Ôn tập Địa lí kinh tế - Xã hội Việt Nam

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

 * Tính chất nhiệt đới

- Do nằm trong vùng nội chí tuyến nên bất cứ nơi nào trên lãnh thổ nước ta cũng có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng vào nam càng lớn.

- Hàng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình năm cao từ 22 đến 270C, tổng số giờ nắng dao động từ 1400 đến 3000 giờ/năm

 

doc9 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Địa lí kinh tế - Xã hội Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN – SỬ - ĐỊA Tên học phần ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM VIẾT HỒNG HỌC VIÊN: VÕ THỊ KIM CƯƠNG LỚP: ĐHSPĐ16A Bến Tre, ngày 25 tháng 3 năm 2018 Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên và phân tích ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp của nước ta? 1. Đặc điểm tự nhiên 1.1. Địa hình * Khu vực đồi núi, cao nguyên - Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. Trên các đồng bằng nước ta vẫn có nhiều đồi núi sót. - Hệ thống núi nước ta kéo dài từ biên giới Việt Trung đến Đông Nam Bộ theo hướng tây bắc – đông nam với chiều dài trên 1400km. Đối núi tạo thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Lào và phần lớn đường biên giới với Campuchia, bao quanh phía Bắc và phía tây Tổ quốc. - Đất nước nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp + Địa hình đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích. + Địa hình cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1% diện tích, điển hình nhất của địa hình này là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn. * Khu vực đồng bằng - Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: Có hai đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40.000 km 2, sau đó là đồng bằng sông Hồng 15.000 km2. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm và tập trung gần ½ dân số cả nước. + Dọc theo các bờ sông ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc, dài trên 2700km. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa. + Đồng bằng sông Cửu Long cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá. - Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ có tổng diện tích khoảng 15.000 Km2 và chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa 3.100 km2 1.2. Khí hậu 1.2.1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm * Tính chất nhiệt đới - Do nằm trong vùng nội chí tuyến nên bất cứ nơi nào trên lãnh thổ nước ta cũng có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng vào nam càng lớn. - Hàng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm cao từ 22 đến 270C, tổng số giờ nắng dao động từ 1400 đến 3000 giờ/năm * Tính chất ẩm - Lượng mưa lớn: + Nước ta là một nước bán đảo nằm bên bờ Biển Đông. Nhờ tác động của Biển Đông cùng các khối khí xuất phát và vượt qua các vùng biển nóng - ẩm khác nhau, khi đến nước ta gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển nên đã tạo ra lượng mưa lớn với mức trung bình năm 1500 – 2000mm. + Những sườn đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa có thể lên tới 3500-4000mm - Độ ẩm không khí cao trên 80%. * Tính chất gió mùa Tính chất gió mùa biểu hiện ở chỗ trong một năm nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa, với 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ Gió mùa mùa đông Trong mùa đông nước ta chịu ảnh hưởng đồng thời của 2 loại gió cùng thổi theo hướng đông bắc vào nước ta, nhưng có nguồn gốc khác nhau - Gió mùa đông bắc + Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm áp cao Xi-bia di chuyển qua lục địa vào nước ta, phạm vi hoạt động từ vĩ tuyến 160B trở ra. + Thời gian và tính chất: Vào nửa đầu mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau khối không khí lạnh đi qua lục địa Trung Hoa mang lại cho miền Bắc thời tiết lạnh và khô. Nửa cuối mùa đông từ tháng 2 đến tháng 4 khối không khí lạnh di chuyển qua Biển Đông vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc - Gió