Câu 13: Một thấu kính có độ tụ 25 điốp, tiêu cự của thấu kính đó bằng bao nhiêu?
A. 4cm B. 12,5cm C. 25cm D. 50cm
Câu 14: Đặt một vật sáng cách màn M một khoảng 4m. Một thấu kính L để thu được một ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật
A. Thấu kính phân kì đặt cách màn 1m
B. Thấu kính phân kì đặt cáhc màn 2 m
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3593 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Vật lý - Thấu kính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập thấu kính
Câu 1: Đối với thấu kính phân kỳ, nhận xét nào dưới đây vè tính chất ảnh của một vật ảo là đúng?
Vật ảo luôn cho ảnh thật , cùng chiều và lớn hơn vật
Vật ảo luôn cho ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật
Vật ảo luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
Vật ảo có thể cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật hoặc ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật
Câu 2: ảnh thu được từ thấu kính phân kì của vật thật:
Luôn luôn lớn hơn vật và là ảnh thật
Luôn luôn nhỏ hơn vật và là ảnh ảo
Là ảnh thật lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật còn phụ thuộc vào khoăng cách từ vật đến thấu kính
Là ảnh lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật còn phụ thuộc vào tiêu cự của thấu kính
Câu 3: Nếu ở phía sau một tháu kính phân kì xuất hiện một ảnh thật thì chùm tia sáng tới thấu kính đó phải:
Hội tụ mạnh, để tụ điểm của chùm sáng đó phải xuất hiện ở phía sau thấu kính và cách nó một khoảng nhỏ hơn tiêu cự
Hội tụ, để điểm hội tụ phía sau thấu kính trùng với tiêu điểm của thấu kính
Hội tụ yếu để điểm hội tụ của chùm sáng ở phía sau thấu kính và cách nó một khoảng lớn hơn tiêu cự của thấu kính
Song song với quang trục của thấu kính
Câu 4: Ta thu được một ảnh thật, ngược chiều và cùng kích thước như vật, khi vật:
Nằm trước một thấu kính hội tụ có khoảng cách đến thấu kính lớn hơn tiêu cự chút ít
Nằm tại khoảng cách thấu kính hội tụ 2f
Nằm trong khoăng cách giữa tiêu điểm và thấu kính hội tụ
Nằm tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ
Câu 5: Đặt một vật cao 2cm tại khoảng cách cách thấu kính hội tụ mỏng 16cm ta thu được ảnh cao 8cm. khoảng cách từ ảnh đến thấu kính bằng bao nhiêu?
A. d’ = 8cm B. d’ = 16cm
C. d’ = 64cm D. d’ = 72cm
Câu 6: Thấu kính hai mặt lồi được mạ bạc một mặt trở thành một quang hệ gồm một gương và một thấu kính nằm sát nhau. Xác định tiêu cự của quang hệ
Ngắn hơn so với tiêu cự của gương khi không có thấu kính
Dài hơn so với tiêu cự của gương khi không có thấu kính
Bằng với tiêu cự của gương khi không có thấu kính
Bằng tiêu cự của tháu kính khi thấu kính không có mặt mạ bạc
Câu 7: Cần phải đặt một vật thật ở đâu để thấu kính hội tụ có tiêu cự f cho một ảnh ảo cao gấp 3 lần vật?
A. d = 3f/4 B. 4f/3 C. d = 2f/3 D. d = 3f/2
Câu 8: Tiêu cự của một thấu kính hội tụ thủy tinh nhúng trong nước so với tiêu cự của thấu kính đó nằm trong không khí sẽ như thế nào?
A. Bằng nhau B. Dài hơn C. Ngắn hơn
D. Có giá trị âm, tức thấu kính hội tụ bị nhúng trong nước sẽ trỏ thành thấu kính phân kì
Câu 9: Thấu kính hai mặt lồi( rìa mỏng) có tính phân kí khi nó được đặt trong môi trường có chiết suất:
Lớn hơn chiết suất của không khí
Nhỏ hơn chiết suất vật liệu tạo ra thấu kính
Bằng chiết suất vật liệu tạo ra thấu kính
Lớn hơn chiết suất vật liệu tạo ra thấu kính
Câu 10: Một quả cầu thủy tinh đẳng hướng và đồng tính có chiết suất n > 1 nằm trong không khí có chiết suất n0 = 1. nếu chiếu mộ tia sáng đơn sắc lên quả cầu từ một phương bất kì, thì:
Tia tới và tia khúc xạ luôn nằm trong một mặt phẳng, nhưng tia ló thì không
Tia ló và tia khúc xạ luôn nằm trong một mặt phẳng, nhưng tia tới có thể không nằm trong mặt phẳng đó
Cả 3 tia tới, ló và khúc xạ luôn nằm trong một mặt phẳng
Cả 3 tia tới, ló và khúc xạ luôn nằm trong một mặt phẳng chỉ khi tia khúc xạ đi qua tâm quả cầu
Câu 11: Một thấu kính phẳng lõm trỏ thành thấu kính hội tụ, khi nó được đặt trong một môi trường chất lỏng có chiết suất
Bàng chiết suất vật liệu tạo ra thấu kính
Lớn hơn chiết suất vật liệu tạo ra thấu kính
Lớn hơn chiết suất của không khí
Không bao giờ trở thành thấu kính hội tụ
Câu 12: Một vật sáng đặt cách màn M một khoảng cách 1,8m. giữa vật và màn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm. Khoảng cách từ hai vị trí của thấu kính đến màn, khi nó cho ảnh rõ nét trên màn, lần lượt bằng bao nhiêu?
