DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QLCL
ISO 9001. 6
1.1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng. 6
1.1.1. Khái niệm về chất lượng. 6
1.1.2. Sự hình thành chất lượng sản phẩm. 10
1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. . 11
1.1.4. Chất lượng dịch vụ. 13
1.1.5. Các quan điểm về QLCL. 15
1.2. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. 21
1.2.1. Giới thiệu về ISO. 21
1.2.2. Phương pháp tiếp cận QLCL trong tiêu chuẩn ISO 9000. . 22
1.2 9000. 22
1.2 9001: 2008. 24
1.2 9001:2008. 28
1.2.6. Qui trình xây dựng và triển khai áp dụng ISO 9001:2008 . 28
1.2.7. Lý do áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008. 30
1.3. Lợi ích khi áp dụng ISO. 30
1.4. Những điều kiện và khó khăn khi áp dụng ISO:. 30
1.5. Thực trạng tình hình áp dụng ISO tại Việt Nam. 32
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI
. 34
ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO 9001 TẠI THANH TRA TỈNH QUẢNG
NINH . 34
2.1. Giới thiệu cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh: . 34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: . 34
2.1.2 . Vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh:. 36
2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn:. 36
2.1.4. Tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ:. 40
2.2. Lý do và sự cần thiết của việc áp dụng hệ thống ISO 9001 tại Thanh
tra tỉnh: . 41
2.2.1. Nhận thức về việc xây dựng mô hình QLCL phù hợp: . 41
133 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu quá trình xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iso 9001 tại thanh tra tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của lãnh đ ạo về hệ
thống quản lý chất lượng của cơ quan. Đôn đốc, ghi nhận kết quả của các
phòng thực hiện các nội dung liên quan nêu trong kết luận của cuộc họp.
+ Theo dõi kết quả hành động khắc phục, phòng ngừa mà các Phòng
chức năng phải thực hiện do những sự không phù hợp đã xảy ra.
- Đánh giá thực trạng Hệ thống QLCL
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
53
Trên cơ sở đối chiếu với các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 9001:2000,
bên tư vấn lập báo cáo đánh giá thực trạng tại đơn vị. Các vấn đề của Thanh
tra tỉnh là từ khi thành lập, chưa áp dụng bất kỳ Hệ thống QLCL nào. Đối
chiếu các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, hiện trạng của Thanh tra tỉnh có
những điểm chưa phù hợp như sau:
+ Đối với hệ thống các văn bản, tài liệu: các văn bản chưa được xây
dựng thành một hệ thống thống nhất; việc phổ biến văn bản có nhiều hạn chế,
sai sót; CBCC không được phổ biến, cập nhật thông tin một cách chính xác,
nhanh chóng và thường xuyên; các hồ sơ văn bản quản lý thiếu khoa học;
không có khả năng tổng hợp số liệu làm ảnh hưởng đến những quyết định của
lãnh đạo; việc lưu trữ, ban hành văn bản tổ chức còn tùy tiện gây mất mát, lưu
trữ tài liệu không nhất quán dẫn đến tình trạng áp dụng các văn bản hướng
dẫn không triệt để, thậm chí không được áp dụng, không kiểm soát; việc trao
đổi thông tin nội bộ còn hạn chế.
+ Trách nhiệm của lãnh đ ạo: Do tính chất công việc nên đã chi ếm rất
nhiều thời gian của ban lãnh đ ạo cơ quan dẫn đến việc đôi khi xử lý các
vướng mắc trực tiếp trong quá trình xây dựng hệ thống còn gặp nhiều lúng
túng; việc xem xét của lãnh đ ạo về hệ thống QLCL thực hiện hàng năm đôi
khi còn vư ớng phải khó khăn do tính chất khách quan nên chưa nhất quán
trong các quyết định đảm bảo mục tiêu chất lượng công việc; điều phối chưa
hợp lý các nguồn lực, thông tin báo cáo của các đoàn thanh tra, phòng nghiệp
vụ chưa được báo cáo, cập nhật kịp thời làm ảnh hưởng đến việc ra quyết
định chưa hiệu quả hoặc không kịp thời.
