân xưởng mì Tổng hợp các số liệu tại phân xưởng mì Phó quản đốc phân xưởng gia vị Tổng hợp các số liệu tại phân xưởng gai vị 4 Phòng nghiên cứu và quản lý chất lượng chất lượng Phó phòng Kiểm tra chất lượng các sản phẩm 5 Phòng kế hoạch và cung ứng Phó phòng Ghi lại các khoản đầu tư thiết bị, và tính toán lợi ích mang lại cho công ty qua SXSH 6 Bộ phận bên ngoài công ty Chuyên gia SXSH Đào tạo và tư vấn thực hiện SXSH Sinh viên thực tập Huỳnh Thị Thúy Hằng Tham gia theo dõi, đánh gía SXSH tại công ty Hình 11. Sơ đồ tương quan giữa các bộ phận trong đội SXSH của công ty Xác định trọng tâm đánh giá SXSH Lập kế hoạch triển khai SXSH Hỗ trợ thực hiện và xem xét các giải pháp SXSH Hỗ trợ thông tin tình hình hoạt động của công ty Xét duyệt, chỉ đạo thực hiện SXSH Đề xuất các cơ hội SXSH Chuyên gia SXSH Cấp lãnh đạo (phó tổng giám đốc) Đại diện các phân xưởng Phó phòng kế hoạch - cung ứng Phó phân xưởng cơ điện Phó phân xưởng mì Phó phân xưởng gạo Phó phân xưởng gia vị 4.1.2. Đào Tạo Về Phương Pháp Thực Hiện SXSH Để quá trình áp dụng SXSH được tiến hành thuận lợi và hiệu quả, thì đội SXSH cần phải được trang bị và hướng dẫn cách thức triển khai áp dụng SXSH cụ thể tại công ty dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia SXSH Tại công ty VIFON, nội dung khóa đào tạo chủ yếu hướng dẫn cho các thành viên trong đội về phương pháp luận đánh giá SXSH; cách nhận dạng các tiềm năng tiết kiệm nguyên vật liệu tại công ty (tiềm năng tiết kiệm nước, dầu, điện). Nhu Cầu Sử Dụng Nguyên Vật Liệu – Năng Lượng Tại Công Ty Bảng 8. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng tại công ty STT Nguyên vật liệu-năng lượng Đơn vị Lượng tiêu thụ năm 2004 1 Bột mì Tấn 16.000 2 Gạo Tấn 5.500 3 Dầu shortening Tấn 4.000 4 Dầu tinh luyện Tấn 800 5 Đường Tấn 400 6 Muối Tấn 600 7 Bột ngọt Tấn 240 8 Dầu FO Tấn 9.603 9 Nước m3 1.260.000 10 Điện KW 840.000 Định Mức Sử Dụng Nguyên Vật Liệu – Năng Lượng Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng sản xuất mì và tổng sản phẩm mì của công ty (18.000 tấn), có thể suy ra định mức sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng để sản xuất ra một tấn mì như sau: Bảng 9. Định mức sử dụng nguyên vật liệu sản xuất 1 tấn mì STT Nguyên vật liệu – năng lượng sử dụng Đơn vị tính Định mức 1 Bột mì Kg/Tấn 888 2 Dầu shortening Kg/Tấn 220 3 Dầu tinh luyện Kg/Tấn 44 4 Hoạt chất CMC Kg/Tấn 1 5 Muối Kg/Tấn 33 6 Đường Kg/Tấn 22 7 Bột ngọt Kg/Tấn 13 8 Dầu FO Kg/Tấn 305 9 Điện KW/Tấn 26 10 Thùng carton Thùng/Tấn 395 11 Bao kiến gói mì m2/Tấn 630 XÁC ĐỊNH TRỌNG TÂM ĐÁNH GIÁ SXSH CHO CÔNG TY Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Nguyên Vật Liệu và Năng Lượng Tại Công Ty Thực trạng sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất Công ty chưa tận dụng và tuần hoàn các nguyên vật liệu rơi vãi (bột