A. PHẦN DẪN LUẬN :
I. Đối tượng nghiên cứu và lí do chọn đề tài :.1
II. Lịch sử vấn đề :.2
III. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề tài :.4
IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu : .4
V. Đóng góp của khóa luận :.5
VI. Mục đích của khóa luận : .6
VII. Bố cục khóa luận : .7
B. PHẦN NỘI DUNG :
Chương I. Khái quát về đồng dao :
I. Khái niệm ca dao – dân ca : .8
II. Khái niệm đồng dao :.9
III. So sánh, phân biệt đồng dao và các thể loại
văn học dân gian khác :.12
1. Đồng dao với ca dao – dân ca :.12
2. Đồng dao với vè :.13
3. Đồng dao với câu đố :.15
80 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 6127 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mối quan hệ giữa các loài vật, tác giả dân
gian đã nảy ra ước mơ chế ngự được các con vật khó thuần phục :
“Ta mang sợi chỉ lên rừng
Mà trói con hổ, hổ đừng quấy ta
Ta mang dây chão về nhà
Mà trói con kiến, kiến ra đường nào”.
Người nông dân trong bài đồng dao này đã ước mơ có thể lên rừng bắt hổ, chế
ngự nó “trói” nó, để nó không quấy phá mùa màng và cuộc sống an lành của ông ta :
“Mà trói con hổ, hổ đừng quấy ta”,
Từ khát vọng chế ngự loài kiến nhỏ bé, đến loài hổ hung hãn là một bước
chuyển biến khá lớn lao trong ý thức của người xưa. Nó được chuyển tải vào các bài
đồng dao để trẻ em hát, trẻ em diễn xướng. Từ đó, nó sẽ góp phần giáo dục trẻ ước
mơ chế ngự được tự nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ cho đời sống con người. Đây
là bước nền tảng để hình thành cho các em những khát vọng đẹp đẽ, lớn lao trong
tương lai.
Trẻ em là những mầm non của đất nước, là tương lai của Tổ quốc mai sau.
Chình vì lẽ đó mà đồng dao càng chứng tỏ vai trò to lớn của nó trong việc hun đúc
tâm hồn trẻ thơ. Trẻ yêu đồng dao qua những hình ảnh cây cỏ, hoa lá, các loài động
vật trong thiên nhiên. Và qua đó, trẻ bộc lộ những hiểu biết, những ước mơ giản dị và
tràn đầy ý nghĩa của mình : Đó là ước mơ về một cuộc sống thân thiện, gần gũi cho
muôn loài. Qua đồng dao, người lớn hiểu được rằng trẻ nhỏ đang cần gì?, và muốn
gì? Đồng thời, nhờ có đồng dao, người lớn sẽ có thêm một phương tiện vô cùng hiệu
quả và hữu dụng để giáo dục trẻ nhỏ.
5. Với óc quan sát tinh tường, sự thông minh, lém lỉnh, trẻ nhỏ đã hoán
đổi một vài đặc điểm, tính chất của các loài động vật tạo ra sự nghịch lí, phi logic,
nhưng tràn đầy lí thú :
“Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
Hùm nằm cho lợn liếm lông
Quả hồng mòng nuốt bà lão tám mươi”
Theo logic thông thường thì rắn rết là loài ăn thịt ếch, nhái, hùm ăn thịt lợn,
bà lão ăn quả hồng mòng,Nhưng cái logic ấy lại được trẻ thay đổi một cách ngộ
nghĩnh, hài hước : “Ếch cắn cổ rắn”, “Hùm nằm cho lợn liếm lông”, “Quả hồng mòng
nuốt bà lão”,
Sự nghịch lí này, dường như được khai thác và tận dụng triệt để trong đồng
dao. Nó tạo cho đồng dao một màu sắc riêng, vô cùng lí thú! Bóc đi những lớp vỏ
nghịch lí ấy, ta thấy được nhận thức tinh tế của các tác giả dân gian về giới tự nhiên.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 27
Chẳng hạn trong các bài :
“Lẳng lặng mà nghe
Cái vè nói ngược
Con cháu sinh trước
Ông bà đẻ sau
Con rùa chạy mau
Con thỏ chạy chậm”
Và :
“Con lợn thì kêu meo meo
Con mèo ủn ỉn mà theo vô chuồng.”
