Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam

MỤC LỤC

A/ LỜI MỞ ĐẦU

B/ NỘI DUNG

I/ Những vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics ở Việt Nam

1/ Một số hình ảnh về hoạt động logistics ở Việt Nam .2

2/ Khái niệm và phân loại dịch vụ logistics 3

3/ Đặc trưng của dịch vụ logistics .5

4/ Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế .6

II/ Quy định của pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics

1/ Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics ở Việt Nam .7

2/ Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics ở Việt Nam .8

2.1/ Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics .8

2.2/ Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ dịch vụ logistics .12

2.2.1/ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics .13

2.2.2/ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng .15

2.3/ Trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics .16

2.4/ Quy định về quản lý nhà nước về logistics 18

III/ Thực trạng hoạt động logistics ở Việt Nam cũng như các quy định điều chỉnh về logistics và phương hướng hoàn thiện pháp luật về logistics

1/ Thực tế hoạt động logistics ở Việt Nam .19

2/ Thực trạng pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics . .20

3/ Phương hướng hoàn thiện pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics . .22

C/ KẾT BÀI

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5513 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
s chủ yếu: Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện sau: “ 1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam 2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. 3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 điều này chỉ được kinh doanh dịch vụ logistics khi tuân thủ các điều kiện cụ thể sau đây: a, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50% b, Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2014; c, trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014; d, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.” Trước hết, cần khẳng định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải là doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện của Luật doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp Nhà nước, cũng như các văn bản hướng dẫn của các luật này. Theo khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp: “ là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể tốn tại dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân… và tồn tại dưới hình thức nào thì phải đáp ứng điều kiện pháp luật về hình thức ấy. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện của Luật doanh nghiệp hoặc Luật doanh nghiệp nhà nước đều có thể kinh doanh dịch vụ logistics, mà còn phải đáp ứng các điều kiện riêng biệt khác của loại hình dịch vụ này cụ thể: Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ logistics thì phải có đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về dịch vụ logistics. Đây được coi là một điều kiện rất quan trọng, là cơ sở để phân biệt giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics với những thương nhân kinh doanh dịch vụ đơn lẻ thuộc các công đoạn của hoạt động logistics như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuế hải quan…Bên cạnh đó thì còn phải đáp ứng điều kiện “ có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu”, điều đó có nghĩa là bên cạnh điều kiện “ cần” còn phải có điều kiện “đủ”. Các phương tiện, thiết bị, công cụ ở đây có thể là xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hoá hàng hoá…đặc biệt là phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc. Có nghĩa là đội ngũ này phải đáp ứng các yêu cầu, trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức hiểu biết pháp luật trong nước cũng như pháp luật quốc tế. Ví dụ, đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải, thì phải thông thuộc mạng lưới giao thông vận tải để có thể tính toán lựa chọn phương án tối ưu theo yêu cầu của chủ hàng, giải quyết việc tiếp chuyển giữa các phương tiện vận tải và các chứng từ hàng hoá liên quan đến quá trình vận chuyển, ngoài ra cũng phải hiểu biết pháp luật Việt Nam và vận dụng có hiệu quả cũng như các tập quán thương mại quốc tế trong công việc. Đối với thương nhân nước ngoài khi tham gia kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam, bên cạnh phải đáp ứng được các điều kiện chung giống như thương nhân Việt Nam được quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 của Nghị định số 140/2007 thì còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác về hình thức tồn tại, tỷ lệ góp vốn và tuân thủ các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics khi gia nhập WTO. Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định số 140/2007, về hình thức tồn tại thì thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam chỉ được thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ vốn góp trong mỗi công đoạn của hoạt động logistics là khác nhau, cụ thể: Đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%; đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2014; trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51% không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014; trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì tỷ lệ vốn góp không quá 49%, hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014. * Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: Theo Điều 6 Nghị định số 140/2007 thì thương nhân kinh doanh dịch vụ này cũng phải đáp ứng được các điều kiện chung giống như các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu: “ là thương nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam” ( Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 140), điều kiện thứ hai có sự khác nhau do liên quan đến lĩnh vực khác nhau, đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics này thì ngoài yêu cầu trên, còn phải: “ Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam” ( Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 140). Điều đó có nghĩa là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải đường biển thì sẽ phải tuân thủ các quy định của Bộ luật hàng hải và các văn bản có liên quan như Nghị định số 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển…, hay thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải hàng không thì phải tuân thủ các quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế của hãng hàng không quốc gia Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Luật Hàng khôn dân dụng… Đối với thương nhân nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải tại Việt Nam thì bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện chung như trên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện riêng khác được quy định ở khoản 3 Điều 6 Nghị định số 140/2007 cụ thể: _ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012; _ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% _ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam; _ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% _ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010; _ Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. * Đối với các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan khác: theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 140/2007 các thương nhân này cũng phải đáp ứng được các điều kiện chung giống như thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chủ yếu đó là phải “ Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam” ( khoản 1 Điều 7 Nghị định số 140/2007) Đối với thương nhân nước ngoài khi kinh doanh dịch vụ logistics này thì ngoài điều kiện chung đó còn phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể quy định ở khoản 2 Điều 7 Nghi định số 140/2007 đó là: _ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật: Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp được phép kinh doanh các dịch vụ đó. Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải. Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng. _ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ. _ Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Như vậy để có thể là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics các thương nhân phải đáp ứng rất nhiều điều kiện, và ở loại hình dịch vụ nào thì các thương nhân ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu chung còn phải đáp ứng các điều kiện riêng của dịch vụ ấy theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 2.2/ Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ dịch vụ logistics 2.2.1/ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là một nội dung cơ bản của quy định pháp luật về dịch vụ logistics. Quyền và nghĩa vụ này được nằm rải rác trong các quy định của hệ thống pháp luật chung và các quy định của hệ thống pháp luật chuyên ngành điều chỉnh dịch vụ này. Theo quy định tại Điều 235 LTM 2005 thì các chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics có quyền thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ. Tức là pháp luật bao giờ cũng ưu tiên sự thoả thuận cho các chủ thể lên hàng đầu. Trong trường hợp các chủ thể không thoả thuận được thì theo quy định họ có các quyền và nghĩa vụ tại Điều 235. Cụ thể: * Quyền được hưởng thù lao và chi phí hợp lý khác từ việc thực hiện dịch vụ. Mức thù lao dịch vụ do các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng. Mức thù lao này có thể đựoc xác định theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ trên giá trị hàng hoá. Mức thù lao do các bên thoả thuận và phụ thuộc vào nội dung, mức độ phức tạp của công việc giao nhận hàng hoá mà khách hàng uỷ thác cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá thực hiện. Ngoài tiền thù lao, người làm dịch vụ logistics có thể yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc thực hiện dịch vụ nếu điều này được các bên thoả thuận trong hợp đồng Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao và các khoản chi phí hợp lý khác, người làm dịch vụ logistics có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá. Theo Điều 239 LTM 2005 thì: “ thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng”. Tuy nhiên, quyền cầm giữ hàng hóa chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau: + Khách hàng không thanh toán nợ đã đến hạn thanh toán cho người làm dịch vụ logistics. + Người làm dịch vụ chỉ được quyền cầm giữ số lượng hàng hoá có giá trị tương đương với giá trị nợ mà khách hàng chưa thanh toán, không được vượt qúa giá trị khoản nợ đó. + Người làm dịch vụ phải thông báo bằng văn bản ngay cho khách hàng về việc cầm giữ hàng hoá. Quyền định đoạt hàng hoá cầm giữ của người làm dịch vụ logistics chỉ phát sinh nếu sau thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật, trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng. Việc định đoạt hàng hoá cầm giữ phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành đó là, trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó. Trường hợp cầm giữ và định đoạt hàng hoá sai trái gây thiệt hại cho khách hàng thì người làm dịch vụ logistics phải bồi thường theo quy định của pháp luật * Bên cạnh quyền thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng phải có nghĩa vụ thực hiện các công việc theo đúng thoả thuận với khách hàng. Đây được coi là nghĩa vụ cơ bản nhất của người làm dịch vụ logistics để nhằm đảm bảo được quyền lợi của khách hàng. Các công việc mà người làm dịch vụ logistics phải thực hiện có thể đã được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ logistics, hoặc được khách hàng hướng dẫn cụ thể trên cơ sở các quy định chung của hợp đồng. Về nguyên tắc thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải làm theo đúng những chỉ dẫn của khách hàng. Tuy nhiên để đảm bảo lợi ích cho khách hàng thì theo điểm b, c khoản 1Điều 235 LTM 2005 quy định: “ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng; Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn”. Ngoài ra thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn phải có nghĩa vụ thực hiện các công việc cho khách hàng trong một thời gian hợp lý khi mà các bên không có thoả thuận. Riêng đối với dịch vụ logistics liên quan đến vận tải thì thương nhân còn phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. Các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics ngoài các quyền và nghĩa vụ đã nêu ở trên được quy định trong LTM 2005 thì các thương nhân này còn có các quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định trong các Luật chuyên ngành. Chẳng hạn, đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics vận chuyển đường biển thì nghĩa vụ của họ được quy định tại Điều 75 Bộ luật hàng hải: 1. Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ, các hầm lạnh và khu vực khác dung để vận chuyển hàng hoá có điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá phù hợp với tính chất của hàng hóa 2. Người vận chuyển chịu trách nhiệm về bốc xếp hàng, dỡ hàng cẩn thận và thích hợp, chăm sóc chu đáo trong quá trình vận chuyển 3. Người vận chuyển phải thông báo trong thời gian hợp lý cho người giao hàng biết trước về nơi bốc hàng lên tàu biển, thời điểm mà tàu sẵn sang nhận hàng và thời hạn tập kết hàng hoá. Việc thông báo này không áp dụng với tàu chuyển tuyến, trừ trường hợp lịch tàu có sự thay đổi. Như vậy căn cứ từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể cũng như việc thực hiện một hay nhiều chuỗi dịch vụ logistics mà các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền, nghĩa vụ quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau. Ngoài các quyền và nghĩa vụ được quy định ở các văn bản pháp luật trong nước thì quyền và nghĩa vụ của các thương nhân kinh doanh dịch vụ này còn được quy định trong các công ước quốc tế, các điều ước mà Việt Nam gia nhập, ký kết như Công ước của Liên Hợp Quốc về vận tải hàng hoá quốc tế đa phương thức năm 1980, công ước Kyoto. 2.2.2/ Quyền và nghĩa vụ của khách hàng Khách hàng khi sử dụng dịch vụ logistics, với tư cách là một bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ logistics thì cũng được quyền thoả thuận các quyền và nghĩa vụ đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Những gì các bên đã thoả thuận trong hợp đồng mà không trái với pháp luật, đạo đức xã hội thì được pháp luật tôn trọng. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì quyền, nghĩa vụ của khách hàng sẽ áp dụng theo quy định trong Điều 236 LTM cụ thể: _ Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng; _ Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; _ Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics _ Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thoả thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện công việc này _ Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra; _ Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán. 2.3/ Trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics Khi một bên không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ hợp đồng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hợp đồng. Theo quy định từ Điều 297 đến Điều 314 LTM 2005 thì trách nhiệm được đặt ra có thể là buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng, tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. LTM có một số quy định riêng về trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng logistics như sau: Thứ nhất, Về giới hạn trách nhiệm: Điều 238 LTM 2005 quy định: “ Trừ khi các bên có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá”. Theo quy định này, giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là một ngoại lệ của chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại nói chung khi Điều 302 LTM 2005 quy định: “ Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Và theo nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ luật dân sự thì bên vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm bồi thường bấy nhiêu. Nhưng riêng đối với hoạt động kinh doanh logistics, thương nhân lại được hưởng giới hạn trách nhiệm không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đều được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm này. Trong trường hợp “ nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm do thương nhận kinh doanh dịch vụ logistics cố tình hành động hoặc không hành động”, thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sẽ không được hưởng giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Để cụ thể hoá các quy định này, tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải như sau: 1. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải. 2. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không thuộc phạm vi khoản 1 Điều này do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận thì thực hiện như sau: a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hoá thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường. b) Trường hợp khách hàng đó thông báo trước về giá trị của hàng hoá và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hoá đó. 3. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau thì giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất. Theo khoản 1 điều này thì trong lĩnh vực vận tải, giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh vận tải phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về vận tải, ví dụ: giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh vận tải đa phương thức được quy định tại Điều 121 Bộ luật hàng hải: “ Trường hợp hàng hoá bị mất, hư hỏng xảy ra ở một phương thức vận tải nhất định của quá trình vận chuyển, các quy định của pháp luật tương ứng điều chỉnh phương tiện vận tải đó của vận tải đa phương thức được áp dụng đối với trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức”, tức khi một người kinh doanh vận tải đa phương thức, họ sử dụng rất nhiều phương tiện vận tải khác nhau. Trường hợp họ sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm cụ thể được quy định tại Bộ luật hàng hải, Nghị định 115/2007, hay trong trường hợp họ sử dụng ô tô để vận chuyển thì giới hạn trách nhiệm của họ Luật giao thông đường bộ…Tuy nhiên, giới hạn trách nhiệm do các bên thoả thuận vẫn được coi là ưu tiên số một trong hợp đồng. Trong trường hợp họ không thoả thuận thì nhà làm luật cũng đưa ra một mức tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường khi khách hàng không thông báo trước về giá trị của hàng hoá. Trường hợp khách hàng đã có thông báo trước về giá trị của hàng hoá thì “ giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hoá đó”. Thứ hai, Về các trường hợp miễn trách nhiệm: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm hợp đồng trong các trường hợp sau: - Việc vi phạm hợp đồng không phải do lỗi của họ. Ví dụ: Người làm dịch vụ đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền; hàng hoá bị hư hỏng do khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu hàng hoá không phù hợp, do khuyết tật của hàng hoá, do lỗi của người vận chuyển khác. - Các lý do khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của người làm dịch vụ như: Các trường hợp bất khả kháng ( thiên tai, địch họa), đình công hay do thay đổi chính sách pháp luật. 2.4/ Quy định về quản lý nhà nước về logistics. Quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics có vai trò rất quan trọng, nó có vai trò hỗ trợ và định hướng cho các doanh nghiệp phát triển. Vì vậy tại Điều 9 Nghị định số 140/2007/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý của các bộ ngành liên quan đối với lĩnh vực này. Theo đó có rất nhiều bộ, ngành cùng tham gia vào quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương, Bộ tài chính…Trong đó, Bộ Công thương giữ vai trò chủ đạo “ Bộ Công thương chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics” ( khoản 1 Điều 9 Nghị định số 140). Các bộ, ngành chuyên môn như: Bộ giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ kế hoạch và đầu tư… trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của mình. Đồng thời các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng phải có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành chuyên môn để thực hiện tốt công tác quản lý về kinh doanh dịch vụ logistics. III/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS Ở VIỆT NAM CŨNG NHƯ CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH VỀ LOGISTICS VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LOGISTICS. 1/ Thực tế hoạt động logistics ở Việt Nam Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, kinh doanh manh mún. Nguồn lợi hàng tỷ đô la này đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng bánh khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trường dịch vụ logistics. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Năm 2006 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Đây thực sự là một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang them muốn và tập chung khai phá. Hiện tại, trên cả nước có khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics. Trong đó, VIFFAS có 97 hội viên ( 77 hội viên chính thức và 20 hội viên liên kết). Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu thị trường logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Ngành công nghiệp logistics của Việt Nam hiện vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, phần lớn của hệ thống logistics chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất. Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, quy mô nhỏ, bố trí bất hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan