Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy năm nhân tố ảnh
hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN với mức ý nghĩa quan
sát nhỏ hơn 0,05 theo mức độ tác động giảm dần là Nhân viên KT, Vận dụng
chuẩn mực BCTC quốc tế, Vai trò điều tiết của UBCKNN, Chất lượng kiểm toán độc
lập, Hành vi quản trị lợi nhuận, Tính hữu hiệu KSNB và nhân tố Hành vi QTLN ảnh
hưởng ngược chiều với mức ý nghĩa dưới 10%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù
hợp với nghiên cứu định tính cũng như phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của nghiên
cứu. Điều đó cho thấy sự lựa chọn phương pháp nghiên cứu là phù hợp, kết quả trọng
số hồi quy của các biến độc lập được trình bày trong Bảng 4.25 kết quả cho thấy sáu
biến độc lập này giải thích được 72,9% biến phụ
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các CTNY trên TTCKVN.
7
3. Nghiên cứu tác động Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước
đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.
4. Người lập BCTC (CTNY) và người sử dụng BCTC có sự đánh giá khác
nhau không về CLTT trên BCTC cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến CLTT của các
CTNY trên TTCKVN.
5. Những khuyến nghị nào được đề xuất từ kết quả nghiên cứu để nâng cao
CLTT trên BCTC?
2.2. Báo cáo tài chính và chất lượng thông tin báo cáo tài chính
2.2.1. Báo cáo tài chính
2.2.1.1. Khái quát về báo cáo tài chính
Quan điểm của luận án BCTC tiếp cận theo khái niệm IASB (2018) vì hiện nay
Việt Nam đang trên lộ trình từng bước hội nhập với kế toán quốc tế và từng bước áp
dụng IFRS đối với các CTNY tiến tới năm 2025 là áp dụng bắt buộc đối với tất cả
CTNY. Theo cách tiếp cận này BCTC là những báo cáo kết tình hình tài sản, nguồn
vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của DN tại một
thời điểm hay sau một kỳ hoạt động.
2.2.1.2. Đối tượng sử dụng thông tin BCTC
Quan điểm của luận án là xem xét đối tượng sử dụng BCTC theo cách tiếp cận
của chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS, đối tượng ưu tiên hướng tới các nhà đầu tư và
các bên cung cấp vốn là những đối tượng mà có ít thông tin hơn về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của DN.
2.2.2. Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính
2.2.2.1. Chất lượng thông tin
Tóm lại: Thông tin là những tín hiệu được thu nhận, hiểu được và hữu ích cho
người sử dụng trong quá trình ra quyết định.
Chất lượng
Vì lý do trên nên luận án chọn cách tiếp cận theo quan điểm CLTT BCTC của
các tổ chức nghề nghiệp kế toán như FASB, theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam,
IASB phân tích và lựa chọn tiêu chuẩn CLTT BCTC phù hợp nhất.
2.2.2.2. Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính
a. Đặc tính cơ bản
Thích hợp (Relevance),Trung thực (Faithful Representation)
b. Đặc tính nâng cao
Khả năng so sánh (Comparability), Dễ hiểu (Understandability), Tính kịp thời
(Timeliness).
8
2.3. Lý thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin Báo cáo tài chính
2.3.1. Lý thuyết dự phòng (Contingency theory)
Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu này:
Lý thuyết dự phòng cho thấy không có một cơ tổ chức tối ưu cho các CTNY
trên TTCK Việt Nam, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tổ chức nói
chung và CLTT trên BCTC của các công ty này nói riêng, điều đó đã giúp tác giả
hình thành ý tưởng về sự tác động các nhân tố Quy mô công ty, Văn hóa công ty, Khả
năng thanh toán nhanh, Đòn bẩy tài chính, Cam kết đạo đức kinh doanh, Đặc điểm
ngành nghề kinh doanh, đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.