6. Đồng dao còn phản ánh mối quan hệ gần gũi giữa các loài động vật
trong tự nhiên (tương tự các loài thực vật). Thông qua đó, thể hiện ước mơ về một
cuộc sống gần gũi, thân thiết cho muôn loài :
“Kì đà là cha cắc ké
Cắc ké là mẹ kì nhông
Kì nhông là ông cà cưỡng
Cà cưỡng là dượng kì đà”
Bài đồng dao thể hiện mối quan hệ ruột thịt, gia đình : là cha, là mẹ, là ông, là
dượng, Nhưng để sắp xếp lại cho đúng trật tự thì rất khó khăn vì “mối quan hệ họ
hàng” này không tuân theo một trật tự nào cả. Dường như, trẻ nhỏ không quan tâm
đến cái gọi là “trật tự” của người lớn. Trẻ chỉ cốt sao thể hiện được mối quan hệ gần
gũi giữa các loài vật ấy mà thôi.
Hay như sự thăm hỏi nhau của thế giới loài vật (mà ở đó là quan hệ của loài
người) :
“Con cò đọc sách trên cây
Thấy đàn kếu kéo bầy sang thăm
Cò ta vểnh vuốt râu cằm
Kể bao nhiêu chuyện cà rằm cà ri.”
Các loài vật sống trong thiên nhiên cũng biết thăm hỏi nhau như con người
vậy : Đàn kếu kéo cả bầy sang hỏi thăm chú cò, và để đáp lại sự nhiệt tình ấy chú cò
nhỏ đã kể cho kếu nghe rất nhiều chuyện mà chú biết được “bao nhiêu chuyện cà
rằm cà ri”.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 28
Còn có cả những bài đồng dao thể hiện tình cảm mẹ - con, anh - em thật đậm
đà, đằm thắm :
“Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ cò về thăm anh”
Và bên cạnh những mối quan hệ hòa thuận tốt đẹp giữa các loài vật, tác giả
đồng dao còn phát hiện ra được mối tương quan giữa các loài vật trong tự nhiên :
“Châu chấu đuổi bắt chích chòe
Cỏ đầy đồng nội cắn què mõm trâu”.
Thông qua cái logic trẻ con ấy là một ước mơ rất đẹp đẽ : Các em mong rằng
các loài vật sẽ sống hòa thuận với nhau như một gia đình vậy! Ước mơ ấy thật đẹp!
Nó không còn dừng lại ở phạm vi cá nhân, gia đình mà nó mở rộng ra toàn xã hội.
“Hãy sống yêu thương, hòa thuận, đoàn kết với nhau” là thông điệp mà các tác giả
muốn gởi gắm. Thông qua đó, chúng ta thấy được đời sống tình cảm tốt đẹp của trẻ.
Các em sớm cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu thương và rất trân trọng nó. Điều đó
xuất phát từ thực tế cuộc sống hòa thuận, nhịp nhàng của muôn loài.
Song song đó còn có những bài đồng dao phản ánh sự hiểu biết phong phú về
các loài trong tự nhiên :
Những bài này bên cạnh khả năng tác giả là người lớn, nó cũng có thể được
diễn xướng cho người lớn tham gia. Tuy nhiên, các tác giả đồng dao bằng cái nhìn
trẻ thơ đã tạo nên thế giới loài vật khá sống động : Ở đó các loài vật có mối liên hệ
với nhau thân thiết, gắn bó. Phù hợp với cảm xúc trẻ nhỏ. Thế giới ấy có những đặc
điểm ngộ nghĩnh, dễ thương phù hợp với tư duy của trẻ. Đặc biệt, chúng tạo nên cả
một không gian sống gần gũi với trẻ thơ, phù hợp với nhận thức của trẻ nhỏ.
