DANH MỤC BẢNG BIỂU.4
DANH MỤC CÁC TỪ QUY ƯỚC.5
LỜI CẢM ƠN .6
LỜI MỞ ĐẦU.7
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, QUẢN LÝ VÀ
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM .10
1.1. Khái niệm chất lượng và quản lý chất lượng .10
1.1.1. Khái niệm về chất lượng .10
1.1.2. Khái niệm về quản lý chất lượng.13
1.2.3. Vai trò của quản lý chất lượng .16
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm .17
1.2.1. Các chỉ tiêu đặc trưng của chất lượng sản phẩm.17
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh và đánh giá chất lượng sản phẩm .198
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.19
1.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 19
1.3.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 21
1.4. Các chức năng quản lý chất lượng sản phẩm .22
1.4.1. Chức năng hoạch định.23
1.4.2. Chức năng tổ chức 23
1.4.3. Chức năng kiểm tra, kiểm soát .Error! Bookmark not defined.
1.4.4. Chức năng điều chỉnh, điều hòa, phối hợp .24
1.5. Nội dung phân tích tình hình chất lượng sản phẩm 25
1.5.1. Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế.Error! Bookmark not defined.
102 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty TNHH một thành viên hóa Chất 21 - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, kíp nổ,
dây nổ, thuốc nổ AD-1, đạn các loại được thể hiện ở bảng 2.3.
(ĐVT: tỷ đồng và %)
STT Chỉ tiêu đánh giá 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng giá trị sản xuất 806,92 881,17 1.002,00 1.063,80 1.051,00
1 Pháo hoa 14,87% 17,00% 19,00% 16,92% 17,60%
2 Kíp nổ 18,10% 19,00% 19,52% 17,08% 18,76%
3 Dây nổ 17,03% 16,44% 18,11% 15,80% 14,03%
4 Thuốc nổ AD-1 43,00% 42,08% 41,77% 45,87% 46,59%
5 Đạn các loại 7,00% 5,48% 1,60% 4,33% 3,02%
Nguồn: Nhà máy Z121
Bảng 2.3: Tình hình cơ cấu các sản phẩm chính của Nhà máy Z121
41
Qua bảng 2.3 cho thấy: Năm 2010, pháo hoa đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu
sản xuất của Nhà máy Z121 chiếm 19% tổng giá trị sản xuất và cũng chính là mặt hàng
mang lại lợi thế cạnh tranh cho Nhà máy. Tuy nhiên, do tính chất về thị trường tiêu thụ
hạn hẹp và mang tính mùa vụ nên mặt hàng này tăng giảm không đều trong những năm
tiếp theo, về tỷ trọng trong cơ cấu sản xuất giảm xuống còn 17,60% năm 2012 tương
ứng với khoảng 185 tỷ đồng.
Mặt hàng thuốc nổ AD-1 luôn duy trì vị thế dẫn đầu trong cơ cấu sản xuất từ mức
chiếm 43% tổng giá trị sản xuất năm 2008, đã tăng lên 46,59% tổng giá trị sản xuất vào
năm 2012. Qua đây cho thấy tầm quan trọng của mặt hàng thuốc nổ AD-1 trong định
hướng sản xuất của Nhà máy.
Mặt hàng kíp nổ đứng vị trí thứ 2 trong tổng giá trị sản xuất với tỷ trọng 18,10%
tổng giá trị sản xuất năm 2008 và có xu hướng tăng chậm trong năm 2012 chiếm
18,76%, tỷ trọng tăng giảm của mặt hàng này cũng không đều, dao động từ 17-19%
trong các năm từ 2008-2012.
Mặt hàng dây nổ đứng vị trí thứ 3, chiếm 17,03% tổng giá trị sản xuất 2008 và
giảm dần trong 2 năm trở lại đây, năm 2012 tỷ trọng của mặt hàng này giảm xuống còn
14,03% chiếm hơn 147 tỷ đồng trong tổng giá trị sản xuất của Nhà máy.
Mặt hàng đạn có xu hướng giảm do chi tiêu cho quốc phòng giảm, một số sản
phẩm chuyển sang nhập khẩu. Năm 2012, tỷ trọng của mặt hàng này chỉ còn chiếm
3,02% tức khoảng gần 32 tỷ đồng.
2.1.9. Hình thức tổ chức của Nhà máy Z121
Hình thức tổ chức của Nhà máy Z121 là hình thức chuyên môn hóa kết hợp:
- Chuyên môn hóa theo công nghệ: Các dây chuyền sản xuất được bố trí theo
từng khu vực riêng của các Xí nghiệp, Phân xưởng.