2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Áp dụng lý thuyết cho vấn đề CLTT BCTC các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Lý thuyết đại diện được dùng để giải thích hành vi của nhà quản lý sẽ cung
cấp CLTT trên BCTC đảm bảo độ tin cậy phục vụ lợi ích cho chủ sở hữu hay tối
đa hóa lợi ích của người được ủy nhiệm. Trong trường hợp, hợp đồng giữa chủ sở
hữu và nhà quản lý đạt hiệu quả, lợi ích của nhà quản lý được đảm bảo, họ sẽ hành
động hoàn toàn vì lợi ích của người ủy nhiệm, công bố nhiều thông tin, độ tin cậy
cao, CLTT trên BCTC cao và ngược lại. Từ đó tác giả nhận thấy nhà quản lý có
thể thực hiện các hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tối đa hóa lợi ích của nhà quản
lý thông qua việc cung cấp các thông tin trên BCTC nhất là đối với các CTNY khi
quyền quản lý và quyền sở hữu tách rời nhau, hay có mối quan hệ giữa Hành vi
QTLN với CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN. Do đó, trong nghiên cứu
này luận án tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ của hai nhân tố này. Trên cơ sở phân
tích của lý thuyết này tác giả nghiên cứu mối quan hệ của nhân tố tính hữu hiệu
của KSNB, Chất lượng kiểm toán độc lập, Vai trò điều tiết của UBCKNN, Mức độ
phân tán của các cổ đông, Năng lực nhân viên kế toán, Đạo đức nghề nghiệp kế
toán, Hành vi QTLN với CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN.
2.3.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Lý thuyết này giúp tác giả hình thành ý tưởng mức độ phân tán của các cổ
đông ảnh hưởng ngược chiều CLTT trên BCTC, Vai trò điều tiết của UBCKNN có
ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, khi các nhà
quản lý cam kết về đạo đức kinh doanh điều đó cho thấy công ty mong muốn đối xử
công bằng đối với các bên có lợi ích đối liên quan đến công ty, Vai trò điều tiết của
9
UBCKNN nhằm đảm bảo công bằng cho các bên nhất là các cổ đông, bên cung cấp
vốn được cung cấp thông tin BCTC, trung thực, khách quan, chính xác, minh bạch,
dễ hiểu và kịp thời. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết này tác giả xây dựng cơ sở đề xuất
Vai trò điều tiết của UBCKNN, Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế có ảnh hưởng
đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN.
2.4. Mô hình nghiên cứu dự kiến từ cơ sở lý thuyết
2.4.1. Mô hình nghiên cứu dự kiến từ cơ sở lý thuyết
Từ kết quả tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết tác giả tổng hợp các nhân
tố ảnh hưởng CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN tác giả đề xuất mô
hình nghiên cứu dự kiến từ cơ sở lý thuyết trình bày trong sơ đồ 2.3
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu của luận án tác
giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu trình bày trong bảng 2.3
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong nghiên cứu của luận án tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu là xác định các nhân tố tác động đến CLTT
trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN, xây dựng thang đo các nhân tố độc lập và
biến phụ thuộc đây là bước đầu trong nghiên cứu sơ bộ của luận án, kết quả nghiên
cứu địnhh tính cũng là cơ sở khoa học để tác giả xây dựng Bảng hỏi phục vụ quá
trình khảo sát trong nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở tổng quan tài liệu các công
trình nghiên cứu trước đó sau đó tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đề xuất
mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.3.1. Xây dựng thang đo các biến
3.3.1.1. Thang đo biến phụ thuốc
Biến phục thuộc CLTT trên BCTC: được đo lường thông qua sáu biến quan
sát: Tính thích hợp, Trung thực, Dễ hiểu, So sánh, Kiểm chứng, Kịp thời.
