Phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHỆP ĐIỆN TỬ 3

1.1. Những lý luận cơ bản về công nghiệp phụ trợ 3

1.1.1. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ 3

1.1.2. Thành phần của công nghiệp phụ trợ và mối quan hệ với các ngành khác 8

1.1.3. Các giai đoạn phát triển công nghiệp phụ trợ ở các nước đang phát triển 9

1.1.4. Đặc điểm của công nghiệp phụ trợ 11

1.1.5. Các loại hình công nghiệp phụ trợ 13

1.2. Những lý luận cơ bản về công nghiệp điện tử và công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp điện tử 14

1.2.1. Những khái niệm về công nghiệp điện tử 14

1.2.1.1. Khái niệm chung 14

1.2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử 15

1.2.1.3. Phân loại ngành công nghiệp điện tử 18

1.2.1.4. Vị trí của ngành công nghiệp điện tử 20

1.2.2. Khái niệm về công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử 21

1.2.2.1. Khái niệm 21

1.2.2.2. Một số nhóm phẩm điển hình của công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử 22

1.2.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm điện tử 23

1.2.2.4. Mô hình chia sẻ công nghiệp phụ trợ - chia sẻ công nghiệp phụ trợ ngành điện tử cho các ngành khác 25

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ TRONG NHỮNG NĂM QUA 28

2.1.Tổng quan về sự phát triển công nghiệp điện tử khu vực Đông Á và những ảnh hưởng đến công nghiệp phụ trợ điện tử Việt Nam 28

2.1.1. Bức tranh tổng quát về công nghiệp điện tử khu vực Đông Á 28

2.1.2.Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam 31

2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp phụ trợ thuộc ngành điện tử của Việt Nam 34

2.2. Thực trạng của sự phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành điện tử Việt Nam 39

2.2.1. Thực trạng của công nghiệp phụ trợ Việt Nam 39

2.2.2. Đánh giá chung về công nghiệp phụ trợ của Việt Nam 41

2.2.3.Thực trạng công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử của Việt Nam 43

2.2.4. Sự quản lý của chính phủ đối với công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử của Việt Nam trong những năm qua 47

2.2.5. Hiện trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành điện tử ở khu vực Đông Á và bài học cho Việt Nam 48

2.3. Đánh giá tiềm năng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành điện tử 55

2.3.1. Xem xét bối cảnh phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam 55

2.3.1.1. Bối cảnh công nghiệp quốc gia 55

2.3.1.2. Bối cảnh công nghiệp quốc tế và khu vực Đông Á 56

2.3.2. Xác định lợi thế so sánh của Việt Nam trong ngành công nghiệp phụ trợ điện tử tại khu vực Đông Á 57

2.3.3. Đánh giá tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam thông qua mô hình chuỗi giá trị. 60

2.2.4. Đánh giá nhu cầu mua sắm của các công ty đa quốc gia 63

2.3.4. Đánh giá về công nghiệp phụ trợ điện tử của Việt Nam thông qua phân tích mô hình SWOT 66

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VN 68

3.1. Dự báo nhu cầu về ngành công nghiệp phụ trợ thuộc công nghiệp điện tử Việt Nam 68

3.1.1. Nhu cầu về máy nguyên chiếc 68

3.1.2. Nhu cầu về linh kiện 69

3.1.3. Nhu cầu về phụ kiện nhựa 70

3.1.4. Nhu cầu về khuôn mẫu và các chi tiết sắt thép, cơ khí 70

3.1.5. Nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới 71

3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử 72

3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu(CSDL) công nghiệp phụ trợ 72