Chẳng hạn :
“Nghe vẻ nghe ve
Vè các loài cá
Cá kình, cá ngạc
Cá nác, cá dưa
Cá voi, cá ngựa
Cá rựa, cá đao
Út sao, bánh lái
Lang hải, cá sơn”
Các loài cá được liệt kê rất phong phú. Có những loài ta thường gặp, là loại
thực phẩm trong mỗi bữa ăn như : thờn bơn, thát lát, cá ngác, cá rô, cá sặt,nhưng
cũng có loài chúng ta rất ít gặp như : cá nác, cá rựa, cá đao,
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 29
Còn có cả những bài đồng dao thể hiện tình cảm thân thiết, tương thân, tương
ái giữa các loài trong tự nhiên :
“Cá bống đi tu
Cá thu thì khóc
Cá lóc thì sầu”
Nhìn chung, nhận thức tinh tế và tỉ mỉ của các tác giả đồng dao đã thâu tóm
một cách sinh động thế giới các loài động vật vào đồng dao. Chúng ta không thể phủ
nhận sự phong phú, đa dạng của mảng đồng dao thể hiện nội dung, đề tài này. Những
bài đồng dao mà ở đó, ta không chỉ khám phá tư duy nhận thức của trẻ mà còn là
chiếc chìa khóa mở cửa thế giới tâm hồn, tình cảm của các em : Hồn nhiên mà nhân
ái, sắc sảo mà nhạy cảm, nghiêm túc mà hóm hỉnh. Chưa kể đến những bài đồng dao
ấy khi được diễn xướng còn là những trò chơi “trí tuệ” của trẻ - khi nó nằm trong hệ
thống những yếu tố nguyên hợp của mình – đã rèn cho trẻ trưởng thành về nhận
thức, học được những bài học bổ ích về thiên nhiên, về sự tồn tại của con người
trong thế giới tự nhiên.
III. Những bài đồng dao phản ánh về các hiện tượng tự nhiên :
Trẻ thơ có khả năng kì lạ trong việc nhập cuộc vào thế giới vô tri, vô giác,
biến chúng thành những vật có hồn để làm bầu bạn. Vũ trụ huyền bí, cao siêu, nhiều
điều bí ẩn, khó lí giải ngay đối với người lớn, nhưng đối với trẻ thơ nó lại rất giản dị,
ngộ nghĩnh và thân quen :
Trẻ quan niệm trời đất có khoảng cách rất gần, chỉ cách nhau ba mươi sáu tấc:
“Mướn ông thợ mộc
Đủ đục đủ chàng
Mần một cái thang
Ba mươi sáu tấc
Bắc từ dưới đất
Lên hỏi ông trời”
Trăng với trẻ là bầu bạn của nhau :
“Ông trẳng ông trăng
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có ván cơm nếp
Có nệp cơm xôi”
Trăng cũng lười biếng như một đứa trẻ không ngoan. Ông không chịu “đi
trâu” bị mẹ đánh đau và ông cũng khóc giống như một đứa trẻ vậy :
“Ông lười đi trâu
Mẹ ông đánh đau
Ông ngồi ông khóc”
Trăng sao cũng như những cặp uyên ương hạnh phúc được đi đến hôn nhân:
“Ông giăng mà lấy bà sao
Đến mai có cưới cho tôi miếng trầu
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 30
Có cưới thì cưới con trâu
Chớ cưới con nghé nàng dâu không về.”
Trăng sao trên trời cưới nhau cũng theo tục lệ thách cưới của người xưa :
“Ông trăng mà lấy bà trời
Tháng năm đi cưới tháng mười đi cheo
Sỏ lợn lớn hơn sỏ mèo
Làng ăn chẳng hết
Đem cheo cột đình
Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình xem cheo.”
