Những bài viết về Hệ thống giáo dục Đại học hiện nay

Đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt

Nam hiện nay, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu

hội nhập quốc tế. Một trong những biện pháp quan trọng là đổi mới cách dạy

và học trong trường đại học, theo hướng tạo cho sinh viên chủ động hơn trong

tiếp thu kiến thức, lấy tựhọc, tựnghiên cứu làm hoạt động quan trọng trong

hoạt động học; giảng viên thay đổi cách dạy, cách chuẩn bịbài giảng,.

Phương pháp đào tạo theo tín chỉ đáp ứng được yêu cầu trên và trởthành nhiệm

vụtrong tâm của các trường đại học nước ta hiện nay. Tuy nhiên để đào tạo

theo tín chỉ, mọi hoạt động của trường đại học phải có những thay đổi nhiều

mặt, trong đó có hoạt động thông tin - thưviện (TT-TV). Trong báo cáo này

chúng tôi đềcập đến khía cạnh phát triển học liệutrong phục vụ đào tạo theo

tín chỉcủa thưviện trường đại học

pdf214 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những bài viết về Hệ thống giáo dục Đại học hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đề xác lập các điều kiện dạy học khác ở mỗi nhóm kỹ thuật dạy học trên, chúng tôi nêu ra những thao tác, chỉ dẫn cụ thể cùng với một số phương tiện dạy học cần sử dụng. Những chỉ dẫn này có tính chất gợi ý để GV có thể vận dụng được trong dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động trong hoàn cảnh điều kiện cụ thể. Vấn đề sử dụng PPDH nhóm trong tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ: Khi chuyển đổi chế độ đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, có một yêu cầu đặt ra là thay đổi phương thức, cách thức đào tạo cho phù hợp mà một định hướng quan trọng trong đó là chuyển từ dạy học “cưỡng bức”, theo ý thầy sang định hướng tổ chức hoạt động học tập cho người học để họ tự khám phá, tự phát hiện, tự lĩnh hội. Do mục tiêu học tập thay đổi, người học không chỉ thu nhận kiến thức khoa học mà còn cần tiếp nhận rất nhiều hệ thống giá trị xã hội, phương pháp học tập và tư duy, cách thức hoạt động nghề nghiệp trong xã hội, trong tập thể vì vậy người giảng viên cần tổ chức các dạng hoạt động học phong phú khác nhau để người học tham gia. Mỗi một loại hoạt động sẽ giúp người học tiếp nhận những kiến thức, giá trị khác nhau. Khi tổ chức hoạt động học theo nhóm (6), người GV đồng thời tích hợp, đan xen nhiều loại hoạt động do đó khi sử dụng PPDH nhóm có thể giúp cho người học lĩnh hội được nhiều loại kiến thức khác nhau, hình thành nên năng lực của người học trong đó có những loại năng lực quan trọng như năng lực hoạt động xã hội và giá trị sống; năng lực làm việc nhóm; phương pháp học tập và tư duy một cách sáng tạo; năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn nghề nghiệp; năng lực thích ứng; năng 6 Ngô Thu Dung, “Cơ sở khoa học của việc rèn luyện kỹ năng học theo nhóm cho học sinh tiểu học bằng phương pháp dạy học nhóm”, Kết qủa nghiên cứu đề tài cấp cơ sở, mã số C13 – 2003, năm 2003. 100 lực tổ chức và quản lý,… Tuy nhiên, PPDH nhóm không phải là phương pháp vạn năng nên không thể lạm dụng hoặc tuyệt đối hoá. 101 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC KHI THỰC HIỆN ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP, NHẬN THỨC & BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ThS. Nguyễn Cao Đạt Q.Hiệu trưởng Trường ĐHDL Cửu Long Từ nhiều năm nay, Bộ chủ trương cho các trường cần xây dựng và thực hiện đổi mới phương pháp dạy & học. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, phụ thuộc vào nhiều yếu tố : thầy – trò – điều kiện ( để triển khai, thực thi) – xã hội,….Trong khi nhiều trường mới có chủ trương nhưng chưa thực hiện, một số trường thì triển khai chưa đầy đủ, các thầy chưa được chuẩn bị kỹ, điều kiện chưa thỏa mãn thì các trường đã chịu những áp lực mới , đó là cần nhanh chóng thay đổi để hòa nhập khi hiệp ước GAST có hiệu lực. Theo tôi, để thực hiện việc “ Đổi mới phương pháp dạy & học” cần phải hiểu đúng và có sự chỉ đạo cụ thể, thống nhất trong toàn quốc của Bộ GD & ĐT. Vì sao tôi đặt vấn đề như thế ? Qua tìm hiểu và hiểu biết tôi cảm nhận được: có nhiều thầy chưa hiểu rõ “ đổi mới phương pháp dạy học “ là gì ? Nhiều người thì lầm tưởng : dùng máy chiếu, máy Projector hay là cho sinh viên đọc tài liệu,… là “ đổi mới”? Và cũng còn nhiều thày chưa thât am tường về nguyên tắc sư phạm ? Tìm hiểu ở một số trường đã chuyển sang đào tạo ( thí điểm) theo học chế tín chỉ , thì thấy rằng không những nhiều thày cô còn “mù mờ” về nhận thức “ đổi mới và thậm chí còn chưa nắm chắc phương thức đào tạo học chế ! Vì vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy & học, trước hết phải nhận thức đầy đủ : thế nào là đổi mới và khi đổi mới phải bắt đầu từ đâu ? Qua nhiều hội nghị do Bộ triệu tập hoặc do Hiệp hội nhũng trường đại học & cao đẳng đã được tổ chức có nhiều bài học bổ ích. Đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số trường đã thực hiện nhiều năm, tuy nhiên đó mới là những bước làm thí điểm. Với trường đại học dân lập, thi phương thức này là hoàn toàn mới mẻ từ nhận thức, bước đi và cách thực hiện. Đổi mới phương pháp dạy & học phải được chuyển biến và phải thấy được là một qui trình tổng hợp. Phải được chuyển biến từ lãnh đạo đến sinh viên và cả dư luận xã hội nữa. Việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ cũng là một cuộc cách mạng về hình thức giảng dạy. Không chỉ đơn thuần là việc thay đổi hình thức và phương thức đào tạo, làm mềm hóa cách học của sinh viên mà còn là sự “tự lột xác” của giảng viên về kiến thức sâu, rộng và phương pháp giảng dạy. 102 Trường ĐHDL Cửu Long là một trường mới thành lập ( năm 2000), đang tự chuyển mình để bắt kịp các trường đàn anh trong mô hình ngoài công lập. Ngay từ khi thành lập, HĐQT và Ban Giám hiệu đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc về việc hình thành và xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường. Ý thức được sự tồn tại và phát triển nhà trường là chất lượng đào tạo nên nhà trường đã xây dựng được một chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng và nhu cầu của nơi tuyển dụng. Có chương trình, muốn hiệu quả cao cần có một phương pháp giảng dạy được cải tiến phù hợp với đối tượng. Vì thế, bước đầu ở ĐHDL Cửu Long là cải tiến cách dạy cho phù hợp với trình độ , mặt bằng và lại phải đảm bảo chất lượng đầu ra sau 04 năm học tập để đạt được những yêu cầu của nơi tuyển dụng. Có thể nói một chu trình khép kín như sau : Chương trình – tổ chức và quản lý đào tạo ( điều kiện dạy và học – thực hành ) – chương trình. Muốn thực hiện được điều này sự đồng thuận trong Ban lãnh đạo ( Trường – Phòng – khoa – ban ) là cơ bản, quyết định sự thành bại của Trong tương lai gần, trường ĐHDL Cửu Long sẽ đào tạo theo học chế tín chỉ. Nhiều người lo lắng : một trường ngoài công lập thì bao giờ có đủ điều kiện để thực hiện ? Vì sao ? Vì họ thiếu nhiều thứ : thầy, cơ sở vất chất như trường, lớp học, phòng thí nghiệm, thiết bị giảng dạy, và đặc biệt là tài chính ? Trường chúng tôi sẽ tuyên bố về thời gian áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trước hết, trong quyết tâm của Ban Giám hiệu và tạo sự đồng thuận của đội ngũ thầy cô giáo, nhất là lực lượng thầy cô mời giảng, lực lượng từ nhiều nguồn công tác cũng như đa dạng về loại hình trường dẫn tới nhiều hình thức quản lý và tại những trường đó cũng có nhiều cách hiểu và quản lý về đổi mới phương pháp dạy và học khi thực hiện