Đề 2
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Anh hoặc chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đoạn thơ mở đầu phần thứ hai trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Khi nêu cảm nhận cần làm nổi rõ bức tranh đau thương của một vùng quê bị giặc Pháp tàn phá, giày xéo và tâm trạng của người chiến sĩ trên bước quân hành.
Chú ý bình các nghệ thuật, kĩ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh được nhà thơ khéo léo sử dụng.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Hai câu đầu:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
- Qua cách nhìn giàu liên tưởng của nhà thơ, cảnh ở đây vừa thực vừa hư, vừa cụ thể đến mức nhức nhối, vừa có sức khái quát cao: Ráng đỏ buổi chiều chiếu xuống các rãnh cày trên cánh đồng như máu chảy. Dây thép gai quanh đồn giặc trên đồi cao như cào xé bầu trời Tổ quốc.
- Nghệ thuật nhân hóa tu từ, ẩn dụ tu từ độc đáo vừa làm tăng giá trị gợi hình, vừa làm tăng giá trị biểu cảm cho hai câu thơ. Cùng với thán từ “ôi”, lời thơ trở thành lời lên án, tố cáo quân cướp nước sâu sắc.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi tốt nghiệp Văn học kỳ 1 lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơ Quang Dũng.
Học sinh nên giảng tóm lược nội dung của các câu thơ trước đoạn này.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Phần thân bài, cần làm nổi rõ các ý trọng tâm sau:
- Bên cạnh vẻ đẹp của núi rừng biên giới là cảnh sông núi miền Tây mênh mang, mờ ảo, thơ mộng.
- Thiên nhiên, qua vài nét chấm phá của Quang Dũng, hiện lên có hồn và tình tứ như con người.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
- Thi nhân không dùng bút pháp tả mà chỉ dùng bút pháp gợi:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
- Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên “dòng nước lũ”. Trên bức tranh thơ, có hai bông hoa rừng sóng đôi: Cô lái đò Châu Mộc dáng thon thả, uyển chuyển, dẻo dai trên lá thuyền đôc mộc và những bông hoa thực đang “đong đưa” bên bờ suối.
ĐỀ 4
Bình luận chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là kiểu bài bình luận một phương diện trong một tác phẩm thơ. Để tránh suy diễn hoặc lạc đề, cần phải hiểu rõ khái niệm “lãng mạn” (“lãng mạn” tích cực và “lãng mạn” tiêu cực). Từ đó, xác định được “chất lãng mạn” của bài thơ thuộc về “lãng mạn” tích cực, là một nửa linh hồn của bài thơ Tây Tiến, mang đến cho Tây Tiến một vẻ đẹp riêng và bất tử, khó trộn lẫn với các bài thơ có cùng mô típ tại thời điểm ấy.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Giải thích sơ lược khái niệm “lãng mạn”.
C¶m høng l·ng m¹n lµ c¶m høng bµy tá m¹ch c¶m xóc trµn trÒ cña c¸i t«i tr÷ t×nh, nãi c¸ch kh¸c lµ c¶m høng thÓ hiÖn mét c¸i t«i ®Çy t×nh c¶m, c¶m xóc vµ cã trÝ tëng tîng phong phó, bay bæng. Bµi th¬ mang c¶m høng l·ng m¹n thêng t« ®Ëm c¸i phi thêng, c¸i cã kh¶ n¨ng g©y Ên tîng m¹nh mÏ. Nã thêng xuyªn sö dông thñ ph¸p ®èi lËp, phãng ®¹i.
2. Những nội dung chính cần bình luận:
2.1. Vẻ đẹp lãng mạn của Tây Tiến:
Trước hết hiện lên qua bức tranh đầy ấn tượng bởi đèo cao, vực thẳm, tiếng gầm của thác và những cảnh tượng hoang vu.
Vẻ đẹp của Tây Tiến còn thể hiện ở những đường nét mềm mại, đầy chất thơ.
2.2. Tác giả đã xây dựng thành công hình ảnh một đoàn quân dũng cảm, coi thường cái chết.
2.3. Không chỉ kiêu dũng, can trường, sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh, những người lính Tây Tiến còn là “những thi sĩ mà không làm thơ”.
3. Đánh giá:
* Chất lãng mạn là một phương diện quan trọng tạo nên vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến.