3.4.1.2. Thang đo các biến độc lập
a. Năng lực nhân viên kế toán:
10
Nhan tố Năng lực nhân viên kế toán được đo lường và lượng hóa là giá trị
trung bình cộng của năm biến quan sát từ NL1 đến NL5.
b. Đạo đức nghề nghiệp kế toán
Nhân tố đạo đức nghề nghiệp kế toán được lượng hóa là giá trị trung bình cộng
của năm biến quan sát, là DD1 đến DD5.
c. Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ
Nhân tố Kiểm soát nội bộ giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của
năm biến quan sát là KS1 đến KS5.
d. Vận dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế
Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) là một bộ chuẩn mực kế toán được thiết kế
và phát triển bởi Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). Nhân tố Áp dụng
chuẩn mực BCTC quốc tế giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của năm
biến quan sát là AC1 đến AC5.
e. Hành vi quản trị lợi nhuận
Nhân tố Hành vi QTLN giá trị được lượng hóa là giá trị trung bình cộng của
năm biến quan sát là HQ1 đến HQ5.
f. Chất lượng kiểm toán độc lập
Nhân tố Chất lượng kiểm toán độc lập giá trị được lượng hóa là giá trị trung
bình cộng của bảy biến quan sát, là KT1 đến KT7.
g. Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán nhà nước
Nhân tố Vai trò điều tiết của UBCKNN giá trị được lượng hóa là giá trị trung
bình cộng của ba biến quan sát là UB1 đến UB3.
Luận án sử dụng thang đo Linkert 5 mức để tìm hiểu có sự tác động của các
nhân tố này không đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.
3.4.2. Thiết kế bảng hỏi và khảo sát thử
3.4.3. Khảo sát chính thức
Kích cỡ mẫu
Với nghiên này tác giả đã tiến cứu hành khảo sát và phát phiếu diện rộng,
sau khi loại bỏ các phiếu không sử dụng được số phiếu được sử dụng để phân tích
là 350 phiếu. Số phiếu đủ đảm bảo thực hiện phân tích EFA và phân tích hồi quy.
Phương pháp xử lý số liệu
Tác giả tiến hành kiểm tra các phiếu khảo sát thu được. Trong số 764 phiếu gửi
đi tác giả thu về được 368 phiếu có 18 phiếu không hợp lệ các phiếu này sẽ được loại
11
bỏ. Kết quả tác giả có 350 phiếu được sử dụng trong nghiên cứu này. Sau đó tác giả
tiến hành xử lý dữ liệu, đối với các trường hợp khảo sát trực tiếp tác giả tiến hành nhập
dữ liệu vào các phiếu, câu trả lời được tự động cập nhật vào phần mềm, sau đó tác giả
sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để thực hiện các bước nghiên cứu định lượng tiếp theo.
Kiểm định chất lượng thang đo (Kiểm định Cronbach’s Alpha)
Phương pháp phân tích EFA
Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin)
Kiểm định Barlett (Barlett’s test of)
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained
Hệ số tải nhân tố (Factor loading)
Phương pháp phân tích tương quan Pearson và Phân tích hồi quy tuyến
tính bội.
Phương pháp tương quan Pearson:
Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
CHƯƠNG 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về công ty niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam
4.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng Khoán Việt Nam
4.1.2. Thực trạng chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin trên Báo
cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Dựa trên dữ liệu nghiên cứu mà tác giả tiến hành thảo luận nhóm sau khi kết thúc
thảo luận nhóm lần một và lần hai tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu lý
thuyết gồm có 7 nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.
Xây dựng được các biến quan sát đo lường các nhân tố độc lập như đã trình bày ở
Chương 3.
Sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng tác giả tiếp tục phỏng vấn sâu một
nhóm chuyên gia nhằm trao đổi và luận giải kết quả nghiên cứu ở Chương 5.
4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
12
Kết quả mô tả giá trị giá trị các biến quan sát của biến phụ thuộc được trình bày
trong Bảng 4.7 và Bảng 4.9, qua đó cho thấy giá trị các biến quan sát của biến phụ thuộc
có giá trị trung bình dao động từ 2,6 đến 3,8 điều đó thể hiện các ý kiến có sự khác nhau
trong các mức độ đánh giá về CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN và độ lệch
chuẩn của các biến quan sát < 1,2 chứng tỏ có sự tập trung của các phương án trả lời.
