Xây dựng văn bản pháp luật phải được tiến hành theo thủ tục pháp luật quy định:
Tất cả các văn bản pháp luật phải được tiến hành theo thủ tục pháp luật quy định.Thủ tục trong hoạt động xây dựng văn bản là cách thức trật tự tiến hành các hoạt động cần thiết của chủ thể có thẩm quyền trong quá trình ban hành văn bản pháp luật.
Thực tế pháp luật quy định nhiều loại thủ tục khác nhau,áp dụng cho việc xây dựng một nhóm văn bản nhất định bao gồm các hoạt động được tiến hành theo một trình tự nhất định.Ví dụ:Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật,thủ tục xử phạt vi phạm hành chính,thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Trong hoạt động áp dụng pháp luật thủ tục ban hành văn bản còn được giới hạn bởi thời gian ban hành văn bản.Thời hạn ban hành văn bản là khoảng thời gian mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra văn bản pháp luật để giải quyết công việc cụ thể.
Ví dụ:Theo quy định, thời hạn để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong xử phạt về sở hữu công nghiệp là 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn này là 30 ngày làm việc trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, cần giám định. Trong trường hợp cần tiếp tục xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn 30 ngày làm việc, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo bằng văn bản với thủ trưởng trực tiếp của mình. (Điều 56 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 21 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4500 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yêu cầu đối với hoạt động xây dựng văn bản pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng văn bản pháp luật là hoạt động của nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước.Xây dựng văn bản là quá trình gồm các hoạt động được tiến hành theo những quy trình nhất định.Hoạt động xây dựng văn bản pháp luật có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước đặc biệt là với nhà nước pháp quyền giúp cho nhà nước có thể hoàn thiện tổ chức thực hiện và thực hiện pháp luật.Để hoạt động xây dựng văn bản pháp luật có hiệu quả và đạt chất lượng cao hoạt động xây dựng văn bản phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
Thứ nhất:Xây dựng văn bản pháp luật phải đúng thẩm quyền.Thẩm quyền được nói đến trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật là thẩm quyền về nội dung,và thẩm quyền về hình thức.
+Thẩm quyền về nội dung:Là giới hạn quyền lực của các chủ thể trong quá trình giải quyết công việc do pháp luật quy định.Đó là giới hạn của việc sử dụng quyền lực nhà nước mà pháp luật thực định đã đặt ra đối với từng loại cơ quan trong bộ máy nhà nước về mỗi loại công việc nhất định.
Thẩm quyền về nội dung thể hiện ở việc các chủ thể ban hành văn bản pháp luật giải quyết nhưng vấn đề do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của chủ thể đó.Thẩm quyền về nội dung được xác lập ở nhiều văn bản khác nhau dựa trên sự phân công quyền lực vị trí chức năng của các chủ thể trong việc giải quyết những công việc do pháp luật quy định.
Ví dụ:
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn, hàng năm về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Dựa trên sự phân công chức năng nhiệm vụ của bộ,mà các bộ ban hành văn bản pháp luật với nội dung công việc được pháp luật quy định.Ban hành pháp luật đúng thẩm quyền về nội dung còn phản ánh việc các chủ thể có thẩm quyền phải có trách nhiệm giải quyết những công việc phát sinh trong phạm vi thẩm quyền,phạm vi không gian và thời gian do pháp luật quy định.Như vậy yếu tố thẩm quyền trong trường hợp nhất định còn liên quan đến các yêu tố:lãnh thổ,dân cư,điều kiện xã hội.
+Thẩm quyền về hình thức:
Thẩm quyền về hình thức là thẩm quyền của các chủ thể trong việc ban hành những hình thức văn bản do pháp luật quy định.Mỗi chủ thể có thẩm quyền chỉ được ban hành một số loại văn bản nhất định.Mỗi văn bản có một vai trò nhất định và sẽ được sử dụng trong trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Khoản3 điều 4 nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 1 năm 2002 quy định nhiệm vụ quyền hạn của bộ và bộ trưởng:
“3.Ban hành các quyết định chỉ thị thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ và hướng dẫn kiểm tra việc thi hành văn bản đó.”
Như vậy các bộ thuộc chính phủ chỉ được ban hành các chỉ thị,thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ
Thứ hai:Xây dựng văn bản pháp luật phải được tiến hành theo thủ tục pháp luật quy định:
Tất cả các văn bản pháp luật phải được tiến hành theo thủ tục pháp luật quy định.Thủ tục trong hoạt động xây dựng văn bản là cách thức trật tự tiến hành các hoạt động cần thiết của chủ thể có thẩm quyền trong quá trình ban hành văn bản pháp luật.
Thực tế pháp luật quy định nhiều loại thủ tục khác nhau,áp dụng cho việc xây dựng một nhóm văn bản nhất định bao gồm các hoạt động được tiến hành theo một trình tự nhất định.Ví dụ:Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật,thủ tục xử phạt vi phạm hành chính,thủ tục cấp giấy chứng nhận...
Trong hoạt động áp dụng pháp luật thủ tục ban hành văn bản còn được giới hạn bởi thời gian ban hành văn bản.Thời hạn ban hành văn bản là khoảng thời gian mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra văn bản pháp luật để giải quyết công việc cụ thể.
Ví dụ:Theo quy định, thời hạn để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong xử phạt về sở hữu công nghiệp là 10 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn này là 30 ngày làm việc trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, cần giám định. Trong trường hợp cần tiếp tục xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn 30 ngày làm việc, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo bằng văn bản với thủ trưởng trực tiếp của mình. (Điều 56 Pháp lệnh XLVPHC, Điều 21 Nghị định 134/2003/NĐ-CP).