+ Quản lý nguồn lực: việc đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho các
đoàn thanh tra chưa được xem xét và thực hiện hiệu quả; CBCC, thanh tra
viên chưa được đào tạo thường xuyên; việc tuyển chọn cán bộ còn mang nặng
cảm tính, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Môi trường làm việc, trang
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
54
thiết bị làm việc chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí không đúng quy
định, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc hàng ngày của cán bộ, ảnh
hưởng đến chất lượng công việc của cơ quan.
+ Các quy trình xây dựng cũng nhý triển khai áp dụng hệ thống ISO
9001 chưa có sự phối hợp giữa các cá nhân, giữa các phòng Nghiệp vụ trong
cơ quan Thanh tra tỉnh. Việc một số công việc còn mang tính chất chủ quan,
thiếu tính chính xác .
+ Đo lường, phân tích và đánh giá chất lượng hiệu quả công việc: chưa
thực hiện thường xuyên; các yếu tố ảnh hưởng đến công việc chưa được phản
ánh đầy đủ
- Xây dựng kế hoạch thực hiện.
Cán bộ tư vấn xây dựng một kế hoạch tổng thể xây dựng và áp dụng
ISO 9001, kế hoạch này được chuyển cho Ban Chỉ đạo ISO cơ quan Thanh tra
tỉnh, trưởng các phòng Nghiệp vụ và văn phòng xem xét góp ý và sau khi
thống nhất đã được QMR phê duyệt. Nội dung kế hoạch được đề cập đến các
vấn đề chung:
+ Các bước xây dựng và áp dụng ISO 9000 tại đơn vị (5 bước)
+ Nội dung, thời gian, trách nhiệm từng bước thực hiện kế hoạch.
+ Các nguồn lực cần thiết.
Kế hoạch tổng thể này được đơn vị phê duyệt, là cơ sở để xây dựng các
kế hoạch chi tiết cho từng bước thực hiện. Thanh tra tỉnh đã xây d ựng kế
hoạch thực hiện như bảng sau:
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
55
TT Nội dung công việc Thực hiện T. gian
1
Huấn luyện cơ bản về quản trị
chất lượng và ISO 9000
Huấn luyện xây dựng các văn bản
hệ thống chất lượng
Ban chỉ đạo ISO Lãnh đạo; các
phòng nghiệp vụ; Văn phòng và
Phòng tiếp công dân và xử lý đơn
thư.
02/2009
2
Phối hợp với tư vấn xây dựng các
văn bản hệ thống chất lượng và
triển khai áp dụng: STCL, các qui
định và chỉ dẫn
Nhóm ISO (danh sách theo QĐ số
71/QĐ-TTr ngày 20/8/2009)
Chậm
nhất
03/2009
3
Huấn luyện cơ bản về QLCL và
ISO 9000; STCL cho CBCC,
nhân viên
Toàn thể CBCC 4/2009
4
Đào tạo chuyên gia đánh giá nội
bộ
Theo danh sách chỉ định của lãnh đạo
và các Trưởng phòng
5/2009
5 Đánh giá lãnh đạo Lãnh đạo (các Phó Chánh Thanh tra) 6/2009
6
Đánh giá nội bộ và tư vấn khắc
phục lỗi phát hiện
Các đơn vị 8/2009
7
Đánh giá toàn diện hệ thống trước
chứng nhận và tư vấn khắc phục
lỗi phát hiện
Các đơn vị 11/2009
8 Đánh giá chính thức Dự kiến mời Chi cục TCĐLCL tỉnh 12/2009
(Nguồn:Trích “Kế hoạch triển khai ISO 9001”, Văn phòng Thanh tra tỉnh Quảng Ninh)
Bảng 2.4. Kế hoạch triển khai ISO 9001
- Đào tạo nhận thức chung về ISO 9000
Đào tạo nhận thức chung về Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm trang bị cho
CBCC, nhân viên trong cơ quan những kiến thức về QLCL và các yêu cầu
của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ đó họ sẽ thấy được trách nhiệm của họ trong
việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cũng như ý th ức về vai trò của họ
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
56
trong hệ thống chất lượng. Đối tượng tham dự không hạn chế nhưng bắt buộc
các cán bộ trong Ban chỉ đạo ISO phải qua khóa đào tạo này. Tổng số 03 khóa
đào tạo đã đư ợc tổ chức tại Thanh tra tỉnh. Kết quả là toàn thể CBCC, nhân
viên của Thanh tra tỉnh đã đư ợc tham gia khóa học và có được nhận thức
chung về ISO cũng như tài liệu tham khảo để tự đọc, tự nghiên cứu. Qua việc
thấu hiểu về tầm quan trọng của ISO đối với Thanh tra tỉnh giúp cho quyết
tâm của CBCC, nhân viên đồng lòng với lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện
thành công dự án ISO.