- Chuyên môn hóa theo sản phẩm: Các sản phẩm khác nhau được sản xuất trên
dây chuyền khác nhau.
2.1.10. Quy trình sản xuất sản phẩm của Nhà máy Z121
42
Quá trình sản xuất các sản phẩm tại Nhà máy Z121 theo quy trình sau:
- Phòng Kế hoạch nhận kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng từ Ban Giám đốc Nhà
máy;
- Lãnh đạo các Xí nghiệp, Phân xưởng nhận lệnh sản xuất từ Phòng Kế hoạch và
cập nhật vào sổ theo dõi kế hoạch sản xuất. Đồng thời, cân đối năng lực sản xuất, thời
gian hoàn thành và giao công việc cho các bộ phận trong Xí nghiệp, Phân xưởng. Các
bộ phận sản xuất căn cứ vào dự trù vật tư để lĩnh và chuyển về các chặng sản xuất của
mình. Trong quá trình sản xuất nếu có những vướng mắc về lao động, máy móc, vật
tưngười đứng đầu các bộ phận phải báo cáo lên trên để tìm biện pháp giải quyết kịp
thời, không để tình trạng các dây chuyền ngừng sản xuất. Sau khi sản xuất xong, tiến
hành kiểm tra, nhập kho thành phẩm và mở sổ theo dõi sản phẩm;
- Bộ phận KCS từ cấp tổ đến cấp Phòng tiến hành kiểm tra sản phẩm trước khi nhập
kho, những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị trả lại bộ phận sản xuất để sửa chữa,
khắc phục;
- Nhập kho thành phẩm những sản phẩm đạt các chỉ tiêu kỹ thuật và xuất kho theo
đơn đặt hàng của khách hàng từ Phòng Tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy.
2.2. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng sản
phẩm ở Nhà máy Z121
2.2.1. Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm của Nhà máy Z121
Nhà máy Z121 đã phát động phong trào“Cơ khí hoá, tự động hoá dây chuyền sản
xuất”, động viên đội ngũ cán bộ, công nhân viên, lao động quốc phòng phát huy trí tuệ,
lao động sáng tạo, nghiên cứu chế tạo thiết bị và dây chuyền công nghệ chất lượng cao,
thay thế được hàng nhập ngoại để mở rộng sản xuất. Nhà máy tổ chức nhiều hội thi thợ
giỏi, luyện tay nghề bậc thợ, nâng cao trình độ cho người lao động. Hàng năm, trung
bình Nhà máy có hơn 300 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật làm lợi hàng tỷ đồng như: Bộ lửa
đạn pháo, kíp vi sai an toàn hầm lò (giải thưởng VIFOTEX, giải thưởng Khoa học Nhà
43
nước); kíp vi sai phi điện, hệ thống tẩy rửa tự động, máy nghiền xútlà những sản
phẩm, sáng kiến có giá trị thực tiễn cao của Nhà máy trong những năm gần đây.
Nhà máy Z121 đã tích cực mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, tổ chức thiết
kế, chế tạo các trang thiết bị, trước hết phải kể đến dây chuyền sản xuất kíp nổ điện với
hàng chục chủng loại thiết bị đưa năng lực sản xuất lên gấp 02 lần.
Đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân viên Nhà máy Z121 thực hiện thành công nhiều
chương trình, đề tài khoa học như: Hệ thống cấp phôi tự động cho các loại máy dập; hệ
thống tự động tẩy rửa, xử lý bề mặt ngoài vỏ ống nổ; máy dập 7 chày; thiết bị tự động
cuốn ống giấy các loại; thiết bị gia công thuốc và cuốn ống giấy cháy nhanh cho pháo
hoa; hệ thống nhúng sơn tự động; hệ thống thiết bị thủy lực và khí nén phục vụ cho
việc sản xuất các mặt hàng quốc phòngCán bộ, kỹ sư và công nhân có tay nghề cao
của Nhà máy Z121 đã thực hiện thành công việc “nhân bản” thêm 2 tổ máy với 6 đầu
máy phục vụ sản xuất dây nổ công nghiệp, với 2 tổ máy tự thiết kế này (chủ yếu là nội
địa hóa), Nhà máy Z121 đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng từ việc nhập khẩu thiết bị
sản xuất.
