Câu 1: Những dãy núi chính ở Bắc Bộ là: dãy Hoàng Liên Sơn, dãy sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều.
Câu 2:Đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn: có độ dài khoảng 180 km, chiều rộng gần 30km. đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m là đỉnh núi cao nhất nước ta nên được coi là “nóc nhà” của Tổ quốc.
Câu 3: Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn: khí hậu lạnh quanh năm, đôi khi có tuyết rơi. Trên các đỉnh núi, mây mù hầu như bao phủ quanh năm.
Câu 4: Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía bắc vì: Sa Pa có khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp.
Câu 5: Mô tả vùng Trung du Bắc Bộ: Nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ là một vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. Nơi đó được gọi là vùng trung du. Vùng trung du Bắc Bộ có nét riêng biệt, mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. Đây cũng là nơi tổ tiên ta định cư từ rất sớm.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Lịch sử, Địa lý lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
Câu 1: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Thái thú Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Trưng Trắc cùng chồng là Thi Sách liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị cùng nổi dậy. Thi Sách bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Câu 2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi cắt tóc, cạo râu, mặc giả thường dân, lẫn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc.
Câu 3: Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Câu 4: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương Bắc đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập.
Câu 5: Nguyên nhân của cuộc kháng chiến trên sông Bạch Đằng (Năm 938): Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh nhà Nam Hán.
Câu 6: Kết quả của chiến thắng Bạch Đằng: Quân Nam Hán chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
Câu 7: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Câu 8: Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì: Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
Câu 9 : Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La vào thời gian: Mùa thu năm 1010 vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long (rồng bay lên).
Câu 10: Thăng Long còn có những tên gọi khác là: Tống Bình, Đại La, Đông Quan, Hà Nội.
Câu 11: Dân ta tiếp thu đạo Phật vì: Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo Phật dạy người ta phải thương yêu đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật,... những điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt nên sớm được người Việt tiếp nhận và tin theo.
Câu 12: Những sự việc cho thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt: vì các vua nhà Lý đều theo đạo Phật, nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình, nhân dân theo đạo Phật rất đông. Vì thế nhiều chùa chiền được xây dựng.
Câu 13:Thời Lý, chùa được sử dụng vào các việc: chùa là nơi tu hành của các nhà sư và cũng là nơi tổ chức lễ bái của đạo Phật. Chùa còn là trung tâm văn hóa của các làng xã.
Câu 14: Nhà Trần có những biện pháp trong việc đắp đê là: Lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển. Tất cả mọi người đều tham gia đắp đê và bảo vệ đê. Các vua nhà Trần cũng tự mình trông coi việc đắp đê.
Câu 15: Kết quả của việc đắp đê: Hệ thống đê đã hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác, góp phần giúp cho nông nghiệp phát triển.
Câu 16: Một số việc làm để phòng chống lũ lụt: Trồng rừng, ngăn chặn khai thác rừng bừa bãi và chống phá rừng. Xây dựng các trạm bơm nước. Củng cố đê điều.
Câu 17: Các mốc lịch sử: Năm 40 (Khởi nghĩa Hai Bà Trưng). Năm 931 (Dương Đình Nghệ tập hợp quân dân đánh đuổi bọn đô hộ Nam Hán, giành thắng lợi.). Năm 938 (Chiến thắng Bạch Đằng). Năm 1009 (Lý Công Uẩn được các quan trong triều suy tôn làm vua, sáng lập nhà Lý.). Năm 1010 (Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long). Năm 1248 (Nhà Trần mở rộng việc đắp đê).
ĐỊA LÍ
Câu 1: Những dãy núi chính ở Bắc Bộ là: dãy Hoàng Liên Sơn, dãy sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều.
Câu 2:Đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn: có độ dài khoảng 180 km, chiều rộng gần 30km. đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m là đỉnh núi cao nhất nước ta nên được coi là “nóc nhà” của Tổ quốc.
Câu 3: Khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn: khí hậu lạnh quanh năm, đôi khi có tuyết rơi. Trên các đỉnh núi, mây mù hầu như bao phủ quanh năm.
Câu 4: Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía bắc vì: Sa Pa có khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp.
Câu 5: Mô tả vùng Trung du Bắc Bộ: Nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ là một vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. Nơi đó được gọi là vùng trung du. Vùng trung du Bắc Bộ có nét riêng biệt, mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. Đây cũng là nơi tổ tiên ta định cư từ rất sớm.
Câu 6: Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng các loại cây: vùng trung du Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu thích hợp để trồng cây ăn quả: cam chanh, dứa, vải,...và cây công nghiệp như: chè, sơn, keo, trẩu,...chè là cây quan trọng nhất của vùng. Chè được trồng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Câu 7: Quy trình chế biến chè: Chè hái xong được đem đi phân loại rồi vò, sấy khô sau đó đóng gói thành các sản phẩm chè.
Câu 8: Tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ:phủ xanh đất trồng, đồi trọc, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. Giữ đất, giữ nước ngầm, góp phần giảm bớt lũ lụt cho vùng đồng bằng sông Hồng.
Câu 9: Mô tả về đặc điểm tự nhiên, khí hậu của Đà Lạt: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng 1500m, khí hậu quanh năm mát mẻ. Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xanh; rừng thông, thác nước và biệt thự. Đà Lạt là thành phố du lịch, nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
Câu 10: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát: có nhiều phong cảnh đẹp, có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm, có các hồ thác như: hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, thác Pơ-ren,...; cò không khí trong lành, quanh năm mát mẻ; có các khách sạn, sân gôn, nhiều biệt thự với những kiểu kiến trúc khác nhau.
Câu 11: Đà Lạt có nhiều hoa, quả xứ lạnh vì: khí hậu quanh năm mát mẻ. Một số loại hoa, rau quả được trồng ở Đà Lạt là: cà rốt, bắp cải, súp lơ, dâu tây, đào... hoa lan, hoa hồng, hoa cúc, hoa lay-ơn...
Câu 12: Điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn nhất của cả nước: Đất phù sa màu mỡ, diên tích rộng lớn..Nguồn nước dồi dào. Khí hậu thuận lợi cho việc sản xuất lúa. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa . Câu 13: Dọc theo hệ thống đê hai bên bờ sông Hồng ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều kênh, mương: Vì cùng với thời gian, hệ thống đê ngăn lũ ngày càng được đắp cao và vững chắc hơn. Tổng chiều dài hệ thống đê của đồng băng này đã lên đến hàng nghìn km. Điều này dẫn tới phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi đắp thêm lớp phù sa màu mỡ hàng năm, tạo nhiều vùng đất trũng. Chính vì vậy, người dân đào thêm nhiều kênh, mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng.
Câu 14: Đặc điểm địa hình và sông ngòi ở đồng bằng Bắc Bộ: Đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Có địa hình khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi và đang tiếp tục mở rộng ra biển. Diện tích của đồng bằng rộng khoảng 15 000 ki-lô-mét vuông. Ven các sông có đê ngăn lũ lụt.
Câu 15: Thứ tự công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: Làm đất -> gieo mạ -> nhổ mạ -> cấy lúa -> chăm sóc lúa -> gặt lúa -> tuốt lúa -> phơi thóc.
Câu 16: Cây trồng, vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ: Cây trồng: lúa, gạo, ngô, cây ăn quả (cam, chanh, nhãn vải, ...), rau các loại. Vật nuôi: lợn, gà, vịt, trâu, bò,...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12529221.doc