* Đôi cánh lí tưởng, men say của cảm hứng đã đem đến cho bài thơ một âm hưởng khỏe khoắn, tràn đầy niềm tin. Trên nền của cái “bi”, cái “hùng” vẫn hiện lên như là yếu tố chủ đạo. Giữa hiện thực đầy thử thách gian lao, chất lãng mạn đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người lính, khiến họ vẫn vững vàng đi về phía trước.
ĐỀ 5
So sánh và phân tích những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng người lính của cuộc kháng chiến chống Pháp trong hai bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu.
GỢI Ý CỤ THỂ
1. Hai bài thơ cùng ra đời năm 1948. Hai nhà thơ đều cùng trong quân ngũ (nhà thơ quân đội). Cả hai sáng tác đều nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ giai đoạn đầu của cuộc chống Pháp, tuy vậy, cũng có những nét khác nhau.
2. Người lính trong Tây Tiến:
a. Xuất thân:
Từ đô thành. Chiến sĩ Tây Tiến (trong đó có tác giả) phần đông ra đi từ Hà Nội ngàn năm thanh lịch. Họ là những thanh niên có học. Và vì vậy, có lúc họ hành động và suy nghĩ theo những mẫu hình chinh phu, hiệp khách trong sách vở, lại có lúc “Đêm mơ Hà Nội”.
b. Bối cảnh hoạt động:
Người lính Tây Tiến hiện ra trong khung cảnh rừng núi miền Tây Bắc Tổ quốc vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở, hoang dại khác thường. Đó là những “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Đó còn là nơi “thác gầm thét”, “cọp trêu người”, khiến cho có khi cả “đoàn quân mỏi” trong sương lấp, có lúc người lính “không bước nữa”.
c. Đặc điểm:
- Chiến binh Tây Tiến mang vẻ đẹp khác thường. Hình tượng các anh nổi lên vừa hào hùng, dữ dội, lại vừa hào hoa, mơ mộng.
+ Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình: Cả đoàn quân “không mọc tóc”, “dữ oai hùm” lại còn thêm “mắt trừng”. Các anh trở nên khác lạ sau những cơn sốt rét rừng ác liệt, sau những cuộc hành quân vượt “cồn mây, súng ngửi trời”. Đầu không còn tóc, người xanh xao, nhưng người lính vẫn oai phong, vẫn như mang cả hồn thiêng của rừng thẳm.
+ Hào hùng trong ý chí-Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Các anh dâng tuổi thanh xuân cho đất nước không ngại ngần, tiếc nuối. Cái chết rình rập và “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” cũng không cản nổi họ bước ra chiến trường giữ vùng đất biên cương Việt - Lào.
+ Hào hùng ngay trong cái chết:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Người chiến sĩ về với đất trong hoàn cảnh có thể nói là rất buồn. Theo tác giả cho biết thì đồng đội ông ngã xuống, ngay manh chiếu bó thân cũng không có. Nhưng sự ra đi vĩnh viễn đó thật anh hùng. Con sông Mã thay mặt núi sông cất lên lời ai điếu hùng tráng tiễn đưa người chiến sĩ.
+ Hào hoa, mơ mộng và tâm hồn, lãng mạn:
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Tâm hồn phải hết sức hào hoa mới “gởi mộng qua biên giới” và mơ về dáng kiều thơm. Người chiến sĩ đẹp trong giấc mơ đẹp, mơ dáng kiều diễm, thanh lịch, quyến rũ của người thiếu nữ thủ đô. Đối đầu với nhọc nhằn, chết chóc, anh vẫn không quên một dáng hình thanh tú, tỏa hương. Chính dáng hình này sẽ tiếp sức cho anh đi tới. Ta chợt nhớ câu thơ:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
(Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
Tóm lại, tái tạo vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã sử dụng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn cách mạng. Chính cảm quan lãng mạn đã khiến tác giả chú ý đến vẻ đẹp khác thường của đồng đội.