Ông sấm, ông sét còn bị trẻ đánh đòn :
“Ông nổ lung tung
Vỡ vung vỡ nồi
Vỡ bát đĩa nhà tôi
Tôi lôi ông ra đánh”
Trăng sao cũng như trẻ nhỏ, cần ăn no cho chóng lớn :
“Biếu ông củ khoai
Ông nhai tóp tép”
Trong con mắt ngây thơ của trẻ thì đấng siêu nhiên gần gũi, thân thuộc và
bình dị như những người bạn. Họ cũng có bạn bè, có cưới xin và cũng có tục thách
cưới theo truyền thống,
Trong nhận thức của trẻ nhỏ thì ranh giới giữa con người và đấng siêu nhiên
bị xóa nhòa. Đấng siêu nhiên cũng trần tục như con người vậy : Cũng cưới hỏi, cũng
thành vợ thành chồng, cũng có gia đình, bè bạn, cũng cần ăn no “biếu ông củ khoai,
ông nhai tóp tép”, cũng lười biếng “ông lười đi trâu”, cũng bị mẹ đánh đòn “mẹ ông
đánh đau”, cũng khóc nhè như trẻ “ông ngồi ông khóc”,
Ở đó, những bài đồng dao về đấng siêu nhiên đã thể hiện ước mơ, khát vọng
chinh phục tự nhiên của con người qua những ước mơ của trẻ thơ. Trong quan niệm
của người xưa, họ tin rằng luôn có thần linh tồn tại trong cuộc sống của họ, vạn vật
đều có linh hồn. Tuy nhiên, tư duy cổ xưa ấy đã không ngăn được những ước mơ táo
bạo của con người. Câu đồng dao đòi “lôi ông” thần thiên lôi ra mà “đánh” đã là câu
hát mạnh mẽ vút lên cùng ước mơ chinh phục và chiến thắng tự nhiên của người xưa
– qua ước mơ tưởng chừng rất ngộ nghĩnh, rất trẻ con.
Trẻ em sống trong thiên nhiên với cây cỏ, trăng gió và chim muông,Đó là
nơi các em vui chơi, ca hát, sinh hoạt và lao động. Trẻ nhỏ ở nông thôn, ngay từ bé
đã sớm tiếp cận với công việc đồng áng như : chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt ốc, xay
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 31
lúa, giã gạo,Để tiến hành công việc được thuận lợi, nhịp nhàng, đúng thời điểm,
các em thường phải quan tâm đến giờ giấc, thời tiết. Chính vì thế mà trẻ luôn quan
tâm đến từng bước chuyển mình của thời gian :
“Sao hôm lóng lánh
Cuốc đã sang canh
Gà kia gáy rúc
Chích chòe lìa tổ
Trời đã rạng đông.”
Bài đồng dao phản ánh bước chuyển mình của thời gian khá tuần tự, đi từ sự
kiện đến thời điểm : Từ các sự kiện xảy ra : “các vì sao lóng lánh – cuốc sang canh –
gà gáy rúc – chích chòe lìa tổ”, đến kết luận rõ ràng, đích xác sự kiện đó gắn với thời
gian cụ thể : “trời rạng đông”. Sự phát hiện bước chuyển mình nhịp nhàng của thời
gian này đã phản ánh khả năng quan sát khá tinh vi của tác giả đồng dao. Bằng cách
này, trẻ nhỏ sẽ nắm bắt được từng bước chuyển đổi vi diệu của thời gian.
Thời tiết ngày đêm được đặt trong sự đối sánh làm nổi rõ từng đặc trưng của
sự vật, hiện tượng gắn với mỗi thời điểm :
“Ban đêm oi bức mặt trời
Ban ngày mát mẻ trăng cười trên cao
Ban đêm nắng đỏ hồng hào
Ban ngày nhấp nháy ông sao đầy trời."
Các hình ảnh gắn với mỗi thời điểm không ăn khớp có vẻ trái ngược : Ban
đêm lại có mặt trời oi bức, có nắng đỏ; Ban ngày lại có trăng cười, sao nhấp nháy.
Nếu đem hoán đổi lại vị trí các hiện tượng ấy như : Ban ngày có mặt trời, có nắng;
Ban đêm có trăng, có sao thì sẽ rất hợp lí. Sự “lệch pha” này là do tác giả dân gian
đã tư duy bằng cái nhìn của trẻ thơ để tạo ra sự ngộ nghĩnh, hấp dẫn cho bài đồng
dao.
Qua đó, ta nhận thấy theo các tác giả, sự nhìn nhận, quan sát của trẻ về thời
gian hoàn toàn khác với cách nhìn nhận của người lớn. Qua lăng kính trẻ thơ, những
yếu tố thuộc về thời gian mang một sắc thái khác, một biểu hiện khác. Vấn đề này là
sự hoán đổi tính chất của những khái niệm về thời gian. Sự hoán đổi đó làm cho
“thời gian” trong mắt trẻ vừa quen, vừa lạ, vừa gần gũi nhưng cũng đầy khao khát
khám phá. Từ đó ta có thể thấy rằng : Việc thể hiện nội dung bằng cách tạo sự
nghịch lí, phi logic là một đặc điểm đặc trưng của đồng dao.
