Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xây dựng VINACONEX No7

 

Phần I: cơ sở lý luận về phân tích tài chính. 1

I. Một số khái niệm. 1

1.1 Phân tích tài chính là gì? 1

1.2 Lịch sử hình thành phân tích tài chính. 2

1.3 Tại sao phải phân tích tài chính. 3

1.4 ý nghĩa của phân tích tài chính 4

II. Nội dung và một số phương pháp phân tích tài chính. 5

2.1 Nội dung của phân tích tài chính. 5

2.2 Tài liệu dùng để phân tích tài chính. 13

2.3 Các phương pháp dùng để phân tích tài chính. 15

B 16

B - A 16

Phần II: phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xây dựng VINACONEX No7. 18

I. Giới thiệu công ty cổ phần xây dựng số 7 (VINACONEX No 7) 18

1.1 Lịch sử hình thành công ty. 18

1.2 Một số ngành nghề công ty kinh doanh. 18

II. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần VINACONEX No7. 20

2.1. Phân tích chung. 20

2.2. Phân tích xu hướng và triển vọng phát triển của công ty. 27

2.3 Phân tích tình hình tài chính trong năm qua. 39

2.4. Phân tích kết cấu giá trị và biến động kết cấu giá trị của công ty. 46

III. Phân tích các chỉ số tài chính của công ty cổ phần VINACONEX No7. 53

3.1 Phân tích nhóm các tỷ số về khả năng thanh toán. 53

STT 55

3.2 Phân tích nhóm các tỷ số về cơ cấu tài chính. 57

STT 65

3.3 Phân tích nhóm các tỷ số về khả năng hoạt động. 65

3.4 Phân tích nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời. 71

Phần III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 7 (VINACONEX No7). 77