giảng dạy theo hệ thống tín chỉ. Về phía nhà trường , chúng tôi nhận thức và tiến hành nhu sau : 1. Nhận thức và tạo sự đồng thuận : Trước hết Ban Giám hiệu nhà trường phải thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học từ đó có kế hoạch triển khai . - Xây dựng chương trình đào tạo, chuyển đổi từ chương trình niên chế sang chương trình tín chỉ. - Xây dựng những nguyên tắc chính trong tổ chức đào tạo. - Xây dựng những điều kiện thực tiễn trong đổi mới phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ. - Thí điểm việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ. Sự đổi mới này phải được sự ủng hộ của giảng viên, nhất là giảng viên mời giảng : thông qua việc đồng tình và phổ biến kinh nghiệm trường chính của giảng viên làm như thế nào ? 2. Chỉ đạo trong đội ngũ giảng viên chuẩn bị các điều kiện để thức hiện: - Soạn bài theo hướng đổi mới ( tăng cường thực ành, thực tập ) - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi thảo luận 103 - Chuẩn bị các đề tài làm tiểu luận ( số lượng đề tài và số lượng sinvie6n tham gia mộ đề tài). - Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy ( tham khảo trên mạng như thế nào? Lấy tài liệu từ mạng, đọc sách gì ở thư viện, tham khảo sách gì của thầy, chuẩn bị máy chiếu Overhead, hay Projector,..). 3. Chỉ đạo sinh viên đổi mới cách học : - Sự chủ động củ a sinh viên( vừa là khách hàng vừa là cộng sự) - Kế hoạch học môn của sinh viên như thế nà ? - Cách học, tra cứu tài liệu trong thư viện và trên mạng ? - Phương pháp thảo luận. - Viết tiểu luận, - Qua việc xuống doanh nghiệp để lấy kiến thức thực tế. - ,… 4. Chuẩn bị các điều kiện phù trợ về cơ sở vật chất : • Phòng ốc : Trường chuẩn bị đủ phòng học, phòng thảo luân theo nhóm, phòng thực hành, phòng máy chiếu,… • Các thiết bị giảng dạy : máy chiếu Overhead , Projector, máy vi tính, phòng thực hành, phòng mạng, âm thanh,…và các phòng chuyên dùng cho ác ngành. • Các loại giáo trình : Giáo trình viết in, giáo trình đưa lên Website, và giáo trình trên mạng của Bộ, giáo trình lấy trên mạng. Giảng dạy theo học chế tín chỉ tự bản thân nó đã làm được hai việc : Đối với người dạy : Nâng cao trình độ, tự sàng lọc bản thân thông qua việc đăng ký học của sinh viên. Đối với người học : Chủ động thời gian và khả năng tự luận của bản thân. Làm chủ bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện. Vì thế, mỗi nhà trường cần thể hiện sự quyết tâm của mình khi áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ này. Và để đạt hiệu quả cao, rõ ràng phải liên tục, duy trì và không ngừng đổi mới phương pháp dạy & học . Ngoài ra biết nhân rộng những phương pháp mới được nêu ra bằng việc tổ chức hội thảo, giao lưu học hỏi giữa các trường và đúc rút kinh nghiệm. Trường ĐHDL Cửu Long sẽ kiên trì trên con đường đã định hướng như thế. Vĩnh Long, ngày 31/8/2007. 104 TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ThS. Nguyễn Quang Giao Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thông tin (TT) đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi lẽ nó góp phần tăng sức cạnh tranh của một tổ chức trong một môi trường hoạt động và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Có thể nói không quá rằng thông tin là phương tiện để thống nhất hệ thống giáo dục và hệ thống quản lý giáo dục. Nó là phương tiện cung cấp đầu vào cho hệ thống quản lý, đồng thời cũng là phương tiện để thay đổi cách cư xử và để tác động lên sự thay đổi. Trong quản lý giáo dục (QLGD), hệ thống TT QLGD hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLGD và cao hơn nữa là chất lượng của toàn bộ hệ thống giáo dục. Vì vậy, nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin QLGD là việc làm cấp bách và cần thiết. Trong đó, việc tăng cường ứng dụng CNTT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin QLGD nói chung, hệ thống thông tin QLGD đại học nói riêng. Trước hết, có thể định nghĩa TT là bộ phận tri thức được sử dụng để định hướng, để tác động tích cực, để điều khiển, nghĩa là nhằm duy trì tính đặc thù về chất, hoàn thiện và phát triển hệ thống. Đối với giáo dục, thông tin nhằm những mục đích cụ thể như sau: Xây dựng và phổ biến các mục tiêu phát triển giáo dục cũng như các mục tiêu QLGD; Lập các kế hoạch giáo dục, kế hoạch quản lý để đạt được các mục tiêu giáo dục và mục tiêu QLGD; Tổ chức nguồn nhân lực và các nguồn lực khác theo cách có hiệu quả nhất nhằm đạt mục tiêu giáo dục và QLGD. Đồng thời TT còn nhằm lựa chọn, phát triển và đánh giá các thành viên của tổ chức cũng như lãnh đạo, hướng dẫn, điều khiển, thúc đẩy và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của những tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài ngành giáo dục tham gia xây dựng giáo dục. Bên cạnh đó, TT còn kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ. Việc thu nhận, xử lý TT hiệu quả, kịp thời và chính xác là chìa khóa vạn năng dẫn đến thành công cho nhà quản lý. Trong QLGD, hệ thống TT QLGD là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLGD đặc biệt trong giai đoạn hiện nay QLGD được coi là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục. Hoạt động của hệ thống TT QLGD có hiệu quả khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau: - Phản ánh đúng thực trạng: cả khó khăn và thuận lợi để giúp các nhà QLGD có căn cứ hoạch định các chính sách phát triển chung và chính sách riêng cho từng khu vực. 105 - Tính kịp thời: TT phải được cập nhật thường xuyên nhằm giúp các nhà QLGD điều chỉnh kế hoạch đúng với tình hình thực tế hoặc điều chỉnh kịp thời các quyết định quản lý. - Tính hệ thống, tổng hợp: TT được kết hợp các loại khác nhau và những tin tức gắn bó với nhau về mặt lịch sử hoặc logic, thu nhận được theo thứ tự nghiêm ngặt mới có thể phục vụ cho việc quản lý một cách có hiệu quả. - Tính đầy đủ, cô đọng và logic: cần tránh tình trạng thiếu hoặc thừa TT, trong khi đó TT cần thì lại không có. Hơn thế nữa, các TT phải có tính nhất quán, tính luận cứ, không có các chi tiết thừa hoặc tự mâu thuẫn. - TT được xử lý và chọn lọc theo yêu cầu đặc thù của người quản lý: chỉ có TT được xử lý mới có khả năng phản ánh tích cực và do đó mới có giá trị trong quản lý. Do đó nó phải gắn liền với việc lựa chọn TT theo các chỉ số có giá trị phục vụ cho việc giải quyết các nhiệm vụ quản lý. - TT phải có tính dự báo: TT không chỉ phản ảnh những sự việc đã diễn ra, dang diễn ra mà còn tạo ra sự phản ánh tích cực, tiên đoán, dự đoán những khả năng vận động, biến đổi trong quá trình quản lý. Hệ thống thông tin QLGD đại học Việt Nam hiện nay trên thực tế tuy đã có đủ các thành phần hợp thành hệ thống nhưng chưa được xem là hệ thống hoàn chỉnh và hiệu quả hoạt động của hệ thống này chưa cao do cơ cấu tổ chức hệ thống; việc đầu tư, khai thác các trang thiêt bị hiện đại; về hệ thống chỉ số thông tin và sự phối hợp giữa các đơn vị làm TT giáo dục chưa chặt chẽ. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học là phải đẩy mạnh hoạt động của hệ thống TT QLGD. Trong đó việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý giáo dục. Theo định nghĩa của UNESCO, CNTT bao gồm các phương pháp khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và hệ thống nội dung thông tin điện tử nhằm tổ chức, lưu trữ, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của con người. CNTT tạo khả năng giúp con người lãnh đạo có tầm nhìn đúng đắn, có căn cứ để dự đoán chiều hướng phát triển trong tương lai, có những dữ liệu cần thiết và kịp thời để hoạch định các hành động, đánh giá tình hình và điều chỉnh kế hoạch,... bằng cách cung cấp các phương tiện truy cập thuận lợi đến mọi nguồn tri thức và thông tin cần thiết, tổ chức các hệ thống thông tin và các hệ thống trợ giúp ra quyết định theo yêu cầu của các cấp lãnh đạo. Việc ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin QLGD ở các trường đại học có tiềm năng rất lớn. 106 Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin QLGD ở các trường đại học trong thời gian đến đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, chúng tôi đề xuất các giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý: + Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo về hệ thống thông tin QLGD. Các nhà quản lý đóng vai trò thiết yếu trong mọi sự hợp tác có tổ chức, cũng như ở mọi cấp độ quản lý của một tổ chức. Trong xu thế phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu hiện nay, các nhà quản lý không thể quản lý có hiệu quả nếu không được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Do vậy, ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đặc biệt bổ sung kiến thức về thông tin QLGD cho các nhà quản lý là vấn đề cấp thiết hiện nay. Để nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà trường theo tôi cần tổ chức các biện pháp dưới đây: - Tổ chức các lớp học ngắn hạn, các khoá bồi dưỡng kiến thức về TT QLGD và kỹ năng tin học cho cán bộ quản lý nhà trường, các khoa và phòng ban trong trường. - Có sự chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt của các cấp lãnh đạo cao nhất của nhà trường về triển khai và ứng dụng CNTT trong quản lý cũng như hệ thống TT QLGD. + Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và tin học cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, thống kê, tổng hợp ở các cấp quản lý. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết cán bộ, công chức ở các trường đại học đã có trình độ tin học cơ sở. Tuy nhiên để duy trì có hiệu quả việc quản lý được tin học hóa, cán bộ, công chức, cần được bồi dưỡng sâu thêm về kiến thức tin học, đặc biệt các khâu, các bước trong quá trình chuyển giao ứng dụng CNTT vào quản lý. Bên cạnh đó, cần bổ sung, trang bị cho họ các kiến thức và kỹ năng về thông tin QLGD. Để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng này, theo tôi cần tiến hành một số hoạt động sau: - Nâng cao trình độ tin học thường xuyên cho các cán bộ, chuyên viên thông qua các khóa học dài hạn, ngắn hạn dưới nhiều hình thức khác nhau như tập trung, tại chức, bồi dưỡng ngắn ngày, tham gia hội thảo khoa học...Các khoá học cho các cán bộ, công chức này nên dành nhiều thời gian thực hành, chuyển giao công nghệ, ứng dụng thực tiễn các hoạt động như thu thập, xử lý, báo cáo TT về giáo dục, các kỹ năng về quản trị mạng, trao đổi, thu nhận và cung cấp thông tin qua mạng... - Ban hành chế độ khen thưởng phù hợp và động viên các cán bộ, chuyên viên có các sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng công việc, đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong công việc hằng ngày. + Đảm bảo các điều kiện cơ bản cho phát triển và duy trì mạng thông tin của trường. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng tin học đã được lãnh đạo các trường đại học quan tâm tạo điều kiện, tuy nhiên việc đầu tư còn mang tính nhất thời, chắp vá. Để đảm bảo cho việc tin học hoá hệ thống TT QLGD điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất cho hệ thống này là: các máy tính, modem, điện thoại, các phần mềm đi kèm với máy tính, tài khoản điện thư, Internet và một hệ thống chương trình xây dựng và quản trị cơ sở dự liệu trên mạng diện rộng. Tăng 107 cường đầu tư cơ sở vật chất cho các khoa, phòng chức năng, trung tâm để áp dụng CNTT, kết nối với mạng nội bộ (LAN) của nhà trường và mạng diện rộng (WAN). Bên cạnh đó, cần bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác QLGD trong đó đội ngũ cán bộ thông tin là những người được đào tạo, bồi dưỡng bài bản và phải có năng lực làm việc trong lĩnh vực thông tin quản lý, có kiến thức tin học, sử dụng thành thạo máy tính để có thể trao đổi TT trên mạng, biết cách thu thập, xử lý, phân tích, lưu trữ và cung cấp thông tin, có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin. Đồng thời lãnh đạo nhà trường cần đảm bảo kinh phí tối thiểu cho các hoạt động TT QLGD. + Xây dựng phần mềm thống kê dữ liệu giáo dục với các tiêu chuẩn thống nhất. Đối với việc triển khai áp dụng CNTT vào một tổ chức, thông thường, sau khi có thiết kế chi tiết mới thực hiện khâu trang bị máy tính và các thiết bị khác để đảm bảo khả năng thiết bị đáp ứng đúng yêu cầu của phần mềm thiết kế, mặt khác giá trị thiết bị ngày càng giảm, khi trang bị mà chưa có phần mềm phù hợp sẽ gây lãnh phí không nhỏ. Để xây dựng phần mềm thống kê dữ liệu giáo dục, điều quan trọng là các tác giả viết phần mềm cùng các cán bộ QLGD cần thực hiện khảo sát hiện trạng hoạt động của các kênh thông tin ở các cấp quản lý, các chỉ số TT giáo dục, các mối liên hệ ..., sau đó phân tích, thiết kế hệ thống TT QLGD cần xây dựng. Khi xây dựng phần mềm thống kê dữ liệu giáo dục cần quan tâm đến các tiêu chí nổi bật như sau: - Chuẩn hoá: Phần mềm được lựa chọn cần tuân thủ và tương thích với các chuẩn nghiệp vụ quản lý được qui định. - Qui chuẩn dữ liệu: Trong nội bộ phần mềm, những thông tin phải được chuẩn hóa thống nhất và dùng chung cho các phòng, ban, trung tâm trong trường và chung cho các trường. - Tích hợp: Các phần mềm quản lý phải có khả năng tích hợp được với các phần mềm khác và đặc biệt nhanh chóng tích hợp các thông tin trên mạng Internet và Intranet của nhà trường. - Trao đổi: Phần mềm phải cho phép trao đổi giữa các phòng, ban, khoa, bộ môn trong trường hoặc các trường đại học khác, làm giảm công việc nhập dữ liệu từ nhiều bộ phận khác nhau. Ngoài ra phần mềm này cần có tính năng cho phép đối chiếu dữ liệu giữa các bộ phận trong trường và giữa các trường với nhau. Một trong những điểm mạnh của CNTT là nó có thể tạo khả năng, điều này không có nghĩa CNTT làm thay công việc của con người mà nó tạo ra những khả năng to lớn giúp con người phát huy năng lực của mình để làm tốt hơn, có hiệu quả hơn những công việc của mình trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý nói chung, trong việc quản lý hệ thống TT QLGD nói riêng không chỉ nâng cao hiệu quả công tác quản lý mà còn góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. 108 Tài liệu tham khảo 1. Jonathan Anderson (1986), Developing computer use in education: Guidelines, trends and issues, UNESCO/PROAP. 2. Vương Thanh Hương (2004), Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trường đại học, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ B2002-52-26, Hà Nội. 3. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 109 ĐỔI MỚI ĐỒNG THỜI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNG GIÁ TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Nguyễn Thiện Tống Trường Đại Học Bách Khoa TpHCM Tóm tắt: Trong tình hình có nhiều đòi hỏi đổi mới tư duy về giáo dục đại học, đổi mới mục tiêu đào tạo và phương pháp giảng dạy đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương áp dụng học chế tín chỉ trong các trường đại học của nước ta. Việc đổi mới về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ phải tiến hành đồng thời với (a) đổi mới chương trình và nội dung đào