LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 0
1.Tính cấp thiết của đề tài 0
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển BHXH tự nguyện 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của BHXH tự nguyện 5
1.1.2.1. Đặc điểm của BHXH tự nguyện 6
1.1.2.2. Vai trò của BHXH tự nguyện 7
1.1.3. Nguyên tắc của BHXH tự nguyện 8
1.1.4. Nội dung phát triển BHXH tự nguyện 11
1.1.4.1. Phát triển phương thức đóng, mức đóng BHXH tự nguyện 11
1.1.4.2. Phát triển số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 12
1.1.4.3.Quản lý quỹ BHXH tự nguyện 14
1.1.4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát 17
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện 18
1.1.5.1. Yếu tố khách quan 18
1.1.5.2. Yếu tố chủ quan 21
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển BHXH tự nguyện 25
1.2.1 Các văn bản pháp quy có liên quan đến phát triển BHXH tự nguyện 25
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển BHXH tự nguyện ở các địa phương trong nước 25
1.2.3. Bài học kinh nghiệm phát triển BHXH tự nguyện cho huyện Tân lạc, tỉnh Hoà Bình 30
CHƯƠNG 2 32
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu 32
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên 32
2.1.2. Đặc điểm, dân số và lao động 34
2.1.3. Đặc điểm văn hóa, giáo dục, y tế 36
2.1.4. Các đặc điểm kinh tế xã hội 38
2.2. Đặc điểm cơ bản của BHXH huyện Tân Lạc 41
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 41
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện Tân Lạc 42
2.2.3. Cơ cấu tổ chức 43
2.2.4. Kết quả hoạt động của BHXH huyện Tân Lạc 47
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân lạc, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y núi đá vôi trùng điệp là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Do địa hình phức tạp cho nên việc mở rộng giao thông và thuỷ lợi gặp rất nhiều khó khăn. Mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, đất đai bị bạc màu làm cho sản xuất và đời sống của nhân dân phát triển chậm.
Nhân dân Tân Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông (93,49% tổng số dân), tuy nhiên đất nông nghiệp chỉ chiếm 14,3% diện tích đất tự nhiên.
Tân Lạc có tiềm năng du lịch lớn: Núi Khu Dọi (hay còn gọi là núi Cột Cờ), Làng Mường (Phong Phú) Khụ Khang, Khụ Khiến ở Quy Hậu, Mãn Đức... đã đi vào cổ tích đất Mường từ thời “đẻ đất, đẻ nước”, còn có nhiều hang động như hang Ma (Địch Giáo) hang Muối (Mường Khến)... tạo cho Tân Lạc một cảnh quan tự nhiên kỳ thú. Những sản phẩm thủ công truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm, rượu cần...). Những nét sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như hát ru, hát đúm, xéc bùa... của người Mường càng góp phần tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách.
2.1.2. Đặc điểm, dân số và lao động
Cách đây 63 năm, ngày 15/10/1957, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Quyết định số 480 - TTg, chia tách huyện Lạc Sơn thành hai huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc.
Từ khi mới thành lập huyện Tân Lạc có 22 xã, dân số trên 22.500 người. Năm 1985, xã Ngòi Hoa được tách chuyển từ huyện Đà Bắc sáp nhập về huyện Tân Lạc.
Năm 1988, Thị trấn Mường Khến được thành lập trên cơ sở tách ra từ phần đất của 2 xã Mãn Đức và Quy Hậu.
Từ đó huyện Tân Lạc 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên trên 53.000 ha; dân số khoảng 88.000 người.
Tân Lạc hiện nay chủ yếu có có hai dân tộc anh em chung sống là dân tộc Mường và dân tộc Kinh. Tân Lạc được biết đến là một trong những cái nôi của người Mường, với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng mà Mường Bi là địa danh tiêu biểu.