3. Người lính trong Đồng chí:
a. Xuất thân: Là những nông dân mặc áo lính. Các anh ra đi từ làng quê nghèo.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
b. Bối cảnh hoạt động: Các anh cầm súng chờ đợi giặc nơi rừng hoang sương muối. Cảnh ở đây không rõ nét hiểm trở, hoang vu như vùng đất người lính Tây Tiến hiện diện (với dốc, thác, nước lũ, cọp trêu người...).
c. Đặc điểm: Người chiến sĩ dưới ngòi bút Chính Hữu mang vẻ đẹp bình dị. Các anh hiện ra với dáng vẻ:
- Chất phác: Nhớ về quê hương, các anh nhớ về “gian nhà không”, nhớ về “giếng nước gốc đa” rất bình thường, quen thuộc (Còn người lính Tây Tiến nhớ quê hương là nhớ “dáng kiều thơm” có phần mĩ lệ, kiêu sa hơn.
- Lam lũ, thiếu thốn: Trang phục của chiến sĩ thiếu thốn. Hình ảnh thực của người nông dân mặc áo lính: Áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày
Chính Hữu tả hiện thực rõ nét đến từng chi tiết. Quang Dũng cũng nói đến thiếu thốn, gian truân của đồng đội nhưng thơ ông hướng tới vẻ oai hùng của người lính:
Cũng tả căn bệnh sốt rét tác động đến người chiến sĩ, Chính Hữu tả thực:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Còn Quang Dũng nghiêng về tả vẻ khác lạ, khác thường lãng mạn:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Như vậy, bút pháp của Chính Hữu trong Đồng chí là bút pháp hiện thực. Ông chú trọng vẻ đẹp của tình đồng đội – những người chung quân ngũ, cùng lí tưởng chiến đấu. Còn Quang Dũng đã khái quát vẻ đẹp chung của người chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân và hoạt động ở một vùng biên giới xa xăm, nhiều hiểm trở.
Nhìn chung, tuy hai hình tượng người lính này mang những vẻ đẹp khác nhau (nông dân và trí thức, địa bàn hoạt động và quan hệ với nhân vật trữ tình...), nhưng cả hai đã dựng hoàn chỉnh bức chân dung anh bộ đội cụ Hồ trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
ĐẤT NƯỚC (1948-1955)
( NGUYỄN ĐÌNH THI)
Trong phần thứ nhất của bài thơ Đất nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngã đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đoạn thơ cần phân tích thuộc phần thứ nhất trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Trong quá trình phân tích cần làm nổi rõ: Vẻ đẹp gợi cảm của mùa thu Hà Nội, thoáng nét buồn trong khung cảnh biệt li và vẻ đẹp của mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui hòa với niềm tự hào dân tộc của tác giả. Muốn vậy, học sinh không thể bỏ qua nét riêng trong cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước. Chú ý phân tích: cảm xúc thơ, không gian, thời gian, các biện pháp tu từ...
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Từ câu 1 đến câu 3 là khúc dạo đầu của một bản đàn:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Nguyễn Đình Thi cảm nhận về đất nước thân yêu của mình bắt đầu từ buổi sáng tinh khiết của mùa thu. Từ mùa thu nơi núi rừng Việt Bắc kháng chiến, nhà thơ đưa điểm nhìn về “Những ngày thu đã xa”.
2. Lòng tác giả nhớ về mùa thu Hà Nội:
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Nhà thơ miêu tả đúng vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy dưới điểm nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng, buồn lặng lẽ. Không thể vui được khi Hà Nội vẫn còn bóng dáng của quân cướp nước, bán nước. Cho nên:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại.
Trong tình cảm có sự lưu luyến với nếp sống quen thuộc nơi căn nhà, con phố và nỗi nhớ nhung Hà Nội nghìn năm văn hiến. Vì vậy, tuy hình ảnh ngoại hiện là “đầu không ngoảnh lại” nhưng tâm hồn thì không thể không vấn vương:
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
3. Mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
* Ở đây, niềm vui giữa chủ thể và khách thể có sự đồng ứng, cộng hưởng. Nhà thơ đứng giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà cất tiếng reo vui. Nhân vật “tôi” có sự thay đổi. Cái “tôi” của nhà thơ (chủ thể) đã hòa quyện vào cái chung rộng lớn vui tươi (khách thể).
* Đối với nhà thơ, niềm vui được giải phóng như được nhân lên theo cấp số nhân:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngã đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Chú ý phân tích nghệ thuật nhân hóa tu từ và phép điệp.