15cm hoặc 30 cm B. 60cm hoặc 30cm
C. 45cm hoặc 60cm D. 60cm hoặc 120cm
Câu 13: Một thấu kính có độ tụ 25 điốp, tiêu cự của thấu kính đó bằng bao nhiêu?
A. 4cm B. 12,5cm C. 25cm D. 50cm
Câu 14: Đặt một vật sáng cách màn M một khoảng 4m. Một thấu kính L để thu được một ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật
Thấu kính phân kì đặt cách màn 1m
Thấu kính phân kì đặt cáhc màn 2 m
Thấu kính hội tụ đặt cách màn 3 m
Thấu kính hội tụ đặt cách màn 2m
Câu 15: Đặt một vật sáng cách màn M một khoảng 4m. Một thấu kính L để thu được một ảnh rõ nét trên màn cao gấp 3 lần vật. dịch chuyển thấu kính để thu được trên màn ảnh một ảnh rõ nét khác, nhưng có độ lớn khác trước. độ phóng đại trong trường hợp này là bao nhiêu?
A. ảnh lớn gấp 9 lần vật B. ảnh lớn gấp 3 lần vật
C. ảnh bằng 1/9 vật D. ảnh bằng 1/3 vật
Câu 16. Một thấu kính hội tụ bằng thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5, f = 20 cm, thấu kính dạng lồi – lõm. Biết bán kính mặt lõm lớn gấp đôi bán kính của mặt lồi. Bán kính của các mặt nhận giá trị nào
A. 5 và 10 cm B. – 5 và 10 cm C. 5 và -10 cm D. một kết quả khác
Câu 17. Một thấu kính bằng thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5 khi đặt trong không khí có tiêu cự + 4 dp khi nhúng vào nước có chiết suất n’ = 4/3 thì tiêu cự của nó là bao nhiêu
A. 80 cm B. 100 cm C. . 120 cm D. một đáp án khác
Câu 18. Một vật sáng AB = 3 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cách thấu kính 30 cm. Biết f = 20 cm. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về vị trí, tính chất, độ phóng đại của các ảnh.
A. d’ = - 60 cm. k = 2 B. d’ = 60 cm, k = -2 C. d’ = 60 cm, k =- 4. D. A,B,C đều sai
Câu 19. Đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cách thấu kính 20 cm, nhìn vào thấu kính ta thấy có ảnh cùng chiều với AB cao gấp 2 lần AB.Cho f có giá trị nào trong các giá trị sau.
A. f= 40 cm B. f = 20 cm C. f = 45cm D. f = 60 cm
Câu 20. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cách kính 15 cm ta thu được một ảnh trên màn. Dịch chuyển vật 3 cm lại gần kính ta thu một ảnh sau cùng bản chất và cao gấp đôi ảnh trước. Tính f = ?
A. 12cm. B. 9 cm
C. 18 cm. D. một đáp án khác
Câu 21. Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ phía sau thấu kính ta đặt một màn cố định. Dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính ta thấy chỉ có duy nhất một vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Khoảng cách từ vật đến màn là L. Hỏi f = ?
A. f = L/2 B. f = 2L/3
C. . L/4 D. Một giá trị khác
Câu 22. Đặt vật AB trước thấu kính hội tụ có f = 12 cm, cho ảnh A’B’ lớn gấp 2 lần AB. Vậy vị trí của vật là
A. 6cm B. 18 cm C. Cả A, B D. một đáp án khác
Câu 23. Một vật AB cao 4 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ cho ảnh cao 2 cm và cách vật 40 cm. vị trí của vật, ảnh sẽ là
A. d = 80cm, d’ = - 40cm. C. d = 40cm, d’ = - 80cm C. d = - 80 cm, d’ = 40cm D. d = - 80cm, d’ = 40 cm
Câu 24. Với dữ kiện như câu 23 thì tiêu cự của thấu kính trên là bao nhiêu?
A. f = - 60 cm. B. f = - 80 cm, C. f = -90 cm D. f = 80cm.
Câu 25. chọn phát biểu đúng
A. Thấu kính hội tụ luôn có dìa mỏng
B. Thấu kính hội tụ luôn có dìa dày
C. Thấu kính hội tụ luôn có f >0
D. đáp án A và C
Câu 26. Cho một thấu kính có hai mặt lồi, chiết suất n = 1,5. Hỏi có thể kết luận được điều gì?
Thấu kính phải là thấu kính hội tụ
Thấu kính có thể là hội tụ có thể là phân kỳ
Thấu kính có thể không còn tồn tại
Chưa thể kết luận vì thiếu điều kiện
Câu 27. Thấu kính hội tụ là thấu kính thoả mãn
Hai mặt lồi, và n > 1
Có thể một phẳng, một mặt lồi
Phải có f > 0
Phải có chiết suất lớn hơn chiết suất của môi trường
Câu 28. Một người mắt thường đeo một kính cận bơi trong nước, ban đầu người đó nhìn trong không khí thì thấy choáng váng, khi bơi trong nước thì cảm thấy bình thường như chưa đeo kính. Xác định chiết suất của chất làm thấu kính.
2 B. 4/3 C. 1,5 D. khg xác định được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai tap co ban thau kinh.doc