Hầu hết các biến quan sát của các nhân tố độc lập có giá trị trung bình gần sát
nhau. Đông thời độ lệch chuẩn của các biến quan sát dao động trong khoảng từ 0,5
đến < 1,2 cho thấy có sự tập trung của các phương án trả lời. Các biến quan sát có giá
trị trung bình giao động từ 2,8 đến 4,5 điều đó thể hiện các ý kiến có sự khác nhau
trong các mức độ đánh giá về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTT trên BCTC
của các CTNY trên TTCKVN.
4.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các yếu tố đo lường đều được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s
alpha. Kết quả Cronbach’s alpha trong nghiên cứu này như sau:
Như vậy, tất cả các hệ số Cronbach’s alpha của các biến độc lập và biến
phụ thuộc phản ánh CLTT trên BCTC cũng như các yếu tố ảnh hưởng CLTT trên
BCTC đều có giá trị Cronbach’s alpha > 0,6 như vậy đã đạt yêu cầu để có thể
đưa vào phân tích nhân tố. Đồng thời các hệ số tương quan biến tổng của các
biến quan sát đều đạt yêu cầu > 0,3 đảm bảo các thang đo đưa ra có thể tin cậy
được một cách có ý nghĩa thống kê.
4.2.4. Kiểm tra sự hội tụ của chất lượng thông tin báo cáo tài chính
Đối với biến CLTT trên BCTC bao gồm 32 quan sát, để xem các quan sát này
có hội tụ không, tác giả đưa tất cả các biến quan sát của biến phụ thuộc vào phân tích
thông qua kiểm định KMO và Bartlett’s Test thì các biến quan sát của biến phụ thuộc
đều hội tụ. Lấy nhân tố tập hợp tất cả các biến quan sát.
Bảng 4.12. Hệ số KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,865
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx, Chi-Square 11474,995
Df 496
Sig, ,000
Nguồn: Nghiên cứu của luận án
Kết quả phân tích EFA Bảng 4.12 cho thấy hệ số KMO > 0,5 có đủ điều kiện
để tiến hành phân tích nhân tố và sig là 0,000 chứng tỏ các biến quan sát có tương
quan với nhau trong nhân tố. Sau đó tác giả tiến hành phân tích thông qua phép xoay
vuông góc để tiến hành phân tích.
13
Kết quả cho thấy có thể rút từ 32 quan sát và tổng phương sai trích được là
73,993%. Kết quả cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn so với
tiêu chuẩn (0,40) và chênh lệch hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân
tố > 0,3 nên trong trường hợp này chúng ta không loại biến quan sát nào.
4.2.5. Kiểm tra sự hội tụ của các biến quan sát của biến độc lập bằng phân
tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi phân tích hệ số tin cây Cronbach’alpha, các thang đo được đánh giá
tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Để nhận dạng và xác
định các khái niệm liên quan phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng
cho các biến quan sát ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC sử dụng phương pháp trích
Principal Axis Factoring và với phép xoay Promax (Gerbing và Anderson, 1988) và
điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalues > 1,00.
Từ các biến quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của các
CTNY trên TTCKVN được đưa vào phân tích nhân tố. Kết quả cho thấy KMO =
0.864 thỏa mãn điều kiện KMO > 0.5 (Kaiser, 1974). Như vậy có thể kết luận phân
tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu đã có. Tương tự như vậy kết quả kiểm định
Barlett < 0,05 như vậy có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau và có đủ điều kiện
để phân tích nhân tố bằng kiểm định EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
thể hiện có sáu nhân tố được trích tại Eigenvalues > 1,00 với 35 biến quan sát được
nhóm thành sáu nhân tố, tổng phương sai trích là 70,970 cho biết sáu nhân tố này
giải thích được 71,001% sự biến thiên của các biến quan sát. Hầu hết các biến quan
sát đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 tuy nhiên có hai biến quan sát là KS4, KS5 có hệ
số tải nhân tố < 0,5 cho nên sẽ bị loại ra để phân tích tiếp các nhân tố.
Kết quả cho thấy KMO = 0,860 thỏa mãn điều kiện KMO > 0,5 ( Kaiser, 1974).