4. Từ niềm vui lan tỏa không gian, mạch thơ chuyển sang suy tư trên mạch thời gian:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
Đề 2
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Anh hoặc chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đoạn thơ mở đầu phần thứ hai trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Khi nêu cảm nhận cần làm nổi rõ bức tranh đau thương của một vùng quê bị giặc Pháp tàn phá, giày xéo và tâm trạng của người chiến sĩ trên bước quân hành.
Chú ý bình các nghệ thuật, kĩ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh được nhà thơ khéo léo sử dụng.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Hai câu đầu:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
- Qua cách nhìn giàu liên tưởng của nhà thơ, cảnh ở đây vừa thực vừa hư, vừa cụ thể đến mức nhức nhối, vừa có sức khái quát cao: Ráng đỏ buổi chiều chiếu xuống các rãnh cày trên cánh đồng như máu chảy. Dây thép gai quanh đồn giặc trên đồi cao như cào xé bầu trời Tổ quốc.
- Nghệ thuật nhân hóa tu từ, ẩn dụ tu từ độc đáo vừa làm tăng giá trị gợi hình, vừa làm tăng giá trị biểu cảm cho hai câu thơ. Cùng với thán từ “ôi”, lời thơ trở thành lời lên án, tố cáo quân cướp nước sâu sắc.
2. Hai câu sau:
- Đây là tâm trạng của người chiến sĩ trên bước đường hành quân:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
- Chú ý bình các từ “nung nấu”, “bồn chồn”.
3. Đánh giá:
Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
ĐỀ 3
Anh hoặc chị hãy nêu cảm nhận của mình về bốn câu thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Là khổ thơ cuối cùng của bài thơ, nhà thơ miêu tả những hiện tượng thực đã diễn ra trong trận chiến ở Điện Biên Phủ, đồng thời, bày tỏ niềm tự hào mãnh liệt về sự đứng dậy hiên ngang, bất khuất của dân tộc ta.
Chú ý bình sức dồn nén cao độ của khổ thơ, hình tượng thơ, nhịp thơ, sức truyền cảm nghệ thuật sâu xa...
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài thơ, nội dung của từng đoạn thơ trước 4 câu thơ này.
2. Phần thân bài cần làm rõ các ý chính sau:
- Đây là khổ thơ thứ hai sử dụng thể thơ 6 tiếng. Khổ thơ sau tiếng trước là khổ:
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da
như nỗi hờn căm được tích tụ thành khối thuốc nổ để đến khổ thơ kết bài tác giả bộc lộ niềm tự hào mãnh liệt về sự đứng dậy hiên ngang, bất khuất của dân tộc ta.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
- Hai câu thơ có nhịp điệu chắc khỏe, tự tin, bừng bừng khí thế. Nghệ thuật thậm xưng, nhân hóa, so sánh tu từ đã gây được một ấn tượng mạnh mẽ. Vì vậy, một sự thật diễn ra ở chiến dịch Điện Biên Phủ đã được tái hiện.
- Khi tận mắt chứng kiến sự thật ấy, nhà thơ Nguyễn Đình Thi mới tiếp tục khái quát thành một biểu tượng:
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
- “Máu lửa” là hình ảnh hoán dụ tu từ chỉ những đau thương, mất mát, đắng cay, tủi nhục, gian lao, vất vả của nhân dân Việt Nam khi còn sống kiếp nô lệ lầm than.
Riêng câu thơ “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” cũng là một sự thật lịch sử được nhà thơ tái hiện lại khi nhìn các chiến sĩ từ lòng chiến hào nhảy lên xung phong vào đồn giặc.
3. Đánh giá:
Đây là một khổ thơ có sức dồn nén rất cao độ, có sức truyền cảm nghệ thuật cao.
***
TIẾNG HÁT CON TÀU (1960)
( Chế Lan Viên)
Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên):
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm côngđồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về nhà thơ Chế Lan Viên và bài Tiếng hát con tàu, phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung của đoạn thơ ở đề bài.
* Về nghệ thuật: Các thủ pháp xây dựng hình ảnh, lối so sánh, biện pháp trùng điệp, giọng điệu thiết tha, chân thành,...
* Về nội dung:
- Ở khổ thơ đầu: Khát vọng trở về với nhân dân cũng là trở về với ngọn nguồn của sự sống.
