Nội dung trọng tâm Lịch sử thế giới 12

16. Công cuộc xây dựng đất nước ở Ấn Độ.

- Nông nghiệp: Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ 1995 Ấn Độ là nước

xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới.

- Công nghiệp: Phát triển công nghiệp nặng, chế tạo máy móc, điện hạt nhân, đứng thứ 10 thế giới

về công nghiệp.

- Khoa học – kỹ thuật, văn hóa giáo dục: Cuộc cách mạng “chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành

cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

- Đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực.

17. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Phi

- Phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó lan ra các vùng khác. Mở đầu là cuộc

binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (7/1952) lật đổ vương triều Pharúc

- Năm 1960 lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 quốc gia giành được độc lập. Năm 1975,

nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào

Nha, về cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa của nó bị tan rã

- Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11/1993 đã chính thức

xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai).

- Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi

pdf10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung trọng tâm Lịch sử thế giới 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội đồng bảo ản giữ vai trò trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới, ban thư ký là cơ quan hành chính, đứng đầu là tổng thư ký, trụ sở đặt tại New-óc e. Vai trò của Liên hợp quốc + Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác và đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. + Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên 149 của Liên hợp quốc. NỘI DUNG TRỌNG TÂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 Gmail: maivanhuythptnbkbg@gmail.com; SĐT: 0941.960.456 Page 2 3. Công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô là nước thắng trận, nhưng cũng bị tổn thất nặng nề. - Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng, trước thời hạn 9 tháng. - Công nghiệp: Phục hồi năm 1947. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. - Khoa học – kỹ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. 4. Liên xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 1970 - Công nghiệp: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), đi đầu trong công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân. - Nông nghiệp: sản lượng nông phẩm trong những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm. - Khoa học – kỹ thuật: + 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo + 1961 phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. - Xã hội: Có nhiều biến đổi và ổn định, tỷ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động, trình độ học vấn không ngừng nâng cao - Đối ngoại: Bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc 5. Nguyên nhân tan rã chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. - Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí - Không bắt kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật. - Khi cải tổ mắc phải sai lầm - Sự chống phá của các thế lực thù địch 6. Liên bang Nga trong thời gian 1991 – 2000 - Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - Về kinh tế: Trước năm 1996 tốc độ tăng trưởng GDP luôn là số âm. Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi. - Về chính trị: Hiến pháp 1993, quy định Liên bang Nga theo chế độ Tổng thống Liên bang. Đối nội Nga vấp phải sự tranh chấp giữa các đảng phái và tình trạng xung đột sắc tộc. - Đối ngoại: Một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển với các nước châu Á - Từ năm 2000, V.Putin làm Tổng thống nước Nga có nhiều chuyển biến: Kinh tế được phục hồi và phát triển, Chính trị xã hội tương đối ổn định, Vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên vẫn đứng trước thử thách lớn: xu hướng li khai và nạn khủng bố 7. Vài nét chung về khu vực Đông Bắc Á - Trước chiến tranh thế giới II, hầu hết khu vực này đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch(trừ Nhật) - 1/10/1949 nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Buộc chính quyền Tưởng Giới Thạch phải rút chạy ra Đài Loan và tồn tại ở đó nhờ sự giúp đỡ của Mĩ - Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, hình thành hai quốc gia. - Sau khi thành lập khu vực này có sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Trong 4 con rồng kinh tế của châu Á thì Đông Bắc Á có 3 là Hàn Quốc, Đài Loan. Nhật Bản là một nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. - Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới. NỘI DUNG TRỌNG TÂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 Gmail: maivanhuythptnbkbg@gmail.com; SĐT: 0941.960.456 Page 3 8. Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. - Từ 1946 – 1949 Trung quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Công Sản - Ngày 1/10/1049, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập đứng đầu là Mao Trạch Đông - Với thắng lợi này cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á. 9. Công cuộc cải cách – mở cửa (1978 – 2000) - Tháng 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách kinh tế – xã hội, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng. - Đường lối này được nâng nâng lên thành đường lối chung từ Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Nội dung: + Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm + Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. + Nhằm hiện đại hóa và và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. - Thành tựu: GDP tăng trung bình hằng năm 8%, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. - Về đối ngoại: Mở rộng hợp tác với nhiều nước trên thế giới. - Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Tuy nhiên đến nay Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nước này. 10. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Đông Nam Á - Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các đế quốc Âu, Mĩ. - Trong chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật - Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh (8/1945), nhiều nước đứng lên đấu tranh giành và tuyên bố độc lập năm 1945 như Indonexia, Việt Nam, Lào. - Năm 2002 Đông-ti-mo là quốc gia tuyên bố độc lập muộn nhất 11. Lào (1945 – 1975) - Ngày 23/8/1945 nhân dân Lào nổi dậy và giành chính quyền. - Ngày 12/10/1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập - Tháng 3/1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào. - Hiệp định Giơnevơ được kí kết (7/1954), công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Lào - Sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ thay chân Pháp, âm mưu biến Lào thành thuộc địa kiểu mới. - Ngày 22/3/1955 Đảng nhân dân Lào được thành lập, sau đó tổ chức này đã lãnh đạo nhân dân Lào tiến hành kháng chiến chống Mĩ được triển khai trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao - Ngày 2/12/1975 nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào chính thức được thành lập. 12. Campuchia (1945 – 1993) - Tháng 10/1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược Campuchia - Ngày 9/11/1953 Pháp kí hiệp ước “trao trả độc lập cho Campuchia”. - Giai đoạn 1954 – 1970: Chính phủ Xihanuc thực hiện chính sách hoà bình, trung lập NỘI DUNG TRỌNG TÂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 Gmail: maivanhuythptnbkbg@gmail.com; SĐT: 0941.960.456 Page 4 - Ngày 18/3/1970 Chính phủ Xihanuc bị thế lực tay sai của Mĩ lật đổ. - Ngày 17/4/1975 thủ đô Phmôn-Pênh được giải phóng - Ngày 7/1/1979 nước Cộng hòa nhân dân Campuchia được thành lập - Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia được kí kết tại Pari. - Sau cuộc Tổng tuyển cử, tháng 9/1993 Quốc hội họp thông qua Hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do Xihanuc làm quốc vương. 13. Nhóm năm nước sáng lập Asean. Chiến lược kinh tế hướng nội - Sau khi giành độc lập các nước sáng lập Asean đều tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) - Mục tiêu: Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ - Nội dung: Phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu. - Thành tựu: Sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước - Hạn chế: Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ; Chi phí cao dẫn đến thua lỗ; Tệ tham nhũng quan liêu phát triển. Chiến lược kinh tế hướng ngoại. - Từ những năm 60 – 70 các nước này chuyển sang công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại) - Nội dung: Tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. - Kết quả: Bộ mặt kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi. Tỷ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này khá cao. Riêng Singapore chuyển mình mạnh nhất và trở thành 1 trong bốn con rồng kinh tế của châu Á cùng với Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan. 14. Sự ra đời của tổ chức ASEAN - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của Indonesia, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Singapore. - Mục tiêu của ASEAN: Là phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là tổ chức non trẻ, quan hệ hợp tác còn lỏng lẻo, chưa có vị thế quốc tế. - Sự khởi sắc được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao Bali (2/1976). - Hiệp ước Bali xác định nguyên tắc: + Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. + Không sử dụng và đe dọa vũ lực đối với nhau. + Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. + Hợp tác, phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội. - Sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước từ cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỷ 80 về vấn đề Campuchia, Việt Nam và Asean bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại - Mở rộng thành viên ASEAN: Brunây(1984) là thành viên thứ sáu. Năm 1992 Việt Nam và Lào tham gia hiệp ước Bali. Việt Nam (28/7/1995) là thành viên thứ bảy, Lào và Mianma (7/1997), Campuchia (1999): 15. Quá trình đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại diễn ra mạnh mẽ. Đây là Đảng theo giai câp tư sản. NỘI DUNG TRỌNG TÂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 Gmail: maivanhuythptnbkbg@gmail.com; SĐT: 0941.960.456 Page 5 - Trước sức ép của nhân dân Ấn Độ, Anh phải trao quyền tự trị theo phương án Mao-bát-tơn chia Ấn Độ thành 2 quốc gia trên cơ sở tôn giáo là: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của người theo hồi giáo. - Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà. 16. Công cuộc xây dựng đất nước ở Ấn Độ. - Nông nghiệp: Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ 1995 Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới. - Công nghiệp: Phát triển công nghiệp nặng, chế tạo máy móc, điện hạt nhân, đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp. - Khoa học – kỹ thuật, văn hóa giáo dục: Cuộc cách mạng “chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. - Đối ngoại: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực. 17. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Phi - Phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó lan ra các vùng khác. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (7/1952) lật đổ vương triều Pharúc - Năm 1960 lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 quốc gia giành được độc lập. Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, về cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ và hệ thống thuộc địa của nó bị tan rã - Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11/1993 đã chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai). - Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi 18. Các nước Mĩ Latinh đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc - Sau chiến tranh, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba. - Ngày 1/1/1959 chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời do Phi-đen Cát-tơ-rô đứng đầu - Cùng với các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra mạnh mẽ, biến Mĩ Latinh thành “lục địa bùng cháy”. - Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài của nhiều nước ở khu vực Mĩ-Latinh diễn ra liên tục. Kết quả là chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập. 19. Nước Mĩ từ 1945 – 2000 Giai đoạn 1945-1973: - Kinh tế: Phát triển mạnh mẽ + Năm 1948 chiếm 56% sản lượng công nghiệp thế giới + Nắm hơn 50% số tàu bè trên mặt biển, ¾ dự trữ vàng của thế giới. + Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.  Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. - Nguyên nhân phát triển: + Tài nguyên thiên nhiên phong phú + Lợi dụng chiến tranh để làm giàu + Áp dụng khoa học kỹ thuật (Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng) + Các tập đoàn tư bản lũng đoạn có sức cạnh tranh lớn + Vai trò điều tiết của nhà nước. NỘI DUNG TRỌNG TÂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 Gmail: maivanhuythptnbkbg@gmail.com; SĐT: 0941.960.456 Page 6 - Khoa học – kỹ thuật: Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - Đối ngoại: Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược toàn cầu do Truman khởi xướng với 3 mục tiêu: + Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới + Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc + Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh. Giai đoạn 1973-1991: Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ những năm 70 của thế kỷ XX kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng. Giai đoạn 1991 – 2000: - Trong suốt thập kỷ 90, tuy có đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới. + Bình quân GDP đầu người là 34.600 USD + Tạo ra 25% tổng sản phẩm của thế giới + Chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế, tài chính thế giới như WTO, WB, IMF - Khoa học – kỹ thuật: Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới. - Đối ngoại: Trong suốt thập kỷ 90, chính quyền B.Clinton theo đuổi 3 mục tiêu của chiến lược “Cam kết mở rộng”: + Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh. + Khôi phục sức mạnh của nền kinh tế Mĩ. + Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác.  Mục tiêu bao trùm là Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới. - Vụ khủng bố 11/9/2001 cho thấy, chủ nghĩa khủng bố là yếu tố khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI. - Ngày 11/7/1995: Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam 20. Các nước Tây Âu từ 1945 đến 1991. Giai đoạn 1945 – 1950 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng nề. - Với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ của “Kế hoạch Mác-san”, tới năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được phục hồi và đạt mức trước chiến tranh. Giai đoạn 1950 – 1973 - Nền kinh tế ổn định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh thứ tư, Pháp thứ năm (sau Mĩ và Nhật Bản). - Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới. - Những nhân phát triển nền kinh tế Tây Âu là: + Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật + Vai trò quản lí và điều tiết của nhà nước + Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài cho sự phát triển của đất nước như nguồn viện trợ Mĩ, tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước đang phát triển. - Đối ngoại: Một mặt liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. - Trong giai đoạn 1950 -1973: Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ phi thực dân hóa trên phạm vi thế giới. Giai đoạn 1973 – 1991 NỘI DUNG TRỌNG TÂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 Gmail: maivanhuythptnbkbg@gmail.com; SĐT: 0941.960.456 Page 7 - Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới. Từ năm 1973 kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng, suy thoái, lạm phát, thất nghiệp kéo dài đến đầu thập kỷ 90 - Tây Âu luôn vấp phải sự cạnh tranh từ các nước Mĩ, Nhật và các nước công nghiệp mới (NiCs) - Quá trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU) vẫn còn nhiều trở ngại. 21. Liên minh châu Âu (EU) - Ngày 18/4/1951 sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua) cùng nhau thành lập khối thị trường chung châu Âu. - Từ tháng 1/1993 đổi tên là Liên minh châu Âu (EU với 15 nước thành viên. Đến năm 2007 tổng số thành viên của EU là 27. Trụ sở đặt ở Bruc-xen (Bỉ) - EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung. - Tháng 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. - Tháng 1/1999 đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là EURO được phát hành. Tháng 1/2002, chính thức sử dụng đồng tiền chung EURO. - Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh - Sự thành lập EU mở ra một thời kỳ mới cho các nước dựa trên cơ sở hợp tác cùng phát triển. - Quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập vào tháng 10/1990. 