I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty. 77

Những thành tựu: 77

Những khó khăn: 77

II. Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính: 77

2.1 Biện pháp cải thiện công tác quản lý tài chính. 77

2.2 Biện pháp thu hồi nợ và thanh toán nợ. 81

2.3 Biện pháp giảm tồn đọng hàng tồn kho. 83

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xây dựng VINACONEX No7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II.2.1 : Tình hình tăng giảm tài sản trong 4 năm (năm 2002 đến năm 2005) Về hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta cũng tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất thông qua bảng II.2.3. Bảng II.2.3: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm (từ năm 2003 đến năm 2005). Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2004 Năm 2003 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 79,694,043,219 102,058,984,674 90,330,255,729 2. Các khoản giảm trừ. 0 0 0 3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV. 79,694,043,219 102,058,984,674 90,330,255,729 4. Giá vốn hàng bán. 69,001,845,267 90,821,965,130 79,476,377,678 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV. 10,692,197,952 11,237,019,544 10,853,878,051 6. Doanh thu hoạt động tài chính. 19,372,945 41,720,476 38,012,221 7. Chi phí tài chính. 4,072,246,389 3,460,150,247 2,695,706,323 8. Chi phí bán hàng. 25,535,000 0 0 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 4,182,907,534 4,463,017,859 4,039,357,527 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 2,430,881,974 3,355,571,914 4,156,826,422 11. Thu nhập khác. 8,490,415 316,875,835 223,911 12. Chi phí khác. 9,001 100,192,283 48,696,127 13. Lợi nhuận khác. 8,481,414 216,683,552 (48,472,216) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. 2,439,363,388 3,572,255,466 4,108,354,206 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp. 386,449,075 383,826,528 0 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,052,914,313 3,188,428,938 4,108,354,206 * Nhận xét: Ta thấy rõ ràng là doanh thu của doanh nghiệp giảm sút trầm trọng trong năm 2005, nó không chỉ thấp hơn so với năm ngoài mà còn thấp hơn so với năm 2003. Nếu ta là người lạc quan, khi ta nhìn vào kết quả của các năm trước đó và số lượng các công trình công ty sẽ hoàn thành trong năm nay, ta có thể tưởng tượng năm 2005 sẽ là một năm khởi sắc, doanh thu ước đạt khoảng 120 tỷ đồng VN. Thực tế hoàn toàn khác hẳn, doanh thu chỉ đạt được 79.69 tỷ, thấp hơn năm 2003 (90.33 tỷ đồng) là 10.64 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu năm 2004 cao nhất, đến 102.06 tỷ đồng, hơn năm 2003 11.73 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu năm 2005 thấp hơn năm 2004 một lượng là 22.37 tỷ đồng (đạt hơn 78% so với cùng kỳ năm 2004). Giá vốn hàng bán biến động theo doanh thu. Năm 2003, giá vốn hàng bán là 79.48 tỷ đồng. Đến năm 2004, giá vốn hàng bán tăng lên 90.82 tỷ đồng, hơn năm 2003 là 11.34 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn hàng bán năm 2005 chỉ dừng ở mức 69 tỷ đồng, giảm 10.48 tỷ đồng so với năm 2003. Nếu so sánh tỷ số giữa giá vốn hàng bán và doanh thu qua các năm, ta thấy năm 2005, tỷ lệ này thấp hơn so với năm 2003 và năm 2004. Vậy mà doanh thu vẫn thấp hơn so với các năm trước đó, điều này chỉ có thể giải thích là do doanh nghiệp không còn có nhiều công trình để thi công hoặc các công trình đã thi công nhưng vì lý do nào đó chưa chịu trả tiền cho công ty. Mà cũng có thể đây là chiến lược hoạt động của công ty, do công ty nhận thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịnh vụ trong năm đã tương đương với các năm trước, doanh nghiệp đã đạt được chỉ tiêu đề ra