Bên cạnh đó còn có những bài đồng dao có nội dung phản ánh hình dáng mặt
trăng vào từng ngày trong một tháng :
“Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 32
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm giật
Mồng sáu thật trăng”
Hình ảnh mặt trăng trong từng mồng được diễn tả một cách thật hình ảnh :
Lưỡi chai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm, thật trăng,Tác giả đồng dao đã dẫn dắt trẻ
quan sát, liên tưởng trong sự tưởng tượng vừa phong phú, vừa tinh tế. Đồng dao
mang đến cho trẻ thơ những nhận thức mới mẻ, hấp dẫn, lí thú về thế giới tự nhiên.
Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm sinh lí trẻ nhỏ - chúng rất có ý thức trong việc
quan tâm đến thế giới xung quanh, đặc biệt là thế giới tự nhiên một cách đầy đủ, sâu
sắc.
Đó còn là những bài đồng dao có nội dung phản ánh sự hiểu biết về lượng
mưa của các tháng trong một năm :
“Tháng giêng là tháng mưa xuân
Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra
Tháng ba mưa nụ mưa hoa
Tháng tư hư đất biết là đâu hơn
Tháng năm tháng sáu mưa cơn
Bước sang tháng bảy rập rờn mưa ngâu”.
Để thể hiện lượng mưa của từng tháng, tác giả dân gian đã sử dụng những từ
ngữ rất giàu hình ảnh : Mưa xuân, mưa bụi, mưa nụ, mưa hoa, hư đất, mưa cơn, mưa
ngâu. Không chỉ cụ thể là loại mưa gì, nhưng qua từng hình ảnh được biểu đạt cho
người đọc hình dung được vào các tháng lượng mưa nhiều ít khác nhau. Để có được
những bài đồng dao như thế này, các tác giả dân gian đã phải mất rất nhiều thời gian,
tâm sức để đúc kết, hệ thống qua biết bao thế hệ. Đó là kết quả của cả một quá trình
lao động, quan sát, rút kinh nghiệm, là sự thể hiện những kinh nghiệm dạn dày của
các nhà nông lão luyện trong nghề, của các nhà “thiên văn”, nhà “khí tượng” dân
gian. Đó còn là cả một kho tàng kinh nghiệm quý giá về việc đoán định thời tiết từng
mùa để canh tác, để sản xuất của người xưa,Và cho đến ngày nay, những kinh
nghiệm này vẫn cón giữ nguyên giá trị. Nó vẫn là cẩm nang trong mọi gia đình nông
dân Việt Nam.
Đó còn là những bài đồng dao có nội dung phản ánh những hiểu biết về nắng,
về gió nói riêng, về thời tiết – khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng nói chung :
“Tháng giêng là nắng hơi hơi
Tháng hai là nắng giữa trời nắng ra
Thứ nhất là nắng tháng ba”.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 33
Và:
“Tháng giêng là gió hây hây
Tháng hai gió mát trăng bay vào đền
Tháng ba gió đưa nước lên”.
Nhìn chung, các bài đồng dao đã khái quát một cách khá đầy đủ sự hiểu biết
của các tác giả dân gian về các hiện tượng thiên nhiên. Nó không chỉ nêu lên các vấn
đề, các sự kiện trong từng thời điểm, mà còn đào sâu, lí giải các hiện tượng ấy. Nội
dung các bài đồng dao không chỉ nêu lên sự hiểu biết về các vấn đề, hiện tượng mà
còn thể hiện một cách sinh động, đầy hình ảnh các sự kiện, vấn đề ấy.