Bảng 2.1: Đặc điểm dân số và lao động huyên Tân Lạc (2018)
STT
Đơn vị hành chính
Dân số
Số lao động
Xã Địch Giáo
3819
2626
Xã Do Nhân
2469
1676
Xã Đông Lai
6123
4418
Xã Lỗ Sơn
3235
2401
Xã Lũng Vân
2262
1748
Xã Mãn Đức
4303
3214
Xã Mỹ Hòa
3806
2574
Xã Nam Sơn
3575
2499
Xã Ngọc Mỹ
5739
4022
Xã Bắc Sơn
1358
1015
Xã Ngổ Luông
1453
1118
Xã Ngòi Hoa
1582
1157
Xã Gia Mô
3339
2304
Xã Phong Phú
4189
2681
Xã Quy Hậu
4580
3298
Xã Quy Mỹ
2.156
1.574
Xã Quyết Chiến
1.670
1.253
Xã Thanh Hối
6.218
4.479
Xã Trung Hòa
2.436
1.653
Xã Tử Nê
4.279
2.983
Xã Tuân Lộ
2.806
1.839
Xã Phú Cường
6.805
5.179
Xã Phú Vinh
3.816
2.653
Thị trấn Mường Khến
4.871
3.366
Tổng
86.889
61.728
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Hòa Bình
Dân số huyện Tân Lạc hiện nay là 86.889 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 71,4%, do đó dân số huyện Tân Lạc đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao, đây là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Năm 2018, tỉnh Hòa Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 49 về số dân, xếp thứ 47 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 30 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Dân số là 846,1 nghìn dân.
2.1.3. Đặc điểm văn hóa, giáo dục, y tế
Các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao được đa dạng hóa, giáo viên được đào tạo tại cơ sở đạt chuẩn và vượt chuẩn là 92%; Số trẻ 05 tuổi được đi học đạt 100%, công tác xóa mù và chống tái mù được duy trì thường xuyên. Tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS đạt 100%; toàn huyện có 721 lớp với 19.010 học sinh.
Công tác thông tin, truyền thông ngày càng được chú trọng; việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc được tăng cường; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc. Duy trì tỷ lệ hộ gia đình văn hóa ở mức 77,5%, khu dân cư văn hóa đạt 68,2%; cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đạt 97%, bằng 116,9% so với đầu nhiệm kỳ, đạt 97% so với Nghị quyết đại hội đề ra.
Đặc biệt, sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ; quy mô giáo dục được sắp xếp phù hợp, chất lượng giáo dục được nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đảm bảo và từng bước hiện đại. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì và giữ vững. Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng, Hội khuyến học, phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập ngày càng phát triển. Toàn huyện có 25 trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng 13 trường so với năm 2010; có 24 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục THCS. 100% cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn (trên chuẩn đạt 91,6%); Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non được huy động đạt 73%; tỷ lệ học sinh tiểu học ra lớp đạt 100%; tỷ lệ huy động học sinh THCS đạt 92,3%; tỷ lệ học sinh học THPT đạt 83%.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được chú trọng, bình quân hàng năm có 1.600 lao động được giải quyết việc làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 26,65% năm 2010 lên 51,5% năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện bình quân mỗi năm giảm 4%/năm cuối nhiệm kỳ 2010-2015 tỷ lệ hộ nghèo là 31,54% đến năm 2018 còn 19,66%. Việc thực hiện các chế độ, chính sách, trợ giúp xã hội đối với các gia đình có công với cách mạng và đối tượng chính sách đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt, các chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ sản xuất và các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được thực hiện tốt, qua đó đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa vùng đặc biệt khó khăn và vùng thuận lợi trên địa bàn huyện không nhiều.
Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; thực hiện tốt chế độ thường trực cấp cứu 24/24 giờ tại các cơ sở y tế trên địa bàn, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học và công tác chẩn đoán, điều trị, kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền; tổ chức hoạt động, dưới sự quản lý của Trung tâm y tế dự phòng huyện, toàn huyện có 24 công tác viên dân số và 24 công tác viên y tế thôn, bản đang hoạt động. Năm 2019, tổng số người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) là: 84.081 người, trong đó: Số người tham gia BHXH bắt buộc là 3.761 người; Số người tham gia BHXH tự nguyện là 351 người; Số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp: 2.697 người; Số người tham gia BHYT: 83.730/85.600 người, đạt 97,8% KH. Tỷ lệ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 11,9%; Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi 13,98%; Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi 12,4%; Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi 13,9%; Số bác sĩ /1vạn dân 6,43.