23. Nhật Bản từ năm 1945 – 2000. Giai đoạn 1945 – 1952 - Kinh tế: Sự thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề trong đó khó khăn lớn nhất là nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm - Từ 1945 đến 1952 Mĩ có mặt ở Nhật Bản với danh nghĩa là lực lượng đồng minh. - Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung; Cải cách ruộng đất; Dân chủ hoá lao động. - Đối ngoại: Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ để đảm bảo lợi ích quốc gia của Nhật. Năm 1951 hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được ký kết, theo hiệp ước thì Nhật chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, và cùng nhau chống các nước xã hội chủ nghĩa Giai đoạn 1952 – 1973 - Từ năm 1952 đến năm 1960 kinh tế có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”. - Năm 1968, kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai sau Mĩ. - Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Tây Âu). - Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kỹ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. - Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế: + Coi trọng yếu tố con người là nhân tố quyết định hàng đầu. + Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà + Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao. + Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất + Chi phí cho quốc phòng thấp + Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để làm giàu. - Tuy nhiên kinh tế Nhật giai đoạn này gặp không ít khó khăn: + Phụ thuộc vào nguyên, nhiên liệu nhập khẩu + Cơ cấu vùng kinh tế mất cân đối NỘI DUNG TRỌNG TÂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 Gmail: maivanhuythptnbkbg@gmail.com; SĐT: 0941.960.456 Page 8 + Luôn vấp phải sự cạnh tranh từ Mĩ, Tây Âu, NiCs, Trung Quốc Giai đoạn 1973 – 1991. - Từ năm 1973 do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới kinh tế Nhật Bản xen kẽ với thời kỳ suy thoái ngắn. - Từ sau những năm 80 Nhật Bản vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới. Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất thế giới. - Với tiềm lực kinh tế - tài chính lớn mạnh, từ nửa sau những năm 70 Nhật Bản đưa ra chính sách đối ngoại mới thể hiện trong học thuyết Phu-cư-đa và Kai-phu. - Nội dung chủ yếu của các học thuyết là chú trọng phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và Asean. - Ngày 21/9/1973 Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Giai đoạn 1991 – 2000. - Từ những năm 90 kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng suy thoái. 24. Nguyên nhân và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh. - Nguyên nhân: + Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc. + Mĩ hết sức lo ngại trước sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đã trở thành một hệ thống thế giới. + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. - Những sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh là: + Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ vào ngày 12/3/1947 khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm biến hai nước đó thành căn cứ quân sự chống Liên Xô. + “Kế hoạch Mác san” (tháng 6-1947) với khoản viện trợ 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu nhằm tập hợp liên minh quân sự chống Liên Xô. + Tháng 4-1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO, đây là liên minh quân sự do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu. + Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để thúc đẩy sự hợp tác và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước. + Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va để tăng cường sự phòng thủ và chống lại sự đe doạ của Mĩ và phương Tây.  Như vậy, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, mỗi phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới. 25. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và sự chấm dứt “Chiến tranh lạnh” – Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ. + Trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (tháng 11-1972). + Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1). NỘI DUNG TRỌNG TÂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 Gmail: maivanhuythptnbkbg@gmail.com; SĐT: 0941.960.456 Page 9 + Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước  đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở châu Âu. – Từ năm 1985 trở đi, Mĩ và Liên Xô kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật. – Tháng 12-1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo M.Goócbachốp (Liên Xô) và G.Busơ (Mĩ) đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh – Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên Xô tan rã (1991), trật tự hai cực không còn nữa. – Nguyên nhân chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh: + Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. + Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu, trở thành những đối thủ cạnh tranh đối với Mĩ. Còn liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.  Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết các vụ tranh chấp ở nhiều nơi trên thế giới như Áp-ga-nix-tan; Campuchia; Nam-mi-bi-a 26. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh + Một là, trật tự thế giới hai cực đã tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành và ngày càng theo xu thế đa cực + Hai là, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia. + Ba là, sự tan rã của Liên Xô tạo cho Mĩ có lợi thế tạm thời, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó. + Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và Trung Á. – Thời cơ và thách thức: + Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. + Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001 đã mở đầu cho một thời kì biến động lớn, đặt các quốc gia dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế. 27. Nguồn gốc và đặc điểm của cách mạng khoa học – công nghệ - Nguồn gốc: Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người - Đặc điểm + Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. + Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. + Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật, kỹ thuật mở đường cho sản xuất. + Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất và trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ  Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật gồm 2 giai đoạn: + Một là: Từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX. NỘI DUNG TRỌNG TÂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI 12 Gmail: maivanhuythptnbkbg@gmail.com; SĐT: 0941.960.456 Page 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflop 12 lich su the gioi_12377341.pdf