Thành công trong công nghệ làm pháo hoa “sạch” đầu tiên trên thế giới, bằng
việc kết hợp giữa pháo hoa truyền thống của nước ta với công nghệ pháo hoa Nhật
Bản, Mỹ; giờ đây, việc trình diễn pháo hoa đã tiến thêm bước phát triển mới với cách
bố trí có tính tạo hình cao, có thể bắn đồng loạt theo kịch bản phối hợp với nhạc nền
lập sẵn và điều khiển bằng kỹ thuật số, cách bắn này tạo ra tầm vóc hoành tráng và
lộng lẫy hơn cho đêm pháo hoa.
Bảng 2.4: Các mặt hàng sản xuất – kinh doanh của Nhà máy Z121
Stt Mặt hàng Stt Mặt hàng
1 Kíp nổ vi sai điện, phi điện các loại 6 Dây nổ năng lượng thấp
2 Kíp vi sai an toàn 7 Thuốc nổ Amonit phá đá số 1 (AD-1)
3 Kíp nổ điện, nổ đốt số 8 8 Đạn tín hiệu, súng bắn đạn tín hiệu
44
4 Dây cháy chậm các loại 9 Đạn thể thao 5,6mm; đạn săn
5 Dây nổ chịu nước các loại 10 Pháo hoa các loại
Nguồn: Nhà máy Z121
2.2.2. Phân tích chất lượng sản phẩm của Nhà máy Z121
Chất lượng sản phẩm của Nhà máy Z121 đã và đang được khách hàng trên thị
trường đón nhận và đánh giá cao về chất lượng, tuy nhiên các sản phẩm của Nhà máy
vẫn còn những tồn tại mà khách hàng chưa phát hiện thấy, những lỗi sản phẩm hay xảy
ra mà đơn vị chưa khắc phục triệt để. Tác giả xin nêu ra 03 ví dụ có những lỗi hay gặp
trong quá trình sản xuất của đơn vị.
* Ví dụ 1:
Lô sản phẩm Pháo hoa đại lễ tầm cao “ Hoa cúc vàng” phục vụ cho tết dương lịch
năm 2013 của Tỉnh Phú Thọ khi bắn có nhiều khói, rác bụi và tính tạo hình mỹ thuật bị
lệch, chưa theo yêu cầu trong đơn đặt hàng, do các nguyên nhân sau:
+ Do công tác thiết kế, giám sát còn chưa chặt chẽ ngay từ khi người công nhân lấy
vật tư và pha trộn thuốc đen thủ công chưa theo tỷ lệ quy định, việc cấp phát vật tư
thuốc đen chưa đúng cỡ hạt theo tiêu chuẩn;
+ Quá trình trộn thuốc kết hợp với viên màu pháo hoa, người công nhân vận hành
máy chưa thực hiện đủ thời gian theo quy trình xác lập, đã cho dừng máy chuyển
nguyên liệu lên công đoạn sản xuất tiếp theo dẫn đến sản phẩm khi thử nghiệm bị
nhiều khói;
+ Do đơn đặt hàng nhiều, thời gian ngắn nên số thợ lành nghề không đủ để triển khai
theo yêu cầu, phải sử dụng thêm lao động ở bộ phận khác chuyển sang có trình độ
không đồng đều, xếp tạo hình mỹ thuật chưa đều, dán bồi vỏ sản phẩm dày, chưa cân
xứng và chất lượng giấy dán không đảm bảo dẫn đến khi bắn xảy ra hiện tượng nhiều
rác bụi và hình mỹ thuật bị lệch.
45
Bảng 2.5: Bảng thống kê đánh giá lỗi sai, số lượng, nguyên nhân của Pháo hoa đại
lễ tầm cao “Hoa cúc vàng” sản xuất theo đơn hàng của tỉnh Phú Thọ.
STT Loại lỗi sai Số lượng Nguyên nhân sai lỗi
1
Sản phẩm pháo hoa nhiều khói
15 giàn
Công tác thiết kế, giám sát
chưa chặt chẽ, công nhân
vận hành máy chưa đủ thời
gian theo quy trình.
2
Sản phẩm pháo hoa nhiều rác
bụi, tạo hình mỹ thuật bị lệch
khi bắn thử nghiệm.
15 giàn
Tay nghề lao động chưa
đáp ứng được yêu cầu sản
xuất. Chất lượng cỡ hạt
thuốc đen, giấy dán không
đảm bảo.