Tín phong ở phía nam dãy Bạch Mã + Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp cao trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo, phạm vi hoạt độgn từ vĩ tuyến 160 B trở vào + Tính chất nóng, khô Gió mùa mùa hạ - Nguồn gốc: có 2 nguồn gốc + Xuất phát từ vịnh Bengan với khối khí chí tuyến bán cầu bắc + Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu nam với khối khí xích đạo - Phạm vi hoạt động và tính chất: + Nửa đầu mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 7 khối khí chí tuyến bán cầu bắc di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn khối khí trở nên khô nóng tràn xuống đồng bằng ven biển miền trung và phía nam khu vực Tây Bắc. Thời tiết do gió phơn Tây Nam đem lại rất khô và nóng, nhiệt độ lên tới 370C và độ ẩm xuống dưới 50% + Vào giữa và cuối mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 10 gió mùa Tây Nam hoạt động. Vượt qua vùng biển xích đạo gió này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên 1.2.2. Tính chất đa dạng và thất thường : – Tính chất đa dạng thể hiện ở sự phân hoá theo không gian và thời gian hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau: Miền khí hậu phía Bắc; Miền khí hậu đông Trường sơn; Miền khí hậu phía Nam; miền khí hậu biển Đông Việt Nam  Sự phân hoá khí hậu từ Đông sang Tây: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít; sự thay đổi tính chất của gió mùa theo từng miền, theo đai cao . – Tính chất thất thường: Năm rét sớm năm rét muộn, năm mưa nhiều năm khô hạn, năm bão , áp thấp nhiệt đới nhiều năm ít 1.3. Sông ngòi * Mạng lưới sông ngòi dày đặc - Nước ta có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km, dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông - Phần lớn xông ngòi nước ta đầu nhỏ, ngắn và dốc - Những hệ thống sông lớn chiếm tỉ lệ nhỏ và thường bắt nguồn bên ngoài lãnh thổ nước ta. Chỉ có phần trung lưu và hạ lưu là chảy trên đjai phận nước ta như sông Hồng, sông Cửa long - Mật độ sông ngòi dày đặc, nhất là vùng cửa sông Hồng và cửa sông Cửu Long Nguyên nhân: “sông ngòi là hàm số của khí hậu”. Nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi và bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn. Điều đó dẫn đến mạng lưới sông ngòi dày đặc. Nhưng do lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn các sông đều ngắn, dốc từ vùng đồi núi phía tây đổ ra các đồng bằng ven biển phía đông * Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa - Tồng lượng nước của sông ngòi là 839 tỉ m3/năm. Trong đó lượng nước phát sinh trên lãnh thổ nước ta chiếm 40%, phần còn lại từ bên ngoài lãnh thổ. Lượng nước phân bố khồn đều giữa các sông. - Sông ngòi giàu phù sa: tổng lượng phù sa lên tới 200 triệu tấn/năm. Trong đó hệ thống sông Hồng là 120 triệu tấn/năm (khoảng 60%), hệ thống sông Mê Công là 70 triệu tấn/năm (khoảng 35%) Nguyên nhân: - Sông ngòi nước ta có nhiều nước do nước ta có lượng mưa lớn. Hơn nữa nước ta lại nhận được một lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ - Hệ sô bào mòn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi * Thủy chế theo mùa Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mùa. Mùa lũ chiếm 70-80% tổng lượng nước cả năm nhưng thời gian mùa lũ cũng có sự khác nhau thể hiện cụ thể qua biểu đồ lưu lượng nước trung bình của sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công - Sông ngòi Bắc Bộ: lũ vào mùa hạ, cao nhất vào tháng 8 - Sông ngòi Trung Bộ: lũ tập trung vào cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12 - Sông ngòi Nam Bộ: có thời gian lũ vào mùa hạ nhưng đỉnh lũ vào tháng 9, tháng 10 Nguyên nhân: - Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. Chế độ mưa theo mùa nên thủy chế của sông ngòi nước ta cũng theo mùa - Tính thất thường trong chế độ mưa quy định tính thất thường trong chế độ dòng chảy - Chế độ lũ và thời gian lũ ở các sông ngoài ảnh hưởng của chế độ mưa còn chịu sự chi phối của hình thái mạng lưới sông - Các hệ thống sông lớn là hợp lưu của nhiều sông