- Ở ba khổ thơ còn lại: Nỗi nhớ và lòng biết ơn của nhà thơ về những hi sinh thầm lặng, lớn lao của nhân dân.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Khát vọng trở về với nhân dân cũng là trở về với ngọn nguồn của sự sống( khổ đầu):
* Khổ thơ hàm chứa một tiền giả định. Khi Chế Lan Viên viết: “Con gặp lại nhân dân” nghĩa là giữa nhân vật trữ tình và nhân dân vốn đã có một mối quan hệ nhất định.
* Chuỗi so sánh tu từ hội tụ một ý nghĩa lớn lao: Sự gắn bó không thể chia tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình và nhân dân.
* Thủ pháp nghệ thuật trên còn biểu hiện một sắc thái tình cảm tiềm ẩn, lòng biết ơn vô bờ bến: sự trân trọng, kính yêu vô hạn của nhân vật trữ tình đối với nhân dân.
2. Nỗi nhớ và lòng biết ơn của nhà thơ về những hi sinh thầm lặng, lớn lao của nhân dân (3 khổ còn lại):
* Nhân dân chính là “anh du kích”. Nghệ thuật điệp ngữ “chiếc áo nâu” và điệp cấu trúc cú pháp đã khắc họa sâu sắc tình cảm cao thượng, đẹp đẽ của người chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên cường.
* Nhân dân chính là “em liên lạc”. Nghệ thuật liệt kê “rừng thưa”, “rừng rậm”, “băng”, “chờ”, “sáng”, “chiều”, “bản Na”, “bản Bắc”, “mười năm tròn”, kết hợp với nghệ thuật đối ngữ tương hỗ (rừng thưa em băng >< chiều em qua bản Bắc) có tác dụng khắc họa đậm nét hình ảnh đáng yêu và sự tận tụy hết lòng, công lao không nhỏ của “em liên lạc”.
* Nhân dân chính là “mế”. Nghệ thuật liên tưởng (mế – tóc bạc – hòn máu cắt; đau – thức – nuôi; một mù dài – trọn đời) và nghệ thuật đổi trật tự cú pháp (Năm con đau, mế thức một mùa dài; Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi) đã làm bật lên tình quân dân thắm thiết, sâu nặng, đẹp đến muôn đời.
3. Đánh giá:
* Hơi thơ ở cả 4 khổ thơ cũng như cả bài thơ tràn đi như một khúc tâm tình, đưa chúng ta trở về hoài niệm – hoài niệm về quá khứ tươi đẹp.
* Nhiều câu thơ trong đoạn thơ rất giàu hình ảnh, nhất là cách nhà thơ phối hợp các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức lí trí, khoái cảm thẩm mĩ và nhiều tình cảm khác của độc giả.
Đề 2
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đoạn thơ có sự kết tinh nghệ thuật cao. Việc phân tích phải hướng về tâm điểm: Tình cảm gắn bó của con người với một vùng đất; ý nghĩa lớn lao của tình yêu, tình cảm con người đối với một vùng quê. Từ đó, thấy được vài nét trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên: Sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa trữ tình và anh hùng ca.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Khổ 1: Tình cảm gắn bó của con người với một vùng đất:
Nỗi nhớ Tây Bắc choán đầy cả nỗi nhớ mênh mông:
- Đó là nỗi nhớ cảnh sắc núi rừng Tây Bắc:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Chú ý bình nghệ thuật tiểu đối (Nhớ bản sương giăng >< nhớ đèo mây phủ); điệp cách quãng (nhớ … nhớ) và câu hỏi tu từ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
- Hai câu thơ tiếp theo là một sự khám phá, chiêm nghiệm ra một chân lí phổ quát của tình cảm, của đời sống tâm hồn con người:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Chú ý bình: Nghệ thuật nhân hóa, điệp từ và tương phản: “Khi ta ở >< đất đã hóa tâm hồn).
2. Khổ 2: Ý nghĩa lớn lao của tình yêu, tình cảm con người đối với một vùng quê:
Mạch thơ đột ngột chuyển sang một rung cảm, suy tưởng về tình yêu và đất lạ:
- Nhà thơ đã dùng một chuỗi so sánh tu từ kết hợp với nghệ thuật điệp từ để bày tỏ những triết lí, suy ngẫm về tình yêu qua chính những trải nghiệm của cuộc đời mình.