nên không cần tìm kiếm công trình mới, chỉ tập trung vào các ngành kinh doanh khác của mình trong chiến lược mở rộng ngành nghề kinh doanh. Lợi nhuận gộp biến động không nhiều như doanh thu. Năm 2003, lợi nhuận gộp là 10.85 tỷ đồng. Năm 2004, lợi nhuận gộp tăng lên 11.24 tỷ đồng, tăng thêm 0.39 tỷ đồng. Đến năm 2005, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 10.69 tỷ đồng, giảm 0.16 tỷ đồng so với năm 2003. Đầu tư tài chính của công ty chủ yếu là đầu tư liên doanh liên kết. Doanh thu tài chính trong năm vừa rồi không bằng mấy năm trước đó (đạt 19.37 triệu đồng trong khi năm 2004 là 41.72 triệu đồng và năm 2003 là 38 triệu đồng), trong khi chi tài chính vẫn tăng (tương ứng các năm 2003, 2004, 2005 là 2.7 tỷ đồng, 3.46 tỷ đồng và 4.07 tỷ đồng), điều này chỉ có thể là hoạt động đầu tư tài chính của công ty hoàn toàn không có hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu lại tình hình của mình. Chi phí bán hàng phát sinh trong năm 2005 trong khi 2 năm trước đó không hề có chi phí này. Tuy nhiên, chi phí này không lớn lắm, chỉ khoảng 20.5 triệu đồng. Chi phí quản lý biến động không nhiều, dao động trong khoảng từ 4 đến 4.5 tỷ đồng. Năm 2003, chi phí quản lý đạt 4.04 tỷ đồng. Đến năm 2004, chi phí quản lý tăng lên 4.46 tỷ đồng, hơn 0.42 tỷ đồng. Năm 2005, chi phí quản lý là 4.18 tỷ đồng, giảm so với năm 2004 nhưng vẫn cao hơn năm 2003 là 0.14 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần giảm dần qua các năm. Mỗi năm giảm khoảng 0.8 tỷ đồng. Năm 2003, lợi nhuận thuần là 4.16 tỷ đồng thì năm 2004, lợi nhuận thuần giảm còn 3.36 tỷ đồng. Năm 2005 giảm còn 2.43 tỷ đồng. Lợi nhuận khác biến động lớn. Năm 2003, lợi nhuận khác âm một lượng là 48.47 triệu đồng. Năm 2004, lợi nhuận khác tăng lên 216.68 triệu đồng. Năm 2005, lợi nhuận khác giảm chỉ còn 8.48 triệu đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế giảm theo từng năm. Năm 2003, tổng lợi nhuận trước thuế là 4.11 tỷ đồng. Đến năm 2004, tổng lợi nhuận trước thuế giảm còn 3.57 tỷ đồng, giảm mất 0.54 tỷ đồng. Năm 2005, tổng lợi nhuận trước thuế chỉ còn 2.44 tỷ đồng, giảm 1.67 tỷ đồng so với năm 2003. Thuế thu nhập năm 2003 được miễn, năm 2004 và năm 2005 khoảng hơn 380 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm theo từng năm. Năm 2003 là 4.11 tỷ đồng, năm 2004 còn 3.19 tỷ đồng, giảm 0.92 tỷ đồng. Năm 2005, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 2.05 tỷ đồng, giảm 2.06 tỷ đồng so với năm 2003 (giảm bằng một nửa so với năm 2003). * Nguyên nhân Doanh thu phụ thuộc số lượng công trình thi công và giá trị từng công trình. Nguyên nhân giảm sút số lượng công trình trong năm 2005 đã được trình bày ở phần trước (phần II.2.1) Về giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán là giá trị xây dựng công trình, nó bao gồm 4 chi phí chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí chung và chi phí máy thi công. Giá vốn hàng bán quyết định doanh thu của công ty, nhưng giá vốn hàng bán lại phụ thuộc vào từng công trình. Chỉ có những công trình nào đã được hoàn thành, đã được kiểm tra và nghiệp thu, được thanh toán thì mới có giá vốn hàng bán. Năm 2005, số lượng công trình là ít nhất so với các năm trước, do vậy giá vốn hàng bán cũng ít hơn các năm trước. Lợi nhuận gộp là phần chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán. Mà doanh thu được tính theo công thức: DT = K * GVHB Trong đó, K là một hệ số đã được bộ xây dựng quy định từ trước. Do vậy, tổng doanh thu hay tổng lợi nhuận gộp được quyết định bởi số lượng công trình. Năm 2005, số lượng công trình thấp nhất nên tổng lợi nhuận gộp của năm đó cũng phải thấp nhất. Đầu tư tài chính: các hoạt động của công ty trong lĩnh