Tựu trung lại, những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên đã phản ánh
sự hiểu biết tinh tế, sâu sắc của con người về các hiện tượng thiên nhiên. Đó là cả thế
giới thực vật muôn màu sắc, muôn hương thơm, là cả thế giới động vật sống động,
phong phú, tràn đầy tình cảm, là cả thế giới siêu nhiên cao mà không xa lạ với con
người. Trong cặp mắt non xanh của trẻ nhỏ thì những đấng siêu nhiên gần gũi như
gia đình, bạn bè, người thân của trẻ. Đó còn là sự phản ánh sâu sắc, sinh động và linh
hoạt bước chuyển mình của thời gian; phản ánh sự hiểu biết tinh tường của các tác
giả đồng dao về khí hậu, thời tiết,Tất cả đã tạo nên một thế giới vô cùng phong
phú, đa dạng cho đồng dao. Đồng dao như một kho tàng vô giá về văn hóa, thói
quen, tập quán truyền thống của con người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 34
CHƯƠNG III : NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO.
I/ KẾT CẤU ĐỒNG DAO :
Về kết cấu đồng dao, chúng tôi xin đưa ra một vài tiêu chí làm căn cứ phân
loại kết cấu đồng dao như sau :
1/ Tiêu chí hiện tượng ngôn ngữ :
1.1/ Kết cấu lặp lại :
- Đầu cuối tương ứng.
- Điệp đoạn, điệp khúc.
- Liệt kê : - Sự vật.
- Sự việc.
1.2/ Kết cấu không lặp lại.
2/ Tiêu chí phương thức phản ánh theo kiểu tự sự :
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung.
- Phần kết thúc.
3/ Tiêu chí diễn xướng :
3.1/ Đối tượng diễn xướng :
- Kết cấu theo ngôi thứ nhất (nhân xưng).
- Kết cấu theo sự tương tác của người tham gia trò chơi.
3.2/ Hình thức nguyên hợp của diễn xướng :
- Mở đầu trò chơi.
- Diễn biến trò chơi.
- Kết thúc trò chơi.
3.3/ Phương thức diễn xướng : - Nói
- Kể.
- Hát.
Ở đây, chúng tôi xin chọn tiêu chí một : Đó là dựa vào hiện tượng ngôn ngữ
(kết cấu lặp lại) để tìm hiểu, nghiên cứu đào sâu để từ đó tiếp cận được đặc trưng kết
cấu của đồng dao.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 35
1/ Đầu cuối tương ứng :
Đó là sự lặp lại kết cấu của công thức trong phần mở đầu được lặp lại ở cuối
bài :
Mô hình :
Chú thích : CT : công thức.
Chẳng hạn trong bài :
“Xúc xắc xúc xẻ
Tiền lẻ bỏ ra
Bỏ vào ống nào
Được thêm đồng ấy
Ống đâu cất đầy
Đến tết chẻ ra
Mua cái áo hoa
Mà khoe với mẹ
Xúc xắc xúc xẻ”.
Tương tự :
“Kì nhông là ông kì đà
Kì đà là cha cắc ké
Cắc ké là mẹ kì nhông
Kì nhông là ông kì đà”
Hay trong bài :
“Ông trẳng ông trăng
Xuống chơi với tôi
Có bầu có bạn
Có sao trên trời
Ông trẳng ông trăng”
Sự lặp lại này thiết lập nên một kết cấu vòng tròn trong tác phẩm, tạo cho ta
cảm tưởng sẽ có những dòng thơ khác mang những nội dung mới nối tiếp những
dòng ở trên. Đây là dạng kết cấu rất đặc biệt, phần lớn xuất hiện ở đồng dao (tương tự
kết cấu đầu cuối tương ứng của vè : “Nghe vẻ nghe veNghe vẻ nghe ve”, “Ve vẻ vè
veVe vẻ vè ve”), sự lặp lại kết cấu trong đồng dao rất đặc biệt và thú vị. Sự lặp lại
này có một sắc thái riêng biệt không hòa lẫn vào đâu được.
2/ Điệp đoạn, điệp khúc :
Đó là sự lặp lại của các công thức tạo âm thanh (CTTAT) trong bài đồng dao,
công thức đó xuất hiện ở giữa đoạn và được lặp lại ở cuối bài thơ tạo nên sự chặt chẽ,
tạo sức vang âm thanh trong bài đồng dao :
CT + chuỗi sự việc + CT.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 36
Mô hình :
- CTTAT : công thức tạo âm thanh.
