MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 3
LỜI CẢM ƠN . 4
MỤC LỤC . 5
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢN
ĐỒ . 8
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. . 3
4. Phạm vi nghiên cứu. 3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. . 3
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. . 7
7. Cấu trúc luận văn. . 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG. 9
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch . 9
1.1.1. Định nghĩa về du lịch.9
1.1.2. Tài nguyên du lịch .11
1.1.3. Các loại hình du lịch .14
1.1.4. Sản phẩm du lịch.16
1.2. Phát triển du lịch bền vững . 20
1.2.1. Khái niệm.20
1.2.2. So sánh giữa phát triển du lịch bền vững với du lịch Đại chúng.22
1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa 3 bộ phận của phát triển du lịch bền vững
(lợi ích kinh tế; lợi ích văn hóa – xã hội; bảo vệ môi trường).23
1.2.4. 10 nguyên tắc tiếp cận phát triển du lịch bền vững .25
1.2.5. Các tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững .28
1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. 31
1.3.1. Tình hình chung về phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 .31
147 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển du lịch bền vững tỉnh đồng tháp hiện trạng và định hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thành phố Hồ Chí Minh cũng được thuận lợi.
Ngoài ra, Đồng Tháp còn có 52 km đường biên giới giáp Campuchia, Chính
phủ đã cho thành lập khu kinh tế cửa khẩu ở Hồng Ngự là một lợi thế lớn đối với
phát triển du lịch.
Những hạn chế:
Đồng Tháp là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú, như hiện tại sản phẩm du
lịch còn hạn chế, nghèo nàn. Thời gian lưu giữ khách thấp, bình quân khoảng 1
ngày, hiệu quả kinh doanh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Hầu hết các khu
vực, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự nhiên, thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu vốn
đầu tư, tôn tạo.
Việc phát triển du lịch Đồng Tháp cũng còn gặp không ít khó khăn. Trước
hết,là hệ thống cơ sở hạ tầng kém, gây khó khăn cho việc hình thành các tour du
lịch khép kín; thứ hai, là do nguồn kinh phí hạn hẹp nên bản thân các khu di tích và
nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như lễ hội, các làng nghề thủ công
truyền thống cũng chưa được đầu tư, tôn tạo và phát triển đúng mức; và cuối cùng
là cơ chế quản lí khai thác các di tích, các điểm du lịch còn nhiều hạn chế chưa
thống nhất, gây ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch
quốc tế. Đúng như Văn Kiện Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (
Nhiệm kỳ 2001 – 2005) đã đánh giá: “ Du lịch được xem là ngành kinh tế quan
trọng của khu vực dịch vụ nhưng chưa được quan tâm đầu tư, nên phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng hiện có”.
Mặt khác, một trong những yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động
du lịch của Đồng Tháp là hệ thống giao thông dẫn đến các khu vực, điểm du lịch
còn hạn chế, các điểm du lịch, khu du lịch cũng như toàn bộ cơ sở hạ tầng xã hội
hàng năm lại thường bị lũ lụt lớn tàn phá như trận lũ lụt năm 2000, 2001 liên tiếp
xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng đối với đời sống, kinh tế - xã hội của tỉnh.
Vì vậy, việc biến tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch của Đồng Tháp thành
sản phẩm du lịch thực hiện không phải dễ dàng, đơn giản. Để giải quyết tốt vấn đề
trên cần phải có một quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh, được xây
dựng một cách có căn cứ khoa học, đồng bộ. Mặt khác cần phải ưu tiên tạo vốn đầu
tư cho phát triển du lịch, tổ chức khai thác tốt các nguồn tài nguyên tự nhiên cũng
như nhân văn, du lịch Đồng Tháp chắc chắn có cơ hội để hội nhập và phát triển.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải; điện; nước; thông tin liên lạc)
Giao thông vận tải:
• Giao thông đường bộ:
Mạng lưới đường bộ của tỉnh cho phép ô tô đi tới 72% trung tâm xã trong cả
hai mùa mưa và mùa khô; 18,7% đi được trong mùa mưa; nhưng hoàn toàn không
đảm bảo được giao thông trong mùa lũ lụt lớn như năm 2000-2001.