vực này chủ yếu là góp vốn đầu tư hay mua cổ phần của công ty khác. Việc quyết định góp vốn đầu tư hay mua cổ phần của công ty khác đều có sự chỉ đạo của tổng công ty. Trong 3 năm gần đây, đầu tư tà chính hoạt động mạnh. Chi phí đầu tư liên tục tăng. Các năm trước, chi phí tài chính chủ yếu là các chi phí mua như mua trái phiếu, cổ phiếu... trong năm 2004 và 2005, chi phí này lại là chi phí bán. Công ty bán các trái phiếu, cổ phiếu để lấy tiền đầu tư cho nhà máy kính. Doanh thu tài chính năm 2005 thấp vì các nguồn thu từ tài chính đã được bán đi, chẳng còn bao nhiêu. Chi phí quản lý biến động không nhiều do các hoạt động quản lý không có biến động máy. Chi phí này hầu như không chịu tác động của số lượng các công trình. Nó chỉ chịu sự tác động từ các hoạt động cắt giảm hay mở rộng hoạt động quản lý của công ty. Lợi nhuận khác hay còn gọi là lợi nhuận bất thường, đây là khoản lợi nhuận công ty khó kiểm soát vì nó phát sinh trong quá trình hoạt động.. Lợi nhuận trước thuế giảm vì lợi nhuận gộp hầu như không biến động trong khi tổng các chi phí có xu hướng tăng. Thuế thu nhập năm 2003 được miễn. Năm 2004 và năm 2005 chịu mức thuế 28% nhưng được hưởng miễn giảm thuế 50%. Thuế thu nhập chỉ đánh vào mức thu nhập chịu thuế. Tổng mức thu nhập chịu thuế được tính toàn công ty, tức là tính tất cả các ngành kinh doanh của công ty. Lợi nhuận trước thuế giảm, thuế thu nhập tăng, đương nhiên lợi nhuận sau thuế phải giảm. Tóm lại, qua quá trình phân tích ở trên, ta nhận thấy ở doanh nghiệp hiện nay có một số đặc điểm sau: Doanh nghiệp hiện tại đang gặp một vài rắc rối về tài chính, lợi nhuận hàng năm đang giảm, một phần do thuế thu nhập doanh nghiệp bắt đầu phải nộp (từ năm 2004). Thị trường xây dựng đang ngày càng có nhiều đối thủ , miếng bánh không còn đủ cho nhiều người. Doanh nghiệp đang tìm một hướng đi mới cho mình thay vì cứ tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Nợ sẽ là một vấn đề rắc rối của doanh nghiệp trong tương lai. Xu hướng phát triển của doanh nghiệp sẽ là tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mở rộng hoạt động sản xuất sang lĩnh vực khác ngoài xây dựng, lợi dụng sự miễn giảm thuế thu nhập cho các công ty mới hoạt động để tìm kiếm lợi nhuận. Tình hình hoạt động trong 3 năm (từ năm 2003 đến năm 2005 được trình bày trong hình II.2.2. Lợi nhuận trong 3 năm (từ năm 2003 đến năm 2005) được trình bày trong hình II.2.3. Hình II.2.2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm (năm 2003 đến năm 2005). Hình II.2.3 : Lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm qua. 2.3 Phân tích tình hình tài chính trong năm qua. Tài sản và nguồn vốn. Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, ta chỉ xét đến tình hình tài chính của công ty trong năm vừa qua (năm 2005). Bảng cân đối kế toán dạng so sánh được trình bày ở bảng II.2.4 cho ta hình dung tình hình tài chính của năm 2005 so với năm 2004. * Nhận xét Tài sản Về tài sản ngắn hạn, tăng hơn 8.4 tỷ đồng VN, đạt 107% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng hơn 3.6 tỷ đồng VN, đạt 269% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng tăng chủ yếu diễn ra ở tài khoản 112, tài khoản tiền gửi ngân hàng. Hàng tồn kho tăng hơn 7 tỷ đồng VN, tăng 206% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng tồn kho đều là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Các khoản phải thu tăng hơn 1 tỷ đồng VN, đạt 101% (xem bảng II.2.5). Tài sản ngắn hạn khác không còn. Bảng II.2.4: Bảng cân đối kế toán dạng so sánh. Đơn vị: đồng Khoản mục 2005 2004 ▲ % ▲ Tỷ lệ năm TàI sản A. Tài sản ngắn hạn 121,702,284,055 113,217,747,868 8,484,536,187 0.07 1.07 I. Tiền. 5,749,435,957 2,138,297,598 