mì, boat gạo rơi vãi); các phế phẩm thải (các phế phẩm mì, hủ tiếu, phở, bể, vụn) một cách hiệu quả. Chưa nghiên cứu tái chế, tận dụng các sản phẩm lỗi, bể vụn thành các sản phẩm khác có ích, mà chỉ thu gom và bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Thực trạng sử dụng nước Công ty sử dụng nguồn nước ngầm qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sản xuất, ăn uống. Tổng lượng nước sử dụng của nhà máy khoảng 3500 m3/ngày. Trong đó theo ước tính sơ bộ: + Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân viên khoảng: 200 m3/ngày + Nước cấp cho sản xuất khoảng: 300 m3/ngày + Nước cấp cho lò hơi khoảng: 500 m3/ngày + Lưu lượng nước thải khoảng: 1.000 – 1.200 m3/ngày Như vậy nếu tính tổng cộng lượng nước đầu ra của nhà máy thì chỉ khoảng 2.200 m3/ngày, còn 1.300m3/ngày chưa rõ nguyên nhân (có thể do tưới cây, vệ sinh nhà xưởng thất thoát). Theo ước tính của các chuyên gia SXSH thì với qui mô của nhà máy thì tổng lượng nước dùng cho hoạt động vệ sinh nhà xưởng, thiết bị và tưới cây tối đa chỉ khoảng 600m3/ngày, như vậy vẫn còn 700m3 /ngày bị thất thoát. Nguyên nhân gây thất thoát có thể do công nhân sử dụng nước vệ sinh nhà xưởng, thiết bị và tưới cây một cách rất lãng phí, hoặc do rò rỉ trên hệ thống đường ống dẫn nước của nhà máy. Sơ bộ có thể đánh giá tiềm năng tiết kiệm nước tại công ty khoảng 700 m3/ngày, ứng với khoảng 20% tổng lượng nước cấp của nhà máy. Một số trường hợp điển hình về thực trạng sử dụng nước chưa hợp lý, gây nhiều lãng phí tại công ty, với những nguyên nhân thuộc về khía cạnh quản lý nội vi, điển hình như việc sử dụng nước tại phân xưởng tương ớt, công nhân xay ớt sử dụng nước sạch cho công đoạn xay bằng một vòi nước không có van khoá ở đầu, vòi nước không được khoá lại khi không dùng nước nữa, làm chảy tràn trên nền xưởng gây lãng phí nước và không đảm bảo vệ sinh nhà xưởng. Hình 12. Hình tại phân xưởng tương ớt Hình 13. Hình công nhân đang sử dụng nước sạch để vệ sinh hố thu nước thải Thực trạng sử dụng nhiên liệu dầu FO Hiện nay, nhà máy có đến 5 lò hơi (1 lò 15,5 tấn, 1 lò 12,5 tấn, 2 lò 10 tấn và 1 lò 9,4 tấn). Tổng lượng dầu FO sử dụng cho các lò hơi hàng tháng rất cao khoảng 800.000 – 1.100.000 lít tương đương với số tiền khoảng 5 tỷ đồng/tháng. Các nồi hơi này được đánh giá hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên việc kiểm soát hơi và vận hành các lò hơi này không hiệu quả, gây thất thoát hơi, hao phí lượng dầu FO, các nguyên nhân gây ra sự hao phí đó chủ yếu là do: Nhà máy không kiểm soát được lượng nước xả đáy của các nồi hơi, chỉ xả theo kinh nghiệm (tại các van xả đáy không lắp đồng hồ đo lượng nước xả đáy). Không lắp có đồng hồ đo hơi tại đầu ra của đường dẫn hơi, tại các phân xưởng sản xuất để kiểm soát lượng hơi. Hệ thống đường ống dẫn hơi của nhà máy chưa được bảo