Từ năm 1997 tỉnh đã được Trung Ương hỗ trợ thêm một phần vốn ngân sách
đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2000 và các
công trình giao thông, thủy lợi theo chương trình đầu tư của Quyết định 99/TTg,
vốn khắc phục hậu quả lũ lụt năm 2000, song do nguồn kinh phí đầu tư, sữa chữa
định kì hàng năm còn hạn chế nên chất lượng cầu, đường và mạng lưới giao thông
đã xuống cấp nhiều, đi lại khó khăn. Nhiều sông chưa có cầu bắc qua phải đi bằng
phà, Thực trạng của mạng lưới đường bộ đang là trở ngại lớn trước sự gia tăng
dân số và quá trình độ thị hóa cũng như phục vụ cho hoạt động và sự phát triển
ngành du lịch.
Mật độ đường bộ đạt 0,65km/km2; 1,34km/ 1000 dân cao hơn mật độ đường
bộ trung bình vùng đồng bằng sông Cửu Long (tương ứng 0,2km/km2;
0.683km/1000 dân).
Tuyến giao thông đối ngoại về cơ bản đã hình thành như tuyến quốc lộ 54
nối Đồng Tháp với tỉnh Vĩnh Long, quốc lộ số 30 đi Tiền Giang, quốc lộ 80 đi Tiền
Giang, tỉnh lộ 847 đi Long An. Ngoài ra còn có hệ thống đường nhánh nối với các
đường này. Các huyện trong tỉnh đều có đường ô tô đi tới khu trung tâm.
Do chịu ảnh hưởng nhiều của nước lũ nên hệ thống đường bộ ở các huyện
phía Bắc thuộc loại kém phát triển ở các huyện phía Nam có khá hơn.
Hệ thống giao thông đượng bộ hiện đã và đang được đầu tư nâng cấp, mở
rộng và cải tạo các tuyến đường không chỉ là đường liên tỉnh, quốc lộ nhằm đảm
bảo sự thông thương, giao lưu; mà cả các tuyến đường nội tỉnh và đường nông thôn
cũng được quan tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng nhằm đảm bảo lưu thông thông
suốt trong tỉnh.
• Giao thông đường thủy
Hai con sông Tiền và sông Hậu là hai trục giao thông thủy quan trọng của cả
vùng, cùng các sông nhánh nối liền Đồng Tháp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long khác.
Hệ thống đường thủy thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại bằng
ghe thuyền nhưng phần nhiều các bến bãi chưa được cải tạo, luồng lách chưa được
nạo vét, độ rộng, độ sâu, hạn chế, gây trở ngại cho việc lưu thông tàu thuyền, năng
lực thông qua chưa cao.
Trong nhiều năm qua vận chuyển hàng hóa bằng đường sông từ Đồng Tháp
đến các địa phương chiếm 1 tỷ lệ đáng kể, nhất là trong mùa mưa lũ, bình quân
lượng hàng hóa vận chuyển đường thủy một năm khoảng trên 120 nghìn tấn. Tuy
nhiên, việc đầu tư quy hoạch phát triển vận chuyển đường sông hầu như chưa có gì,
đặc biệt công tác tổ chức vận chuyển hành khách bằng đường sông chưa được quan
tâm đúng mức. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng đường sông cũng như phương tiện vận
chuyển còn nhiều yếu kém cả về độ an toàn lẫn tính hấp dẫn. Thực tế vận chuyển
đường sông chưa đủ điều kiện và khả năng cạnh tranh với các loại hình vận chuyển
hành khách phục vụ khách du lịch.
Hiện nay, tỉnh đang mở thêm các tuyến đường sông như tuyến rạch Cái Tàu
– Nha Mân (tuyến chữ V) nối với tỉnh Vĩnh Long, tuyến Mương Khai với cảng Cần
Thơ, tuyến kinh trục Đồng Tiến – Lagrange để tạo lập một trục đường thủy trung
tâm tỉnh và trục liên tỉnh đường dài. Đồng thời đầu tư nâng cấp, mở rộng các bến
tàu, bến phà, bến khách ngang sông theo hướng hiện đại, văn minh, đáp ứng ngày
càng tốt cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân.
Tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị cảng Đồng Tháp, xây dựng hoàn chỉnh
phần cảng Sa Đéc, phục vụ kịp thời theo nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa nông,
thủy sản, nhu cầu xuất nhập khẩu của khu công nghiệp Sa Đéc.
Hệ thống cung cấp điện:
Toàn tỉnh đạt 100% số xã đã có điện lưới, năm 2005 nhu cầu điện năng của
tỉnh nhận từ lưới điện quốc gia khoảng 53 triệu Kwh, tăng bình quân 15,7%/năm; tỷ
lệ tổn thất điện năng 11% ( năm 2000 là 12,5%); điện thương phẩm khoảng 477
triệu Kwh, bình quân điện thương phẩm/ người là 281 Kwh ( năm 2000 là 142
Kwh); 90 % hộ sử dụng điện lưới, 100% cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp có điều kiện sử dụng điện lưới, trên 40% hệ thống thủy lợi sử dụng
bơm điện.