Như vậy có thể kết luận phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu đã có. Tương tụ
như vậy kết quả kiểm định Barlett = 0,00 < 0,05 như vậy có nghĩa là các biến có quan hệ
với nhau và có đủ điều kiện để phân tích nhân tố bằng kiểm định EFA.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA thể hiện có sáu nhân tố được trích tại
Eigenvalues >1,00, 33 biến quan sát được nhóm thành sáu nhân tố, tổng phương sai
trích là 72,528 cho biết 6 nhân tố này giải thích được 72,528% sự biến thiên của các
biến quan sát. Các biến quan sát của các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5.
Như vậy tất cả các thang đo được lựa chọn cho các biến trong mô hình đều
đảm bảo yêu cầu và có thể sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
Thông qua quá trình phân tích nhân tố tácgiả đặt lại các giải thuyết.
H1: Năng lực và đạo đức của nhân viên kế toán tác động tích cực đến CLTT trên
BCTC của các CTNY trên TTCKVN.
14
H2: Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ tác động tích cực đến CLTT trên BCTC
của các CTNY trên TTCKVN.
H3: Vận dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế tác động tích cực đến CLTT trên
BCTC của các CTNY trên TTCKVN.
H4: Hành vi quản trị lợi nhuận tác động ngược chiều đến CLTT trên BCTC của các
CTNY trên TTCKVN.
H5: Chất lượng kiểm toán độc lập ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC sau kiểm
toán của các CTNY trên TTCKVN.
H6: Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước tác động cùng chiều
đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN.
Các biến được mã hóa và đặt lại tên như sau:
NV: là Nhân viên kế toán (Năng lực và đạo đức nhân viên kế toán)
KT: là Chất lượng kiểm toán độc lập
HQ: là Hành vi quản trị lợi nhuận
KS: là Tính hữu hiệu Kiểm soát nội bộ
UB: là Vai trò điều tiết của Ủy ban chứng khoán Nhà nước
AC: là Vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế.
Mô hình nghiên cứu chính thức như sau:
Sơ đồ 4.4. Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: Nghiên cứu của luận án
CLTT trên
BCTC
Nhân viên kế toán
Tính hữu hiệu
kiểm soát nội bộ
Vận dụng chuẩn
mực BCTC quốc tế
Hành vi quản trị
lợi nhuận
Chất lượng kiểm
toán độc lập
Vai trò điều tiết
của UBCKNN
H1
H2
H3
H4
H5
H6
+
+
+
+
-
+
15
4.2.6. Kiểm định hệ số tương quan
Bảng 4.14: Sơ đồ hệ số tương quan của các nhân tố
Biến NV KT HQ KS UB AC CLBCTC
NV
Hệ số tương quan r 1 ,620** ,451** ,366** ,566** ,703** ,802**
Mức ý nghĩa ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
KT
Hệ số tương quan r 1 ,452** ,229** ,665** ,626** ,649**
Mức ý nghĩa ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
HQ
Hệ số tương quan r 1 ,219** ,396** ,502** ,470**
Mức ý nghĩa ,000 ,000 ,000 ,000
KS
Hệ số tương quan r 1 ,325** ,330** ,445**
Mức ý nghĩa ,000 ,000 ,000
UB
Hệ số tương quan r 1 ,512** ,654**
Mức ý nghĩa ,000 ,000
AC
Hệ số tương quan r 1 ,681**
Mức ý nghĩa ,000
CLBCTC
Hệ số tương quan r 1
Mức ý nghĩa
**. p<0.05 (2-tailed).
Nguồn: Nghiên cứu của luận án
Số liệu từ bảng trên, ta thấy các nhân tố NV; KT; KS; UB; AC có mối quan hệ
thuận chiều với CLTT trên BCTC. Mức ý nghĩa quan sát được của các nhân tố trên đều
nhỏ hơn 0,05 và có hệ số tương quan tuyến tính lần lượt là 0,802; 0,649; 0,470; 0,445;
0,654; 0,681 thể hiện mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhân tố ở mức khá và có ý
nghĩa thực tế. Từ kết quả phân tích tương quan đủ điều kiện để để đưa các biến vào phân
tích hồi qui.
