Khảo sát mối tương quan giữa hình thái tổn thương cơ trực dưới với các đặc
điểm lâm sàng, dịch tễ
Lập bảng số liệu và phân tích thống kê cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa các hình thái tổn thương cơ trực dưới với mắt thấp và dính bao
cơ (p= 0,000), mắt thấp và bứng nhổ cơ (p= 0,004), chiều dài lỗ gãy sàn và
dính bao cơ (p= 0,005), chiều dài lỗ gãy và hẹp thân cơ (p= 0,009), mức độ
lé (p= 0,001 -0,032), vận nhãn lên (p= 0,000 -0,002), và vận nhãn xuống
(p= 0,000 -0,011).
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng gãy sàn hốc mắt có tổn thương cơ trực dưới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG GÃY SÀN HỐC MẮT CÓ
TỔN THƯƠNG CƠ TRỰC DƯỚI
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và các hình thái tổn thương cơ
trực dưới sau chấn thương gãy sàn hốc mắt.
Phương pháp: Nghiên cứu đặc điểm và mối tương quan giữa các biểu hiện
lâm sàng với các hình thái tổn thương cơ trực dưới qua 90 trường hợp gãy
sàn hốc mắt sau chấn thương.
Kết quả: Đặc điểm về dịch tể học: đa số là nam (76,7%), tuổi trung bình là
29 tuổi, nơi cư trú nhiều nhất là ở TP.HCM (29,0%), thường do tai nạn giao
thông xe gắn máy (83,3%), khoảng thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi
nhập viện trung bình là 3 tháng. Đặc điểm về các biểu hiện lâm sàng: tê dưới
hốc chiếm 48,8%; giảm thị lực chiếm 31,1% trong đó có 28,5% thị lực thấp
hơn ĐNT 1m; song thị trung bình là độ 2; mắt thụt chiếm tỷ lệ 93,3% với độ
thụt trung bình là 3mm; mắt thấp chiếm 76,6% với độ thấp trung bình là
2mm. Đặc điểm về vận nhãn: hạn chế vận nhãn lên chiếm tỷ lệ 90,0% với
mức độ hạn chế trung bình là -2, hạn chế vận nhãn xuống chiếm tỷ lệ 50,0%
với mức độ hạn chế trung bình là -1, cường hoạt vận nhãn lên chiếm 2,2%,
cường hoạt vận nhãn xuống chiếm 17,8%, lé đứng lên chiếm 11,1% với độ
lé tối đa là 600, lé đứng xuống chiếm 11,1% với độ lé tối đa là -150, song thị
chiếm tỷ lệ 81,1% với mức độ song thị trung bình là 2. Đặc điểm về lỗ gãy:
gãy bờ dưới hốc mắt chiếm tỷ lệ 15,6%, kích thước lỗ gãy sàn trung bình là
26x28x12mm với diện tích lỗ gãy sàn trung bình là 595mm2, thể tích lỗ gãy
sàn trung bình là 5612mm3; gãy kèm thành trong chiếm 45,5% với diện tích
lỗ gãy trung bình là 110mm2 và thể tích lỗ gãy trung bình là 540mm3, kích
thước lỗ gãy thành trong trung bình là 10x29x7mm. Đặc điểm về hình thái
tổn thương cơ trực dưới: Dính bao cơ vào lỗ gãy chiếm 53,3%, kẹt mô cơ
chiếm 11,1%, tước mỏng cơ chiếm 18,9%, rách hẹp thân cơ chiếm 12,2%,
và bứng nhổ cơ chiếm 4,5%.
Kết luận: Gãy sàn hốc mắt có tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương
thường do tai nạn giao thông xe gắn máy. Các hình thái tổn thương cơ dính
bao cơ, kẹt mô cơ và bứng nhổ có thể chẩn đoán được qua các đặc điểm lâm
sàng. Hình thái tổn thương rách tước cơ và thu hẹp thân cơ chỉ có thể xác
định trong khi thực hiện phẫu thuật.