- Nhà thơ rút ra một chân lí của đời sống, một qui luật của tình cảm:
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
3. Đánh giá:
Đây là đoạn thơ đặc sắc, thể hiện khá đậm nét phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giưa trữ tình và anh hùng ca.
Trích đoạn ĐẤT NƯỚC
(Nguyễn Khoa Điềm)
Đề 1
Đề 57: Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Đất Nước (trường ca Mặt đường khát vọng) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
(…) Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
DÀN Ý
A. Mở bài:
- Đất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt là trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn chống Mĩ là Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của mình về đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng. Đoạn thơ (hai mươi chín dòng thơ đầu) có thể xem như một số định nghĩa về đất nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động, đầy gợi cảm, với giọng thơ sôi nổi, thiết tha.
- Chuyển ý.
B. Thân bài:
Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những liên tưởng kì thú. Ý nghĩa về đất nước được nhà thơ diễn đạt qua chiều dài thời gian – đất nước đã có từ lâu đời – và qua chiều rộng của không gian – đất nước là cội nguồn của dân tộc.
I. Đất nước đã có từ lâu đời :
Không định nghĩa bằng những sử liệu, những khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã giúp ta cảm nhận ý nghĩa đất nước bằng những điều thật cụ thể, thân thuộc, bình dị :
1. Đất nước có từ ngày đó qua những câu chuyện dân gian của dân tộc với những thần thoại, truyền thuyết, cổ tích như Sự tích trầu cau, Thánh Gióng... :
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Sự tích trầu cau biểu hiện tình nghĩa vợ chồng gắn bó thủy chung. Truyện Thánh Gióng thể hiện tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ thời dựng nước. Qua lời kể của người mẹ thân yêu, tuổi thơ ta thấm đượm những tình cảm đầu đời về đất nước thân thương.
2. Đất nước còn gắn với những thuần phong mĩ tục: Hình ảnh Tóc mẹ thì bới sau đầu (với vị ngữ được nhấn mạnh bằng trợ từ ngữ khí thì) thể hiện lòng tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc, không bao giờ bị mai một, dù phải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc.
3. Đất nước cũng được nhận chân từ lối sống giàu tình nặng nghĩa:
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
(Lấy ý từ câu ca dao : Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau
4. Đất nước cũng được nhận chân từ ngôn ngữ. Gần gũi nhất là mái nhà che mưa trú nắng (Cái kèo, cái cột thành tên) đến quy trình làm ra hạt gạo – hạt ngọc nuôi sống con người:
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó ..
5. Ý thơ chợt quay về cuộc sống đời thường gắn bó với mỗi con người:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đó cũng là nơi khắc ghi những kỉ niệm thơ mộng tuyệt vời :
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
6. Đất nước còn là không gian mĩ lệ, hùng vĩ qua cách khắc hoạ của ca dao- dân ca: Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”/ Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
II. Đất nước là cội nguồn của dân tộc:
1. Cùng với thời gian đằng đẳng, hình ảnh đất nước còn trải rộng trong không gian mênh mông, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng dân Việt từ thuở sơ khai, qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”:Đất là nơi Chim về/ Nước là nơi Rồng ở/ Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
2. Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: Những ai đã khuất/ Những ai bây giờ, và Con cháu chuyện mai sau
Tất cả đều ý thức sâu sắc về nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc- Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ- để đoàn kết thành một khối, cùng vun đắp cho “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
C. Kết bài:
Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn thơ trên, đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước.
Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.
ĐỀ 2
Một đoạn trong trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…
Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân dân của Nguyễn Khoa Điềm.
A. YÊU CẦU:
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân là tư tưởng cơ bản, điểm quy tụ mọi cách nhìn về đất nước, cũng là đóng góp của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu sắc thêm ý niệm về đất nước của thơ chống Mĩ cứu nước và làm sâu sắc thêm nhận thức về Nhân dân, Đất Nước. Qua việc phân tích đoạn thơ trên, bài làm phải làm bật tư tưởng Đất Nước của nhân dân của nhà thơ.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Ở đoạn thơ trên, Đất Nước được quy tụ bằng một loạt những hình ảnh, những hiện tượng, những địa danh, những danh nhân… mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nhận ra: Hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, voi Hùng Vương, ngựa Thánh Gióng, núi Bút, non Nghiêng, vịnh Hạ Long hay những địa phương mang tên những Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ôn thi tốt nghiệp Văn 12 - HOT.doc