3,611,138,359 1.69 2.69 II. Các khoản đầu tư TC NH 0 0 0 III. Các khoản phải thu. 102,282,118,671 104,448,582,484 1,026,837,471 0.01 1.01 IV. Hàng tồn kho. 13,670,729,427 6,630,867,786 7,039,861,641 1.06 2.06 V. Tài sản ngắn hạn khác. 0 0 0 B. Tài sản dài hạn 6,980,253,823 7,281,482,525 (301,228,702) (0.04) 0.96 I. Các khoản phải thu dài hạn. 0 0 0 0 0 II. Tài sản cố định. 2,738,345,307 4,020,079,652 (1,281,734,345) (0.32) 0.68 III. Bất động sản đầu tư. 0 0 0 IV. Các khoản đầu tư TC DH 1,720,476,484 845,000,000 875,476,484 1.04 2.04 V. Tài sản dài hạn khác. 2,521,432,032 2,416,402,873 105,029,159 0.04 1.04 Tổng tài sản. 128,682,537,878 120,499,230,393 8,183,307,485 0.07 1.07 Nguồn vốn A. Nợ phải trả. 116,843,547,525 109,178,781,834 7,664,765,691 0.07 1.07 I. Nợ ngắn hạn 108,205,845,236 95,603,712,545 12,602,132,691 0.13 1.13 II. Nợ dài hạn. 8,637,702,289 13,575,069,289 (4,937,367,000) (0.36) 0.64 B. Vốn chủ sở hữu. 11,838,990,353 11,320,448,559 518,541,794 0.05 1.05 I. Vốn chủ sở hữu. 11,815,156,913 11,221,355,479 593,801,434 0.05 1.05 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác. 23,833,440 99,093,080 (75,259,640) (0.76) 0.24 Tổng nguồn vốn 128,682,537,878 120,499,230,393 8,183,307,485 0.07 1.07 Bảng II.2.5: Chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn Đơn vị: đồng 2005 2004 Chênh lệch Phải thu khách hàng 75,357,886,965 73,422,199,753 1,935,687,212 Trả trước cho người bán 0 0 0 Phải thu nội bộ 25,665,295,503 26,206,778,264 (541,482,761) Phải thu theo tiến độ hợp đồng XD 0 0 0 Các khoản phải thu khác 1,258,936,203 4,819,604,467 (3,560,668,264) Tạm ứng 1,196,898,708 3,193,301,284 (1,996,402,576) Phải thu khác 62,037,495 1,626,303,183 (1,564,265,688) Dự phòng phải thu khó đòi 0 0 0 Giá trị thuần của phải thu thương mại và phải thu khác 0 0 0 Tổng 102,282,118,671 104,448,582,484 (2,166,463,813) Việc tăng tài sản ngắn hạn trong năm qua do doanh nghiệp có sự gia tăng về quá trình sản xuất kinh doanh (Tức là gia tăng về lượng). Về tài sản dài hạn, có sự xụt giảm, doanh nghiệp chỉ đạt được 96 % so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do là do có sự biến động trong cơ cấu của tài sản dài hạn. Các khoản phải thu dài hạn đã được thanh toán hết, các tài sản cố định được điều chuyển sang các hoạt động khác (không còn chịu sự quản lý của lĩnh vực xây dựng) và được khấu hao dần. Hai khoản này giảm khoảng 3.7 tỷ đồng VN. Các khoản như đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác có tăng nhưng chỉ đạt khoảng 3.4 tỷ đồng VN. Do vậy mà tổng giá trị tài sản dài hạn của công ty chỉ đạt được 96% so với cùng kỳ năm ngoái (giảm 300 triệu đồng). Tổng hợp cả hai loại tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn ta thấy năm qua, công ty tăng gần 8.2 tỷ đồng VN, đạt 107% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn vốn. Về các khoản nợ phải trả, doanh nghiệp nợ bên ngoài hơn 7.6 tỷ đồng VN. Trong đó, các khoản nợ ngắn hạn tăng 12.6 tỷ đồng VN, tăng 113% so với cùng kỳ năm ngoái. Các khoản nợ dài hạn một phần được chuyển thành nợ ngắn hạn, do vậy mà giảm đi gần 5 tỷ đồng VN. Vốn chủ sở hữu tăng hơn 500 triệu đồng VN, tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng hợp các khoản nợ và vốn chủ, nguồn vốn tăng hơn 8 tỷ, tăng 107% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu ta chú ý đến bảng II.2.5 một chút, ta sẽ thấy các khoản nợ gần bằng với tàI sản ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty dùng tất cả các khoản nợ của cho hoạt động sản xuất kinh doanh. * Nguyên nhân. Nguyên nhân của sự gia tăng tài sản hay nguồn vốn là do sự gia tăng của các khoản mục con trong tài sản và nguồn vốn. Sự gia tăng này tập trung