ABSTRACT
CLINICAL FEATURES OF ORBITAL FLOOR FRACTURE WITH
INJURY OF INFERIOR RECTUS MUSCLE
Tran Ke To, Le Minh Tho ng * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 –
Supplement of No 1 - 2009: 117 - 122
Purpose: To assess clinical features of orbital floor fracture and appearances
of injured inferior rectus muscle.
Methods: A descriptive prospective study of clinical features and their
relationship with the appearances of injured inferior rectus muscle in 90
cases of orbital foor fracture with injury of inferior rectus muscle.
Results: Epidemiological features: the prevalence of male was 76.6%, the
mean age was 29, 29.0% lived in Ho Chi Minh city, 83.3% of cause was
motobicycle traffic accident, the mean delay of treatment was 3 months.
Clinical features included the infraorbital anesthesia (48.8%), affected visual
acuity (31.1%) including 28.5% less than count of fingers at 1 meter, mean
degree of diplopia being 2, enophtalmos (93.3%) with the everage being 3,
hypoglobus (76.6%) with the everage being 2. Featrures of eye movement:
upgaze restriction (90%) with the mean being -2, downgaze restriction
(50.0%) with the mean being -1, upgaze overaction (2.2%), downgaze
overaction (17.8%), up-deviation (11.1%) with the maximum being 60
degree, down deviation (11.1%) with the maximum being 15 degree.
Feartures of the orbital fracture: fracture of infraorbital rim (15.6%), everage
dimension of floor fracture being 26x28x12mm with the everage area being
595mm2 and everage volume being 5612mm3, everage dimension of intra-
wall fracture being 10x29x7mm with the everage area being 110mm2 and
everage volume being 540mm3. Features of the appareance of injured
inferior muscle included muscle capsule adherent to surrounding orbital
tissue (53.3%), muscle entrapment (11.1%), the outer or orbital layer of the
muscle was missing (thinned type: 18.9%), A segment of muscle was
missing (narrowed type: 12.2%), and partial or total detachment of the
muscle insertion (4.5%).
Conclusion: Orbital floor fracture with injury of inferior rectus muscle was
caused mostly by motobicycle traffic accident. In 5 appareances of injured
inferior muscle, type of muscle capsule adhesion, muscle entrapment, and
detachment of the muscle insertion would be diagnosted by clinical
examination, but the thinned type and narrowed type could be defined in
surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy sàn hốc mắt thường xảy ra sau một va chạm mạnh vào vùng mắt. Sàn
hốc mắt khi bị vỡ sẽ làm tăng thể tích hốc mắt, thoát vị mô hốc mắt qua lỗ
gãy gây ra biểu hiện mắt thụt, mắt thấp và lõm mí. Do vị trí giải phẫu nằm
gần sàn hốc mắt nên cơ trực dưới có thể bị tổn thương khi có vỡ sàn gây ra
các vận nhãn ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác hai mắt. Nghiên cứu
các hình thái tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương gãy sàn hốc mắt
nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp là điều rất cần thiết khi phẫu
thuật lót sàn hốc mắt.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả tiền cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các trường hợp gãy sàn hốc mắt sau chấn thương có kèm theo hạn chế vận
nhãn xuống và hoặc hạn chế vận nhãn lên với thử nghiệm cưỡng bức cơ
dương tính.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp không có biểu hiện lâm sàng nào đáp ứng một trong các tiêu
chí trên; bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật như viêm túi lệ kinh niên,
nhiễm trùng xoang, bệnh lý toàn thân nặng; liệt dây thần kinh vận nhãn III,
IV, VI, và các bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bệnh nhân được thăm khám và ghi nhận các dữ kiện vào bảng thu thập số
liệu bao gồm họ tên, mã số nhập viện, tuổi, giới, bên mắt bị chấn thương,
thời gian từ lúc chấn thương đến khi nhập viện, tình huống chấn thương, bờ
dưới hốc mắt, can thiệp răng hàm mặt, dấu hiệu mắt thụt, mắt thấp, tê dưới
hố, song thị, độ lé và mức độ vận nhãn theo 9 hướng, kích thước lỗ gãy trên
CT scan, thử nghiệm cưỡng bức và đẩy cơ. Ghi nhận các hình thái tổn
thương cơ khi tiến hành phẫu thuật.