Tài liệu phục vụ cho khóa đào tạo bao gồm: 01 quyển tiêu chuẩn ISO
9001:2000, 01 tài liệu tham khảo do bên tư vấn biên soạn. Các tài liệu này
được gửi trước để đơn vị cung cấp cho học viên mỗi người 01 bộ.
Địa điểm đào tạo thực hiện tại trụ sở của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.
2.5.2.2. Giai đoạn 2 - Xây dựng hệ thống văn bản QLCL
- Đào tạo xây dựng hệ thống văn bản.
Cán bộ tư vấn tiến hành một khóa đào tạo về cách thức xây dựng hệ
thống văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 cho các cán
bộ trong Ban chỉ đạo ISO và những cán bộ khác là những người sẽ tham gia
vào việc biên soạn hệ thống tài liệu. Mục đích khóa đào tạo này nhằm cung
cấp các kiến thức về cấu trúc hệ thống tài liệu, kỹ năng viết và xây dựng các
loại tài liệu (công tác quản trị hành chính, xây dựng nề nếp văn minh công sở,
quản lý tài sản, quản lý công tác văn thư, quản lý nhân sự,..
Khóa học này đã được thực hiện 02 lần: lần đầu cho thành viên Ban chỉ
đạo ISO của Thanh tra tỉnh; lần thứ hai cho đối tượng là Chánh Thanh tra,
Phó Chánh Thanh tra các phòng nghiệp vụ, Thanh tra viên và chuyên viên
khác.
- Lập kế hoạch xây dựng văn bản
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
57
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng tại đơn vị, các chuyên gia bên tư
vấn sẽ giúp đơn vị thiết kế cấu trúc hệ thống chất lượng và xây dựng kế hoạch
xây dựng văn bản của hệ thống. Nội dung kế hoạch văn bản như đã nêu trong
mục 1.3.
- Xây dựng hệ thống văn bản
Căn cứ kế hoạch xây dựng văn bản đã thống nhất, các cán bộ tư vấn sẽ
hướng dẫn các cán bộ liên quan trong đơn vị viết từng tài liệu theo yêu cầu
tiêu chuẩn và theo thiết kế hệ thống đã được thống nhất. Khi làm việc, cán bộ
tư vấn sẽ làm việc với từng người, hướng dẫn cụ thể từng tài liệu. Sau khi
hướng dẫn sẽ xác định ngày xem xét lại các tài liệu này. Sau mỗi lần làm việc,
cán bộ tư vấn sẽ lập báo cáo bằng văn bản trình Ban chỉ đạo ISO làm cơ sở
kiểm tra và đôn đốc dự án.
Các quá trình tại Thanh tra tỉnh bắt đầu từ khâu tiếp nhận yêu cầu các
tổ chức, người dân phải xử lý phân loại, trả lời, hướng dẫn các quyết định
tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Các quá trình hỗ trợ bao gồm cung cấp các nguồn lực, đảm bảo cơ sở
vật chất, môi trường làm việc, tiến hành đánh giá chất lượng nội bộ hệ thống
QLCL, xem xét của lãnh đ ạo, không ngừng cải tiến nhằm nâng cao hiệu lực
hệ thống QLCL. Các quá trình này được cơ quan Thanh tra tỉnh nhận biết, xác
định mối tương tác giữa chúng để quản lý tuân thủ theo yêu cầu tiêu chuẩn.
Các quy trình đ ều được lưu trữ dưới dạng văn bản và được đưa lên
Website trong mạng Internet nội bộ của cơ quan tại địa chỉ
để toàn thể thể CBCNVC dễ dàng chia sẻ kinh
nghiệm với nhau. Đây là cơ sở giúp cho việc đào tạo và lĩnh hội các kiến thức
về chuyên môn nghiệp vụ của CBCNVC mới nhanh chóng và khoa học.
