A. TOÁN:
1. Đọc, viết, so sánh, sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé các số trong phạm vi 1000. Nhận biết số chẵn, số lẻ. Điền tiếp số vào dãy số. Viết số thành tổng của số trăm, số chục và số đơn vị.
2. Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; không nhớ trong phạm vi 1000; nhân chia từ bảng 1 -> 5 (Tính nhẩm; đặt tính rồi tính; tính dãy tính; tính nhanh; điền dấu + - x : ; tính kèm đơn vị.)
3. Tên gọi các thành phần của phép cộng;trừ; nhân; chia.
4. Tìm số hạng; số bị trừ; số trừ; thừa số; số bị chia; số chia.
5. Đổi đơn vị đo km; m; dm; cm; mm; đơn vị đo kg; gam; đơn vị lít; đơn vị đo thời gian (ngày, giờ, tháng, năm.)
6. Giải toán về: nhiều hơn; ít hơn; tìm phần còn lại; so sánh; nhân, chia; tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi tam giác, tứ giác.
7. Nhận dạng hình vuông; chữ nhật; tứ giác; tam giác.
- Kẻ thêm đoạn thẳng vào hình cho sẵn để có thêm hình mới.
- Tìm và đọc tên các điểm; đoạn thẳng; các hình.
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập học kì I và II - Khối 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội dung ôn tập Học kì I - Khối 2
Năm học 2012-2013
**********
A. Toán:
1. Đọc, viết số có 2 chữ số. So sánh; Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. Nhận biết số chẵn, số lẻ. Điền tiếp số vào dãy số. Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị.
2. Cộng, trừ không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100 (Tính nhẩm; đặt tính rồi tính; tính dãy tính; tính nhanh; điền dấu + - ; tính kèm đơn vị.)
3. Tên gọi các thành phần của phép cộng; phép trừ:
Số hạng + số hạng = Tổng
-> Tìm tổng làm tính cộng
Số bị trừ - Số trừ = Hiệu
-> Tìm hiệu làm tính trừ
4. Tìm số hạng; số bị trừ; số trừ.
Số hạng = Tổng - Số hạng kia
Số bị trừ = Hiệu + Số trừ
Số trừ = Số bị trừ - Hiệu
5. Đơn vị đo dm; cm (1dm = 10cm; 10cm = 1dm); đơn vị đo lít (l); kilôgam (kg)
đơn vị đo thời gian (ngày, giờ, tháng, năm...)
6. Giải toán về: nhiều hơn; ít hơn; tìm phần còn lại; tìm tất cả; so sánh...
7. Nhận dạng hình vuông; chữ nhật; tứ giác; tam giác.
- Kẻ thêm đoạn thẳng vào hình cho sẵn để có thêm hình mới.
- Tìm và đọc tên các điểm; đoạn thẳng; các hình...
B.Tiếng việt:
1. Ôn đọc + TLCH các bài đã học từ tuần 10 đến tuần 17.
2. Rèn chữ + rèn tốc độ viết khoảng 55 – 60 chữ trong 15 phút.
3. Ôn các bài Luyện từ và câu đã học từ đầu năm:
+ Từ và câu; Từ ngữ về học tập; về ngày tháng năm; về họ hàng; về đồ dùng và công việc trong nhà; về tình cảm; về vật nuôi....
+ Từ chỉ sự vật: Những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối...
(VD: công nhân, cô giáo, bàn ghế, mèo, chó, cúc, bàng, phượng...)
+ Từ chỉ hoạt động, trạng thái: (VD: ăn, ngủ, suy nghĩ, chảy, rơi, tỏa...)
+ Từ chỉ đặc điểm : Những từ chỉ tính tình, hình dáng, màu sắc...của sự vật
+ Câu kiểu Ai là gì? VD: - Bạn Lan là lớp trưởng.
- Chim sơn ca là loài chim có giọng hót rất hay.
+ Câu kiểu Ai làm gì? VD: - Bạn Lan quét nhà giúp mẹ.
- Chú mèo mướp nằm lì bên đống tro ấm.
+ Câu kiểu Ai thế nào? VD: - Mẹ em rất dịu dàng.
- Những cây cau cao vút.
+ Tìm bộ phận TLCH hoặc đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân.
4. Tập làm văn:
- Cảm ơn, xin lỗi, chia buồn, an ủi, chia vui, chúc mừng, khen ngợi, ngạc nhiên, thích thú, mời ,nhờ, yêu cầu, đề nghị...
- Viết tin nhắn, viết bưu thiếp, viết thư.
- Kể về người thân; gia đình; anh chị em ; bạn bè; Kể về con vật.
Lịch thi
Ngày 9 – 1 - 2013 : Tiếng Việt (Đọc hiểu + Viết)
Ngày 10 – 1 – 2013 : Toán
Chỳc cỏc con ụn tập tốt để đạt kết quả cao trong kỡ thi!
Nội dung ôn tập Học kì II- Khối 2
Năm học 2014-2015
**********
A. Toán:
1. Đọc, viết, so sánh, sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé các số trong phạm vi 1000. Nhận biết số chẵn, số lẻ. Điền tiếp số vào dãy số. Viết số thành tổng của số trăm, số chục và số đơn vị.
2. Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; không nhớ trong phạm vi 1000; nhân chia từ bảng 1 -> 5 (Tính nhẩm; đặt tính rồi tính; tính dãy tính; tính nhanh; điền dấu + - x : ; tính kèm đơn vị.)
3. Tên gọi các thành phần của phép cộng;trừ; nhân; chia.
4. Tìm số hạng; số bị trừ; số trừ; thừa số; số bị chia; số chia.
5. Đổi đơn vị đo km; m; dm; cm; mm; đơn vị đo kg; gam; đơn vị lít; đơn vị đo thời gian (ngày, giờ, tháng, năm...)