3.2.2. Thu hút vốn đầu tư 74

3.2.3. Phát huy tối đa lợi thế so sánh quốc gia 75

3.2.4. Phát triển các ngành công nghiệp chế tạo cơ bản 77

3.2.5. Đảm bảo nguồn nhân lực 78

3.2.6. Phát triển ngành công nghiệp điện tử 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3095 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác công ty 100% vốn nước ngoài đã đạt được yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. Công nghiệp điện tử hiện nay sử dụng trên 100.000 lao động với tốc độ thu hút nguồn nhân lực là 10%/năm, công việc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp các loại sản phẩm điện tử tiêu dùng và các loại linh kiện điện tử xuất khẩu. Lao động có trình độ đại học tại các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ khá cao, từ 19-63%, trong khi tại các doanh nghiệp FDI chỉ từ 4-10%. Lao động Việt nam trong ngành công nghiệp điện tử , nhất là lao động trực tiếp, nhìn chung được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về kỹ năng. 2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp phụ trợ thuộc ngành điện tử của Việt Nam Với sự phân công lao động trên toàn thế giới như hiện nay, khu vực Đông Á đang là vùng đất tốt nhất cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, mặt khác việc tiêu dùng các loại máy móc đồ điện tử gia dụng, điện tử, nhiều ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin phần cứng như điện thoại di động và các linh kiện của các sản phẩm điện tử có nhu cầu ngày càng lớn trên thế giới. Công nghệ trong ngành này lại dễ lan nhanh sang các nước khác nên những nước có nguồn lực lao động dồi dào, khéo tay và nhân công rẻ dễ trở thành những cứ điểm sản xuất có sức cạnh tranh lớn. Việt Nam là một nước rất có triển vọng cạnh tranh trong lĩnh vực này nhưng vẫn chưa trở thành một trong những nơi sản xuất chính tại Châu Á. Trong 15 năm qua, các cứ điểm sản xuất các sản phẩm trên cứ liên tục chuyển nhanh (theo mô hình đàn sếu bay) từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, sau đó sang Malaixia và Thái Lan và gần đây là Indonexia và Trung Quốc. Công nghiệp phụ trợ điện tử bao gồm rất nhiều chủng loại mặt hàng, những loại có hàm lượng công nghệ cao thì Nhật và các nước NICs còn duy trì cạnh tranh vì họ có công nghệ tốt và vẫn đem lại giá trị gia tăng lớn. Còn nhiều những mặt hàng khác hầu hết được triển khai phân công hàng ngang ở các nước ASEAN. Việt Nam cần nắm bắt được tình hình này nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ điện tử đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử còn non trẻ trong nước và rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong khu vực. Những ảnh hưởng đến công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử của Việt Nam được tóm tắt trong bảng sau: Điểm mạnh - Có nguồn lao động dồi dào học hỏi nhanh và đội ngũ cán bộ kỹ thuật điện tử được đào tạo và có tích lũy khá về công nghiệp điện tử - Chi phí lao động tương đối thấp - Thị trường tiêu thụ nội địa tiềm năng với dân số đông - Có thế mạnh về nguồn nguyên liệu để phát triển công nghệ vật liệu điện tử Điểm yếu - Năng lực sản xuất còn hạn chế - Phụ thuộc nguồn cung cấp nguyên liệu từ bên ngoài - Sản phẩm có sức cạnh tranh yếu - Thiếu thông tin về thị trường thế giới Cơ hội - Có vị trí thuận lợi do nằm trong vòng cung Đông Á, nơi phát triển các sản phẩm điện tử của thế giới - Hệ thống pháp luật đang được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế Thách thức -Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc và các nước ASEAN đã có nền công nghiệp điện tử phát triển - Chiếm lĩnh thị trường trong nước Bảng 2.1 :Phân tích SWOT cho công nghiệp điện tử của Việt Nam Phân tích các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong và những cơ hội, thách thức từ môi trường ngoài thông qua mô hình SWOT như sau: Điểm mạnh + Việt Nam là một nước có cơ cấu dân số trẻ với trên 50% dân số dưới 35 tuổi và cũng là một quốc gia có nền chính trị xã hội ổn định. Nguồn lao động dồi dào của Việt Nam được đành giá là học hỏi nhanh và đội ngũ cán bộ KHKT - công nghệ trong ngành điện tử được đào tạo tương đối cơ bản qua nhiều năm khai thác, sử dụng và lắp ráp các thiết bị điện tử, kể cả các thiết bị điện tử hiện đại, do vậy đã tích luỹ được những kinh nghiệm về sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan đến điện tử - tin học. Như vậy, nguồn tài nguyên trí tuệ là một trong những nguồn lực cơ bản của Việt Nam trong phát triển công nghiệp điện tử. + Giá nhân công tương đối rẻ: chi phí cho lao động tương đối thấp ở Việt Nam tạo cho các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm phụ trợ, lắp ráp hàng điện tử có lợi thế cạnh tranh so với khu vực. + Có các tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử như: quặng sắt, đất hiếm, titan, rutin, barit, ilmenit... Việt Nam có thể trở thành nhà cung ứng nguyên vật liệu, hóa chất cho ngành công nghiệp điện tử của các nước dưới hình thức khai thác nguyên liệu thô, thành phẩm hoặc bán thành phẩm với giá rẻ. + Với dân số 84 triệu người, Việt Nam cũng là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Điểm yếu + Do chưa tự cung cấp được nguyên cho mình, phải nhập khẩu từ bên ngoài nên bị phụ thuộc vào chính nguồn cung đó. Trong các sản phẩm sản xuất lắp ráp ở Việt Nam giá trị nhập khẩu các linh kiện khá lớn, trong khi giá trị gia tăng do sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể. + Năng lực sản xuất của ngành còn hạn chế: ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam phát triển quá muộn cộng với nhiều bất lợi về năng lực thiết kế và chế tác của các công ty trong nước; mặt khác việc đầu tư vào nghiên cứu và triển khai sản phẩm ở cấp công ty hầu như không có; chưa có khả năng theo sát và đánh giá những xu hướng mới nhất trong phát triển chế tác và kỹ thuật; các công ty trong nước thì chưa có khả năng tiếp cận dễ dàng với các chi tiết kỹ thuật cập nhật và tiêu chuẩn sản phẩm điện tử thể giới. + Thiếu thông tin về thị trường thế giới là một bất lợi lớn cộng với khả năng và kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu yếu đã kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử. + Khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao: chủng loại sản phẩm nghèo nàn, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành thì cao do chí phí về nguyên liệu và linh kiện (chiếm 70% tổng chi phí sản xuất) tại Việt Nam cao hơn của các nước trong khu vực, chưa có thương hiệu sản phẩm điện tử mạnh. Cơ hội + Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp điện tử. Việt Nam có cơ hội thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, nhận chuyển giao công nghệ và học tập các kiến thức quản lý vào đào tạo nhân lực từ các nước có ngành công nghiệp điện tử phát triển trong khu vực. + Hệ thống luật pháp Việt Nam đang được tiếp tục hoàn thiện theo hướng rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật Đầu tư nước ngoài được đổi đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiến hành sản xuất các loại linh phụ kiện điện tử và thực hiện công nghệ lắp ráp hiện đại tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài luôn có các thị trường xuất khẩu ổn định nên Việt nam có thể thông qua đó mà tiếp cận vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm điện tử trên thế giới. + Từ 1/1/2006 các cam kết AFTA về lịch trình giảm thuế trong đối với các mặt hàng điện tử đã có hiệu lực hoàn toàn. Việt Nam cũng đã gia nhập WTO vừa qua tạo điều kiện thuân lợi cho việc đưa các sản phẩm vươn ra khu vực và thế giới. + Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của hai quốc gia hàng đầu về công nghiệp điện tử là Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ tạo đà kéo theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công cuộc phát triển của Việt Nam. Thách thức + Công nghiệp điện tử của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc và các nước ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia là những nước có nền công nghiệp điện tử phát triển hơn. Với các cam kết AFTA và WTO, thị trường các mặt hàng điện tử của Việt Nam sẽ có nguy cơ bị thao túng bởi các mặt hàng điện tử của các nước này vì họ có lợi thế hơn khi xâm nhập vào những thị trường xuất khẩu vốn đã rất ít ỏi của Việt Nam. + Ngay trong nước, việc tái chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp trong nước cũng gặp phải khó khăn lớn do đã có sự phân công sản xuất và phân chia thị trường ở mức độ khá cao giữa các tập đoàn điện tử có thương hiệu mạnh. 2.2. Thực trạng của sự phát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành điện tử Việt Nam 2.2.1. Thực trạng của công nghiệp phụ trợ Việt Nam Trong hơn 10 năm qua Việt Nam đã có những định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, mức độ thành công ở các ngành không đều nhau. Đến nay công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn ở trong tình trạng kém phát triển với những biểu hiện rõ ràng là chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao và chủng loại lại rất nghèo nàn, không đáp ứng được một cách ổn định và có hiệu quả các yêu cầu của thị trường. Nhìn chung công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, điều này lại càng rõ nét nếu nhìn nhận từ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng các doanh nghiệp phụ trợ nội địa mặc dù được tăng lên khá nhanh nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện, phụ kiện đơn giản và cơ cấu giá trị trong tổng giá trị nội địa hóa là rất nhỏ. Để nhận dạng công nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay, có ba yếu tố sau cần phải được xem xét: Một là, tính chất và đặc thù của các sản phẩm và loại sản phẩm phụ trợ. Cũng giống như giai đoạn đầu của công nghiệp Thái Lan và một số nước ASEAN khác, các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng, linh phụ kiện có kích cỡ cồng kềnh và công nghệ sản xuất không phức tạp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu, thậm chí là yêu cầu của các công ty lắp ráp FDI. Sau đây là một trích dẫn thực tế từ nghiên cứu của Viện chiến lược chính sách công nghiệp : Hiện tại, công ty SUZUKI Việt Nam đã tạo dựng được một hệ thống các nhà cung cấp nội địa bao gồm 11 công ty Nhật Bản, 16 công ty Việt Nam, 22 công ty Đài Loan và 7 công ty khác, tương tự như vậy với công ty Honda và VMEP. Tuy nhiên các chi tiết, các cụm chi tiết khó và động cơ các nhà lắp ráp vẫn phải nhập khẩu vì các nhà cung cấp nội địa chưa thể đảm nhận. Có một số nhà cung cấp như MAP (Machino Auto Parts Co.,Ltd), TSUKUBA, Broard Bright hay Vision... đã bắt đầu thực hiện sản xuất một số chi tiết khó nhưng với số lượng ít và chất lượng chưa thể ngang bằng với hàng nhập khẩu. (Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, 2006) Hai là, năng lực của các nhà cung ứng (bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp FDI). Mặc dù các chính sách khai thông cho dòng đầu tư nước ngoài ngày càng được cải thiện, song năng lực cũng như số lượng của các doanh nghiệp cung cấp FDI vẫn chưa đủ mạnh. Trong khi đó các doanh nghiệp nội địa có trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được những đòi hỏi của các nhà lắp ráp FDI. Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp nội địa là khả năng nghiên cứu và phát triển, tất nhiên điều này cũng xuất phát một phần từ sự hạn chế về tài chính, trong khi đó các doanh nghiệp cung cấp FDI ngày càng có những bước tiến khá quan trọng trong khâu nghiên cứu và phát triển. Ba là, những yêu cầu đặt ra và chính sách thu mua từ phía các công ty lắp ráp FDI. Dù là hình thức sản xuất nào: theo dây chuyền (đối với các công ty Nhật Bản và các nước tiên tiến) hay theo công đoạn (như các công ty Trung Quốc), các công ty lắp ráp FDI đều có những yêu cầu rất khắt khe với nhà cung ứng về chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu và thời hạn giao hàng. Bởi vậy, các doanh nghiệp nội địa khó có khả năng đáp ứng các yêu cầu trên một cách toàn diện. Số lượng các doanh nghiệp phụ trợ nội địa trong ngành công nghiệp xe máy là khá nhiều, nhưng số doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng các linh kiện, phụ tùng cho các công ty lắp ráp FDI thì không đáng kể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một số doanh nghiệp cho rằng điều đó thuộc về triết lý kinh doanh của những doanh nghiệp FDI - nặng về loại hình phụ trợ "ruột" hơn là tìm kiếm ở các nguồn khác. Tuy nhiên, nếu xem xét trên góc độ "động cơ nội địa hóa" của các công ty lắp ráp FDI thì nguyên nhân chính vẫn là năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của các doanh nghiệp này. Vậy, các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam cần phải làm những gì để trở thành các nhà cung ứng cho các công ty lắp ráp FDI? 2.2.2. Đánh giá chung về công nghiệp phụ trợ của Việt Nam Việt Nam hiện nay đã và đang hình thành nên các cơ sở sản xuất nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng, vật tư hỗ trợ phục vụ cho nhu cầu lắp ráp một số các mặt hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong đó chiếm tỷ một trọng lớn là các cơ sở sản xuất với mục tiêu phục vụ cho nhu cầu nội địa. Xuất khẩu các sản phẩm phụ trợ còn thấp và mới chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua xuất khẩu các sản phẩm lắp ráp cuối cùng. Cùng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp FDI cũng đã đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất hỗ trợ tại Việt Nam điển hình là các ngành lắp ráp xe máy, xe đạp, trang thiết bị điện tử gia dụng, trang thiết bị điện tử - tin học - viễn thông …Ở một số ngành công nghiệp đã đạt được tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm khá cao như ngành xe đạp 80-90%, xe máy 70-80%, trang thiết bị điện 80-90%… Trong khi đó một số ngành tỷ lệ nội địa hoá còn thấp như ngành điện tử-tin học-viễn thông, ngành dệt may-da giày, ngành sản xuất lắp ráp ôtô, ngành cơ khí chế tạo, … Nhìn chung công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Trình độ công nghệ chế tạo còn thấp. Các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu hỗ trợ cơ bản như sắt thép, cao su kỹ thuật, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, hoá chất cơ bản, bông, sợi, da...thiếu một cách trầm trọng. Công nghệ gia công còn lạc hậu với công suất thấp, chất lượng không ổn định, giá thành cao, như các khâu đúc tạo phôi, mài, rèn, ép, xử lý bề mặt, gia công, sản xuất khuôn mẫu... Khu vực đầu tư nước ngoài có công nghệ gia công tiến tiến hơn nhưng năng lực cũng chỉ đủ phục vụ cho các nhu cầu nội bộ của công ty mẹ. Sức cạnh tranh ở các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ còn thấp, nhiều khi cạnh tranh không lành mạnh. Thiếu sự liên kết, phân công chuyên môn hoá giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ và gần như thiếu hẳn sự phân công sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với những nhà thầu phụ, giữa những nhà thầu phụ với nhau và giữa các doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp FDI. Việt Nam chưa tạo ra được một môi trường kinh tế đủ sưc hấp dẫn để các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào các khâu sản xuất phụ trợ với định hướng phát triển bền vững và dài hạn trong bối cảnh hội nhập như ngày nay. Các mối liên kết kinh tế hiện nay chủ yếu được phân theo ngành dọc, gần như chỉ bó hẹp trong quan hệ quen biết