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
58
Việc tập hợp hoàn chỉnh các tài liệu trong hệ thống QLCL tạo thành
một hệ thống tài liệu có phân cấp rất thuận tiện cho việc duy trì và cải tiến. Hệ
thống tài liệu của Thanh tra tỉnh phân thành các loại sau:
(Nguồn:Trích “Nội dung triển khai áp dụng ISO 9001”, Văn phòng Thanh tra tỉnh Quảng Ninh)
Hình 2.2. Hệ thống phân cấp tài liệu
Nội dung của các tầng tài liệu như sau:
+ Sổ tay chất lượng (STCL):
Sổ tay chất lượng là một trong các loại tài liệu về Hệ thống quản lý chất
lượng của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. Sổ tay viện dẫn chính sách chất lượng
do Chánh thanh tra nêu, khẳng định việc Thanh tra tỉnh Quảng Ninh xây dựng
và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO9001:2008 để thiết
lập một phương pháp làm việc, cơ chế điều hành khoa học, hợp lý, một đội
ngũ công chức có năng lực, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng
xử có văn hoá để thực hiện kịp thời, chính xác, minh bạch, đúng luật pháp
công tác thanh tra; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham
Hệ thống quy
trình chất
Hướng dẫn công việc
Mẫu biểu, hồ sơ chất lượng
Quy trình
Ai, làm gì, khi nào?
Chính sách, mục tiêu
Mô tả hệ thống
Hướng dẫn làm
thế nào?
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
59
nhũng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong lĩnh vực
quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sổ tay chất lượng nêu sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính, cơ cấu hệ thống
quản lý chất lượng của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, nêu chức năng, nhiệm vụ
để các phòng chức năng đảm bảo được chất lượng kết quả công việc của họ.
Sổ tay cũng công bố những quan điểm cụ thể của Chánh thanh tra đối với
việc tuân thủ và vận dụng các yêu cầu mà tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đòi hỏi
khi Thanh tra tỉnh thực hiện các nhiệm vụ chức năng của mình, viện dẫn đến
những quy trình hoặc hướng dẫn cần thiết để thực hiện các yêu cầu đó.
Sổ tay là một trong các tài liệu làm cơ sở cho hoạt động quản lý nói
chung, quản lý chất lương nói riêng tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. Sổ tay
cũng là một trong các tài liệu để các Tổ chức liên quan, các cơ quan cấp trên,
cơ quan chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng có những thông tin đầy đủ
hơn về các hoạt động chức năng của Thanh tra tỉnh.
Các kết quả đạt được hiện nay của quá trình xây dựng hệ thống QLCL
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Thanh tra tỉnh đã cơ bản thực hiện tốt theo
Quyết định số 15/QĐ-TTr, ngày 02/03/2009 QMR như sau:
* Chính sách chất lượng
Tuân thủ, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước;
Kịp thời, năng động, chính xác, phối hợp đồng bộ và hiệu quả với các
tổ chức Thanh tra các cấp và các đơn vị trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo, triển khai
công tác thanh tra.
* Mục tiêu chất lượng:
Duy trì và cải tiến Hệ thống để luôn đảm bảo Hệ thống quản lý chất
lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2008 đã đư ợc Tổng Cục đo
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
60
lường chất lượng Việt Nam chứng nhận, hoàn thiện các thủ tục để đề nghị cấp
chứng nhận bổ sung (nếu có) và duy trì hệ thống đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Phần 1: Về xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo
ISO 9001
Bổ sung, hoàn thiện lại và viết mới 07 thủ tục chung, 18 quy trình tài
liệu phục vụ cho công tác chuyên môn và đáp ứng các yêu cầu trong Hệ thống
quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 để đưa vào áp dụng sao cho trong quý
3/2010, hệ thống quản lý chất lượng này sẽ được đánh giá, được cấp chứng
nhận.
- Phần 2: Về thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước và tổng hợp báo cáo về hoạt động
thanh tra; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng,
chống tham nhũng trên đ ịa bàn tỉnh theo quy định của Luật Thanh tra; Luật
Khiếu nại, Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng.
+ Theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo thanh tra huyện và thanh tra sở thực
hiện đầy đủ, đúng tiến độ, hiệu quả chương trình, kế hoạch thanh tra kiểm tra
năm 2009.
+ Theo dõi, hướng dẫn và điều phối việc xây dựng chương trình, kế
hoạch thanh tra năm 2010 của ngành thanh tra không chồng chéo, đúng trọng
tâm, trọng điểm sát với chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và của
UBND tỉnh.