2.1.4. Các đặc điểm kinh tế xã hội
Nhân dân Tân Lạc chủ yếu sống bằng nghề nông mặc dù đất nông nghiệp chỉ chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Tân Lạc với định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hoá, dịch vụ, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào đời sống sản xuất của bà con nhân dân, đưa những mặt hàng nông sản được coi là thế mạnh của vùng như susu Quyết Chiến, mía tím Trung Hoà, Mỹ Hoà, tỏi tía, quýt ngọt ở Nam Sơn, bưởi đỏ, bưởi da xanh.
Tân Lạc có tiềm du lịch lớn được biết đến là núi Khụ Dọi hay còn gọi là núi Cột Cờ, làng Mường, Phong Phú, Khụ Khạng, Khụ Khiến ở Quy Hậu, Mãn Đức... đã đi vào cổ tích đất Mường từ thời “đẻ đất, để nước” còn có nhiều hang động như hang Ma - Địch Giáo, hang Muối - Mường Khến... tạo cho Tân Lạc một cảnh quan tự nhiên kỳ thú. Những sản phẩm thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu cần..) những nét sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như hát ru, hát đúm, xéc, bùa... của người Mường ngày càng góp phần tạo thêm sức hấp dẫn, mang hương vị của quê hương Tân Lạc.
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu GTSX của huyện Tân Lạc
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
TĐPT
BQ (%)
1
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
%
10.8
13.7
14.5
+ Nông, LN, thuỷ sản
%
9.56
8.6
11.25
108.48
+ Công nghiệp, xây dựng
%
11.65
12.1
14.62
112.02
+ Dịch vụ
%
13.79
14.3
16.13
108.15
2
Cơ cấu kinh tế
568
594
671
108.69
+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Tỷ đồng
151
187
203
115.95
+ Công nghiệp, xây dựng
Tý đồng
196
211
241
110.89
+ Dịch vụ
Tỷ đồng
221
196
227
101.35
3
GRDP bình quân đầu người
Triệu đồng
36.6
38,46
41.3
106.23
4
Tổng đầu tư toàn xã hội
Tỷ đồng
581
679
755
113.99
5
Tổng thu ngân sách nhà nước
Tỷ đồng
27,20
28,488
40,23
121.62
Nguồn: UBND huyện Tân Lạc
Qua bảng trên ta thấy về nhiệm vụ kinh tế và ngân sách năm 2019: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 14.5%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 11.25%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,62%; dịch vụ tăng 16.13%. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Giá trị ngành nông, lâm, thủy sản đạt 203 tỉ đồng, công nghiệp - xây dựng 241 tỉ đồng, dịch vụ 227 tỉ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 40.23 tỷ đồng, bằng 112% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 106% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 14.5% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách địa phương ước đạt 440 tỷ đồng, bằng 114% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 115% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Được trên 13 nghìn 623 ha, trồng rừng được 405ha đạt, nuôi trồng thủy sản 134ha đạt 100% kế hoạch./.
Trải qua lịch sử lao động, đấu tranh sinh tồn và phát triển, người Tân Lạc đã xây dựng được cho mình một nền văn hoá truyền thống mang đậm đà bản sắc người Mường. Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, các chương trình hỗ trợ người nghèo về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình nhà vệ sinh, nước sạch được triển khai, kết quả năm 2019 đã có 80 hộ dân được vay vốn ưu đãi NHCS xây dựng nhà ở; 1400 hộ dân được vay vốn xây dựng công trình nhà vệ sinh; 3273 hộ được vay xây dựng công trình nước sạch; 3256 hộ được vay để phát triển sản xuất nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 43,6 tr/đ/ng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 15,0%, có 10/23 xã đạt tiêu chí.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được chú trọng, bình quân hàng năm có 1.600 lao động được giải quyết việc làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 26,65% năm 2010 lên 51,5% năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện bình quân mỗi năm giảm 4%/năm cuối nhiệm kỳ 2010-2015 tỷ lệ hộ nghèo là 31,54% đến năm 2018 còn 19,66%. Việc thực hiện các chế độ, chính sách, trợ giúp xã hội đối với các gia đình có công với cách mạng và đối tượng chính sách đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt, các chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ sản xuất và các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được thực hiện tốt, qua đó đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa vùng đặc biệt khó khăn và vùng thuận lợi trên địa bàn huyện không nhiều.