và bỏ vốn liên doanh, cùng đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Việc liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp khác chủ sở hữu và chia sẻ thông tin thị trường với nhau rất hạn chế. Trên thực tế các nhà đầu tư FDI ít quan tâm đến việc phát triển các doanh nghiệp phụ trợ nội địa. Trong khi đó các doanh nghiệp nội địa vì nhiều lý do, trong điều kiện sản xuất kinh doanh rất khó tiếp cận với các doanh nghiệp FDI. Trong vấn đề này, vai trò dẫn dắt của các Hiệp hội nghề nghiệp chưa thực sự nổi rõ. Do dung lượng thị trường còn thấp nên việc sản xuất các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho sản xuất tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn, chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất. Vấn đề sản xuất các sản phẩm phụ trợ để xuất khẩu (dù xuất khẩu tại chỗ) hầu hết đều do các doanh nghiệp FDI khống chế và điều tiết. Từng hãng, từng quốc gia đều có chiến lược riêng rẽ về tổ chức sản xuất thầu phụ và phân chia thị trường nên việc chen chân vào lĩnh vực sản xuất này còn có nhiều khó khăn và phụ thuộc chủ yếu vào mong muốn và ý định của từng doanh nghiệp (tập đoàn) nước ngoài. Muốn phát triển sản xuất nội địa, Việt Nam bắt buộc phải trở thành một mắt xích trong dây chuyền sản xuất toàn cầu của tập đoàn đó 2.2.3.Thực trạng công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử của Việt Nam Toàn ngành điện tử Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp trong nước, đa phần là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhiều thành phần kinh tế. Tổng số vốn đầu tư của toàn ngành hiện nay là gần 1,6 tỷ USD trong đó vốn của các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tới 90%. Hiện nay Việt Nam có khoảng trên 60 doanh nghiệp FDI sản xuất các mặt hàng điện tử và linh kiên điện tử máy tính, sản phẩm gần như 100% để xuất khẩu. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn như: Công ty Fujitsu Việt Nam với vốn đầu tư là 198,8 triệu USD chuyên sản xuất bảng mạch và đế mạch in điện tử; Công ty Orion – Hanel với vốn đầu tư là 297,347 triệu USD chuyên sản xuất súng điện tử , đèn hình; Công ty Canon Việt Nam với 176,7 triệu USD chuyên sản xuất phụ kiện, máy in, bán thành phẩm máy in và thiết bị điện tử;… Các doanh nghiệp này khai thác thị trường truyền thống sẵn có như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… Cho đến nay Việt Nam hoàn toàn không có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào tham gia vào lĩnh vực sản xuất vật liệu điện tử, tuy đã có ở dạng nghiên cứu cơ bản hoặc sản xuất theo mô hình thí nghiệm. Về sản xuất linh kiện điện tử, Việt Nam đã có một vài cơ sở sản xuất với mức đầu tư lớn và thực sự đã sản xuất như: - Năm 1993 Hà Nội đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đèn hình Orion- Hanel với mức vốn 178 triệu USD. Hiện nhà máy vẫn đang hoạt động có hiệu quả với công xuất 1,6 triệu sản phẩm/năm, doanh thu đạt hơn 100 triệu USD/năm. - Năm 2000 tại Đà nẵng, ICTI (Công ty phát triển công nghệ và tư vấn đầu tư Đà nẵng) đã đầu tư dây chuyền sản xuất tụ màng mỏng với công xuất 8 triệu sản phẩm/ tháng. Vốn đầu tư khoảng trên 1 triệu USD (dây chuyền công nghệ nhập từ Hàn Quốc). Linh kiện điện tử và các sản phẩm chỉ mới được sản xuất trong thời gian gần đây nhưng chủ yếu do các công ty FDI thực hiện. Linh kiện điện tử là sản phẩm thuộc nhóm hàng đóng góp quan trọng trong việc làm gia tăng giá trị sản lượng cho ngành công nghiệp điện tử. Các sản phẩm chính bao gồm mạch in, đèn màn hình với công suất 2 triệu chiếc /năm; đế mạch in với công suất 8,5 triệu cái /năm; tụ điện các loại, cuộn cảm, cuộn cao áp, cuộn lái tia, các chi tiết nhựa, các chi tiết cơ khí cho lắp ráp đèn hình, các loại ăng ten, các loại bao bì, bao gói như thùng các tông, xốp chèn… Một phần