Việc xây dựng một hàm T tổng quát như trên trong mọi trường hợp của
thuật toán là một việc rất khó khăn, nhiều lúc không thể thực hiện được.
Chính vì vậy mà người ta chỉ xây dựng hàm T cho một số trường hợp đáng
chú ý nhất của thuật toán, thường là trường hợp tốt nhấtvàxấu nhất.
Chúng ta trở lại ví dụ về thuật toán tìm hộp nặng nhất trong n hộp cho
trước, nhưng lần này ta làm việc trên một thể hiện khác của vấn đề. Ðây là
một thuật toán tương đối đơn giản nên chúng ta có thể tiến hành phân tích
được độ phức tạp. Trước khi phân tích độ phức tạp, ta nhắc lại đôi điều về
thuật toán này.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pascal - Độ phức tạp của thuật toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. ĐỘ PHỨC TẠP CỦA THUẬT TOÁN
Một chương trình máy tính thường được cài đặt dựa trên một thuật toán
đúng để giải quyết bài toán hay vấn đề. Tuy nhiên, ngay cả khi thuật toán
đúng, chương trình vẫn có thể không sử dụng được đối với một dữ liệu đầu
vào nào đó vì thời gian để cho ra kết quả là quá lâu hoặc sử dụng quá nhiều
bộ nhớ (vượt quá khả năng đáp ứng của máy tính).
Khi tiến hành phân tích thuật toán nghĩa là chúng ta tìm ra một đánh giá
về thời gian và "không gian" cần thiết để thực hiện thuật toán. Không gian ở
đây được hiểu là các yêu cầu về bộ nhớ, thiết bị lưu trữ, ... của máy tính để
thuật toán có thể làm việc. Việc xem xét về không gian của thuật toán phụ
thuộc phần lớn vào cách tổ chức dữ liệu của thuật toán. Trong phần này, khi
nói đến độ phức tạp của thuật toán, chúng ta chỉ đề cập đến những đánh giá
về mặt thời gian mà thôi.
Phân tích thuật toán là một công việc rất khó khăn, đòi hỏi phải có những
hiểu biết sâu sắc về thuật toán và nhiều kiến thức toán học khác. Ðây là công
việc mà không phải bất cứ người nào cũng làm được. Rất may mắn là các
nhà toán học đã phân tích cho chúng ta độ phức tạp của hầu hết các thuật
toán cơ sở (sắp xếp, tìm kiếm, các thuật toán số học, ...). Chính vì vậy,
nhiệm vụ còn lại của chúng ta là hiểu được các khái niệm liên quan đến độ
phức tạp của thuật toán.
Ðánh giá về thời gian của thuật toán không phải là xác định thời gian
tuyệt đối (chạy thuật toán mất bao nhiêu giây, bao nhiêu phút,...) để thực
hiện thuật toán mà là xác định mối liên quan giữa dữ liệu đầu vào (input) của
thuật toán và chi phí (số thao tác, số phép tính cộng,trừ, nhân, chia, rút
căn,...) để thực hiện thuật toán. Sở dĩ người ta không quan tâm đến thời gian
tuyệt đối của thuật toán vì yếu tố này phụ thuộc vào tốc độ của máy tính, mà
các máy tính khác nhau thì có tốc độ rất khác nhau. Một cách tổng quát, chi
phí thực hiện thuật toán là một hàm số phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào :T =
f(input)
Tuy vậy, khi phân tích thuật toán, người ta thường chỉ chú ý đến mối liên
quan giữa độ lớn của dữ liệu đầu vào và chi phí. Trong các thuật toán, độ
lớn của dữ liệu đầu vào thường được thể hiện bằng một con số nguyên n.
Chẳng hạn : sắp xếp n con số nguyên, tìm con số lớn nhất trong n số, tính
điểm trung bình của n học sinh, ... Lúc này, người ta thể hiện chi phí thực
hiện thuật toán bằng một hàm số phụ thuộc vào n :
T = f(n)
Việc xây dựng một hàm T tổng quát như trên trong mọi trường hợp của
thuật toán là một việc rất khó khăn, nhiều lúc không thể thực hiện được.
Chính vì vậy mà người ta chỉ xây dựng hàm T cho một số trường hợp đáng
chú ý nhất của thuật toán, thường là trường hợp tốt nhất và xấu nhất.
Chúng ta trở lại ví dụ về thuật toán tìm hộp nặng nhất trong n hộp cho
trước, nhưng lần này ta làm việc trên một thể hiện khác của vấn đề. Ðây là
một thuật toán tương đối đơn giản nên chúng ta có thể tiến hành phân tích
được độ phức tạp. Trước khi phân tích độ phức tạp, ta nhắc lại đôi điều về
thuật toán này.
Tìm số lớn nhất trong một dãy số
Bài toán : Cho một dãy số a có n phần tử a1, a2, ...an. Hãy xây dựng thuật
toán để tìm con số lớn nhất trong dãy a.
Nhận xét
1. Nếu dãy chỉ có 1 phần tử thì phần tử đó là số lớn nhất.
2. Giả sử dãy có n phần tử và ta đã xác định được phần tử lớn nhất là amax .
Nếu bổ sung thêm phần tử thứ an+1 vào dãy mà an+1 > amax thì an+1 chính
là phần tử lớn nhất của dãy có n+1 phần tử. Trường hợp ngược lại, nghĩa là
an+1 £ amax thì amax vẫn là phần tử lớn nhất của dãy có n+1 phần tử.
Thuật toán
1. Ghi nhớ amax = a1.
2. i = 2.
3. Nếu (i £ n) thì thực hiện các bước sau, ngược lại sang bước 5.
3.1. Nếu (ai > amax ) thì
3.1.1. Ghi nhớ amax = ai .
3.2. Tăng i lên 1.
4. Trở lại bước 3.
5. Phần tử lớn nhất dãy a chính là amax .Kết thúc.
Trong thuật toán trên, để đơn giản, ta chỉ xem chi phí là số lần so sánh ở
bước 3.1 và số lần "ghi nhớ" trong bước 3.1.1. Trường hợp tốt nhất của thuật
toán này xảy ra khi con số lớn nhất nằm đầu dãy (amax= a1); trường hợp xấu
nhất xảy ra khi con số lớn nhất nằm ở cuối dãy (amax=an) và dãy được sắp
xếp theo thứ tự tăng dần.
Dựa theo sơ đồ khối của thuật toán, ta nhận thấy rằng, trong mọi trường hợp
của bài toán, phép "ghi nhớ" ở bước 3.1 luôn được thực hiện và số lần thực
hiện là n-1 (ứng với việc xét từ phần tử a2 đến an). Ta gọi đây là chi phí cố
định hoặc bất biến của thuật toán.
Trường hợp tốt nhất : do amax = a1 suy ra, với mọi i ³ 2, ai< amax. Do đó,
điều kiện ai>amax ở bước 3.1 luôn không thỏa nên bước 3.1.1 không bao giờ
được thực hiện. Như vậy, chi phí chung cho trường hợp này chính là chi phí
cố định của bài toán. T = f(n) = n-1
Trường hợp xấu nhất :
Ta có : với mọi i>1, ai-1< ai (do định nghĩa dãy được sắp xếp tăng dần)
nên điều kiện ai>amax ở bước 3.1 luôn thỏa, bước 3.1.1 luôn được thực hiện.
Như vậy, ngoài chi phí chung là n-1 phép so sánh, ta cần phải dùng thêm n-1
phép "ghi nhớ" ở bước 3.1.1. Như vậy, tổng chi phí của trường hợp này là
T = f(n) = 2(n-1)=2n-2
Ðịnh nghĩa
Cho hai hàm f và g có miền xác định trong tập số tự nhiên . Ta viết
f(n) = O(g(n))
và nói f(n) có cấp cao nhất là g(n) khi tồn tại hằng số C và k sao cho
| f(n) | £ C.g(n) với mọi n > k
Tuy chi phí của thuật toán trong trường hợp tốt nhất và xấu nhất có thể
nói lên nhiều điều nhưng vẫn chưa đưa ra được một hình dung tốt nhất
về độ phức tạp của thuật toán. Ðể có thể hình dung chính xác về độ phức tạp
của thuật toán, ta xét đến một yếu tố khác là độ tăng của chi phí khi độ lớn n
của dữ liệu đầu vào tăng.
Theo định nghĩa ở trên, ta nhận thấy chi phí thấp nhất và lớn nhất của
thuật toán tìm số lớn nhất đều bị chặn bởi O(n) (tồn tại hằng số C=10, k=1
để 2n-2 1).
Một cách tổng quát, nếu hàm chi phí của thuật toán (xét trong một trường
hợp nào đó) bị chặn bởi O(f(n)) thì ta nói rằng thuật toán có độ phức tạp là
O(f(n)) trong trường hợp đó.
Như vậy, thuật toán tìm số lớn nhất có độ phức tạp trong trường hợp tốt
nhất và xấu nhất đều là O(n). Người ta gọi các thuật toán có độ phức tạp
O(n) là các thuật toán có độ phức tạp tuyến tính.
Sau đây là một số "thước đo" độ phức tạp của thuật toán được sử dụng
rộng rãi. Các độ phức tạp được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Nghĩa là một
bài toán có độ phức tạp O(nk) sẽ phức tạp hơn bài toán có độ phức tạp O(n)
hoặc O(logan).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_6192.pdf