Song thị được phân thành 5 mức độ dựa trên bảng thị vực: Độ 0 là không có
song thị khi liếc tối đa 600, độ 1 là song thị chỉ có khi nhìn trong phạm vi 30
- 600, độ 2 là song thị chỉ khi nhìn trong phạm vi 30 - 450, độ 3 là song thị
khi nhìn 15 - 300, độ 4 là song thị xuất hiện khi nhìn trong phạm vi 0 - 150,
độ 5 là song thị luôn tồn tại ngay khi nhìn thẳng và trong phạm vi -15 đến
00.
Hạn chế vận nhãn được phân thành 5 mức độ dựa vào hoạt trường qua bảng
thị vực khi thị lực > ĐNT 1m và thử nghiệm Hirchberg khi thị lực < ĐNT
1m: độ 0 là hoạt trường 100%, độ 1 là hoạt trường 75 - 100%, độ 2 là hoạt
trường 50 - 75%, độ 3 khi hoạt trường 25 - 50%, độ 4 khi hoạt trường 0 -
25% và độ 5 khi hoạt trường < 0%.
Mức độ mắt thấp được xác định bằng thước đo qua tâm hai đồng tử. Mức độ
mắt thụt được đo bằng thước Hertel. Độ lé được tính theo ánh phản quang
trên giác mạc.
Phân tích thống kê sử dụng phần mềm SPSS 11.5 với mức ý nghĩa thống kê
p< 0,05.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dịch tể của mẫu nghiên cứu.
No
%
P
Nơi cư trú
HCM
26
29
0,000
Đồng Nai
10
11
24 tỉnh thành khác
1 - 6
1 - 7
Tuổi
6-17 tuổi
16
17,8
0,000
18-35 tuổi
57
63,3
36-65 tuổi
17
18,9
Giới tính
Nam
69
76,7
0,000
Nữ
21
23,3
Bên bị
Mắt phải
44
48,8
0,833
Mắt trái
46
51,2
Nguyên nhân
Tai nạn giao thông
75
83,3
0,000
Đánh nhau
8
8,9
Tai nạn sinh hoạt
7
7,8
Thời gian nhập viện
1 tuần - 1 tháng
23
25,6
0,000
1 – 3 tháng
50
55,6
3 tháng – 3 năm
17
18,8
Bảng 2. Đặc điểm về biểu hiện lâm sàng.
No
%
P
Thị lực (kính)
10/10
62
68,9
0,000
ĐNT 1m – 6/10
20
22,2
ST (-) - ĐNT 1m
8
8,9
Tê dưới hố
Có
46
48,8
0,833
Không
44
51,2
Mắt thụt
0mm
6
6,7
0,000
1mm
3
3,3
2mm
13
14,4
3mm
24
26,7
4mm
29
32,2
5mm
15
16,7
Mắt thấp
0mm
21
23,3
0,000
1mm
8
8,9
2mm
31
34,4
3mm
16
17,8
4mm
7
7,8
5mm
7
7,8
Bảng 3. Đặc điểm về song thị, độ lé và vận nhãn.
No
%
P
Song thị
Độ 0
17
18,9
0,000
Độ 1
6
6,7
Độ 2
30
33,3
Độ 3
11
12,2
Độ 4
20
22,2
Độ 5
6
6,7
Mức độ lé đứng
Bình thường
70
77,8
0,000
Lé đứng lên
10
11,1
Lé đứng xuống
10
11,1
Vận nhãn lên
Bình thường
7
7,8
0,000
Cường hoạt
2
2,2
Hạn chế
81
90,0
-1
7
7,8
-2
32
35,6
-3
9
10,0
-4
28
31,1
-5
5
5,6
Vận nhãn xuống
Bình thường
29
32,2
0,000
Cường hoạt
16
17,8
Hạn chế
45
50,0
-1
12
13,3
-2
10
11,1
-3
8
8,9
-4
12
13,3
-5
3
3,3
Bảng 4. Đặc điểm về lỗ gãy sàn hốc mắt.