ôn tốt, phân bố chưa hợp lý, còn chồng chéo (xem Hình 10), đường truyền hơi dài gây hao phí hơi, khó khăn cho vấn đề đều chỉnh chính xác lượng hơi cấp cho nhu cầu sản xuất, nên thường cấp dư so nhu cầu cần, gây lãng phí hơi. Hệ thống thu hồi nước ngưng chưa triệt để, chỉ khoảng 20% lượng nước ngưng được thu hồi từ các công đoạn chiên mì, sấy sản phẩm gạo, còn các công đoạn hấp mì, hấp sản phẩm gạo, nấu thịt hầm, thanh trùng nước đều không được thu hồi mà thải bỏ vào hệ thống thu gom nước thải chung của nhà máy. Rò rỉ hơi tại một số van hơi, co nối và balong Công tác bảo trì bảo dưỡng, vệ sinh lò hơi chưa tốt Quản lý nội qui không chặt chẽ, công nhân lơ là trong quá trình kiểm soát và vận hành lò hơi để hơi thất thoát mà không quan tâm. Hình 14. Tại khu lò hơi – rò rỉ hơi tại các van, công nhân vận hành ngũ quên trong khi trực Hiện hệ thống lò hơi của nhà máy không có bộ trao đổi nhiệt để thu hồi nhiệt tổn thất qua khói lò. Nhiệt độ khói thải thường rất cao khoảng 220 - 270oC, đối với những lò hơi cũ, nhiệt độ của khói thải còn cao hơn (các lò hơi của nhà máy đều có tuổi thọ trên 10 năm). Theo ước tính thì nhiệt độ khói thải hiện tại khoảng 250oC, điều này cho thấy nhiệt tổn thất qua khói lò rất nhiều. Theo đánh giá sơ bộ chỉ cần nhà máy tăng cường quản lý và kiểm soát lượng hơi thất thoát tốt hơn bằng cách điều chỉnh và sửa chữa lại các van hơi bị rò rỉ thì cơ hội tiết kiệm nhiên liệu dầu FO rất lớn. Chỉ xét nguyên nhân rò rỉ hơi trên cả hệ thống đường ống dẫn và nếu cho lượng hơi thất thoát mỗi giờ là 2kg thì lượng dầu thất thoát tương đương là 1.440 lít/tháng, tương ứng với khoảng 7.200.000 đồng/tháng (hiệu suất lò hơi là 75%, giá dầu FO 5.000 đồng/lít). Lượng dầu FO tiết kiệm được sẽ rất lớn nếu nhà máy tiến hành các giải pháp kiểm soát hoạt động của lò hơi; tuần hoàn hơi và bọc cách nhiệt hệ thống đường ống dẫn hơi tốt hơn. Hiện trạng sử dụng năng lượng điện Nhà máy sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia và hệ thống máy phát điện dự phòng của công ty. Tổng công suất tiêu thụ điện khoảng 1.250KV/A/ngày đêm. Tại một số phân xưởng sản xuất, vấn đề thông thoáng, ánh sáng chưa tốt nên sử dụng nhiều quạt làm mát và đèn chiếu sáng không cần thiết, gây lãng phí. Các máy móc, băng truyền thường hoạt động trong điều kiện non tải giữa các ca sản xuất trong giờ ăn của công nhân (do nhà máy hoạt động liên tục 3 ca, và công nhân chỉ thay phiên nhau ăn uống trong ca sản xuất). Theo đánh giá của các chuyên gia SXSH thì công ty có nhiều tiềm năng tiết kiệm điện. Chọn Trọng Tâm Đánh Giá SXSH Cho Công Ty Dựa trên các phân tích và đánh giá về thực trạng sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng tại công ty với thời gian và phạm vi cho phép của luận văn, đề tài chọn trọng tâm đánh giá SXSH cho công ty là: Giảm lượng dầu FO sử