4.2.7. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính
Sau nhiều lần xử lý mô hình hồi quy bằng phương pháp khác nhau, tác giả
lựa chọn phương pháp Enter (đưa tất cả các biến vào phương trình hồi quy) cho
16
kết quả mô hình hồi quy tốt nhất như sau: Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa
biến có dạng sau:
CLTTBCTC = bο + b1* NV + b2*KT + b3* HQ + b4* AC + b5* KS + b6* UB + ε
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bảng 4.15. Bảng tóm tắt mô hình Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 ,857a ,734 ,729 ,38419
a. Predictors: (Constant), UB, KS, HQ, AC, KT, NV
Nguồn: Nghiên cứu của luận án
Bảng 4.16. Bảng ANOVAa
Model Sum of
Squares
Df
Mean
Square
F Sig.
1
Regression 139,515 6 23,252 157,531 ,000b
Residual 50,629 343 ,148
Total 190,143 349
a. Dependent Variable: CLBCTC
b. Predictors: (Constant), UB, KS, HQ, AC, KT, NV
Nguồn: Nghiên cứu của luận án
Tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa CLTT trên BCTC với ít nhất một trong
các yếu tố NV: Nhân viên kế toán; KT: Chất lượng kiểm toán độc lập; HQ: Hành
vi quản trị lợi; AC: Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, KS: Kiểm soát nội bộ,
UB: Vai trò điều tiết của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, (hoặc tất cả các yếu tố)
như vậy mô hình được phân tích là phù hợp với các dữ liệu quan sát và có thể
khái quát cho tổng thể.
Kiểm tra đa cộng tuyến: Các hệ số Tolerance <1 và các hệ số VIF < 3 chứng tỏ
các biến độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Phương trình hồi quy tuyến tính:
Do đó chấp nhận các giả thuyết sau:
H1: Năng lực và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tác động tích cực
đến CLTT BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
H2: Tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ tốt ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
17
H3: vận dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế tác động tích cực đến CLTT trên
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
H5: Chất lượng kiểm toán độc lập ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTC sau
kiểm toán của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
H6: Vai trò điều tiết của UBCKNN tác động tích cực đến CLTT trên BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Mô hình qui tuyến tính thể hiện tác động của các nhân tố đến CLTT trên
BCTC các CTNY trên TTCKVN:
CLTTBCTC = 3,364 + 0,359* NV + 0,93*KT - 0,032* HQ + 0,066* AC +
0,120* KS + 0,136* UB
4.2.8. Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hưởng của
nhóm lập báo cáo và nhóm sử dụng báo cáo
Kết quả khảo sát thể hiện nhóm lập BCTC có 243 người bao gồm các nhân
viên kế toán, kế toán trưởng, giám đốc, giám đốc tài chính trong các CTNY. Nhóm
sử dụng BCTC gồm 107 người là các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu, kiểm toán viên.
Kết quả phân tích ANOVA Independent Samples Test thể hiện hầu hết trong
các nhân tố đều có sự khác biệt giữa hai nhóm lập và sử dụng BCTC. Chỉ có hai nhân
tố KT và AC là chưa thể hiện có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
CHƯƠNG 5.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Thảo luận về kết quả
5.1.1. Thảo luận thực trạng chất lượng thông tin báo cáo tài chính của công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam:
Theo kết quả phân tích mô tả và EFA cho thang đo CLTT trên BCTC các
CTNY trên TTCK Việt Nam, giá trị CLTT trên BCTC được xác định bằng giá trị
trung bình cộng của các biến quan sát và giá trị này bằng 3,4/5 dựa trên kết quả
nghiên cứu này thì CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam ở mức
độ tin cậy được, cách tính giá trị trung bình này theo Beest và cộng sự (2013)
và Phạm Quốc Thuần (2016).
18
Thành phần Thích hợp của CLTT trên BCTC của CTNY trên TTCK Việt Nam
Được đo bởi 8 biến quan sát và băng 3,23/5 điểm, điều đó có nghĩa là BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam được trình bày đảm bảo tính thích hợp ở mức
khá. Cách xác định giá trị của R theo Beest và cộng sự (2009) và theo Phạm Quốc
Thuần (2016).