2.2. Đặc điểm cơ bản của BHXH huyện Tân Lạc
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Địa điểm trụ sở chính: Khu 1b, TT Mường Khến, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình
- Điện thoại: 02183.834.111
- Quá trình thành lập và phát triển: Bảo hiểm xã hội huyện Tân Lạc được thành lập theo Quyết định số 16 /QĐ-BHXH ngày 28/6/1995 của Giám đốc BHXH tỉnh Hoà Bình. Từ ngày đầu mới thành lập chỉ có 04 cán bộ, viên chức, đến nay trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ đã được cấp trên tăng cường với tổng số 15 viên chức, lao động hợp đồng để đáp ứng và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
- Tóm tắt cơ cấu tổ chức:
+ Tổng số cán bộ, công nhân viên chức: 15 người, trong đó Nữ: 08 người.
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 12, trong đó Nữ: 06; Cao đẳng: 02
+ Tổ chức đảng: thành lập 01 chi bộ Đảng với số đảng viên là 09 người; 01 Công đoàn cơ sở với số đoàn viên là 15 người.
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ:
+ Thuận lợi: Là một đơn vị thực hiện nhiệm vụ và tổ chức theo hệ thống dọc chịu sự sự chỉ đạo trực tiếp của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hoà Bình dưới sự quản lý hành chính của UBND huyện Tân Lạc. Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đảm nhận, BHXH huyện Tân Lạc hàng năm đều tham gia đầy đủ các hoạt động và các phong trào của địa phương.
Vì vậy, ngoài việc được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh Hoà Bình, BHXH huyện Tân Lạc còn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự tạo điều kiện thuận lợi của Huyện uỷ và UBND huyện nhà trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Khó khăn: Tân Lạc là một huyện miền núi, địa bàn rộng lớn, có nhiều xã thị trấn cách xa trung tâm huyện, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế; một số không nhỏ các chủ sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), trình độ chuyên môn của một số kế toán của đơn vị chưa tinh thông
- Cơ sở vật chất: Nhà làm việc 3 tầng với 8 phòng làm việc và một hội trường. Có đầy đủ máy móc, thiết bị như máy vi tính, máy phô to copy và các trang thiết bị khác phục vụ tốt cho quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện Tân Lạc
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội Tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm xã hội; đôn đốc, theo dõi việc thu nộp bảo hiểm xã hội của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực tiếp thu bảo hiểm xã hội theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội ViệtNam và Bảo hiểm xã hội tỉnh;
Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả;
Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, giải quyết.
Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả bảo hiểm xã hội ở xã, phường, thị trấn;
Quản lý các loại đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo quy định của Bảo hiểm xã hội tỉnh trên địa bàn phụ trách; hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn thẻ khám chữa bệnh theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
Thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh của người có sổ, thẻ bảo hiểm xã hội tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp nhận và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến khám chữa bệnh, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ bảo hiểm xã hội;
Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn;
Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của bảo hiểm xã hội huyện Tân Lạc được thể hiện qua sơ đồ sau:Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Cán bộ Sổ, thẻ
Cán bộ 1 cửa
Cán bộ thu
Cán bộ kế toán
Cán bộ Chế độ
Tổ Thu Cấp sổ thẻ
Tổ Thực hiện CSBHXH và TN&QL hồ sơ
Tổ Kế toán chi trả và Giám định
Chú thích:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy của bảo hiểm xã hội huyện Tân Lạc
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: Phụ trách chung tình hình chung của đơn vị. Phụ trách chính công tác kế toán.
Phó giám đốc: 3 Phó Giám đốc, 01 phụ trách công tác thu cấp sổ thẻ và công tác Kiểm tra; 01 Phụ trách công tác Giám định; 01 Phụ trách công tác chế độ chính sách và trả kết quả thủ tục hành chính.
* Tổ Thực hiện chính sách BHXH và TN&QL hồ sơ: Gồm 05 cán bộ, trong đó có 04 cán bộ nam, 05 nữ; 09 cán bộ có trình độ đại học, 1 cao đẳng.
Tổ Thu, cấp sổ thẻ và kiểm tra có chức năng giúp Giám đốc quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, các đối tượng Ngân sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; thực hiện việc kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn.
* Bộ phận chế độ chính sách: gồm 2 cán bộ.
Bộ phận Chế độ, chính sách có chức năng giúp Giám đốc quản lý toàn bộ các chế độ BHXH và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH: Giải quyết chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản; Giải quyết chế độ BHXH 1 lần và quản lý đối tượng dài hạn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Thực hiện đúng, kịp thời các chế độ, chính sách BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật. Lập hồ sơ hưởng các chế độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện theo hướng dẫn của BHXH cấp trên.