+ Cử cán bộ, tham gia học tập về nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ,
chuyên môn theo chỉ tiêu, biên chế được phân bổ của kế hoạch năm 2009.
Tham gia tập huấn, trao đổi nghiệp vụ về công tác thanh tra theo chương trình
của Thanh tra 7 tỉnh thành phố.
+ Thực hiện công tác tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và
nâng lương đảm bảo đúng thời gian, đúng quy định.
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
61
- Phần 3: Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:
+ Phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến Luật Khiếu
nại, tố cáo; Luật Thanh tra và Luật Phòng, chống tham nhũng và tr ực tiếp
tuyên truyền Luật Khiếu nại, tố cáo ở tất cả các xã, phường, thị trấn của
huyện, thành phố trong tỉnh.
+ Thực hiện đầy đủ đảm bảo về thời gian, chất lượng và hiệu quả các
cuộc thanh tra kinh tế, xã hội đã được phê duyệt trong kế hoạch công tác
thanh tra năm 2010 và các cuộc đã triển khai năm 2009 chuyển sang.
+ Thực hiện kết luận, giải quyết đạt trên 85% các vụ việc khiếu nại, tố
cáo thuộc thẩm quyền và được giao xác minh trong năm 2010 và các vụ đã
triển khai từ năm 2009 chuyển sang.
+ Thực hiện thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan tại các đơn
vị và thanh tra phòng, chống tham nhũng; Ki ểm tra, đôn đốc việc thực hiện
kết luận, kiến nghị sau Thanh tra tại UBND các huyện, thị xã, thành phố và
các sở, ngành.
+ Đôn đốc và thực hiện đúng quy định chế độ thông tin, báo cáo được
quy định tại Quyết định số 822/QĐ-TTCP ngày 25/4/2007 của Thanh tra
Chính phủ và đảm bảo các văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo được thực hiện đúng quy định về thể thức văn bản, nội dung tại
Quyết định 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra.
+ Đảm bảo không có cán bộ thanh tra vi phạm Quy tắc ứng xử và Quy
chế đoàn thanh tra đã được quy định tại Quyết định số 1860/QĐ-TTCP-
TCCB ngày 06/9/2007 và Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày
10/11/2006 của Thanh tra Chính phủ, quy chế của cơ quan.
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
62
Danh mục Hệ thống tài liệu, các quy trình, quy định làm việc.
STT TÊN TÀI LIỆU MÃ SỐ
PHÒNG
THỰC
HIỆN
I
Sổ tay chất lượng; Chính sách chất lượng; Mục
tiêu chất lượng
STCL/ISO Các phòng
II Các quy trình, quy định
1 Quy trình kiểm soát tài liệu QT01 - ISO Các phòng
2 Quy trình kiểm soát hồ sơ QT02 - ISO Các phòng
3 Quy trình đánh giá nội bộ QT03 - ISO Các phòng
4
Quy trình kiểm soát những công việc không phù
hợp khi Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình
QT04 - ISO Các phòng
5
Quy trình, hành động, khắc phục, hạn chế, loại bỏ
nguyên nhân phòng ngừa tái diễn sự không phù
hợp
QT05 - ISO Các phòng
6
Quy trình họp, xem xét của lãnh đạo và Hệ thống
quản lý chất lượng
QT06 - ISO
Lãnh đạo,Văn
phòng
7
Quy trình lập kế hoạch thanh tra và kiểm tra hàng
năm
QT01 -
NVTT
Các phòng
Nghiệp vụ
8 Quy trình lập tiến hành một cuộc thanh tra
QT02 -
NVTT
Các phòng
Nghiệp vụ
9 Quy trình lập tiến hành một cuộc thanh tra đột xuất
QT03 -
NVTT
Các phòng
Nghiệp vụ
10
Quy trình giám sát, kiểm tra hoạt động của đoàn
thanh tra
QT06 -
NVTT
Các phòng
Nghiệp vụ
11 Quy trình tiếp công dân
QT07 -
NVTT
Các phòng
Nghiệp vụ
12 Quy trình xử lý đơn thư
QT08 -
NVTT
Các phòng
Nghiệp vụ
13 Quy trình giải quyết khiếu nại lần đầu
QT09 -
NVTT
Các phòng
Nghiệp vụ
14 Quy trình giải quyết khiếu nại lần hai QT10 - Các phòng
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
