Những đặc điểm chính của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 -2000

Sau 1975 tư duy tiểu thuyết đã cho phép chuyển điểm nhìn của nhà văn sang điểm nhìn

của các nhân vật. Vì vậy cuộc sống và con người được khám phá nhiều mặt, trở nên mới mẻ và

thú vị hơn. Từ điểm nhìn hướng ngoại sang điểm nhìn hướng nội, từ điểm nhìn sử thi sang điểm

nhìn tiểu thuyết, khám phá con người bên trong con người là thay đổi rất quan trọng của văn

xuôi sau 1975. Tăng gấp bội những điểm nhìn là cách làm của nhiều tác giả. Tất nhiên là còn có

những chỗ chưa thật nhuần nhuyễn, đặc biệt là khi sử dụng điểm nhìn của nhân vật kỳ ảo, nhưng

phải ghi nhận ý thức sáng tạo của các nhà văn.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đặc điểm chính của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 -2000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu của đề tài. Việc theo dõi hết tất cả các tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1975-2000 là điều bất khả. Chúng tôi chọn phương án nghiên cứu mẫu, nghĩa là quan tâm đến những tác phẩm văn xuôi có giá trị hoặc những tác phẩm có vấn đề nào đấy nổi bật và cũng chỉ hạn chế chủ yếu ở thể loại truyện và tiểu thuyết. Kết quả nghiên cứu đề tài Những đặc điểm chính của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975-2000 sẽ phục vụ trực tiếp việc giảng dạy và là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm. 3. Phương pháp nghiên cứu. Với đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, loại hình. Về phương pháp luận, chúng tôi cố gắng tiếp cận đối tượng từ hai phía. Một mặt là bối cảnh văn hoá của thời đại đổi mới đã dẫn đến sự biến đổi của văn học và hai là sự vận động, phát triển nội tại của văn xuôi Việt Nam hiện đại. 4. Lịch sử đề tài. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những lĩnh vực khác nhau của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975-2000. Tiêu biểu là: - Văn học 1975 - 1985 tác phẩm và dư luận do Vân Trang, Ngô Hoàng, Bảo Hưng sưu tầm và biên soạn (Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1997). - Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau cách mạng tháng Tám, đề tài khoa học cấp Nhà nước kí hiệu KX-07, đề tài KX07-01, Hà Nội, 1995, do GS Nguyễn Hải Hà và Ths Nguyễn Thị Bình thực hiện. - Tự sự học- một số vấn đề lý luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên (Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004). - Tài liệu mới nhất là cuốn sách Văn học Việt Nam sau 1975- những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy do Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn đồng chủ biên (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006). Về phần văn xuôi và nghiên cứu văn xuôi sau 1975 của người Việt ở hải ngoại vì thiếu tư liệu xin không trình bày ở đây. Có thể thấy rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về vấn đề những đặc điểm chính của văn xuôi Việt Nam sau 1975. 5. Bố cục đề tài. Ngoài Phần mở đầu và Kết luận đề tài của chúng tôi trình bày thành 4 chương. Chương 1: Cơ sở hiện thực xã hội và quan niệm văn học giai đoạn 1975-2000. Chương 2: Một nền văn xuôi mang cảm hứng hiện thực. Chương 3: Một nền văn xuôi hướng về các thể tài đời tư và thế sự với tư duy tiểu thuyết. Chương 4: Một nền văn xuôi hiện đại hoá, đa dạng về phương thức thể hiện. -2- Chương 1. CƠ SỞ HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ QUAN NIỆM VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1975-2000 1.1. Cơ sở hiện thực xã hội và bối cảnh văn hoá. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi. Điều ít ai nghĩ tới là ngay sau đó đất nước đã phải đối mặt với những vấn đề hậu chiến và những mặt trái của cơ chế điều hành theo kiểu xã hội chủ nghĩa thời chiến (chỉ huy, quan liêu, bao cấp). Đất nước đứng trước nguy cơ của một cuộc tổng khủng hoảng. Sự nghiệp đổi mới đã thu được những thành tựu lớn lao. Với sự hội nhập vào thế giới hiện đại (trong đó hội nhập về văn hoá) đất nước được đặt vào quỹ đạo hoà bình, hữu nghị và phát triển. Từ một nền văn hoá mang đậm tính cộng đồng, làng quê, nông nghiệp đang hình thành một nền văn hoá dân tộc- hiện đại, hình thành ý thức cá nhân hiện đại, thức tỉnh những tiềm năng sáng tạo kì diệu của con người. 1.2. Sự đổi mới quan điểm văn học. Ở giai đoạn văn học trước đây con người chủ yếu được nhận thức và thể hiện ở bình diện đạo đức, chính trị. Khoa học về con người trong thời đại ngày nay cũng đã có nhiều tiến bộ. Từ bối cảnh xã hội mới đã dần dần hình thành một quan niệm toàn vẹn, sâu sắc hơn về con người trong văn học. Quan niệm văn học cũng đã khác trước. Văn học không chỉ là tiếng nói chung của cộng đồng, dân tộc, thời đại mà còn là tiếng nói riêng của cá nhân nhà văn làm giàu thêm kinh nghiệm thẩm mỹ của loài người. Nhận thức về hiện thực trong tác phẩm văn học không còn đơn giản. Hiện thực được quan niệm là cuộc sống đa dạng, phức tạp, cả phần tươi sáng lẫn khuất lấp, đen tối. Hiện thực không chỉ là đời sống cộng đồng với những biến cố lịch sử- xã hội mà còn là đời sống hàng ngày của con người cá nhân chằng chịt các mối quan hệ đa đoan, đa sự. Thế giới nghệ thuật của nhà văn không đồng dạng với hiện thực đời sống mà có thể là một thế giới sáng tạo kì ảo, siêu thực… Ở giai đoạn trước các nhà văn chỉ có thể sáng tác với phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Từ Đổi mới đến nay nhà văn có thể viết bằng bất cứ phương pháp sáng tác nào. Quan niệm về người đọc cũng đã có sự thay đổi căn bản. Người đọc hôm nay không phải là đối tượng để nhà văn ban phát chân lý, tác động về tư tưởng, không chỉ là số đông quần chúng nhân dân mà còn là bạn đọc hàng đầu – những người có tầm đón nhận tiên tiến, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của văn học. Hiện đại hoá là nhu cầu gấp rút của văn học Việt Nam hôm nay. Nó tiếp tục quá trình đã được mở ra từ đầu thế kỷ XX. Xác định những đặc điểm chính của văn xuôi giai đoạn 1975-2000 có nghĩa là phải chỉ ra được những đặc điểm có tính chất đặc trưng làm nên diện mạo của nó, đồng thời phân biệt được với văn xuôi các giai đoạn trước. Chúng tôi cho rằng văn xuôi giai đoạn này có những đặc điểm chính sau đây: 1. hướng về thực tại với cảm hứng hiện thực; 2. hướng về các thể tài đời tư và thế sự với tư duy tiểu thuyết; 3. là một nền văn xuôi hiện đại hoá, đa dạng về phương thức thể hiện. -3- Sau đây chúng tôi sẽ làm sáng tỏ những đặc điểm ấy. Chương 2. MỘT NỀN VĂN XUÔI MANG CẢM HỨNG HIỆN THỰC 2.1. Cảm hứng hiện thực ở đề tài tái hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong văn xuôi giai đoạn 1975-1985. Sau 1975, đề tài chiến tranh tiếp tục thu hút tâm lực của các nhà văn với nhiều tác phẩm xuất sắc. Tiêu biểu là: Ký sự miền đất lửa (Vũ Kỳ Lân – Nguyễn Sinh), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Âm vang chiến tranh (Xuân Thiều), Bức tranh, Mùa trái cóc ở miền Nam (Nguyễn Minh Châu)… Nét nổi bật của các tác phẩm này là đã phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng cái nhìn hiện thực khắc nghiệt. Trước đây chiến tranh chỉ là không gian nghệ thuật để làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Giờ đây chiến tranh trở thành đối tượng khám phá và thể hiện. Nhiều tác phẩm được viết với nỗi lo âu cho con người trước hiểm hoạ chiến tranh làm khô kiệt nhân tính. Nhìn chung trong đề tài chiến tranh tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn nhạt dần nhường chỗ cho cảm hứng hiện thực khắc nghiệt. 2.2. Cảm hứng hiện thực ở đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1975-1985. Ở đề tài này, các nhà văn phản ánh cuộc sống với cảm hứng hiện thực và khát vọng tham gia vào việc cải tiến quản lý xã hội, đấu tranh chống tiêu cực. Tiêu biểu là các tác phẩm: Năm hoà bình đầu tiên (1978), Đứng trước biển (1982), Cù lao Tràm (1985) của Nguyễn Mạnh Tuấn; Gặp gỡ cuối năm (1988) của Nguyễn Khải; Chân dung một quản đốc (1982) của Nguyễn Hiểu Trường, Giấy trắng (Triệu Xuân)… Ơû giai đoạn này nhiều nhà văn nhạy cảm đã nhìn thấy khoảng cách giữa nhu cầu người đọc và tác giả, giữa văn học và đời sống. Họ âm thầm vật vã, trăn trở đổi mới. Nguyễn Minh Châu là trường hợp tiêu biểu cho ý thức văn học đang vận động. Cùng với sự nhạt dần của tính chất sử thi là sự dị ứng với cảm hứng lãng mạn. Cuộc sống vô cùng khắc nghiệt, trong khi đó văn chương lại cứ véo von ngợi ca những điều không thực chất. 2.3. Cảm hứng hiện thực trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1986-2000. Sự thật khắc nghiệt của cuộc sống đương thời đã ùa vào văn xuôi giai đoạn đầu Đổi mới trước tiên ở thể loại ký, đặc biệt là các thể phóng sự và ký sự [Cái đêm hôm ấy đêm gì (Phùng Gia Lộc), Người đàn bà quỳ (Trần Khắc), Lời khai của bị can (Trần Huy Quang), Đêm trắng (Hoàng Hữu Các), Tiếng kêu cứu của một vùng văn hoá (Võ Văn Trực), Câu chuyện về một ông vua lốp (Nhật Linh), Thủ tục để làm người còn sống; Người không cô đơn (Minh Chuyên)…]. Bên cạnh đó còn có thể nói đến thành tựu của hồi ký, tuỳ bút, tạp văn, nhàn đàm… mà nổi bật là các tác giả: Tô Hoài, Nguyễn Khải, Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tiếp tục cảm hứng hiện thực khắc nghiệt trong văn xuôi những năm trước, nhiều tác phẩm đã phản ánh hoàn cảnh chiến đấu quá sức chịu đựng của con người, những số phận oan khuất, éo le, sự hy sinh tuổi trẻ, hạnh phúc cá nhân... Chiến tranh cách mạng làm cho người ta trở thành anh hùng nhưng cũng là hoàn cảnh làm biến dạng nhân tính (Âm vang chiến tranh của Xuân Thiều, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh). Văn xuôi Đổi mới còn phản ánh một sự thật là do cực đoan, ấu trĩ chúng ta đã phạm không ít sai lầm trong tổ chức xã hội và quản lý con người mấy chục năm qua (Chuyện làng ngày ấy của Võ Văn Trực, Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, Bi kịch nhỏ của Lê Minh -4- Khuê… ). Trong những tác