- Lập danh sách đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện hàng tháng chuyển và in danh sách chi trả, chuyển sang bộ phận kế toán để thực hiện chi trả.
- Trả lời đơn thư về chế độ, chính sách. Phối hợp với bộ phận Quản lý Thu, bộ phận Giám định chi, bộ phận kế toán và bộ phận Bảo hiểm tự nguyện giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Tổng hợp đề xuất với BHXH tỉnh Hòa Bình việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật BHXH.
- Thực hiện chế độ thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
* Bộ phận Kế toán - Chi trả và Giám định: Gồm 3 cán bộ
- Tiếp nhận hồ sơ và giám định hồ sơ của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, giám định hồ sơ làm căn cứ chi trả chế độ cho người tham gia bảo hiểm.
- Thực hiện các thủ tục chi trả tiền bảo hiểm cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
- Quản lý, thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho các cơ sở KCB như Trung tâm y tế thành phố, các phòng khám tư nhân trên điah bàn thành phố
- Bộ phận Kế toán có chức năng giúp Giám đốc thực hiện công tác tổ chức hạch toán, kế toán của BHXH huyện Tân Lạc theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Chủ trì phối hợp với các bộ phận để lập, giao kế hoạch và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính: thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng,... hàng quý và hàng năm.
- Chuyển kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của BHXH tỉnh Hòa Bình theo quy định.
- Tổ chức cấp phát kịp thời kinh phí để chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
- Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và các nguồn kinh phí khác của BHXH huyện.
- Thực hiện đầy đủ chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán đúng chế độ kế toán theo quy định.
- Theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ sổ sách kế toán theo quy định.
- Thực hiện chế độ thông tin, tổng hợp báo cáo tài chính theo định kỳ tháng, quý, năm gửi BHXH tỉnh theo quy định.
Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, tổ Kế toán chi trả và giám định; tổ Thu cấp sổ, thẻ và kiểm tra. Cơ cấu tổ chức chi tiết được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3. Cơ cấu nhân lực của BHXH huyện Tân Lạc
STT
Chỉ tiêu
2017
2018
2019
TĐPTBQ
I
Tổng số lao động
15
15
15
100
1
Phân theo giới tính
1.1
- Lao động Nam
7
7
7
100
1.2
- Lao động Nữ
8
8
8
100
2
Phân theo trình độ
2.1
- Đại học, sau đại học
12
12
12
100
2.2
- Cao đẳng
2
2
2
100
2.3
- Trung cấp
1
1
1
100
3
Phân theo chức năng
3.1
- Cán bộ thu
2
2
2
100
3.2
- Cán bộ kế toán
2
2
2
100
3.3
- Cán bộ sổ thẻ
2
2
2
100
3.4
- Cán bộ một cửa
1
1
1
100
3.5
- Ban giám đốc
4
4
4
100
3.6
- Văn thư - Hành chính
1
1
1
100
3.7
- Cán bộ chế độ
1
1
1
100
3.8
- Tạp vụ
1
1
1
100
3.9
- Giám định
2
2
2
100
3.10
- Bảo vệ
1
1
1
100
(Nguồn: BHXH huyện Tân Lạc)
2.2.4. Kết quả hoạt động của BHXH huyện Tân Lạc
Kết quả hoạt động của BHXH huyện Tân Lạc trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động của BHXH huyện Tân Lạc trong 3 năm 2017-2019
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
TĐ PTBQ (%)
I
Số tham gia BHXH
3.395
3.789
4.333
112,97
1
BHXH bắt buộc
Người
3.338
3.610
3807
106,79
2
BHXH tự nguyện
57
179
526
303,78
II
Tổng thu BHXH
38.791
44.904
51.131
114,81
1
BHXH bắt buộc
Người
38.575
44.188
49.763
113,58
2
BHXH tự nguyện
Người
216
716
1.368
251,54
(Nguồn: BHXH huyện Tân Lạc)
Qua bảng trên cho thấy số thu BHXH, BHYT của huện Tân Lạc trong 3 năm trở lại đây đều tăng và ổn định, đặc biệt là BHXH tự nguyện tăng với tốc độ phát triển bình quân 303,78%. Số thu BHXH tự nguyện cũng tăng với tốc độ phát triển bình quân là 251,54%.