No
%
p
Mổ RHM
Có
17
18,9
0,000
Không
73
81,1
Số thành gãy
Gãy sàn đơn thuần
49
54,4
0,750
Kèm thành khác
41
45,6
Bờ hốc mắt
Bình thường
76
84,4
0,000
Gãy bờ
14
15,6
Chiều ngang lỗ gãy
Trung bình: 26mm
3-9
6
6,7
0,000
10-19
3
5,3
20-29
50
55,6
30-38
31
34,4
Chiều sâu lỗ gãy
Trung bình: 28mm
12-19
8
8,9
0,000
20-29
35
38,9
30-35
47
52,2
Độ trũng lỗ gãy
Trung bình: 12mm
2-9
29
32,2
0,000
10-19
51
56,7
20-29
9
10,0
30
1
1,1
Diện tích lỗ gãy
Trung bình: 595mm2
59-199
8
8,9
0,000
200-399
10
11,1
400-599
22
24,4
600-799
32
35,6
800-999
16
17,8
1000-1044
2
2,2
Thể tích lỗ gãy
Trung bình: 5612mm3
223-1999
17
18,9
0,000
2000-3999
20
22,2
4000-5999
13
14,4
6000-7999
18
20,0
8000-9999
12
13,3
10000-20300
10
11,1
Bảng 5. Đặc điểm về lỗ gãy thành trong.
No
%
P
Chiều cao lỗ gãy
Trung bình: 10mm
4-9
25
61
0,160
10-19
16
39
Chiều sâu lỗ gãy
Trung bình: 29mm
12-19
5
12,2
0,012
20-29
16
39,0
30-40
20
48,8
Độ trũng lỗ gãy
Trung bình: 7mm
3-9
33
80,5
0,000
10-14
8
19,5
Diện tích lỗ gãy
Trung bình: 110mm2
38-99
3
7,3
0,002
100-199
11
26,8
200-299
16
39,0
300-399
9
22,0
400-490
2
4,9
Thể tích lỗ gãy
Trung bình: 540mm3
152-999
21
51,2
0,003
1000-1999
14
34,2
2000-2999
3
7,3
3000-3631
3
7,3
Bảng 6. Đặc điểm về hình thái tổn thương cơ trực dưới.
Hình thái
Dính bao cơ
Kẹt mô cơ
Tước mỏng cơ
Hẹp thân cơ
Bứng nhổ
Số lượng
48
10
17
11
4
%
53,3%
11,1%
18,9%
12,2%
4,5%
P-value
0,000
0,001
0,000
0,001
0,045
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu
Số liệu thống kê ở bảng 1 cho thấy 29% bệnh nhân cư trú tại Tp. Hồ Chí
Minh, giới nam chiếm 77%, độ tuổi bị gãy sàn nhiều nhất là 18 - 35 tuổi,
83% là do tai nạn giao thông xe gắn máy, và thời gian trì hoãn điều trị trung
bình là 11 tuần (p= 0,000).
Bảng 2 và bảng 3 cho thấy 84% bệnh nhân không bị lé đứng, 69% bệnh
nhân có thị lực 10/10, mắt thụt trung bình là 3mm, mắt thấp trung bình là
2mm, song thị trung bình là độ 2, hạn chế vận nhãn lên trun gbình là -2 và
hạn chế vận nhãn xuống trung bình là -1.
Kết quả phân tích bảng số liệu về mối tương quan giữa các đặc điểm khác
của gãy sàn hốc mắt có tổn thương cơ trực dưới cho thấy yếu tố thời gian
nhập viện có liên quan với mức độ mắt thụt (p= 0,009) và mắt thấp (p=
0,000). Điều này chứng tỏ mức độ mắt thụt và mắt thấp gia tăng theo thời
gian có thể do sự teo đi của mô mỡ hốc mắt sau khi bị chấn thương.
Kích thước của lỗ gãy sàn quyết định mức độ mắt thụt (p= 0,000 - 0,034) và
mắt thấp (p= 0,000 - 0,027). Trong khi kích thước lỗ gãy thành trong thì
không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với mức độ mắt thụt và mắt thấp
(p> 0,05).