Chẳng hạn như :
“Ếch ở dưới ao
Vừa ngớt mưa rào
Nhảy ra bì bõm
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ặp ặp
Thấy bác đi câu
Rủ nhau đi trốn
Ếch kêu ộp ộp
Ếch kêu ặp ặp”
Sự lặp lại công thức âm thanh ở cuối bài đồng dao tạo cho ta cảm giác sẽ có
một hành động khác của ếch sau tiếng kêu ấy. Nó tạo ra sự nhịp nhàng, cân đối, ngân
vang về thanh âm cho bài đồng dao và khắc họa giọng điệu đặc trưng của đồng dao.
Kết cấu này tạo ra tính nhạc cho các bài đồng dao. Đây chính là một điều kiện quan
trọng cho việc kết hợp các ca từ trong bài đồng dao với nhạc điệu để làm thành
những bài hát đồng dao cho trẻ nhỏ hát nơi cửa miệng, và gắn chặt những lời hát đó
với các trò chơi dân gian đầy sôi động dành cho trẻ.
Đó cũng có thể là sự lặp lại của công thức trong phần mở đầu được lặp lại ở
giữa bài :
Mô hình :
- CT : công thức.
Chẳng hạn :
“Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà tú hụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tay xòe, chân rụt
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Thi chân đẹp đẽ”
Sự lặp lại này tạo cho ta có cảm giác sẽ có một nội dung mới hoàn toàn khác
với nội dung ở phần trên, nhưng giai điệu của hai đoạn thì hoàn toàn phù hợp và rất
nhịp nhàng ăn khớp với nhau. Bài đồng dao như được tạo thành từ hai bài đồng dao
khác nhau và được nối kết lại nhờ vào sự lặp lại của cụm từ : “Nu na nu nống”. Sự
lắp ghép đạt được sự phù hợp hoàn toàn, tạo sự thống nhất và hòa điệu cho toàn bài.
Sự vật + các đặc điểm, tính chất + CTTAT + các đặc đểm, tính chất + CTTAT.
CT + sự vật, hiện tượng + đặc điểm, tính chất + CT +
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 37
Đó cũng có thể là sự lặp lại một cụm từ quan trọng trong bài để diễn tả nội
dung mới xoay quanh chủ đề mà cụm từ ấy biểu thị :
Mô hình :
“Bồng bồng! Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm gánh nước một mình bống xơi
Bồng bồng! Cái bống là cái bống bang
Mẹ bống yêu bống bống càng làm thơ.”
Sự lặp lại như không lặp lại, có tác dụng tạo ra sự nhịp nhàng, uyển chuyển,
không nhàm chán, đơn điệu. Nó tạo được sự liên kết mạch lạc cho toàn bài. Bài thơ
không cần sử dụng biện pháp liên kết mà lại được liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ
là do có sự lặp lại của cụm từ : “Bồng bồng ! Cái bống là cái bống + ”.
Đó còn có thể là cách điệp cấu trúc để tạo nên sự liên kết mạch lạc cho toàn
bài :
Mô hình :
- SV : sự vật.
Chẳng hạn :
“Con cua mà có hai càng
Đầu tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vi vu vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có hai mai
Cái cổ thụt ngắn thụt dài vào ra”
Sự lặp lại cấu trúc : Sự vật + mà có + bộ phận /hiện tượng kèm theo những
biểu hiện đặc trưng của các con vật đó,Đã tạo cho bài đồng dao sự nhịp nhàng,
uyển chuyển, liên kết mạch lạc, chặt chẽ.
Đó cũng có thể là sự lặp lại của một cấu trúc nói ngược để tạo nên sự mới mẻ,
hấp dẫn, thu hút cho toàn bài :
Mô hình :
Chẳng hạn như :
“Con lợn thì kêu meo meo
Con mèo ủn ỉn mà theo vô chuồng”
“Ban đêm nắng đỏ hồng hào
Ban ngày nhấp nháy ông sao đầy trời”
Sự lặp lại của cấu trúc nói ngược trong rất nhiều bài đồng dao đã tạo cho thể
loại này một đặc điểm rất riêng, tạo thành nét đặc trưng trong kết cấu đồng dao. Cấu
trúc mới mẻ, lí thú này đã tạo được sự thu hút, kích thích hứng thú từ phía người tiếp
Cụm từ + sự vật, hiện tượng + đặc điểm + Cụm từ +
SV + mà có + bộ phận + hiện tượng kèm theo
A + đặc điểm của B
B + đặc điểm của A
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 38
nhận : “Con lợn” + “kêu meo meo”, “con mèo” + “ủn ỉn”, “ban đêm” + “nắng đỏ
hồng”, “ban ngày” + “ông sao đầy trời”,Sự sắp xếp tuy lạ lẫm, nhưng rất lí thú, dễ
thương. Nó tạo ra vẻ hồn nhiên, ngây thơ cho bài đồng dao.