vào khoản mục tài sản ngắn hạn trong tài sản và khoản mục nợ ngắn hạn trong nguồn vốn. Sự gia tăng này chủ yếu do công ty đă tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng cách đi vay ngắn hạn để thi công công trình. Để có thể duy trì và mở rộng hoạt động của mình, công ty đã đi vay ngân hàng. Tất cả các khoản vay đều là nợ ngắn hạn. Ngoài ra, công ty buộc phải nợ tiền hàng của nhà cung cấp. Đây cũng là các khoản nợ ngắn hạn, nó làm gia tăng các khoản nợ ngắn hạn trong nguồn vốn. Các khoản nợ ngắn hạn phát sinh do công ty tập trung vốn cho nhà máy kính, không còn vốn để có thể tiến hành các hoạt động xây dựng cho các công trình theo hợp đồng. Công ty buộc phải vay ngắn hạn ngân hàng hay nợ tiền nguyên vật liệu để có thể đảm bảo tiến độ công trình thi công. Vay tiền ngân hàng, tức là làm cho tiền trong khoản mục tiền và các khoản tương đương tăng lên, làm tăng tài sản ngắn hạn. Các khoản phải thu gia tăng do các công trình được hoàn thành nhưng chưa được thanh toán (đã được nghiệm thu và bàn giao) vì một lý do nào đó. Các công trình trong năm vừa qua đều được tập trung xây dựng vào nửa cuối năm 2005, do vậy, thời điểm hoàn thành sẽ rơi vào cuối năm. Năm 2004, số lượng công trình nhiều hơn năm 2005 nhưng các khoản phải thu ít hơn vì có nhiều các công trình đã được hoàn thành trước quý 4 của năm nên đã được thanh toán. Giá trị các công trình còn lại, chưa được thanh toán ít hơn năm 2005, do vậy mà khoản phải thu ít hơn năm 2005. Hàng tồn kho gia tăng do có quá nhiều công trình được thực hiện vào nửa cuối năm 2005. Một số công trình không kịp tiến độ hoặc hoàn thành vào những ngày cuối cùng của năm nên không được nghiệm thu, những công trình này trở thành hàng tồn kho của công ty. Những nguyên nhân trên đã làm tăng tài sản hay nguồn vốn của công ty. Một số các khoản mục khác có sự tăng hoặc giảm nhưng không đáng kể, nó không ảnh hưởng nhiều đến tài sản và nguồn vốn của công ty. Hoạt động sản xuât kinh doanh. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 được trình bày trong bảng II.2.6. * Nhận xét Doanh thu về bán hàng chiếm đến 99% tổng doanh thu. Năm qua, doanh thu về cung cấp dịch vụ tăng đột biến, tư 29 triệu năm 2004 lên 645 triệu vào năm 2005, tăng 22.4 lần. Bảng II.2.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 2005 2004 p p/2004 % 1. Doanh thu BH & DV 79,694,043,219 102,058,984,674 (22,364,941,455) (21.91) 78 2. Các khoản giảm trừ. 0 0 0 3. Doanh thu thuần về BH & DV 79,694,043,219 102,058,984,674 (22,364,941,455) (21.91) 78 4. Giá vốn hàng bán. 69,001,845,267 90,821,965,130 (21,820,119,863) (24.03) 76 5. Lợi nhuận gộp về BH & DV 10,692,197,952 11,237,019,544 (544,821,592) (4.85) 95 6. Doanh thu hoạt động tài chính. 19,372,945 41,720,476 (22,347,531) (53.56) 46 7. Chi phí tài chính. 4,072,246,389 3,460,150,247 612,096,142 17.69 118 8. Chi phí bán hàng. 25,535,000 0 25,535,000 9. Chi phí quản lý DN 4,182,907,534 4,463,017,859 (280,110,325) (6.28) 94 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD. 2,430,881,974 3,355,571,914 (924,689,940) (27.56) 72 11. Thu nhập khác. 8,490,415 316,875,835 (308,385,420) (97.32) 03 12. Chi phí khác. 9,001 100,192,283 (100,183,282) (99.99) 00 13. Lợi nhuận khác. 8,481,414 216,683,552 (208,202,138) (96.09) 04 14. Tổng lợi nhuận trước thuế. 2,439,363,388 3,572,255,466 (1,132,892,078) (31.71) 68 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp. 386,449,075 383,826,528 2,622,547 0.68 101 16. Lợi nhuận sau thuế. 2,052,914,313 3,188,428,938 (1,135,514,625) (35.61) 64 Do công ty là công ty xây dựng, chỉ chuyên nhận thầu các công trình về xây, do vậy mà không có các khoản giảm trừ. Trong các năm qua, các khoản giảm trừ luôn luôn bằng không. Doanh thu thuần năm qua giảm hơn 22.4 tỷ đồng VN, đạt 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán (xem bảng II.2.7)giảm 21.8 tỷ đồng VN, đạt 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán cùng giảm nhưng doanh thu thuần giảm nhiều hơn giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp của công ty cũng giảm đi một lượng là 544 triệu đồng VN, tức là chỉ đạt được 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi tiết về giá vốn hàng bán được trình bày trong bảng II.2.7. Bảng II.2.7: Chi tiết về giá vốn hàng bán Đơn vị: đồng Giá vốn hàng bán 2005 2004 Chênh lệch % Giá vốn của thành phẩm đã cung cấp 66,686,493,916 90,821,965,130 (24,135,471,214) 73.4 Giá vốn của hàng hoá đã cung cấp 2,299,661,351 0 2,299,661,351 Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp 15,690,000 0 15,690,000 Tổng 69,001,845,267 90,821,965,130 (21,820,119,863) 75.9 Tổng các chi phí (chi phí tài chính, chi bán hàng, chi quản lý và chi khác) năm 2005 là 8.28 tỷ đồng, tăng 103% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2004 là 8.02 tỷ đồng VN). Bảng kê chi tiết về doanh thu và chi phí được trình bày trong bản II.2.8. Bảng II.2.8: Chi tiết về doanh thu tài chính và chi phí tài chính. Đơn vị: đồng Doanh thu hoạt động tài chính 2005 2004 Chênh lệch Lãi tiền gửi, tiền cho vay 9,525,190 13,641,138 (4,115,948) Lãi đầu tư trái phiéu, kỳ phiếu, tín phiếu 0 15,000,000 (15,000,000) Cổ tức, lợi nhuận được chia 9,750,000 7,410,624 2,339,376 Lãi bán ngoại tệ 0 0 0 Lãi lỗ chênh lệch tỷ giá 97,755 5,668,714 (5,570,959) Lãi bán hàng trả chậm. 0 0 0 Doanh thu hoạt động tài chính khác 0 0 0 Tổng doanh thu 19,372,945 41,720,476 (22,347,531) Chi phí tài chính Chi phí hoạt động tài chính 4,072,246,389 3,460,150,247 612,096,142 Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn 0 0 0 Lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ 0 0 0 Tổng chi phí 4,072,246,389 3,460,150,247 612,096,142 Tổng lợi nhuận trước thuế năm vừa qua giảm mất 1.1 tỷ đồng, chỉ đạt 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán năm nay là 1.155, trong khi đó, năm 2004, tỷ lệ này chỉ có 1.124. Nếu giá vốn hàng bán năm nay đạt bằng năm ngoái (90.8 tỷ đồng VN) thì doanh thu thuần của công ty sẽ khoảng 104.9 tỷ đồng VN, tăng khoảng 2.8 tỷ đồng VN. Như vậy, thay vì hoạt động ở mức giá vốn hàng bán là 90.8 tỷ đồng như năm ngoái, công ty sẽ có thêm khoảng 2.8 tỷ đồng VN thì công ty lại hoạt động ở dưới mức năm ngoái đến 21.8 tỷ đồng VN. Chính nó đã làm giảm đi doanh thu thuần của công ty đến 22.4 tỷ đồng VN. Nếu giả sử công ty năm nay hoạt động tại mức giá vốn hàng bán là 90.8 tỷ đồng, với tỷ lệ giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán là 1.155 thì lợi nhuận gộp của công ty đạt khoảng 14 tỷ đồng. Các chi phí khác coi như không đổi (so với năm nay) thì lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ đạt 5.8 tỷ đồng. Như vậy, chỉ vì một lý do nào đó mà công ty đã để mất ít nhất 2.2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. * Nguyên nhân: Như đã trình bày, doanh thu năm 2005 giảm do số lượng các công trình giảm trong khi giá trị các công trình chêch lệch không nhiều. Số lượng các công trình giảm do công ty đang tập trung giai đoạn cuối cho nhà máy kính, không có nhiều thời gian cho các hoạt động khác. Các công trình chỉ được tập trung xây dựng vào nửa cuối của năm 2005, điều này dẫn đến một số các công trình trở thành hàng tồn kho của công ty thay vì trở thành doanh thu. Việc tập trung cho nhà máy kính đã làm giảm doanh thu bán hàng, để giảm thiểu thiệt hại cho công ty, các hoạt động khác ngoài lĩnh vực xây dựng được đẩy mạnh, tuy nhiên, trong các năm trước