Nguồn: Nhà máy Z121
Hình 2.4: Thiết bị trộn thuốc tạo màu pháo hoa
46
* Ví dụ 2:
Sản phẩm ống nổ đốt số 8 do Nhà máy Z121 sản xuất theo đơn đặt hàng của Công
ty Hóa chất mỏ Sơn La. Khi sử dụng, nhiều ống nổ bị tịt không nổ hoặc khi nổ phá đá
không đạt được công suất theo thiết kế và phải sử dụng số lượng ống nổ nhiều hơn cho
một lần phá, phải trả lại đơn vị sản xuất. Những hiện tượng trên do các nguyên nhân
sau:
- Công tác sản xuất ống nổ đốt số 8 của Nhà máy Z121 được sản xuất trên dây
chuyền tự động, đã sử dụng lâu năm, do puly ngấn đầu ống nổ bị lệch nên khi máy
ngấn đã ngấn chèn chặt đầu ống nổ với dây dẫn nổ cho nên xảy ra tình trạng khi sử
dụng dây dẫn nổ không cháy được vào bên trong nên ống nổ bị tịt nhiều hoặc có nổ
cho hiệu suất nổ phá kém.
- Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất không đảm bảo (hạt lửa, thuốc
đen có độ ẩm cao hơn so với quy định) dẫn đến tình trạng chất lượng ống nổ kém.
Bảng 2.6: Bảng thống kê đánh giá lỗi sai, số lượng, nguyên nhân của sản phẩm
ống nổ đốt số 8 theo đơn đặt hàng của Công ty Hóa chất mỏ Sơn La.
STT Loại lỗi sai Số lượng Nguyên nhân sai lỗi
1
Ống nổ bị tịt nhiều, công suất
nổ phá kém và sử dụng nhiều
hơn so với quy định
10.000 ống
- Do thiết kế, bảo trì;
- Nguyên liệu sản xuất
không đảm bảo chất
lượng.
Nguồn: Nhà máy Z121
47
Hình 2.5: Dây chuyền sản xuất ống nổ đốt số 8
* Ví dụ 3:
Bán thành phẩm “Cụm xương đuôi B41-M” sản xuất theo đơn đặt hàng quốc
phòng của Nhà máy Z183- BQP, ren trong tiện chưa đủ số lượng vòng ren theo tiêu
chuẩn dẫn đến không lắp ghép được, chất lượng thép không gỉ chưa được tẩy rửa, xử lý
kỹ bề mặt nên sản phẩm còn thô ráp, lô hàng nghiệm thu không đạt yêu cầu, hàng trả
lại đơn vị để xử lý. Trình độ tay nghề công nhân chưa cao nên tiện ren trong không đạt
yêu cầu.
Bảng 2.7: Bảng thống kê đánh giá lỗi sai, số lượng, nguyên nhân của bán thành phẩm
“Cụm xương đuôi B41-M” theo đơn đặt hàng của Nhà máy Z183.
STT Loại lỗi sai Số lượng Nguyên nhân sai lỗi
1
“Cụm xương đuôi B41-M”
không đạt yêu cầu theo đơn hàng.
500 bộ
- Trình độ công nhân chưa
cao;
- Chất lượng thép không đạt
tiêu chuẩn.
Nguồn: Nhà máy Z121
48
Hình 2.6: Máy tiện công nghệ cao (CNC) sử dụng cho sản xuất hàng Quốc phòng.
2.2.3. Phân tích quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy Z121.
Tại Nhà máy Z121, công tác quản lý về chất lượng sản phẩm là công tác tổng hợp.
Nó liên quan đến mọi người, mọi Phòng ban, Xí nghiệp, Phân xưởng và tất cả cán bộ công
nhân trong đơn vị. Tuy vậy, người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Giám đốc Nhà
máy là trưởng Phòng KCS; Đây là người chịu trách nhiệm cao nhất về mặt chất lượng đối
với sản phẩm của Nhà máy, chỉ đạo việc quản lý công tác đảm bảo chất lượng, quy trình
công nghệ, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, sản phẩm trong quá trình sản xuất đáp
ứng yêu cầu của hệ thống chất lượng, thống nhất và hiệu chuẩn thiết bị đó.
Tuy nhiên, Phòng KCS làm công tác quản lý chất lượng nhiều mặt hàng, nhiều yếu tố
đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy. Phòng này chịu sự quản lý trực
tiếp của phó Giám đốc kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Phòng KCS đều là các kỹ
sư có trình độ, kinh nghiệm tốt nghiệp ở các trường đại học trong và ngoài quân đội.
Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng hoặc huỷ bỏ, kiểm soát các tài liệu liên quan
49
đến kiểm tra chất lượng sản phẩm của đơn vị. Phòng KCS phối hợp với Phòng Kỹ
thuật, Phòng Kế hoạch xây dựng định mức vật tư, nguyên phụ liệu và các chi phí khác
khi đưa vào sản xuất, kiểm tra tham mưu việc đánh giá hiệu quả công việc và hao hụt.
Đồng thời có thể đề xuất theo dõi các kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ
tiên tiến phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng của Nhà máy.
Bộ phận này có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, các bán
thành phẩm, thành phẩm. Kiểm soát và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường, kiểm tra thử
nghiệm, kiểm soát các sản phẩm không phù hợp ra lập báo cáo tỷ lệ sản phẩm sai hỏng,
phế phẩm cho từng mã hàng.
Các sản phẩm của Nhà máy Z121 trong những năm gần đây đều nhận theo hợp
đồng của khách hàng rồi chế tạo sản xuất sản phẩm rồi giao lại cho khách hàng. Do đó,
công tác quản lý chất lượng trong đơn vị chỉ là đảm bảo chất lượng sản phẩm, kiểm
soát chất lượng sản phẩm sao cho đảm bảo đúng như yêu cầu của khách hàng. Công tác
đảm bảo chất lượng được tiến hành trong tất cả các khâu từ khâu thiết kế quy trình kỹ
thuật đến khâu cung ứng nguyên vật liệu và khâu sản xuất.
2.2.3.1. Quản lý chất lượng trong khâu thiết kế.
Quá trình thiết kế sản phẩm được thực hiện khác nhau theo yêu cầu của từng loại
sản phẩm. Tuy nhiên, việc đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng luôn được xem
xét như một yếu tố hàng đầu đối với Nhà máy.
Những nhu cầu của khách hàng về sản phẩm được thu thập và xử lý trở thành yêu
cầu thiết kế sản phẩm. Phòng Kỹ thuật xử lý các yêu cầu chất lượng phù hợp với điều
kiện sản xuất của đơn vị để từ đó đi đến ký hợp đồng. Hợp đồng được ký, đưa sang
Phòng Kỹ thuật và Phòng Nghiên cứu- phát triển sản xuất phân tích quy trình công
nghệ, nguyên vật liệu phù hợp và thiết kế chi tiết để ban hành chính thức bản vẽ công
nghệ, định mức tiêu hao, nguyên phụ liệu cần thiết của sản phẩm...
Với mục tiêu cung cấp kịp thời những sản phẩm thoả mãn yêu cầu của khách hàng
Nhà máy Z121 ý thức rõ tầm quan trọng của quá trình thiết kế, nó góp phần quyết định
thành công của một sản phẩm. Do đó, hoạt động đánh giá và cải tiến quá trình thiết kế
50
là yêu cầu không thể thiếu, cung cấp cho Ban lãnh đạo Nhà máy những thông tin và dữ
liệu về những chi tiết chưa phù hợp của sản phẩm và các hướng khắc phục nhằm tạo ra
các sản phẩm tối ưu nhất. Sản phẩm sau khi được thiết kế được Phó giám đốc kỹ thuật
duyệt kiểm tra các thông số kỹ thuật của sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu của
khách hàng, xem đã phù hợp với yêu cầu của khách hàng chưa mà không kiểm tra chất
lượng bản vẽ thiết kế, chất lượng của sản phẩm đã được thiết kế ra có đảm bảo hoạt
động tốt trong khi làm việc không, các chi tiết trong bản thiết kế có sản xuất được
không, sản phẩm sản xuất ra có thẩm mỹ hay không... Vì không có cán bộ chuyên trách
công tác kiểm tra bản vẽ thiết kế nên các bản vẽ thiết kế của Nhà máy đã mắc phải rất
nhiều sai xót, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm mà Nhà máy đã sản xuất
ra. Sau khi đã chắc chắn đảm bảo yêu cầu của khách hàng, mới đưa vào sản xuất .
Phòng Kỹ thuật bàn giao văn bản bao gồm: bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh, các nguyên vật
liệu cần thiết, quy trình sản xuất sản phẩm cho Phòng Kế hoạch để Phòng này xây
dựng kế hoạch sản xuất giao cho các Xí nghiệp cụ thể.
Các hoạt động kiểm tra trong khâu thiết kế của Nhà máy chỉ đơn thuần là kiểm
tra các thông số kỹ thuật sản phẩm có đảm bảo với yêu cầu của khách hàng hay không.