Thứ 3: Xây dựng văn bản pháp luật phải được tiến hành đúng chuyên môn nghiệp vụ:
+Khảo sát thực tiễn:
Khảo sát thực tiễn là xâm nhập thực tiễn để nắm bắt thực trang những tồn tại xã hội liên quan tới nội dung văn bản,tạo điều kiện cần thiết cho tính khả thi của văn bản pháp luật.Trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật,việc khảo sát thực tiễn dựa trên những phát hiện về nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội ở giai đoạn nhất định.Cần khảo sát các quan hệ xã hội với những biểu hiện đa dạng,linh hoạt,về thực tiễn hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Thực trạng hệ thống pháp luật về vấn đề có liên quan đến văn bản soạn thảo từ đó đưa ra định hướng tác động của nhà nước.
Để hoạt động khảo sat có hiệu quả cần phối hợp hài hòa giữa việc khảo sát trực tiếp và gián tiếp.(Nghiên cứu báo cáo cấp dưới,thu thập thông tin qua hội thảo,đơn thư khiếu nại tố cáo...)
+Nghiên cứu:
Nghiên cứu là việc nắm bắt đường lối chính sách của đảng pháp luật của nhà nước,lí luận khoa học và những kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề có liên quan đến chủ đề dự thảo văn bản nhằm đảm bảo các yêu cầu về chính trị pháp lí,kĩ thuật đối với văn bản pháp luật. Hoạt động nghiên cứu trước hết được tiến hành bằng việc thu thập lựa chọn các tài liệu cần thiết cho việc soạn thảo văn bản pháp luật và việc nghiên cứu những tài liệu đó.
Thông thường các tài liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu sẽ tập trung vào vấn đề:Đường lối,chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước,những tài liệu có liên quan đến thực tiễn hình thành phát triển vấn đề,thực tiễn điều chỉnh pháp luật hiện hành.Ngoài ra còn những thông tin pháp luật nước ngoài và thực tiễn áp dụng.Đó là nguồn thông tin quan trọng để so sánh đối chiếu với pháp luật nước ta và học tập rút kinh nghiệm.
+Soạn thảo:
Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hình thảnh dự thảo văn bản pháp luật.Hoạt động này tiến hành theo nhiều quy trình khác nhau.
Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có sự tham gia của nhiều chủ thể,trong nhiều trường hợp chủ thể soạn thảo không phải là chủ thể ban hành văn bản.Nhìn chung quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:viết dự thảo,và thảo luận góp ý kiến đối với dự thảo.
Văn bản áp dụng và văn bản hành chính thì không cần xây dựng đề cương soạn thảo mà giao cho một số người có nhiệm vụ soạn thảo,lấy ý kiến của cơ quan tổ chức,cá nhân liên quan nếu xét thấy cần thiết.
+Thẩm định dự thảo:
Thẩm định dự thảo văn bản pháp luật là hoạt động của một số cơ quan chuyên môn có thẩm quyền trong việc xem xét đánh giá toàn diện khác quan đối với dự thảo văn bản trình cơ quan chuyên môn có thẩm quyền ban hành.
Hoạt động thẩm định bao gồm:
-Cơ quan chuyên môn có chức năng nhiệm vụ thực hiện hoạt động thẩm định dự thảo văn bản trước khi trình cơ quan có thẩm qyền ban hành.
-Cơ quan chuyên môn có hoạt động liên quan đến nội dung linh vực mà văn bản điều chỉnh.
Về hình thức thể hiện ý kiến thẩm định có hai cách là:
-văn bản dưới dạng công văn thẩm định,kết luận thẩm định(Áp dụng với văn bản quy phạm pháp luật)
- Kí tắt trong dự thảo văn bản(áp dụng với văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính)
+Thông qua văn bản pháp luật:
Để quyết định việc có thông qua dự thảo hay không cơ quan có thẩm quyền cần phải xác định:sự cần thiết phải ban hành văn bản pháp luật,sự phù hợp của dự thảo với chủ trường đương lối của đảng,pháp luật nhà nước,tính hợp lí,khả thi,kĩ thuật soạn thảo.
Tùy trường hợp,cơ quan có thẩm quyền có thể:
Thông qua dự thảo văn bản mà không sửa đổi bổ sung
Thông qua sau khi đã bổ sung sửa đổi một số nội dung nhất định
Trả dự thảo cho cơ quan soạn thảo để soạn thảo lại.
Nếu cơ quan ban hành văn bản tổ chưc shoạt động theo chế độn thủ trưởng cá nhân thi người đứng đầu cơ quan có quyền xem xét thông qua văn bản.
Nếu cơ quan ban hành văn bản tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng tập thể thì việc xem xét thông qua dự thảo văn bản được tiến hành theo hình thức thảo luận tập thể và thông qua đa số.
+Kí văn bản pháp luật:
Là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền của nhà nước sử dụng chữ kí đã đăng kí với nhà nước để minh chứng văn bản pháp luật đã được chủ thể có thẩm quyền thông qua đúng thủ tục và thể thức do pháp luật quy định.Ví dụ như thủ tướng chính phủ thay mặt chính phủ kí các nghị định,trưởng phòng cảnh sát quận kí quyết định xử phạt hành chính...
+Ban hành văn bản pháp luật:
Là việc đưa văn bản tới đối tượng tác động để thực hiện.Tùy theo loại văn bản pháp luật và cơ quan ban hành văn bản hình thức ban hành văn bản có những cách sau đây:Công bố,đăng công báo của chính phủ,công báo địa phương,đưa lên mạng internet,gửi qua bưu điện,giao nhận trực tiếp,niêm yết tại trụ sở cơ quan ban hành văn bản hoặc những nơi công cộng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những yêu cầu đối với hoạt động xây dựng văn bản pháp luật.DOC