đó, các hoạt động này không được chú trọng đầu tư nên doanh thu của nó có tăng nhiều nhưng không bù đắp nổi những mất mát từ hoạt động xây dựng. Giá vốn hàng bán do giá trị xây dựng của công trình quyết định, giá vốn hàng bán phụ thuộc giá trị nguyên vật liệu của công trình. Do năm 2005, giá nguyên vật liệu xây dựng không biến động nhiều như các năm trước nên tổng giá vốn hàng bán phụ thuộc số lượng công trình. Giá trị các công trình chênh lệch không nhiều, số lượng công trình năm 2004 nhiêu hơn năm 2005, do vậy giá vốn hàng bán của năm 2005 phải ít hơn năm 2004. Doanh thu thuần được tính dựa vào giá vốn hàng bán, được tính theo công thức sau: dtj = K*gvj (k>1) lngộpj = dtj – gvj = gvj(K-1) LNgộp = ồlngộpj Do vậy lợi nhuận gộp phụ thuộc vào số lượng các công trình. Năm 2005, số lượng các công trình ít hơn năm 2004, đương nhiên lợi nhuận gộp năm 2005 phải ít hơn lợi nhuận gộp năm 2004. Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm do các nguyên nhân sau: Lãi tiền gửi tiền cho vay giảm do công ty đã rút bớt tiền gửi, tiền cho vay để đầu tư cho nhà máy kính. Lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu bằng 0 do công ty đã đổi toàn bộ trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ra tiền để đâu tư cho nhà máy kính. Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm do đã rút bớt tiền để đầu tư. Chi phí tài chính tăng do các chi phí để có được tiền đầu tư cho nhà máy kính. Chi phí quản lý không biến động nhiều do sự biến động trong công tác quản lý không lớn. Tuy rằng có sự chuyển cán bộ quản lý từ công ty sang nhà máy kính nhưng sự thuyên chuyển này không nhiều. Doanh thu tài chính giảm, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, tổng các chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận thuần giảm. Thuế thu nhập hầu như không đổi, tỷ lệ thuế là 28%, được miễn giảm 50%. Lợi nhuận trước thuế giảm dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm. 2.4. Phân tích kết cấu giá trị và biến động kết cấu giá trị của công ty. Kết cấu giá trị cho biết tỷ lệ của các khoản mục đối với tài sản hoặc nguồn vốn. Ví dụ như khoản mục tiền chiếm bao nhiêu phần trăm của tài sản. Phân tích kết cấu mục đích là làm rõ thêm sự ảnh hưởng của từng khoản mục đối quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Và tỷ lệ kết cấu như vậy đã hợp lý chưa. Bảng biến động kết cấu trong 2 năm (năm 2004 và năm 2005) được trình bày trong bảng II.2.9. * Nhận xét: Về tài sản: Xét về tổng thể, kết cấu tài sản trong năm qua có một số biến động nhưng không biến động nhiều. Tỷ trọng giữa các khoản mục vẫn cách biệt nhau. - Về tài sản ngắn hạn: Khoản mục tiền và các khoản tương đương tăng một cách đáng kể, từ 1.77% trong tổng số tài sản lên 4.47%, tăng thêm 3.7%. khoản mục các khoản phải thu giảm từ 87.68% xuống còn 79.48%, giảm mất 8.2%. Hàng tồn kho tăng từ 5.5% lên 10.62%, tăng 5.12%. Bảng II.2.9: Bảng biến động kết cấu của tài sản và nguồn vốn. Đơn vị: đồng Khoản mục 2005 % 2004 % Tỷ lệ năm TàI sản A. Tài sản ngắn hạn 121,702,284,055 94.58 113,217,747,868 93.96 1.07 I. Tiền và các khoản tương đương. 5,749,435,957 4.47 2,138,297,598 1.77 2.69 II. Các khoản đầu tư TC NH. - 0.00 - 0.00 III. Các khoản phải thu. 102,282,118,671 79.48 104,448,582,484 87.68 1.01 IV. Hàng tồn kho. 13,670,729,427 10.62 6,630,867,786 5.50 2.06 V. Tài sản ngắn hạn khác. 0 0 0 0 B. Tài sản dài hạn 6,980,253,823 5.42 7,281,482,525 6.04 0.96 I. Các khoản phải thu dài hạn. - 0 0 0 II. Tài sản cố định. 2,738,345,307 2.13 4,020,079,652 3.34 0.68 III. Bất động sản đầu tư. - 0 0 0 IV. Các khoản đầu tư TC DH. 1,720,476,484 1.34 845,000,000 0.70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0148.doc