tạo, (b) đổi mới phương pháp giảng dạy (chú trọng thảo luận), (c) đổi mới phương pháp học tập (chú trọng học nhóm), (d) đổi mới phương pháp đánh giá (chú trọng đánh giá thường xuyên), và (e) đổi mới cách biên soạn giáo trình và tài liệu tham khảo. Tất cả những thay đổi về nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, phương pháp đánh giá… phải được thể hiện trong đề cương chi tiết của mỗi môn học. Đổi mới đề cương giảng dạy (course syllabus) cần được xem như bước đột phá để tạo chuyển biến sâu sắc về đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập trong học chế tín chỉ. 1. Các Nội Dung Đổi Mới Tư Duy trong Giáo Dục Đại Học Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học là để nâng cao chất lượng đào tạo đại học mà chất lượng này lại được xem là mức độ phù hợp với mục tiêu đào tạo. Bối cảnh hiện nay dẫn đến việc đổi mới tư duy về giáo dục đại học, đổi mới mục tiêu đào tạo và phương pháp giảng dạy đại học [1]. Có nhiều nội dung về đổi mới tư duy trong giáo dục đại học nhưng có thể nêu 8 nội dung chính sau đây [2]: 1.1. Về tính chất của giáo dục đại học Giáo dục đại học sản xuất ra nguồn nhân lực mang hàm lượng tri thức cao mà tiếp tục phát triển tùy theo môi trường hoạt động và động cơ phát triển của người trí thức đó. Đầu tư cho giáo dục đại học đạt chất lượng cao thì mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao về lâu dài vì sản phẩm đào tạo phục vụ xã hội lâu dài và hiệu quả tăng theo thời gian. 1.2. Về chất lượng của giáo dục đại học Sản phẩm đào tạo có giá trị tùy theo chất lượng, tùy theo cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo. Sản phẩm chất lượng cao thể hiện ở: - năng lực ứng dụng và giải quyết vấn đề - năng lực nhận thức độc lập và tư duy sáng tạo - năng lực tự đào tạo và phát triển thêm - năng lực làm việc trong tập thể 110 Xã hội hiện nay với nền sản xuất hiện đại đòi hỏi người tốt nghiệp đại học trong bất cứ lãnh vực nào cũng phải có khả năng tư duy sáng tạo, biết đặt ra vấn đề mới, có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc thay đổi không ngừng. 1.3. Về chương trình đào tạo đại học Trong bối cảnh hiện nay, chương trình đào tạo phải được đổi mới: a) Chương trình phải được xây dựng theo mục tiêu đào tạo đổi mới với chất lượng cao trong nền sản xuất hiện đại. b) Mỗi môn học bao chỉ gồm các kiến thức cốt lõi dùng để dạy cách học môn học để người học có thể tự học tiếp và tự phát triển. c) Thời lượng mỗi môn học chủ yếu dùng để dạy năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực làm việc tập thể, năng lực tự học… 1.4. Về phương pháp giảng dạy đại học Cũng trong bối cảnh hiện nay, phương pháp giảng dạy nhất thiết phải đổi mới để đạt mục tiêu đào tạo mới. a) Giảng viên phải biết áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau tùy trường hợp: thuyết giảng, thảo luận, thực tập, thí nghiệm, giải quyết vấn đề (problem-solving), thuyết trình, dự án (project work), nghiên cứu trường hợp (case study), mô phỏng (simulation)… b) Giảng viên phải dạy cho người học năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực làm việc tập thể, năng lực quản lý, năng lực tự học… c) Giảng viên phải đào tạo phẩm chất nhân văn cho người học bằng chính phẩm chất mình qua sự thích thú và nhiệt tình của chính giảng viên và qua cách sử dụng thành thạo một số biện pháp sư phạm. 1.5. Về phương pháp học tập ở đại học Phương pháp học tập đại học cần đổi mới cùng với phương pháp giảng dạy: a) Sinh viên phải biết cách tự học vì học tập phải là một quá trình suốt đời mới theo kịp tiến bộ của nền văn minh thông tin. b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHệ thống giáo dục đại học ngoài công lập đứng trước thời cơ và thách thức.pdf