phẩm ấy sự thật nhiều khi rất đắng cay nhưng cần thiết cho nhận thức của con người. Cảm hứng sự thật đặc biệt nổi bật ở đề tài đô thị trong nền kinh tế thị trường. Đồng tiền trở nên có sức mạnh ghê gớm làm tha hoá con người: Đồng đô la vĩ đại, Anh lính Tôny D (Lê Minh Khuê), Tướng về hưu, Huyền thoại phố phường, Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Minu xinh đẹp (Nguyễn Thị Thu Huệ), Thợ may (Phạm Hải Vân)… Sự thật được khám phá và thể hiện từ những điểm nhìn khác nhau là một bước tiến về tư duy văn học. Cảm hứng hiện thực đã đưa đến những tác phẩm giàu tính chân thực lịch sử. Đây phải được xem là một đặc điểm nổi bật của văn xuôi sau 1975 khi so sánh với giai đoạn văn xuôi trước đó. Chương 3. MỘT NỀN VĂN XUÔI HƯỚNG VỀ CÁC THỂ TÀI ĐỜI TƯ, THẾ SỰ VỚI TƯ DUY TIỂU THUYẾT 3.1. Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975-2000 hướng về các thể tài đời tư, thế sự. Sau 1975 văn xuôi hướng dần về cuộc sống cá nhân. Con người với số phận riêng tư của nó được quan tâm nhận thức và thể hiện. Nổi bật lên là những khát vọng về tình yêu và hạnh phúc. Nhiều tác phẩm thể hiện sự trân trọng đối với hạnh phúc giản đơn, trần thế của con người. Văn xuôi cũng đã hướng về đời sống thế sự phức tạp, đa đoan, đa sự của con người; nhất là trong bối cảnh xã hội chuyển biến nhanh chóng sang đời sống kinh tế thị trường và đô thị hoá. 3.2. Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975-2000 chuyển dần tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất ở nhận định rằng văn xuôi sau 1975 đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Chúng tôi thấy bước chuyển này đã diễn ra không đơn giản mà phải trải qua bước đệm là tư duy kí sự; ở đó tính chân thực của văn học được nâng lên một bước, nhưng về nguyên tắc vẫn lấy hiện thực cuộc sống làm thước đo tính chân thực của văn học. Tư duy tiểu thuyết dần dần thành khí quyển sáng tạo của các nhà văn. Đúng như Nguyên Ngọc đã cảm nhận rất tinh tế rằng một số truyện ngắn gần đây (như Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh chẳng hạn…) lại có tính tiểu thuyết hơn cả những sách có ghi là tiểu thuyết hẳn hoi. Xuất hiện trong văn xuôi tính chất đa âm (polyphonie), đa ngôn (plurilignisme), đối thoại… Văn xuôi là nơi cùng tồn tại không hoà đồng nhiều tiếng nói và ý thức độc lập, bình quyền, đầy đủ giá trị, nơi tiếng nói của nhân vật bình đẳng với tiếng nói của tác giả, tác giả không chỉ nói về nhân vật mà còn nói với nhân vật, quan hệ đối thoại với nhân vật. Chương 4. MỘT NỀN VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI HOÁ, ĐA DẠNG VỀ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 4.1. Một nền văn xuôi tiếp tục hành trình hiện đại hoá. Hiện đại hoá văn học Việt Nam là một quá trình đã được mở ra từ đầu thế kỷ XX với nhiều thế hệ nhà văn. Sau 1975, đặc biệt từ Đổi mới văn học Việt Nam lại được hội nhập vào dòng chảy chung của văn học thế giới, nhu cầu hiện đại hoá lại được đặt ra một cách bức thiết. Vấn đề quan trọng là phải Việt hoá những ảnh hưởng thi pháp văn học nước ngoài. Một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài và các tác giả khác chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây và đã Việt hoá khá thành công. -5- Những tác phẩm văn xuôi theo hướng phi truyền thống như Thiên