Quá trình thiết kế được trình bày trong hình 2.7.
51
Hình 2.7: Sơ đồ quy trình thiết kế sản phẩm ở Nhà máy Z121.
Công tác quản lý trong khâu thiết kế của Nhà máy Z121 vẫn còn những tồn tại,
bất cập mà đơn vị chưa khắc phục được, nó được thể hiện rõ trong một số ví dụ sau:
* Ví dụ 1:
Lô sản phẩm Pháo hoa đại lễ tầm cao “ Hoa cúc vàng” phục vụ cho tết dương lịch
năm 2013 của Tỉnh Phú Thọ.
Lỗi sai hỏng:
- Pháo hoa khi bắn nhiều khói, rác bụi và tính tạo hình mỹ thuật bị lệch. Qua kiểm
tra, tìm hiểu nguyên nhân cho thấy: khi bố trí thiết kế tạo hình chưa hợp lý dẫn đến
hình bị lệch khi bắn; trong tỷ lệ pha trộn nguyên liệu, giấy dán bồi vỏ bán cầu dày chưa
đúng tiêu chuẩn, chưa tuân thủ thời gian quay trộn nguyên liệu đã được xây dựng trong
quy trình sản xuất pháo hoa đã xảy ra hiện tượng khi bắn có nhiều khói và rác bụi.
Nhu cầu của khách hàng
Thiết kế các thông số kỹ thuật
của sản phẩm
Phó giám đốc duyệt
Chế thử và đánh giá các
thông số kỹ thuật
Đạt yêu cầu
Sản xuất
Làm thủ tục lưu hồ sơ thiết kế
Giải quyết lỗi kỹ thuật
cho phù hợp với SP
Cung cấp nguyên vật
liệu đầu vào
Hỗ trợ kỹ thuật
Phân tích yếu tố
cần cải tiến
52
Nguyên nhân:
- Trình độ nhân viên thiết kế, giám sát chưa đạt yêu cầu, bản vẽ thiết kế chưa
được kiểm soát chất lượng. Người kiểm duyệt là lãnh đạo Phòng Kỹ thuật, quản lý quá
nhiều công việc và chỉ kiểm duyệt các thông số kỹ thuật của sản phẩm mà bỏ qua kiểm
soát quá trình sản xuất trên dây chuyền.
* Ví dụ 2:
Sản phẩm ống nổ đốt số 8 do Nhà máy Z121 sản xuất theo đơn đặt hàng của Công
ty Hóa chất mỏ Sơn La.
Lỗi sai hỏng:
- Nguyên liệu sản xuất không đảm bảo chất lượng, máy móc, trang thiết bị không
được bảo dưỡng đúng kỳ hạn dẫn đến hiện tượng ống nổ khi sử dụng bị tịt nhiều, công
suất nổ phá kém và sử dụng số lượng nhiều hơn so với quy định cho một lần phá đá.
Nguyên nhân:
- Công việc sản xuất ống nổ đốt số 8 ở Nhà máy Z121 mang tính chuyên môn hóa
cao, máy móc được sử dụng là máy chuyên dụng; do đơn đặt hàng nhiều, số lượng máy
phải hoạt động tối đa công suất nên công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới chưa được
duy trì thường xuyên nên đã ảnh hưởng trong quá trình tác nghiệp.
- Bộ phận nhập nguyên vật liệu đầu vào ở đơn vị được giao cho Phòng Vật tư, tất cả
các nguyên vật liệu đã được kiểm tra kỹ về chất lượng trước nhập kho. Nhưng trong
quá trình bảo quản do thời tiết thay đổi cộng với sự chủ quan, thiếu tập trung của thủ
kho đã làm ảnh hưởng đến nguyên liệu đầu vào (độ ẩm cao hơn so với quy định) kéo
theo chất lượng ống nổ đốt số 8 bị giảm xuống.
* Ví dụ 3:
Bán thành phẩm “Cụm xương đuôi B41-M” sản xuất theo đơn đặt hàng quốc
phòng của Nhà máy Z183- BQP.
53
Lỗi sai hỏng:
- Số lượng ren trong không đủ số lượng vòng nên không lắp ghép được;
- Bề mặt sản phẩm chưa được xử lý kỹ, còn thô ráp.
Nguyên nhân:
- Trình độ tay nghề thao tác của người công nhân chưa đạt yêu cầu,
- Cán bộ kỹ thuật đảm trách nhiều việc, chỉ kiểm duyệt các thông số thiết kế sản
phẩm so với yêu cầu của khách hàng mà chưa kiểm tra chất lượng thiết kế phần lập
trình cho máy tiện tự động.