Khảo sát mối tương quan giữa hình thái tổn thương cơ trực dưới với các đặc
điểm lâm sàng, dịch tễ
Lập bảng số liệu và phân tích thống kê cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa các hình thái tổn thương cơ trực dưới với mắt thấp và dính bao
cơ (p= 0,000), mắt thấp và bứng nhổ cơ (p= 0,004), chiều dài lỗ gãy sàn và
dính bao cơ (p= 0,005), chiều dài lỗ gãy và hẹp thân cơ (p= 0,009), mức độ
lé (p= 0,001 - 0,032), vận nhãn lên (p= 0,000 - 0,002), và vận nhãn xuống
(p= 0,000 - 0,011).
Bảng 7. Hình thái tổn thương cơ và các đặc điểm lâm sàng có liên quan.
Hình thái
Dính bao cơ
Kẹt mô cơ
Tước mỏng cơ
Hẹp thân cơ
Bứng nhổ
Mắt hấp
0
28,6%
19,0%
14,3%
19,0%
19,0%
1
50,0%
12,5%
37,5%
2
51,6%
12,9%
32,3%
3,2%
3
62,5%
18,8%
18,8%
4
85,7%
14,3%
5
85,7%
14,3%
P
0,000
0,062
0,107
0,595
0,004
Vận nhãn xuống
-5
66,7%
33,3%
-4
66,7%
8,3%
16,7%
8,3%
-3
75,0%
25,0%
-2
20,0%
60,0%
20,0%
-1
25,0%
66,7%
8,3%
0
100,0%
+1
100,0%
P
0,000
0,000
0,000
0,001
0,050
Vận nhãn lên
-5
40,0%
60,0%
-4
60,7%
25,0%
10,7%
3,6%
-3
33,3%
55,6%
11,1%
-2
75,0%
15,6%
9,4%
-1
28,6%
42,9%
28,6%
0
14,3%
57,1%
28,6%
+1
100,0%
P
0,157
0,000
0,460
0,002
0,000
Mức độ lé đứng
-15
66,7%
33,3%
-10
75,0%
25,0%
0
58,6%
10,0%
21,4%
10,0%
10
25,0%
75,0%
15
33,3%
66,7%
30
100,0%
45
100,0%
60
100,0%
P
0,001
0,053
0,155
0,123
0,032
Chiều dài lỗ gãy sàn
12-19
33,3%
33,3%
16,7%
16,7%
20-29
37,8%
10,8%
21,6%
24,3%
5,4%
30-39
68,1%
8,6%
19,1%
2,1%
2,1%
p
0,005
0,169
0,589
0,009
0,154
Phân tích thống kê cho thấy mắt càng hạ thấp thì khả năng bị dính bao cơ
càng cao. Các trường hợp mắt thấp độ 4 và độ 5 thì có 85,7% trường hợp có
tổn thương dạng dính bao cơ và 14,3% còn lại là kẹt mô cơ vào lỗ gãy.
Phân tích các số liệu thống kê ở bảng 7 cũng cho thấy kẹt mô cơ thường gây
hạn chế vận nhãn xuống rất nhiều (-4, -5) với tỷ lệ 66,7% trong khi dính bao
cơ thì thường có hạn chế vận nhãn xuống -1.
Bảng 7 cũng cho thấy biểu hiện cường hoạt vận nhãn xuống chỉ gặp trong
trường hợp dính bao cơ. Như vậy đây có thể là một dấu hiệu rất đặc hiệu để
chẩn đoán dính bao cơ sau một chấn thương gãy sàn hốc mắt có nghi ngờ
tổn thương cơ trực dưới.
Bảng 7 còn cho thấy biểu hiện cường vận nhãn lên không gặp trong các
trường hợp kẹt mô cơ, tước mỏng cơ và rách hẹp thân cơ. Do đó cường hoạt
vận nhãn trên là dấu hiệu đặc hiệu giúp loại trừ các trường hợp kẹt mô cơ.
tước mỏng cơ và rách hẹp thân cơ. Trường hợp vận nhãn lên bình thường sẽ
giúp loại trừ tổn thương dính bao cơ và kẹt mô cơ (p= 0,000).