sứ (Phạm Thị Hoài, 1989), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái, 2002), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo, 2003), Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Bình Phương, 2004), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh, 2004), Người sông Mê (Châu Diên, 2004) đã trở thành những hiện tượng văn học được chú ý. Những tác phẩm này rất gần với văn chương kì ảo phương Tây hiện đại. 4.2. Sự đa dạng về phương thức thể hiện trong văn xuôi giai đoạn 1975-2000. Văn xuôi sau 1975 so với giai đoạn trước nổi bật lên sự đổi mới, đa dạng về phương thức thể hiện. 4.2.1. Tăng điểm nhìn trần thuật. Sau 1975 tư duy tiểu thuyết đã cho phép chuyển điểm nhìn của nhà văn sang điểm nhìn của các nhân vật. Vì vậy cuộc sống và con người được khám phá nhiều mặt, trở nên mới mẻ và thú vị hơn. Từ điểm nhìn hướng ngoại sang điểm nhìn hướng nội, từ điểm nhìn sử thi sang điểm nhìn tiểu thuyết, khám phá con người bên trong con người là thay đổi rất quan trọng của văn xuôi sau 1975. Tăng gấp bội những điểm nhìn là cách làm của nhiều tác giả. Tất nhiên là còn có những chỗ chưa thật nhuần nhuyễn, đặc biệt là khi sử dụng điểm nhìn của nhân vật kỳ ảo, nhưng phải ghi nhận ý thức sáng tạo của các nhà văn. 4.2.2. Đa dạng về kiểu nhân vật. Nhìn chung nhân vật trong văn xuôi sau 1975 rất phong phú về kiểu, loại khó có thể khuôn vào một cái khung nào như “nhân vật chính diện”, “nhân vật phản diện”, “nhân vật tích cực”, “nhân vật tiêu cực” như ở giai đoạn trước. Có thể khái quát nên một số kiểu nhân vật sau đây. - Nhân vật phi sử thi và phi cổ tích. Đây là một bước tiến trong tư duy nghệ thuật. Nhân vật văn học trở nên thực hơn, gần gũi với cuộc đời hơn. L.Tônxtôi từng viết đại ý thật nhầm lẫn khi xác định người này tốt, người kia xấu, người này thông minh, người kia ngu ngốc… Trong thực tế con người bao hàm mọi khả năng và không ngừng biến đổi. - Nhân vật diễu nhại. Gần gũi với nhân vật phi sử thi, phi cổ tích là nhân vật diễu nhại. Nhại gắn liền với sự giải thiêng và thường xuất hiện ở giai đoạn có sự đổi mới văn học. Nhân vật diễu nhại chỉ có thể ra đời trong giai đoạn văn học đổi mới khi tự do sáng tác và ý thức dân chủ được khơi dậy và tôn trọng. - Nhân vật tư tưởng. Trong văn xuôi từ Đổi mới đến nay xuất hiện rất nhiều nhân vật tư tưởng trong các tác phẩm: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Cha và con và… (Nguyễn Khải), Bên kia bờ ảo vọng (Dương Thu Hương), Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Bức tranh, Sắm vai (Nguyễn Minh Châu)… Nhân vật tư tưởng khi được xây dựng thành công không đối lập với nhân vật tính cách. Nhân vật là bản thân chúng chứ không chỉ là cái loa, cái bóng của nhà văn. Vì vậy có người đề nghị gọi là kiểu nhân vật tư tưởng- tính cách. - Loại nhân vật tính cách. Không dừng lại ở những đặc điểm loại hình nhân vật tính cách thường có một cấu trúc tinh thần nội tại phong phú, phức tạp, nhiều mâu thuẫn và luôn luôn chuyển hoá, vật động, phát triển. Văn xuôi sau 1975 tiếp tục xây dựng được những nhân vật có tính cách độc đáo, sống tận -6- cùng cá tính của mình, đôi lúc có phần dị biệt. Lão Khúng (Phiên chợ Giát) là nhân vật tính cách thành công nhất của văn xuôi sau 1975. - Nhân vật kỳ ảo. Sáng tác văn học là lĩnh vực của tưởng tượng tự do, không có giới hạn. Sự xuất hiện của loại nhân vật kỳ ảo là một hiện tượng mới trong văn xuôi sau 1975. Đó là những nhân vật: bé Hon (Thiên sứ), Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế), Từ Lộ (Giàn thiêu)… 4.2.3. Đa dạng về kết cấu. “Viết truyện ngắn là chơi bố cục”. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thấy nhà văn thường kết thúc rất linh hoạt. Kết thúc truyện ngắn Con gái thuỷ thần là những câu hỏi: “Nàng là ai, con gái thuỷ thần? Nàng ở đâu con gái thuỷ thần? Là tình chi con gái thuỷ thần? Để tôi mượn màu son phấn ra đi?”. Truyện ngắn Vàng lửa được Nguyễn Huy Thiệp đưa ra ba cách kết thúc. Nhìn chung các nhà văn có ý thức kết thúc truyện đem đến khoảng trống cho sự tiếp nhận đồng sáng tạo của bạn đọc. Cốt truyện phiêu, lưu trinh thám vẫn có thể tham gia vào thành phần kết cấu truyện và tiểu thuyết hôm nay, tạo nên sự hấp dẫn. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là một thí dụ tiêu biểu. Tác phẩm này không có một cốt truyện rõ rệt có thể kể lại được. 4.2.4. Sáng tạo chi tiết nghệ thuật. “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Ngoài những chi tiết hiện thực, văn xuôi sau 1975 còn sáng tạo các chi tiết tượng trưng, kỳ ảo. Người đọc không thể quên chi tiết cuối truyện Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu). Con Khoang đen mà “trong đêm khuya khoắt lão đã đích thân dắt vào tận rừng sâu” lại trở về “ngước cặp mắt đầy nhẫn nhục và sầu não lên nhìn lão Khúng”. Đặc biệt là chi tiết “Một trời sao thi nhau nhấp nháy, ông nào cũng cố rặn ra ánh sáng như đàn bà rặn đẻ mà mặt đất vẫn tối thui tối mò” (Phiên chợ Giát). Trong truyện ngắn Phẩm tiết khi bốc mộ Vinh Hoa thì hiện ra hình một phụ nữ đẹp rực rỡ, khuôn mặt tươi tỉnh như người sống, trang phục xiêm y lộng lẫy nhưng thoắt cái trong quan tài chỉ còn một bộ xương đen như mun. 4.2.5. Đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi sau 1975. -Ngôn ngữ đời thường. Cảm hứng hiện thực, tư duy tiểu thuyết và việc hướng đến con người đời tư trong sinh hoạt thế sự đã cho phép ngôn ngữ đời thường ùa vào văn xuôi. Các từ suồng sã như: hắn, y, gã tái xuất hiện. Khẩu ngữ như tràn vào làm cho văn xuôi trở nên gần với đời thường hơn. Nguyễn Huy Thiệp cố tình gây hấn thị hiếu tiếp nhận văn chương khi đẩy đến cùng ngôn ngữ thông tục. -Ngôn ngữ tăng cường tốc độ thông tin nghệ thuật. Do sức ép của nhịp điệu đời sống hiện đại văn chương tăng cường tính tốc độ, bớt yếu tố miêu tả tỉ mỉ, chạm trổ kì khu. Truyện và tiểu thuyết ngắn lại, vào truyện nhanh, mạch truyện phát triển dồn dập. Tốc độ thông tin của văn xuôi còn thể hiện ở chỗ tăng cường tính triết luận. Đặc biệt là văn Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp. 4.2.6. Đặc điểm giọng điệu văn xuôi sau 1975. Giọng điệu văn xuôi trước 1975 thường trang trọng, tự hào ngợi ca hoặc tha thiết trữ tình. Sau 1975 giọng điệu văn xuôi trở nên hết sức đa dạng với những đặc điểm như: giọng điệu trữ tình, giàu chất thơ; giọng trầm chiêm nghiệm; giọng hài hước trào lộng; giọng diễu nhại… KẾT LUẬN -7- Hơn ba mươi năm kể từ ngày kết thúc chiến tranh, đất nước bước sang một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và hội nhập với thế giới hiện đại. Văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi nói riêng đã có những bước chuyển rất quan trọng. Có thể khái quát mấy đặc điểm cơ bản của văn xuôi sau 1975 như sau: 1. Một nền văn xuôi với cảm hứng hiện thực. Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 chủ yếu phản ánh khía cạnh cách mạng của hiện thực. Đó là cuộc sống mới, con người mới, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và xây dựng. Có thể nói theo cách nói của Ngô Thảo là mới phản ánh được một nửa sự thật. Văn xuôi giai đoạn sau 1975 đã khước từ chức năng minh hoạ, phản ánh một nửa sự thật khác chưa được nói tới. Đó là cuộc sống thời quá khứ chưa xa trong cơ chế xã hội không ít cực đoan, ấu trĩ, ngộ nhận… Hệ quả là cuộc sống quá cơ cực và con người nhiều khi không được sống là mình. Sự thật trong quá khứ còn là những hy sinh mất mát không thể đo đếm hết trong hai cuộc chiến tranh. Nhiều tác phẩm xuất sắc với cảm hứng bi kịch nhân văn đã cho thấy tác động ghê gớm của chiến tranh đến số phận và tính cách con người. Văn xuôi sau 1975 đã tăng cường giá trị nhận thức và nhận được sự đồng tình của công chúng độc giả. 2. Một nền văn xuôi hướng về các thể tài đời tư, thế sự với tư duy tiểu thuyết. Trong điều kiện cuộc sống trở lại bình thường văn xuôi quan tâm nhận thức và thể hiện con người cá nhân với cảm hứng nhân văn. Trên cơ sở đồi mới quan điểm nghệ thuật về con người, văn xuôi đã khám phá sự sống phức tạp, vi tế của con người cá nhân trên nhiều bình diện, trân trọng những biểu hiện giản đơn mà thiêng liêng của hạnh phúc con người. Những tác phẩm thành công như muốn đề xuất cùng độc giả: hãy hiểu biết sâu sắc con người, thương yêu con người vì con người chỉ được sống một lần trên trần thế, trong khi đó cuộc sống thì nhiều khổ đau, bi kịch. Cũng với định hướng vì con người, văn xuôi đã phản ánh quan hệ thế sự phức tạp trong thời buổi kinh tế thị trường. Để khám phá cuộc sống và con người lẽ tự nhiên văn xuôi hướng đến tư duy tiểu thuyết. Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi có thể phản ánh sự thật như ở ngoài đời mà cũng có thể do nhà văn sáng tạo ra có tính siêu thực, kỳ ảo. Tư duy tiểu thuyết cho phép có nhiều cách nhìn khác nhau đối với cuộc sống, bởi vì thế giới trong bản chất của nó là phức tạp, đa nghĩa. Các tác giả tài năng đã sáng tạo hệ thống ngôn ngữ mới. Ngôn ngữ đa âm, đối thoại của tiểu thuyết thay thế cho ngôn ngữ đơn âm của sử thi, mở ra những khả năng mới cho văn xuôi. 3. Một nền văn xuôi hiện đại hoá đa dạng về phương thức thể hiện. Văn xuôi sau 1975 tiếp tục quá trình hiện đại hoá được mở ra từ đầu thế kỷ XX và đã đem đến nhiều đổi mới trong nghệ thuật trần thuật. Trước hết là việc chuyển điểm nhìn từ tác giả- người kể chuyện- như là người biết hết mọi sự, sang điểm nhìn của nhiều nhân vật để các ý thức khác nhau có quyền được phát ngôn. Trên cơ sở thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, tiếp cận con người từ nhiều bình diện, thế giới nhân vật văn xuôi cũng trở nên đa dạng, không thể khuôn vào những cái khung chật hẹp theo kiểu nhân vật loại hình trước kia. Bên cạnh nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách còn xuất hiện n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNhững đặc điểm chính của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 -2000.pdf
Tài liệu liên quan