Tổng số thu BHXH của huyện Tân Lạc trong 3 năm qua cũng tương đối ổn định và tăng, năm 2017 số người tham gia là 3395 đến năm 2019 là 4333 với tốc độ phát triển bình quân là 112,97.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp chọn điểm khảo sát
Để đánh giá tình hình phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, các số liệu thứ cấp được lấy trên toàn bộ Huyện. Để đánh giá sâu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển BHXH trên địa bàn huyện Tân Lạc, luận văn dự kiến điều tra điểm trên 3 xã.
Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi tiến hành điều tra 3 xã trong tổng số 24 xã thị trấn, trong đó:
- Thị trấn Mường Khến, là nơi có điều kiện kinh tế phát triển tốt;
- Xã Tử Nê, là nơi có điều kiện phát triển kinh tế trung bình;
- Xã Ngổ Luông, là nơi có điều kiện kinh tế phát triển kinh tế kém;
- Chọn mẫu điều tra:
+ Đối tượng là người dân thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: 30 người/ xã
+ Cán bộ làm công tác phát triển BHXH:10 người
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Nguồn tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo hiểm, BHXH và BHXH tự nguyện; thực tiễn về hoạt động BHXH cho người lao động tự do, nông dân ở các địa phương trong nước.
Thu thập từ các cơ quan Nhà nước những văn bản, chỉ thị, thông tư hướng dẫn.
Thu thập thông tin từ các sách lý luận, các công trình nghiên cứu đã được công bố như: Báo cáo của Cục Thống kê, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của UBND huyện Tân Lạc, Các báo có liên quan khác;
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp người lao động tự do, nông dân trên địa bàn NC bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước.
+ Số liệu nguồn lực của hộ: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập bình quân, lao động.
+ Tham khảo ý kiến của các tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương về tình hình tổ chức và triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho người lao động tự do, nông dân.
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào phần mềm excel để xử lý và tổng hợp thành các bảng số liệu, thể hiện bằng các mô hình, đồ thị.
2.3.3.2. Các phương pháp phân tích số liệu :
- Phương pháp thống kê mô tả: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các số liệu sau khi thu thập được phân tổ theo các chỉ tiêu khác nhau thể hiện bằng các bảng biểu, đồ thị, sơ đồ với các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.
- Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này để đánh giá tăng trưởng chung và tăng trưởng số lao động tham gia BHXH tự nguyện qua các năm, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng bằng kỹ thuật so sánh số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân.
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn
* Chỉ tiêu đánh giá công tác tổ chức phát triển BHXH tự nguyện
+ Số lần tuyên truyền, vận động tham gia BHXH tự nguyện;
+ Số lượt người tham gia các buổi tuyên truyền, vận động tham gia BHXH tự nguyện
+ Các hoạt động tuyên truyền vận động tham gia BHXH tự nguyện;
* Chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển BHXH tự nguyện
- Mức độ bao phủ của hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện
+ Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn nghiên cứu;
+ Tỷ lệ gia tăng người tham gia BHXH tự nguyện qua các năm;
- Mức độ tác động của hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện
+ Trợ cấp hoặc lương hưu trung bình của đối tượng/ Mức sống trung bình dân cư
- Mức độ bền vững về tài chính của hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện
+ Tổng thu BHXH tự nguyện / Tổng chi BHXH tự nguyện trong năm, chu kỳ
- Tốc độ phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện
- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số người tham gia BHXH tự nguyện
- Các chỉ tiêu tổng hợp ý kiến phiếu điều tra
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc
3.1.1. Công tác thu BHXH tự nguyện của huyện Tân Lạc
* Công tác thu BHXH tự nguyện
Đối với BHXH tự nguyên: ngay sau khi Luật BHXH cho loại hình BHXH tự nguyện có hiệu lực từ ngày 01/01/2008; BHXH tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai tổ chức phổ biến, tuyên truyền về BHXH tự nguyện với nhiều hình thức phong phú đặc biệt tập trung vào các nhóm đối tượng có khả năng về tài chính trên địa bàn nhưn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_bao_hiem_xa_hoi_tu_nguyen_tren_dia_ban_huyen_tan.doc