6. Giải toán về: nhiều hơn; ít hơn; tìm phần còn lại; so sánh; nhân, chia; tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi tam giác, tứ giác.
7. Nhận dạng hình vuông; chữ nhật; tứ giác; tam giác.
- Kẻ thêm đoạn thẳng vào hình cho sẵn để có thêm hình mới.
- Tìm và đọc tên các điểm; đoạn thẳng; các hình...
B.Tiếng việt:
1. Ôn đọc + TLCH các bài đã học từ tuần 28 -> tuần 31
2. Rèn chữ + rèn tốc độ viết khoảng 60 - 65 chữ trong 15 phút ; viết đúng chính tả cỏc bài chớnh tả từ tuần 28 - 31
3. Ôn các bài Luyện từ và câu đã học:
+ Từ và câu; Từ ngữ về học tập; về ngày tháng năm; về họ hàng; về đồ dùng và công việc trong nhà; về tình cảm; về vật nuôi; về cây cối; về chim chóc - muông thú; về nghề nghiệp; về Bác Hồ...
+ Từ chỉ sự vật; Từ chỉ hoạt động, trạng thái;Từ chỉ đặc điểm; từ cùng nghĩa; từ trái nghĩa.
+ Câu kiểu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
+ Tìm bộ phận TLCH hoặc đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân: làm gì, là gì, thế nào, ở đâu, vì sao, khi nào, như thế nào, để làm gì...?
4. Tập làm văn:
- Nói, đáp lời chia vui, chúc mừng; chia buồn, an ủi; đồng ý, từ chối...
- Tả ảnh Bác Hồ; tả em bé; tả cây cối; tả một loại quả.
Lịch thi
Ngày thứ bảy 25- 4- 2015 : Tiếng Việt (Đọc hiểu + Viết)
Ngày thứ hai 27 – 4 - 2015 : Toán
- Tiếng Việt đọc bắt đầu kiểm tra từ thứ hai tới ngày 20 /4/2015
* Điểm thi cuối năm đánh giá kết quả học tập cả một năm học của con. Đề nghị phụ huynh nhắc nhở con ôn tập kĩ để đạt kết quả tốt!
Nhận xét SKKN của nhóm Trang - Hương
I.Ưu điểm:
- Thiết thực, mang tính khả thi và tính ứng dụng cao.
- Phát hiện được một số mẹo giúp HS dễ dàng phân biệt các trường hợp chính tả viết với x/s.
II. ý kiến:
1. Nhận xét chung:
* Bố cục chưa hợp lí.
- Phần Mở đầu nên giới hạn các nội dung: Lí do – Mục đích - Đối tượng nghiên cứu + phạm vi nghiên cứu – Phương pháp nghiên cứu.
Các nội dung: Thực trạng + Khảo sát + Nguyên nhân nên chuyển sang phần Nội dung.
* Xem lại cách dàn trang (chưa chặt chẽ)
* Diễn đạt câu chưa gọn, chưa súc tích.
2. Nhận xét chi tiết từng phần:
- Trang 3: câu văn dài; còn câu văn sai ngữ pháp.
- Trang 5: Cần khái quát Mục đích nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu.
- Trang 6,7 : Mục 1,2 được.
- Trang 7 - Mục 3: Chưa thể hiện rõ phương pháp làm thế nào để phân biệt được?
- Trang 8 – mục 4: Sơ sài. Nên bổ sung:
+ Chỉ chất liệu: viết s – VD: sành, sứ, sắt, đất sét
+ Những trường hợp chỉ có duy nhất 1 cách viết.
VD: xép (gác xép, bép xép..) không có sép
sân (sân ga; sân kho) không có xân
suy (suy nghĩ; suy tư) không có xuy
xích (xích lô; dây xích; xích mích..) không có sích
+ Những trường hợp từ ghép dạng s-x hoặc x-s.
VD: xuất sắc; xổ số; suy xét; xứ sở
+ Những trường hợp HS hay nhầm do đặc điểm phát âm miền Bắc (không phát âm chính xác nên dễ gây hiểu lầm khi viết) - đây là trường hợp HS hay sai nhất:
VD: xuất khẩu; xuất ăn - năng suất ; tần suất..
xung kích; xung trận; xung phong – sung sướng; sung túc; sung sức
xinh đẹp; xinh tươi; xinh xắn – sinh nhật; sinh sôi; sinh nở.
sách vở; cặp sách – túi xách; tay xách nách mang
-> Khai thác sâu thêm biện pháp giải nghĩa từ -> nắm nghĩa của từ -> viết đúng chính tả (Thường những từ này có thể hiểu theo nhóm nghĩa – nhóm từ )
- Trang 10: Nhầm lẫn biện pháp với qui trình.
Nội dung đó thể hiện qui trình 1 tiết dạy chính tả, không phải biện pháp.
(Biện pháp là làm thế nào để HS nắm được, hiểu được...)
- Trang 12: Minh họa 1 tiết dạy chính tả không phải qui trình dạy.
- Trang 14: Nên bổ sung:
+ Kết quả cụ thể của tiết học đó?
+ Với những HS còn sai sửa tn? Khắc phục lỗi đó tn? (VD: đưa về mẹo đã học; giải nghĩa từ; đặt từ vào văn cảnh; luyện viết lại từ đó nhiều lần)
- Trang 15: Kết luận sơ sài; hụt; chưa thể hiện được nội dung tổng kết của đề tài
(tóm lại các bước thực hiện); chưa liên hệ được sang các dạng chính tả phân biệt khác cũng tương tự (VD: l/n; r/d/gi; ch/tr)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG ON TAP KI, II + Nx SKKN.doc