nên khi mưa to lũ lên nhanh, rút chậm, diện tích bị ngập lớn. 1.4. Đất Đất ở nước ta rất đa dạng thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Cụ thể là: * Nhóm đất feralit - Feralit nâu đỏ trên đá badan khoảng 2 triệu ha, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn có ở một số tỉnh Quãng Trị, Quãng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa. Đất này được hình thành trên cơ sở phong hóa đá badan có tầng dày, khá phì nhiêu. - Đất feralit đỏ nâu trên đá vôi phân bố ở các vùng đồi núi đá vôi, cao nguyên đá vôi ở miền núi phía bắc và Bắc Trung Bộ. Đất này được hình thành trên cơ sở phong hóa đá vôi, giàu mùn, đạm, tơi xốp. - Đất feralit trên các loại đá khác chiếm diện tích lớn nhất và phân bố rộng rãi ở miền núi và các đồi núi sót ở miền đồng bằng. * Nhóm đất phù sa - Đất xám bạc màu trên đá axit tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở ven biển miền Trung. Đất nghèo mùn, thành phần cơ giới nhẹ, cát pha đến cát thô - Đất xám bạc màu trên phù sa cổ tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ. - Đất phù sa phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng. Tùy theo lưu vực sông mà thành phần cơ giới, đặc tính lí hóa, độ phì của đất khác nhau + Đất phù sa đồng bằng sông Hồng có thành phần cơ giới chủ yếu là từ cát pha đến thịt trung bình. Do có hệ thống đê nên phần lớn diện tích đồng bằng là đất không được bồi đắp hàng năm, lại được sử dụng với cường độ cao nên nhiều nơi đất đã bị bạc màu. Đất ngoài đê được bồi đắp hàng năm là đất cát pha màu mỡ + Đất phù sa sông Cửa Long tập trung nhiều ở ven sông Tiền, sông Hậu, có thành phần cơ giới nặng hơn từ đất thịt đến sét. Phần lớn diện tích đồng bằng được bồi phù sa màu mỡ + Đất phù sa của các đồng bằng duyên hải miền Trung được hình thành do tác động tổng hợp sông – biển nên đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo mùn và nghèo dinh dưỡng - Đất phèn, đất mặn có nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và các vùng cửa sông ven biển của các con sông ở Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Đất phèn có đặc tính chua, đất mặn có loại mặn ít có loại mặn nhiều 2. Ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp của nước ta 2.1. Thuận lợi * Khí hậu: - Nhiệt đới ẩm gió mùa: + Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm 220-270C, tổng lượng nhiệt hoạt động: 80000C, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm + Lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1500 đến 2000mm + Gió mùa: gió mùa Đông Bắc vào mùa đông ở miền Bắc gây thời tiết lạnh, khô (vào nửa đầu mùa đông) và lạnh, ẩm (vào nửa sau mùa đông); gió mùa Tây Nam (mùa hạ) - Phân hóa: + Theo vĩ tuyến (Bắc – Nam): ở miền Bắc có mùa đông lạnh, ở miền Nam nhiệt độ cao quanh năm + Theo mùa: mùa khô và mùa mưa ở miền Nam, mùa hè và mùa đông ở miền Bắc + Theo độ cao: khí hậu có sự phân hóa thành các đai theo độ cao của địa hình. Trên 600-700m là vành đai cận nhiệt trên núi; trên 2600m là vành đai ôn đới trên núi a Đặc điểm trên của khí hậu thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới: + Chế độ nhiệt, ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm + Áp dụng các biện pháp tăng vụ, thâm canh, luân canh, xen canh. + Có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đông bằng lên trung du, miền núi. + Tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới do có mùa đông lạnh * Địa hình và đất đai: - 3/4 diện tích là đồi núi với các dạng địa hình chính: đồng bằng, trung du miền núi - Đất đai cũng có sự phân hóa giữa các vùng: hệ đất phù sa ở đông bằng, hệ đất feralit ở trung du và miền núi. a Địa hình và đất đai có những thuận lợi đối với nền nông nghiệp nhiệt đới: + Có các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng + Cụ thể là cây dài ngày (cây công nghiệp, cây ăn quả), chăn nuôi đại gia súc ở trung du và miền núi; cây ngắn ngày, nuôi thủy sản, thâm canh, tăng vụ ở đồng bằng. * Sông ngòi: Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Các hệ thống sông đều có giá trị đáng kể về thủy lợi. Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào. Đây là nguồn nước tưới rất quan trọng, nhất là vào mùa khô; điển hình là ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. * Sinh vật Hệ sinh vật đa dạng khoảng trên 20.000 loài. Trong đó, có nhiều loài có nguồn gen quý hiếm (gen các giống lúa, cá, bò) 2.2. Khó khăn - Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới + Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc lớn nhất vào khí hậu, sau đó là đất đai + Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng và phức tạp. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nông nghiệp. - Các thiên tai, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới gió mùa gây ra: + Thiên tai:lũ lụt, hạn hán, bão, gió Tây khô nóng + Dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Câu 2. Trình bày các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp năng lượng ? SƠ ĐỒ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG Khai thác nguyên, nhiên liệu Than Các loại khác Dầu khí Thủy điện Nhiệt điện Công nghiệp điện Các loại khác 1. Thế mạnh tự nhiên Về cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng gồm có 2 nhóm ngành: công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí) và công nghiệp điện lực: Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta hiện nay dựa chủ yếu trên cơ sở các tài nguyên thiên nhiên như than, dầu khí và nguồn thủy năng: - Than antraxit và bán antraxit có trữ lượng khoảng 6,6 tỉ tấn trong đó bể than Quãng Ninh có trữ lượng trên 6,5 tỉ tấn (chiếm 94,1%). Than antraxit là than cho nhiệt lượng khoảng 7000 – 7500 calo/kg, ít tro, đốt không có khói, ít sunfua, dùng nhiều trong nhiệt điện. - Tiềm năng dầu khí lớn, với thềm lục địa rộng Việt Nam là nước có triển vọng lớn về dầu khí. Vùng có triển vọng dầu khí của nước ta vào khoảng 50 vạn km2 trong tổng số 1 triệu km2 vùng biển. + Bể trầm tích sông Hồng có diện tích 16 vạn km2 đang trong giai đoạn thăm dò, tìm kiếm; đã phát hiện và đang khai thác mỏ quy mô nhỏ ở Tiền Hải (Thái Bình) + Các bể trầm tích Trung Bộ nằm ở phía đông Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa với diện tích nhỏ tiềm năng hạn chế. + Bể trầm tích Cửu Long với diện tích 6 vạn km2 có trữ lượng khá lớn với một số mỏ đã và đang được khai thác (Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc) + Bể trầm tích Nam Công Sơn có diện tích trên 10 vạn km2 nằm ở phía đông nam Côn Đảo. Trữ lượng của bể này lớn với ưu thế là khí. Đã đưa vào khai thác một số mỏ như Đại Hùng, Lan Đỏ, Lan Tây, Cái Nước Trong số các bể trầm tích, hai bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được coi là có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác. Về trữ lượng, nước ta có khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí. - Tiềm năng thủy điện của nước ta rất lớn, công suất có thể đạt khoảng 30.000 MW với sản lượng 260-270 tỉ kWh. Tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%) - Các nguồn năng lượng khác (sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời) ở nước ta rất dồi dào cho phép đa dạng hóa ngành điện lực 2. Thế mạnh kinh tế - xã hội - Sự phát triển của công nghiệp khai thác nhiên liệu, năng lượng + Than được khai thác từ thời Pháp thuộc. Sản lượng khai thác gần đây tăng khá nhanh từ 11,6 triệu tấn (2000) lên 42,5 triệu tấn (2007). Một phần sản lượng khai thác được sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc + Khai thác dầu, khí là ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển với tốc độ cao. Dầu thô mới được khai thác năm 1986 (40 nghìn tấn) đến năm 2007 đạt 15,9 triệu tấn. Tuy nhiên, toàn bộ dầu thô khai thác được đều dành cho xuất khẩu. Hiện nay mới chỉ sử dụng khí để chung cấp cho các nhà máy nhiệt điện tuabin khí ở phía Nam (Bà Rịa, Phú Mĩ, Cà Mau) - Nhu cầu điện năng của nước ta ngày càng lớn (cho sản xuất và sinh hoạt) - Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển ngành điện - Nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng ngày càng lớn - Ngành điện đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho phát điện, truyền tải điện và phân phối điện đến khắp mọi miền đất nước - Các nhân tố khác: tiến bộ khoa học kĩ thuật – công nghệ, nguồn nhân lực, xu thế hội nhập và các nguồn lực bên ngoài 3. Tình hình phát triển - Tình hình chung + Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (11,1% năm 2007). + Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng tuy tăng liên tục, nhưng do tốc độ tăng chậm hơn so với các ngành công nghiệp trọng điểm khác nên tỉ trọng của ngành có xu hướng giảm nhanh từ 18,6% (năm 2000) xuống còn 11,1% (năm 2007) giảm 7,5%. + Về cơ cấu ngành, công nghiệp năng lượng gồm 2 nhóm ngành: công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí) và công nghiệp điện lực. - Tình hình phát triển của từng ngành cụ thể: Sản lượng dầu thô, than sạch và điện của nước ta, giai đoạn 2000 -2015 Năm 2000 2005 2010 2015 Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15,0 18,7 Than sạch (triệu tấn) 11,6 34,1 44,8 41,7 Sản lượng điện (tỉ kWh) 26,7 52,1 91,7 157,9 Sản lượng của ngành công nghiêp khai thác luôn biến động, trong khi đó ngành công nghiệp điện luôn tăng nhanh - Dầu thô có xu hướng tăng từ 16,3 triệu tấn (năm 2000) lên 18,5 triệu tấn (năm 2005) sau đó giảm xuống còn 15 triệu tấn (năm 2010). Đến năm 2015 sản lượng dầu thô tiếp tục tăng đạt mức 18,7 triệu tấn do sự biến động của thị trường và các nguyên nhân khác. - Than sạch tăng nhanh từ 11,6 triệu tấn (năm 2000) lên 44,8 triệu tấn (năm 2010) gấp 3,9 lần do công nghệ khai thác than ngày càng hiện đại và do nhu cầu về than ngày càng nhiều của thị trường. Tuy nhiên, đến năm 2015 sản lượng than lại có xu hướng giảm nhẹ từ 44,8 triệu tấn năm 2010 xuống còn 41,7 triệu tấn. - Điện tăng nhanh từ 26,7 tỉ kWh (năm 2000) lên 157,9 tỉ kWh (năm 2015) gấp 5,9 lần do nhiều nhà máy điện đã được xây dựng và đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tawngcura sản xuất và đời sống. 4. Tình hình phân bố - Khai thác than: chủ yếu ở Quãng Ninh (sản lượng trên 10 triệu tấn/năm). Ngoài ra còn có một số mỏ nhỏ có quy mô địa phương như Quỳnh Nhai (Điện Biên), Phú Lương (Thái Nguyên) sản lượng dưới 1 triệu tấn/năm - Công nghiệp khai thác dầu khí mới chỉ tập trung ở thềm lục địa phía Nam. + Khai thác dầu mỏ: mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Rồng, Đại Hùng, Cái Nước. + Khai thác khí đốt: mỏ Lan Đỏ, mỏ Lan Tây. Ngoài ra còn được khai thác ở Tiền Hải (Thái Bình) song quy mô nhỏ. - Công nghiệp điện năng: phân bố rộng rãi. Các nhà máy điện và mạng lưới truyền tải điện lan tỏa khắp lãnh thổ nước ta. + Các nhà máy thủy điện thường phân bố ở đầu nguồn các con sông, nơi có trữ năng thủy điện lớn. Dẫn chứng Các nhà máy thủy điện đã xây dựng: Hòa Bình (1.920 MW trên sông Đà); Thác Bà (110 MW trên sông Chảy); Tuyên Quang (342 MW trên sông Gâm); Đa Nhim (160 MW trên sông Đa Nhim); Trị An (400 MW trên sông Đồng Nai); Thác Mơ (150 MW trên sông Bé); Yaly (720 MW trên sông XeXan); Hàm Thuận – Đa Mi (trên sông La Ngà) Các nhà máy đang xây dựng: Sơn la (2400 MW trên sông Đà); Bản Vẽ (sông Cả); Xêxan 4 (sông Xê Xan); Xrêpốc (sông Xrê Pôc), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 (trên sông Đồng Nai) + Các nhà máy nhiệt điện thường phân bố ở gần nguồn nhiên liệu (than, dầu khí) hoặc gần nơi tiêu thụ Dẫn chứng Phía Bắc có Phả Lại (chạy bằng than, công suất 440 MW), Uông Bí (than, 150 MW), Ninh Bình (than, 100 MW). Phía Nam có Thủ Đức (dầu, 165 MW); Trà Nóc (dầu, 35 MW); Phú Mĩ 1,2,3,4 (khí, 4.164 MW), Bà Rịa (khí, 411 MW); Cà Mau 1 và 2 (khí, 1500 MW) + Trên cả nước đã hình thành hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp phân bố rộng khắp để vận chuyển điện từ nhà máy điện tới nơi tiêu thụ, trong đó quan trọng nhất là đường dây 500 kV nối Hòa Bình tới Phú Lâm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docon_tap_dia_li_kinh_te_xa_hoi_viet_nam.doc
Tài liệu liên quan