2.2.3.2. Quản lý chất lượng trong khâu cung ứng
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố của tư liệu sản xuất, nó đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, đối với đơn vị sản
xuất vật liệu nổ và phụ kiện nổ là ngành sử dụng các loại hóa nổ là chủ yếu đề tạo nên
sản phẩm. Do đó, nếu chất lượng của các hóa chất và nguyên phụ liệu phụ thuộc
không được đảm bảo thì công nhân sản xuất cũng không thể tạo ra được sản phẩm đạt
chất lượng cao cho dù máy móc trang thiết bị có công nghệ hiện đại, tay nghề của công
nhân dù có cao.
Hiện tại quá trình bảo quản và cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất tại Nhà máy
Z121 được xác lập theo chu trình sau:
Nguyên vật liệu được Phòng Vật tư kết hợp với Phòng KCS của đơn vị kiểm
soát chất lượng nếu đạt tiêu chuẩn thì cho nhập về hệ thống kho lưu trữ và bảo quản.
Nếu không đạt yêu cầu thì liên hệ và trả lại cho nhà cung ứng.
Khi bộ phận sản xuất cần đến vật tư thì sẽ làm phiếu yêu cầu xuất vật tư trực
tiếp từ kho. Các vật tư này nghiễm nhiên đã đủ điều kiện tiêu chuẩn để sản xuất mà
không có một bộ phận nào kiểm tra lại xem có còn đạt yêu cầu hay không. Nước ta có
khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm thấp, lạnh khô rõ rệt, do đó điều kiện tự nhiên có ảnh
hưởng rất lớn đến nguyên vật liệu được bảo quản trong kho. Nhiều nguyên vật liệu
được bảo quản trong kho do điều kiện khí hậu bị oxy hóa, độ ẩm cao, chất lượng
54
giảm... Khi xuất kho không có bộ phận kiểm định chất lượng dẫn đến các nguyên vật
liệu kém chất lượng vẫn được đưa vào sản xuất và cuối cùng là cho ra sản phẩm kém
chất lượng.
Quá trình bảo quản và cung cấp cho sản xuất ở Nhà máy Z121 được miêu tả trong sơ
đồ sau:
Không đạt
Đạt
Hình 2.8: Sơ đồ quá trình bảo quản và cung cấp nguyên vật liệu.
Do đặc điểm của ngành sản xuất vật liệu và phụ kiện nổ phục vụ cho ngành khai
thác và xây dựng mang tính nguy hiểm và độc hại cho người lao động. Chính vì vậy,
việc phân tích và có biện pháp chú trọng quản lý tốt, góp phần nâng cao hiệu quả bảo
quản và cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất. Đối với những đơn đặt hàng
quốc phòng vật liệu nổ mang tính chất đặc biệt, đơn vị nhập vật tư trực tiếp thông qua
Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp Quốc Phòng (GAET) là đơn vị duy nhất
Nhận nguyên vật liệu
Kiểm tra
Lưu kho
Bảo quản
Sản xuất
Phòng: Vật tư, KCS
Xuất kho
55
được Bộ Quốc Phòng cấp phép xuất- nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho
ngành quốc phòng, vật liệu nổ và tuân theo quy trình sau:
Hình 2.9: Quy trình nhập nguyên vật liệu đầu vào sản xuất
Để có thể đánh giá khái quát hiện trạng quản lý chất lượng trong khâu cung ứng của
Nhà máy Z121, tác giả xin đề xuất lựa chọn 03 ví dụ dùng để làm rõ những vấn đề đã
phân tích nêu trên:
* Ví dụ 1:
Lô sản phẩm Pháo hoa đại lễ tầm cao “ Hoa cúc vàng” phục vụ cho tết dương lịch
năm 2013 của Tỉnh Phú Thọ.
Lỗi sai hỏng:
Pháo hoa khi bắn nhiều khói, rác bụi và tính tạo hình mỹ thuật bị lệch.