những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước để tăng tỷ lệ nội địa hoá cho những sản phẩm điện tử sản xuất tại Việt Nam, còn phần lớn là để xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Giá trị xuất khẩu linh kiện điện tử, máy tính nguyên chiếc của Việt Nam không lớn nhưng vẫn gia tăng trong những năm gần đây. Sơ đồ 2.2 sau đây chỉ rõ điều này. Đơn vị 1000,000 USD Sơ đồ 2.2 : Giá trị xuất khẩu linh kiện điện tử,máy tính nguyên chiếc của VN (nguồn:Tổng cục thống kê) Số lượng các doanh nghiệp phụ trợ có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI là rất ít do vậy mà việc thu hút FDI để phát triển các ngành công nghiệp trở nên khó khăn. Các doanh nghiệp FDI ở ngành công nghiệp điện tử luôn bị thúc ép phải giảm chi phí và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam nên họ rất cần những doanh nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, nhưng đáng buồn là chỉ có rất ít có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nguồn linh kiện, nguyên liệu để cung cấp cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu là từ nhập khẩu với các nước cung cấp chính là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh thì nguồn linh kiện và nguyên liệu được cung cấp từ các cơ sở thuộc mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu của chính hãng sản xuất này. Điều này làm cho Việt Nam không vượt ra khỏi công đoạn gia công lắp ráp – công đoạn mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị, mặt khác nó cũng làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI do phải nhập khẩu phần lớn các linh kiện, phụ kiện. Sự yếu kém của công nghiệp nguyên liệu bản địa cũng khiến nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo có xu hướng ngại đầu tư vào Việt Nam vì buộc phải vận chuyển một số lượng không nhỏ các nguyên liệu và phụ kiện. Điều này là một trong những điểm yếu của Việt Nam khi thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp của quốc gia. Giá trị nhập khẩu linh kiện điện tử, và các mặt hàng điện tử của Việt Nam thể hiên trong sơ đồ sau: Đơn vị 1000,000 USD Sơ đồ 2.1 :Giá trị nhập khẩu các hàng điện tử, máy tính và linh kiện điện tử của VN (nguồn: Tổng cục thống kê) Hạ tầng giao thông của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống trung chuyển hàng hoá bằng hàng không rất yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu là đầu mối trung chuyển đi các sân bay quốc tế với yêu cầu về thời gian cấp bách, mà các mặt hàng điện tử hầu như đều có tính đua tranh về thời gian, chậm một ngày hoặc chậm một giờ đối với mặt hàng này đều có thể làm tổn hại đến doanh nghiệp, bởi vậy khó có thể thu hút các nhà sản xuất linh kiện điện tử cao cấp vào Việt Nam. Nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt với những loại cao cấp như Titan, vàng… không có sẵn ở Việt Nam, muốn nhập thì lại bị hạn chế thêm bởi thủ tục rườm rà về giao nhận và thanh toán cũng hạn chế cho việc đầu tư sản xuất linh kiện điện tử cao cấp vào Việt Nam. 2.2.4. Sự quản lý của chính phủ đối với công nghiệp phụ trợ trong ngành điện tử của Việt Nam trong những năm qua Mặc dù đã nhận thức rõ vai trò to lớn của ngành công nghiệp phụ trợ nhưng những hành động của chính phủ chưa rõ nét và chưa mang lại được kết quả như mong đợi. Trong ngành điện tử chưa thấy có một cơ quan đầu mối rõ ràng về công nghiệp phụ trợ nhằm hỗ trợ những nhà cung cấp nội địa các thông tin về yêu cầu cũng như mong muốn của các nhà lắp ráp FDI về các loại hàng hoá và các dòng sản phẩm điện tử. Nhìn chung chưa có một chiến lược nào được hoạch định để phát triển công nghiệp phụ trợ , do đó các doanh nghiệp muốn phát triển phải tự mình tìm đường đi và phải chịu những rủi ro khi chính sách không nhất quán. Khi chưa có chiến lược, chính sách tổng thể thì rất khó mà phát triển được, rất dễ đi sai đường. Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ cũng đã được phê duyệt nhưng nội dung của nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi mà nếu chỉ dừng lại ở những văn bản như vậy, không có những người tài giỏi để triển khai thì mãi mãi cũng không phát triển được. Chính phủ cũng chưa có những chính sách hấp dẫn thay cho lời kêu gọi đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ trợ điện tử Việt Nam. Các chính sách về thuế quan và thủ tục chưa minh bạch làm giảm sức hấp dẫn của môi trương đầu tư, chưa có những ưu đãi cần thiết giành cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực này. 2.2.5. Hiện trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành điện tử ở khu vực Đông Á và bài học cho Việt Nam Hiện nay công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp điện tử chủ yếu được phát triển ở khu vực Đông Á, đây là một trong những hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp đặc thù trong bối cảnh hội nhập rộng rãi và các quốc gia công nghiệp mới (NICs) đang chuyển dịch mạnh mẽ các cơ sở sản xuất của mình đến gần với thị trường tiêu thụ hơn. Tại khu vực này đã hình thành một số các trung tâm lắp ráp các sản phẩm điện tử lớn của khu vực trên cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Chẳng hạn như: Malaixia là một trung tâm sản xuất lắp ráp trang thiết bị điện tử tin học viễn thông, Thái Lan là trung tâm sản xuất lắp ráp trang thiết bị điện tử dân dụng, Philippin và Singapore là trung tâm phần mềm điện tử tin học viễn thông. Thông thường các quốc gia này bắt đầu từ cách thức lắp ráp dựa trên cơ sở thu hút đầu tư FDI từ những tập đoàn hoặc công ty nước ngoài. Lúc đầu chính phủ các nước cũng có những yêu cầu bắt buộc đối với những tập đoàn hoặc công ty nước ngoài tăng cường tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm bằng cách khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất phụ trợ ở nước sở tại và han chế nhập khẩu bằng việc đánh thuế cao các loại hàng hoá, linh kiện và phụ tùng nhập khẩu. Sau đó một thời gian, những bộ phận này không còn duy trì được vì nó làm giảm mức độ cạnh tranh và sự tự vận động của các doanh nghiệp trong nước do đó làm cản trở dòng vốn nước ngoài đổ vào nước sở tại. Cùng với việc tăng cường hội nhập quốc tế, hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, các quốc gia này chuyển sang tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước liên kết với các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài để phát triển các cơ sở sản xuất các sản phẩm phụ trợ nôi địa. Tiếp đến một loạt các biện pháp được tiến hành định hướng cho sự phát triển như: thành lập các tổ chức đầu ngành để làm cầu nối giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, phối hợp và kết hợp lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân với nhau, xây dựng chính sách phát triển ngành đồng thời xây dựng và quản lý việc thực hiện ngân sách và các dịch vụ dành cho khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường phát triển tiềm năng khoa học công nghệ quốc gia, phát triển hệ thống khoa học công nghệ, xúc tiến hợp tác giữa các cơ quan tư nhân và nhà nước để nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính, đổi mới cơ chế…Khuyến khích cao sự phát triển của công nghiệp phụ trợ dựa trên sự ủng hộ của các tập đoàn nước ngoài và chính phủ của họ. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ của Thái Lan Trong suốt những năm 1970, Thái Lan đã thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu cho ngành điện tử thông qua chính sách về thuế cho xuất khẩu. Sau thoả thuận Plaza năm 1985, Thái Lan phát triển nguồn điện, các khu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển công nghiệp phụ trợ thuộc ngành công nghiệp điện tử VN trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện tử của khu vực Đông Á.DOC