Thành phần Trình bày trung thực (Faithful representation)
Theo kết quả nghiên cứu BCTC của các CTNY được lập và công bố trình
bày trung thực ở mức khá là 3,2/5 điểm cách tính giá trị trung bình theo Beest và
cộng sự (2009) (2009) và Phạm Quốc Thuần (2016).
Thành phần Dễ hiểu của CLTT trên BCTC CỦA CTNY trên TTCK Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu BCTC của các CTNY trên TTCKVN được đánh giá
là dễ hiểu ở mức tương đối cao 3,60/5 điểm
Thành phần Khả năng so sánh (Comparability)
Thông qua kết quả nghiên cứu thấy được BCTC của các CTNY trên
TTCKVN về cơ bản khả năng so sánh đáp ứng được ở mức khá cao là 3,36/5 điểm
và được trình bày trong Sơ đồ 5.5, cách xác định giá trị trung bình theo Beest và
cộng sự (2009) và Phạm Quốc Thuần (2016).
Thành phần Kiểm chứng (Verifiability)
Đối với các CTNY việc bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán là cơ sở việc
kiểm chứng được đánh giá ở cao 3,7943/5 điểm, bên cạnh đó việc kiểm kê đối chiếu
tài sản và công nợ được tiến hành thường xuyên.
Thành phần Kịp thời (Timeliness)
Theo kết quả nghiên cứu, tính kịp thời của BCTC được đánh giá đáp ứng được
yêu cầu của người sử dụng thông tin ở mức 3,56145/5 điểm.
5.1.2. Thảo luận thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
báo cáo tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Mô hình nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết ban đầu tác giả đề xuất trên cơ sở tổng
quan nghiên cứu gồm 14 nhân tố tác động đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên
TTCKVN. Kết quả nghiên cứu định tính có bảy nhân tố xác định đưa vào mô hình
nghiên cứu dự kiến và thực hiện nghiên cứu định lượng là: Năng lực của nhân viên
KT, Đạo đức nghề nghiệp của KT, Tính hữu hiệu KSNB, Vận dụng chuẩn mực
BCTC quốc tế, Hành vi quản trị lợi nhuận, Vai trò điều tiết của UBCKNN, Chất
lượng kiểm toán độc lập.
19
Khi tiến hành phân tích EFA mô hình hồi quy xác định có sáu nhân tố tác động
đến CLTT trên BCTC các CTNY trên TTCKVN đó là: Nhân viên KT (gồm hai biến
độc lập Năng lực nhân viên KT và Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên KT), Tính
hữu hiệu KSNB, Hành vi QTLN, Chất lượng kiểm toán độc lập, Vai trò điều tiết của
UBCKNN, Vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy năm nhân tố ảnh
hưởng đến CLTT trên BCTC của các CTNY trên TTCKVN với mức ý nghĩa quan
sát nhỏ hơn 0,05 theo mức độ tác động giảm dần là Nhân viên KT, Vận dụng
chuẩn mực BCTC quốc tế, Vai trò điều tiết của UBCKNN, Chất lượng kiểm toán độc
lập, Hành vi quản trị lợi nhuận, Tính hữu hiệu KSNB và nhân tố Hành vi QTLN ảnh
hưởng ngược chiều với mức ý nghĩa dưới 10%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù
hợp với nghiên cứu định tính cũng như phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của nghiên
cứu. Điều đó cho thấy sự lựa chọn phương pháp nghiên cứu là phù hợp, kết quả trọng
số hồi quy của các biến độc lập được trình bày trong Bảng 4.25 kết quả cho thấy sáu
biến độc lập này giải thích được 72,9% biến phụ thuộc.
Trong đó có hai nhân tố là nhân tố mới ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC các
CTNY được khẳng định từ công trình nghiên cứu này đó là Vận dụng chuẩn mực
BCTC được đo lường thông qua năm biến quan sát, Vai trò điều tiết của UBCKNN
đo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_chat_luong_thong_tin_tren_b.pdf