Nguyên nhân:
Yêu cầu của đơn hàng sản xuất
Ước tính chủng loại số lượng NVL cần nhập
Đặt hàng qua GAET/Yêu cầu nhập lại
Nhận hàng và so sánh với các tiêu chuẩn đặt ra
Nhập kho và cung cấp cho sản xuất
Đạt
Không đạt, trả lại
56
- Vật liệu tạo hình mỹ thuật của pháo hoa sử dụng cỡ hạt thuốc đen không đúng tiêu
chuẩn, đối với sản phẩm pháo hóa tầm cao thì phải sử dụng thuốc đen kích thước cỡ
hạt từ 6-8mm, ở đây bộ phận kho cấp phát thuốc đen có cỡ hạt từ 4-6mm dùng cho sản
xuất pháo hoa tầm trung, công nhân thao tác không phát hiện ra vẫn cho xếp tạo hình
dẫn đến khi bắn tạo hình mỹ thuật bị lệch. Giấy dùng cho dán bồi vỏ quả dày hơn tiêu
chuẩn thiết kế nên khi nổ nhiều rác bụi.
* Ví dụ 2:
Sản phẩm ống nổ đốt số 8 do Nhà máy Z121 sản xuất theo đơn đặt hàng của Công
ty Hóa chất mỏ Sơn La.
Lỗi sai hỏng:
- Ống nổ khi sử dụng bị tịt nhiều, công suất nổ phá kém và sử dụng số lượng nhiều
hơn so với quy định cho một lần phá đá.
Nguyên nhân:
- Nguyên liệu sản xuất không đảm bảo chất lượng, do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm của
môi trường, nguyên vật liệu dùng để sản xuất ống nổ đốt số 8 có độ ẩm cao hơn quy
định không đạt yêu cầu, bộ phận KCS không kiểm tra lại mà vẫn cho xuất kho đưa vào
sản xuất.
* Ví dụ 3:
Bán thành phẩm “Cụm xương đuôi B41-M” sản xuất theo đơn đặt hàng quốc
phòng của Nhà máy Z183- BQP.
Lỗi sai hỏng:
- Bề mặt sản phẩm chưa được xử lý kỹ, sản phẩm còn thô ráp không đạt yêu
cầu khi nghiệm thu.
Nguyên nhân:
- Do bán thành phẩm “ Cụm xương đuôi B41-M” là hàng quốc phòng đòi hỏi
bề mặt phải nhẵn bóng nhằm thuận tiện cho thao tác khi sử dụng. Thép không gỉ được
57
nhập về chất lượng không đảm bảo, bề mặt thô chưa được xử lý, tẩy rửa nhẵn bề mặt
mà vẫn cho sản xuất, nhà cung cấp thép không gỉ đã không thực hiện đúng cam kết
trong việc cung ứng vật liệu.
2.2.3.3. Quản lý chất lượng trong khâu sản xuất.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất do Phòng Kế hoạch lập và giao cho các Xí nghiệp
sản xuất, các Xí nghiệp giao cho các Quản đốc Phân xưởng cụ thể, Quản đốc phân
công đến các tổ sản xuất, các tổ này sẽ nhận quy trình kỹ thuật, nguyên vật liệu cần
thiết cho sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu sẽ được đưa qua từng công đoạn sản xuất của dây chuyền. Chặng
đầu pha trộn nguyên liệu theo đúng định mức do Phòng Kỹ thuật xây dựng. Công việc
sản xuất một sản phẩm bao gồm các bước sau:
- Nhận nguyên vật liệu từ kho về theo dự trù vật tư;
- Pha trộn nguyên vật liệu theo tỷ lệ quy định bằng máy hoặc thủ công;
- Pha trộn xong chuyển cho các chặng nhồi, nén, ngấn tự động;
- Chuyển sang chặng KCS từ cấp tổ sau đó đến cấp bộ phận;
- Sau khi sản phẩm làm xong chuyển sang công đoạn bao gói sản phẩm, nhập kho
và bảo quản. Công đoạn này rất quan trọng, bởi vì sản phẩm có đẹp, đảm bảo chất
lượng hay không một phần cũng là do chất lượng của công tác bao gói và bảo quản sản
phẩm. Quản lý tốt được khâu này sẽ tạo tiên đề tốt cho công tác vận chuyển và tiêu thụ
sản phẩm. Tổ trưởng tổ sản xuất là người theo dõi công việc này, khi phát hiện sai lệch
phải điều chỉnh kịp thời sao cho đảm bảo yêu cầu. Quy trình sản xuất được mô tả như
hình 2.10 dưới đây:
58
Hình 2.10: Quy trình sản xuất và kiểm tra theo công đoạn
Khi sản phẩm đã được gia công xong, được làm vệ sinh công nghiệp và được kiểm
tra chất lượng của bộ phận KCS, tuy nhiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271528_9981_1951656.pdf