3 / Kết cấu liệt kê :
Đây là dạng kết cấu khá phổ biến trong đồng dao, có đến 44/279 bài, chiếm tỷ
lệ 15,77%. Dạng kết cấu này giúp trẻ liệt kê mọi vật, mọi việc một cách dễ dàng,
thuận tiện. Đây cũng là dạng kết cấu khá giản đơn, phù hợp với trẻ. Nó giúp các em
chuyển tải những suy nghĩ, hiểu biết ngộ nghĩnh của mình một cách tự nhiên, giản dị,
không cần phải sắp xếp cầu kì, khuôn mẫu. Kết cấu này được chia ra hai dạng nhỏ :
Dạng 1: Kết cấu liệt kê sự việc :
Tần số xuất hiện của dạng này không nhiều, chỉ có 10/44 bài, chiếm tỷ lệ
22,7%. Trong dạng kết cấu này, các sự việc được liệt kê khá cụ thể, rõ ràng.
Đó có thể là những sự việc xoay quanh chú chim chích chòe, và một nhân vật
“tao” được nhắc trong bài : (1)
Mô hình :
“Chích chòe chích chòe
Mày hót tao nghe
Mày ru tao ngủ
Tao ngủ cho say
Mẹ tao đi chợ tây
Mẹ tao đi chợ đông
Mua về cho tao ba quả hồng
Tao cho chích chòe một quả.”
Cũng có thể là sự liệt kê các thói xấu của con gái : (2)
Mô hình :
“Thìa la thìa lẩy
Con gái bẩy nghề
Ngồi lê là một
Dựa cột là hai
Đánh bài là ba
Ăn quà là bốn
Trốn việc là năm
Hay nằm là sáu
Láu táu là bảy.”
Có khi đó là sự liệt kê về công dụng của một bàn tay làm việc chăm chỉ: (3)
Mô hình :
“Một tay đẹp
Hai tay đẹp
Ba tay đẹp
Tay dệt vải
Sự vật + sự việc xoay quanh sự vật đó
(con vật)
Đối tượng + các đặc điểm, tính chất + là + số thứ tự
Thứ tự + sự vật + công dụng, giá trị, tính chất.
Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đồng dao Việt Nam
Trần Thị Quí Trang 39
Tay vãi rau
Tay buông câu
Tay đắp núi
Tay đào sông.”
Các sự vật được liệt kê theo cùng một công thức lặp lại : Ở bài đồng dao thứ
(1) : Nói về việc một người nào đó đang yêu cầu chú chim chích chòe cất tiếng hót
để ru giấc ngủ cho mình, và đưa ra phần thưởng cho chú chim bé nhỏ. Cả bài đồng
dao đều tuân theo một công thức chung thống nhất, đó là : “Chích chòe mày + ”,
“Tao +”. Ở bài đồng dao thứ (2) : Nói về những thói xấu của con gái. Các sự việc
được liệt kê khá tuần tự và cũng tuân theo một công thức chung : “Những thói xấu
của con gái + là một, là hai, là ba,”. Ở bài đồng dao thứ (3) : Nói về công dụng
của một bàn tay làm việc chăm chỉ. Các công dụng ấy được hiện lên nhịp nhàng theo
công thức : “Tay + công dụng của bàn tay”.
Ta thấy rằng, trong tất cả các bài đồng dao ở trên đều liệt kê sự việc theo một
công thức chung lặp lại trong toàn bài, nhưng không tạo ra sự đơn điệu, nhàm chán,
mà ngược lại sự lặp lại này giúp cho quá trình liệt kê các sự việc được diễn ra một
cách thứ tự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1275.pdf