63
NVTT Nghiệp vụ
15
Quy trình đánh giá xếp loại công chức, nhân viên,
lao động cơ quan
QT11 -
ĐGXL
Văn phòng,
Các phòng
Nghiệp vụ
16
Hướng dẫn hồ sơ và các yêu cầu để bổ nhiệm
Thanh tra viên, Thanh tra viên chính
QN01 -
TCNS
Văn phòng
17
Quy trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh
QT01 - TCNS Văn phòng
18
Quy trình nâng lương thường xuyên và trước thời
hạn
QT02 - TCNS Văn phòng
19
Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển,
điều động cán bộ, các vị trí lãnh đạo
QT03 - TCNS Văn phòng
20 Quy trình kiểm soát văn bản đi QT01 - VP Văn phòng
21
Quy trình tiếp nhận, xử lý văn bản đến tại bộ phận
Văn thư Thanh tra tỉnh
QT02 - VP Văn phòng
22 Mẫu phiếu trình giải quyết công việc
BM01 - QT01
- VP
Văn phòng
23
Quy trình mua sắm công cụ, dụng cụ,vật tư, Văn
phòng phẩm phục vụ cho công việc chức năng của
Thanh tra tỉnh
QT03 - VP Văn phòng
24
Quy trình xây dựng kế hoạch, thực hiện việc mua
sắm trang bị tài sản định kỳ hàng năm cho cơ quan
QT04 - VP Văn phòng
25
Các quy định về quản lý thiết bị tin học tại Thanh
tra tỉnh
QĐ01 - IT Văn phòng
(Nguồn:Trích “Nội dung triển khai áp dụng ISO 9001”, Văn phòng Thanh tra tỉnh Quảng Ninh)
Hồ sơ của hệ thống QLCL:
- Đề án Xây dựng áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 tại
Thanh tra tỉnh;
- Quyết định số 71/QĐ-TTr ngày 20/8/2009 của Thanh tra tỉnh về việc
thành lập Ban chỉ đạo triển khai áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
64
- Quyết định số 3329/QĐ-UBND ngày 29/8/2005 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.
Như vậy hệ thống QLCL của cơ quan Thanh tra tỉnh đã đáp ứng được
yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; đảm bảo quy định; Hệ thống văn bản
hệ thống QLCL bao gồm:
- Sổ tay chất lượng
- Các quy trình bắt buộc của hệ thống (06 Quy trình):
(1) Quy trình kiểm soát tài liệu;
(2) Quy trình kiểm soát hồ sơ;
(3) Quy trình đánh giá nội bộ;
(4) Quy trình kiểm soát sản phẩm, dịch vụ không phù hợp;
(5) Quy trình các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến;
(6) Quy trình xem xét của lãnh đạo.
- Các quy trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ (10 Quy trình):
(1) Quy trình hoạch định chất lượng, lập, theo dõi và báo cáo thực hiện
kế hoạch;
(2) Quy trình Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tỉnh;
(3) Quy trình Thanh tra các vụ việc (liên quan đến trách nhiệm của
nhiều UBND thuộc tỉnh, nhiều sở).
(4) Quy trình kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý sau thanh tra.
(5) Quy trình xác minh giải quyết đơn thư kiếu nại, tố cáo theo quy
định của pháp luật;
(6) Quy trình thanh tra kinh tế - xã hội;
(7) Quy trình tổ chức công tác tiếp công dân;
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
65
(6) Quy trình đào t ạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra cho CBCC toàn
ngành thanh tra của tỉnh;
(8) Quy trình tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo;
(9) Quy trình Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo;
(10) Quy trình theo dõi, cấp phát thẻ thanh tra viên, thanh tra viên
chính.
- Các quy trình hỗ trợ liên quan (03 Quy trình):
(1) Quy trình kiểm soát công văn đi đến;
(2) Quy trình quản lý, mua sắm tài sản;
(3) Quy trình quản lý cán bộ công chức.
- Các quy định, hướng dần công việc (Dự kiến 24 tài liệu):
(1) Quy định về sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng,
ban..
(2) Các quy định, hướng dẫn công việc khác.
