I. Tìm hiểu chung:
1.Thể loại truyền thuyết:
- Khái niệm: truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.
2. Di tích thành Cổ Loa:
- Vị trí địa lí: làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, tp Hà Nội.
- Giá trị lịch sử: là minh chứng lịch sử cho sự sáng tạo va lưu truyền chuỗi truyền thuyết về sự ra đời và lưu vong của nhà nước Âu Lạc.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn - Tiết 10: Truyện an dương vương và Mị Châu - Trọng Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/09/2018
Tiết 10 : TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY (Tiết 1)
(Truyền thuyết)
I.Mức độ cần đạt:
- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mị Châu – Trọng Thủy ;
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
-
- Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
- Sự kết hợp hài hòa giữa "cốt lõi lịch sử" với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian.
2. Kĩ năng:
- Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian.
- Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Biết cách xử lí lí đúng đắn mối quan hệ riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng thông qua bài học.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần hướng tới:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực ngữ văn: Giao tiếp và thẩm mĩ
+ Tiếp nhận ( đọc, nghe, nhìn)
+ Tạo lập(nói, viết, trình bày)
+ Biết thưởng thức và tạo ra cái đẹp.
* Tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh: Ý kiến tôn trọng vốn cổ của Người.
* Tích hợp di sản: Thành Cổ Loa
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
Học sinh: chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong sgk, sgk, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức:
Lớp
Sĩ số, học sinh vắng
Ngày giảng
10A7
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh qua quá trình dạy và học bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
I. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Trình chiếu hình ảnh, cho hs xem một số hình ảnh về một di tích và trả lời câu hỏi: Trình bày cảm nhận của em về các hình ảnh sau?
HS thực hiện nhiệm vụ:
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Đây là những hình ảnh gắn liền với truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, chính là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
II. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tìm hiểu chung:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tiểu dẫn sgk, từ kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
- Định nghĩa truyền thuyết ?
- Giới thiệu khái quát về di tích thành Cổ Loa?
- Nêu xuất xứ của văn bản ?
- Tóm tắt truyền thuyết bằng một hình thức bất kì?
- Trình bày bố cục văn bản? Nội dung của từng phần?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá.
*Tích hợp di sản: thành Cổ Loa là di tích có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm trong việc giữa gìn, bảo tồn di tích này.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Nhân vật An Dương Vương:
- Nhân vật An Dương Vương là nhân vật có thật trong lịch sử. Dựa vào kiến thứ lịch sử, em hãy giới thiệu khái quát về nhân vật này? (là người kế tục sự nghiệp của 18 vị vua Hùng, dời đô từ Phong Châu về Cổ Loa).
- Theo em việc ADV quyết định dời đô có ý nghĩa gì với lịch sử dân tộc? Từ đó em hãy rút ra nhận xét về nhân vật này? (trí tuệ sáng suốt, bản lĩnh vững vàng)
Chuyển: Sự sáng suốt, ý thức trách nhiệm dựng xây đất nước của ADV tiếp tục được thể hiện qua quá trình ADV xây thành chế nỏ?
a. Xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà:
- Quá trình xây thành của An Dương Vương diễn ra như thế nào?
Gv mở rộng:
-> Ý nghĩa chi tiết Rùa Vàng giúp vua chứng minh hành động xây thành của ADV hợp ý trời lòng dân, được nhân dân ủng hộ.
-> Con người ADV: kiên trì, quyết tâm xây dựng đất nước, biết trọng dụng người tài.
- Xây thành xong An Dương Vương vẫn còn những băn khoăn về tương lai đất nước và ông đã với Rùa Vàng. Em cảm nhận như thế nào về An Dương Vương qua chi tiết này? (có trách nhiệm với đất nước)
GV mở rộng: Chi tiết Rùa Vàng: hình ảnh sứ Thanh Giang – thần Kim Quy – Rùa Vàng với cái vuốt làm lẫy nỏ chính là sự kì ảo hóa sự nghiệp chính nghĩa; nỏ thấn: sự kì ảo hóa vũ khí bí mật quốc gia, tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc, tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh và khát vọng chiến thắng ngoại xâm của nhân dân.
- Chi tiết sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với nhà vua như thế nào?
- Qua quá trình An Dương Vương xây thành chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà, em cảm nhận như thế nào về vị vua này?
b. Bi kịch mất nước:
GV chia lớp thành 4 nhóm:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hs từ quá trình đọc văn bản, suy nghĩ thảo luận câu hỏi:
Bi kịch mất nước của An Dương Vương bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá.
- Từ bài học về bi kịch mất nước của An Dương Vương, nhân dân ta muốn trao truyền cho thế hệ sau bài học gì về nhiệm vụ dựng nước và giữ nước. Em hãy liên hệ bài học đó trong thời đại ngày nay ?