Nghiên cứu về các biểu hiện của tổn thương rách hẹp thân cơ và tước mỏng
cơ ở bảng 7 cho thấy rách hẹp thân cơ và tước mỏng cơ đều có biểu hiện
tương tự nhau đó là hạn chế vận nhãn xuống -1 đến -4 và vận nhãn lên bình
thường hoặc hạn chế ở mức độ -1 đến -4. Hạn chế vận nhãn xuống có thể
giải thích là do cơ bị mất mô sẽ giảm chức năng. Thông thường cơ đối vận
sẽ tăng hoạt tương đối gây cường hoạt vận nhãn lên. Tuy nhiên kết quả
nghiên cứu cho thấy vận nhãn lên thường bình thường hoặc giảm hoạt. Điều
này cho thấy mô cơ khi bị rách hẹp hoặc tước mỏng sẽ dính vào mô xung
quanh gây ra hạn chế vận nhãn nhìn lên. Phân tích thống kê không cho thấy
dấu hiệu đặc hiệu để phân biệt hai trường hợp tổn thương này.
Các số liệu ở bảng 7 cũng cho thấy dấu hiệu cường hoạt vận nhãn lên chỉ
gặp khi có tổn thương dạng bứng nhổ cơ. Do đó đây là dấu hiệu đặc hiệu để
chẩn đoán. Ngoài ra tổn thương dạng bứng nhổ cơ cũng có thể có vận nhãn
lên bình thường và hạn chế vận nhãn xuống từ mức độ -2 đến -4 (p= 0,000).
Bảng 7 cũng cho thấy dính bao cơ và kẹt mô cơ thường có biểu hiện lé đứng
xuống, tổn thương bứng nhổ cơ luôn gây lé đứng lên. Lé đứng lên từ 45-600
là dấu hiệu đặc hiệu giúp chẩn đoán tổn thương cơ dạng bứng nhổ. Lé đứng
xuống là dấu hiệu giúp loại trừ rách tước cơ, và rách hẹp thân cơ
Bảng 7 cho thấy chiều dài về phía đỉnh hốc mắt của lỗ gãy sàn càng lớn thì
khả năng dính bao cơ càng cao (p= 0,005). Chiều dài lỗ gãy sàn trên 30mm
thì tỷ lệ dính bao cơ là 68,1% và tỷ lệ rách hẹp thân cơ là 2,1%. Trong khi
đó chiều ngang và mức độ độ trũng xuống của lỗ gãy thì không có mối liên
hệ tuyến tính với hình thái tổn thương cơ trực dưới (p= 0,134 - 0,818). Điều
này được giải thích là do vị trí giải phẫu của cơ trực dưới nằm sát sàn hốc
mắt đến đỉnh hốc mắt nên dễ bị tổn thương khi có chấn thương làm gãy sàn
hốc mắt.
KẾT LUẬN
Gãy sàn hốc mắt có tổn thương cơ trực dưới sau chấn thương thường do tai
nạn giao thông xe gắn máy, giới nam nhiều gấp 3 lần nữ, thời gian nhập viện
điều trị về mắt thường là 3 tháng sau chấn thương. Thời gian nhập viện càng
muộn thì mức độ thụt mắt càng nhiều.
Hình thái tổn thương dính bao cơ khi bị gãy sàn thường gặp khi mắt thấp 4 -
5mm, độ dài của lỗ gãy trên 30mm với biểu hiện lâm sàng là lé đứng xuống
hoặc chỉnh thị, hạn chế vận nhãn lên mức độ -1 đến -5 và vận nhãn xuống
bình thường, cường hoạt hoặc hạn chế nhẹ ở mức độ -1.
Tổn thương kẹt mô cơ vào lỗ gãy thường gây lé đứng xuống hoặc chỉnh thị,
và gây hạn chế vận nhãn lên, hạn chế vận nhãn xuống ở mức độ nhiều như
nhau là -4 đến -5.
Tổn thương dạng tước mỏng cơ và rách hẹp thân cơ thường có đặc điểm lâm
sàng tương tự nhau là gây lé đứng lên hoặc chỉnh thị, hạn chế vận nhãn lên
và xuống từ -1 đến -4.
Tổn thương dạng bứng nhổ cơ có 2 dấu hiệu lâm sàng rất đặc hiệu là lé đứng
lên và cường hoạt vận nhãn lên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43_2929.pdf