- Các biểu mẫu (đi kèm các quy tr ình, quy định và hướng dẫn công việc)
2.5.2.3. Giai đoạn 3: Triển khai áp dụng
- Ban hành và phổ biến tài liệu
Sau khi hệ thống tài liệu QLCL của đơn vị đã được xây dựng đầy đủ và
được cán bộ tư vấn và Ban chỉ đạo ISO của đơn vị nhất trí thông qua, các cán
bộ có trách nhiệm viết tài liệu của đơn vị sẽ phổ biến các tài liệu này đến tất
cả các cán bộ liên quan trong đơn vị. Việc phổ biến có thể được tiến hành
theo một trong các hình thức sau:
+ Phổ biến chung trong toàn cơ quan. Các cán bộ biên soạn tài liệu là
người phổ biến, cán bộ liên quan là người tham gia.
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
66
+ Từng phòng tự phổ biến cho các cán bộ, công nhân trong phòng
mình.
Mục đích là đảm bảo sự thấu hiểu cần thiết ở các cấp quản lý và cá
nhân liên quan về nội dung của các tài liệu.
- Triển khai áp dụng
Ngay sau khi phổ biến, tất cả các phòng trong cơ quan Thanh tra tỉnh
phải triển khai áp dụng theo các quy định trong hệ thống tài liệu, tương ứng
với các hoạt động có liên quan trong hệ thống QLCL của cơ quan. Trong thời
gian này, cán bộ tư vấn sẽ hỗ trợ, hướng dẫn đơn vị cách thức áp dụng và ghi
hồ sơ chất lượng, đồng thời ghi nhận những điểm chưa hợp lý và đề xuất biện
pháp giải quyết.
+ Văn phòng cơ quan chủ trì, các phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm phối
hợp thực hiện triển khai các quy trình về quản lý tài liệu (QT01; QT02); quy
trình đánh giá n ội bộ (QT03-ISO); quy trình đánh giá x ếp loại công chức,
nhân viên, lao động cơ quan (QT11-ĐGXL); quy trình đào tạo bồi dưỡng cán
bộ, nâng lương thường xuyên, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các vị trí lãnh đạo, quy
trình kiểm soát văn bản đi, tiếp nhận và xử lý văn bản đi, tiếp nhận và xử lý
văn bản đến, mẫu phiếu trình giải quyết công việc,....(QN01-TCNS, QT01,
QT02, QT03-TCNS, QT01, 02-VP, BM01-QT01-VP, QT02, QT03, QT04-
VP, QĐ01-IT)
+ Các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm triển khai các quy trình đánh giá
nội bộ, quy trình kiểm soát những công việc không phù hợp, khắc phục, hạn
chế, loại bỏ nguyên nhân, quy trình giám sát kiểm tra, quy trình tiếp công dân,
quy trình xử lý đơn thư, quy trình gi ải quyết khiếu nại lần 1,2 (QT03, QT04,
QT05, QT06-ISO, QT01,02,03,06,07,08,09,10-NVTT)
+ Lãnh đạo, Văn phòng triển khai quy trình họp, xem xét của lãnh đạo
về Hệ thng quản lý chất lượng (QT06-ISO).
Chương 2 – Phân tích quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế ISO 9001 tại .
Luận văn Thạc sĩ khoa học quản trị kinh doanh Trần Văn Hưng
67
- Xem xét và cải tiến hệ thống chất lượng
Trong quá trình áp dụng có xuất hiện những bất cập cần bổ sung, sửa
đổi hoặc có thể tìm ra những cách thức khác tốt hơn để tiến hành công việc
một cách hiệu quả hơn, vì vậy cán bộ tư vấn sẽ phải luôn sát cánh cùng với
các cán bộ của đơn vị tiến hành việc ghi nhận những yêu cầu sửa đổi và cải
tiến nhằm làm cho hệ thống chất lượng sát với thực tế. Công việc này sẽ được
tiến hành liên tục cho đến lúc chứng nhận.
Các hồ sơ chất lượng được ghi chép đầy đủ, hàng tuần đơn vị tư vấn
làm việc với các đơn vị có liên quan tiến hành xem xét và điều chỉnh các qui
định. Giai đoạn này đã th ực hiện sửa đổi 14 nội dung các qui định trong hệ
thống QLCL: 02 thay đổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271851_365_1951921.pdf