I. Tìm hiểu chung:
1.Thể loại truyền thuyết:
- Khái niệm: truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.
2. Di tích thành Cổ Loa:
- Vị trí địa lí: làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, tp Hà Nội.
- Giá trị lịch sử: là minh chứng lịch sử cho sự sáng tạo va lưu truyền chuỗi truyền thuyết về sự ra đời và lưu vong của nhà nước Âu Lạc.
3. Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
a. Xuất xứ văn bản:
Truyện “ An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” được trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “ Lĩnh Nam trích quái ” – bộ sưu tập truyện DG ra đời cuối thế kỉ XV.
b. Đọc - Tóm tắt: HS đọc bài ở nhà, tóm tắt bằng sự việc ( hình ảnh) .
c. Bố cục: 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Bèn xin hòa” An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước.
- Đoạn 2: Tiếp đó đến dẫn vua xuống biển: Cảnh nước mất nhà tan.
- Đoạn 3: Còn lại: Mượn hình ảnh ngọc trai-nước giếng để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Nhân vật An Dương Vương:
a. Xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà:
- Quá trình xây thành chế nỏ: gặp nhiều khó khăn.
+ Thành đắp tới đâu lại lở tới đấy.
+ Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ thành xây nửa tháng thì xong.
-> Ý nghĩa chi tiết Rùa Vàng giúp vua chứng minh hành động xây thành của ADV hợp ý trời lòng dân, được nhân dân ủng hộ.
-> Con người ADV: kiên trì, quyết tâm xây dựng đất nước, biết trọng dụng người tài.
- Nhà vua hỏi: “ Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống” " ý thức trách nhiệm, đề cao cảnh giác kẻ thù của người đứng đầu đất nước.
-> Rùa Vàng cho móng vuốt, chế tạo ra nỏ thần.
- Đánh thắng tan quân xâm lược Triệu Đà.
-> Qua sự giúp đỡ của thần linh, nhân dân muốn ca ngợi nhà vua và sự tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.
=> An Dương Vương là 1 vị vua tài trí, anh minh, sáng suốt, có trách nhiệm được thần linh và nhân dân ủng hộ.
b. Bi kịch mất nước:
* Nguyên nhân:
- Mất cảnh giác, tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù:
+ Nhận lời cầu hòa, gả con gái cho con trai kẻ thù
+ Cho Trọng Thủy ở rể ngay trong Loa Thành, đó là hàng động nuôi ong tay áo.
+ Để Trọng Thủy tự do, không giám sát, không giáo dục con gái ý thức bảo vệ dân tộc.
- Lơ là việc phòng thủ, ham vui chơi
- Chủ quan, khinh địch: Khi giặc đến chân thành: vẫn mãi lo chơi cờ, cười nhạo kẻ thù
* Hậu quả: nước mất nhà tan.
à ADV không còn là vị vua anh minh mà nguyên nhân chính vì ông quá chủ quan, tự mãn, mất cảnh giác, bận ngủ quên trên chiến thắng.
Bài học dựng nước và giữ nước:
Dựng nước: quyết tâm, kiên trì, trong dụng hiền tài, được lòng dân.
Giữ nước: cảnh giác với kẻ thù, chú trọng phòng thủ, phát triển quân sự, tránh chủ quan khinh địch.
->Bài học này còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay, trong hoàn cảnh đất nước ta, nhân dân ta vừa cần mở rộng hội nhập cùng thế giới vừa phải giữ vững an ninh, độc lập và chủ quyền đất nước. Bài học còn có giá trị với bản thân mỗi con người.
4. Củng cố: Đặc trưng thể loại truyền thuyết: kết hợp yếu tố lịch sử và hư cấu.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị tiết 2 bài “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”:
+ An Dương Vương không chỉ là một vị vua, ông còn là một người cha. Khi phát hiện sự thật con gái chính là tội đồ gây nên bi kịch mất nước, An Dương Vương đã có cách xử lí như thế nào? Cách xử lí và kết cục cuối cùng của An Dương Vương thể hiện thái độ gì của tác giả dân gian.
+ Mị Châu vừa là tội đồ , vừa là nạn nhân đau khổ của chiến tranh, em hãy tìm những chi tiết chứng minh ý kiến đó?
+ Quan điểm của em về ý kiến sau: Trọng Thủy là một nhân vậ truyền thuyết phức tạp, mâu thuẫn, vừa là kẻ thù đồng thời cũng là nạn nhân?
+ Hình ảnh “ngọc trai – giếng Ngọc” có phải là biểu tượng của tình yêu chung thủy không? Vì sao?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngữ văn- Nguyễn T Phương Lan.doc