dụng, cũng như giảm thiểu tải lượng khí thải cho công ty. Giảm thiểu lượng nước sử dụng và lượng nước thải xử lý cho công ty. Giảm tổn thất nguyên vật liệu trong sản xuất (mì và các sản phẩm gạo) của công ty (đây là hai dây chuyền có nhiều công đoạn gây lãng phí, tạo ra nhiều chất thải nhất). Giảm chi phí sản xuất, cải thiện môi trường lao động của công ty. THIẾT LẬP CÂN BẰNG VẬT CHẤT Cân bằng vật chất là tính toán cân bằng nguyên vật liệu – năng lượng đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất của công ty, để từ đó biết và định lượng một cách tương đối lượng nguyên vật – năng lượng bị thất thoát trong quá trình vận hành, sản xuất của nhà máy. Do thời gian ngắn nên luận văn chỉ cân bằng vật liệu chi tiết cho dây truyền sản xuất mì ăn liền và chỉ thiết lập cơ sở cân bằng hơi và cân bằng nước dựa vào hiện trạng thực tế của công ty. Cơ sở cân bằng nguyên vật liệu dựa vào nguyên lý “tổng đầu vào = tổng đầu ra + thất thoát”. Cách cân bằng cụ thể như sau: Cân Bằng Vật Chất Cho Phân Xưởng Mì Tính toán cân bằng vật liệu cho 1 tấn mì thành phẩm (trọng lượng mỗi gói mì là 85g). Cách tính toán chi tiết được đính kèm phụ lục 6. Các kết quả tính toán cân bằng cho từng công đoạn được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 10. Bảng tóm tắt các kết quả cân bằng vật liệu cho 1 tấn mì trọng lượng 85g Công đoạn Nguyên liệu đầu vào Nguyên liệu đầu ra Dòng thải Tên nguyên liệu Số lượng Bán thành phẩm Số lượng Nhào trộn (G1) Bột mì Nước Phụ gia 869 (kg) 391 lit 67 (kg) Bột trộn 1.327(kg) Bột nguyên liệu rơi vãi thất thoát : 19kg Bột trộn thất thóat: 7kg Cán, cắt sợi Bột đã nhào 1320(kg) Mì sau khi cắt sợi 1312 (kg) Bột trộn thất thóat: 8kg Hấp – cắt đoạn - Sợi mì - Hơi - Hơi nước ngấm vào mì 1312(kg) 115(kg) Mì sau hấp 1427 (kg) - Mì vụn (không xác định) Tưới nước lèo - Mì cắt đoạn - Lượng nước thấm vào mì 1427(kg) 52(kg) Mì thấm nước lèo 1479 (kg) Nước lèo thất thoát: 0.416kg Chiên mì Vắt mì trong khuôn Dầu shortening 1479(kg) 200(kg) Vắt mì sau chiên 1011.11 (kg) Lượng mì hao hụt sau chiên: 10.11kg Mì cháy (chưa xác định) Dầu shortening hao hụt (do thất thoát và thải bỏ): 63.5kg Nhiệt độ thất thoát bề mặt chảo chiên Kiểm tra chất lượng Vắt mì sau chiên và làm nguội 1.001 (kg) Mì đạt yêu cầu 953 (kg) Sản phẩm không đạt yêu cầu (kể cả mì vụn): 48kg Đóng gói Mì đạt yêu cầu Lượng gói nêm -satế Bao bì – thùng 953(kg) 47(kg) Mì thành phẩm 1000 (kg) Lượng bao bì hư hỏng (chưa xác định) Kết quả tính toán cân bằng vật liệu cho 1 tấn mì thành phẩm (với trọng lượng mỗi gói mì là 85g) được biểu diễn cụ thể trong sơ đồ sau: Bột mì nguyên liệu: 869kg Nước dùng: 391lít Hóa chất phụ gia: 67kg Nước lèo tưới mì: 52.416kg: Dầu shortening: 200kg Điện 26kw 1 TẤN MÌ (85g/gói) Mì thành phẩm: 1 tấn Tổng khối lượng bột mì thất thóat: 28kg/1tấn mì thành phẩm ~ 3.2% Dầu shortening thất thoát + thải bỏ: 63.5kg Nước lèo thất thoát: 0.416kg Hình 15. Sơ đồ kết quả cân băng vật liệu cho 1 tấn mì thành phẩm Nhận xét kết quả cân bằng Trong qui trình sản xuất mì lượng nước sử dụng cho sản xuất mì không nhiều nên sự hao phí nước tại đây chủ yếu là nước dùng cho vệ sinh thiết bị và nhà xưởng. Thành phần nước thải tại phân xưởng mì chứa hàm lượng chất hữu cơ và dầu mở cao do nguyên liệu bột mì, dầu chiên thất thoát vào dòng thải. Theo kết quả cân bằng trên thì khối lượng bột nguyên liệu thất thoát vào dòng thải là 3,2%. Nếu như sau khi áp dụng SXSH lượng bột thất thoát này giảm chỉ 0,5% / 1 tấn sản phẩm thì nhà máy có thể tiết kiệm được khoảng 80 tấn bột/năm. Sơ bộ có thể nhận thấy cơ hội tiết kiệm nguyên liệu bột mì và dầu thải tại phân xưởng mì là rất lớn. Thiết Lập cân bằng hơi LÒ HƠI - Điện năng (cho bơm, quạt) - Không khí - Nhiên liệu - Nước cấp Hơi nước dùng cho sản xuất Khói thải CTR Tổn thất nhiệt bức xạ và đối lưu Tro Xả đáy và rò rỉ Hình 16. Sơ đồ cân bằng năng lượng lò hơi tổng quát Với thực trạng hệ thống đường ống dẫn hơi của nhà máy như hiện nay (các đường ống dẫn hơi được hòa mạng, liên thông nhau qua các balong - xem hình 17 ), thì cách tính toán cân bằng hơi có thể tiến hành theo hai phương án sau: Mắc đồng hồ đo dầu và đo lượng nước cấp cho từng nồi hơi giúp kiểm soát được lượng hơi sinh ra của từng nồi hơi. Phương án này đơn giản, đầu tư ít nhưng hiệu quả kiểm soát và theo dõi hơi theo phương án này không cao. Vì có trường hợp dầu hay bị nghẹt, đo không chính xác. Hơn nữa hệ thống đường ống dẫn hơi của công ty không tách biệt nhau nên không thể kiểm soát được lượng hơi sinh ra của từng nồi hơi thông qua lượng dầu cấp. Mắc đồng hồ đo hơi, phương án này đòi hỏi chi phí dầu tư cao, nhưng hiệu quả quản lý và kiểm soát hơi khả thi hơn, thích hợp với hiện trạng của công ty. Theo đánh giá sơ bộ của nhóm SXSH thì lượng hơi bị thất thoát tại công ty rất lớn nên công ty đã chọn phương án mắc đồng hồ hơi để công nhên dễ theo dõi và phòng quản lý dễ kiểm soát hơi. Dựa vào tình trạng thực tế của công ty thì các đồng hồ hơi được mắc tại đầu các đường ống cấp hơi cho từng phân xưởng sản xuất cụ thể là: tại balong 1 mắc 2 đồng hồ hơi, tại mỗi balong 2 và 3 mắc 1 đồng hồ hơi – xem thêm hình 14. Với mục đích là kiểm soát tổng lượng hơi cấp cho từng phân xưởng và kiểm soát ý thức quản lý và vận hành nồi hơi của công nhân, tránh gây thất thoát do rò rỉ van hơi. Như vậy để cân bằng hơi thì bước tiếp theo là tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các nồi hơi và thiết lập các bảng biểu theo dõi tie

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI-DUNG.doc
  • docPHULUC.doc
  • docMUCLUC.doc
  • docTLTK.doc
  • docNHIEM VU DA.doc
  • doctom tat LV.doc
  • docnhanxetGVHD.doc
Tài liệu liên quan