Trong đó, cơ cấu điện thương phẩm: Nông nghiệp 4,6 %, công nghiệp
35,6%, thương nghiệp – dịch vụ 1,0%, ánh sáng sinh hoạt 56%, khác 2,9%. Tuy
nhiên vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đặc biệt
vào mùa khô.
Trong những năm tới, Nhà nước có nhiều dự án phát triển mạng lưới điện
mới, năm 2010 có sản lượng khoảng trên dưới 50 tỷ Kwh. Ngoài việc xây dựng
nhiều nhà máy sản xuất điện, một số dự án cải tạo, nâng cấp hiện đại hóa cở sở hạ
tầng phân hóa, cung cấp điện bằng vốn vay ODA đã được triển khai.
Cùng với sự phát triển kinh tế, mức tiêu thụ điện nặng sẽ có tốc độ tăng cao
hơn tốc độ tăng của nền kinh tế. Do vậy, việc đảm bảo nhu cầu điện năng cho phát
triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu điện khí hóa nông thôn, đưa điện đến 100% số hộ
trên toàn tỉnh, cung cấp đủ điện và giảm giá điện bán cho nông dân ngày càng trở
nên cấp bách.
Hệ thống cấp, thoát nước:
• Nguồn nước:
- Nước mặt: Đồng Tháp có sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống kênh rạch
chằng chịt là đường dẫn tải và tiêu nước chính của tỉnh.
Nhìn chung nguồn nước mặt ít và không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất
và sinh hoạt. Chỉ có 3 nhà máy nước sử dụng nước mặt là Hồng Ngự, Tam Nông và
thị xã. Sa Đéc.
- Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của Đồng Tháp tương đối dồi dào và
chất lượng tốt. Chương trình nước sạch do UNICEF tài trợ đã giúp khoan được một
số giếng tại những điểm thiếu nước sạch.
• Tình hình cung cấp nước:
Cung cấp nước sạch cho Đồng Tháp còn rất hạn chế chủ yếu nhờ vào các
nhà máy nước Cao Lãnh, Sa Đéc và một số trạm cấp nước đặt tại các trung tâm
huyện lỵ. Nhà máy nước Cao Lãnh có công suất 12.000m2/ ngày đêm cung cấp
nước cho trên 170.000 dân của thành phố Cao Lãnh và vùng phụ cận. Nhà máy
nước Sa Đéc công suất 8.000 m3/ ngày đêm cung cấp nước cho trên 100.000 dân
của thị xã Sa Đéc.
Ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt phụ thuộc vào các nguồn sẵn có, nước
không qua xử lí nên chưa bảo đảm chất lượng vệ sinh. Hệ thống thoát nước chủ yếu
là nhờ thoát nước mặt và không qua xử lí.
Đến nay, tỉnh đã có nhiều dự án nhằm phát triển hệ thống cung cấp và thoát
nước đảm bảo cho nhu cầu sử dụng.
+ Cấp nước đô thị: Đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống cấp nước đô thị ở
thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp. Đến năm 2005 có 18 nhà máy
cấp nước tổng công suất khoàng 90.000 m3/ ngày đêm, có khả năng cung cấp nước
sạch cho trên 90% dân số đô thị, theo định mức 120 lít/ ngày/người.
+ Cấp nước nông thôn: Kết hợp cả 3 nguồn nước ( nước mặt, nước mưa,
nước ngầm), bằng mọi nguồn vốn tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước
sạch nông thôn theo các hình thức: giếng khoan, trạm cấp nước tập trung, bể lưu
chứa nước mưa. Năm 2005 đầu tư xây dựng 390 giếng khoan sâu, 4.800 bể chứa
nước mưa (6,5m3/bể), 180 trạm cấp nước mặt, 60 trạm cấp nước ngầm, nâng khả
năng cung cấp nước sạch cho khoảng 60% dân số nông thôn.
Với những chương trình nước sạch của Đồng Tháp, trong thời gian tới
tình hình cơ sở hạ tầng, khả năng cung cấp nước sạch được cải thiện. Điều đó
không chỉ có ý nghĩa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Tháp mà nó rất
thiết thực đối với phát triển của ngành du lịch địa phương.
Bưu chính viễn thông:
Vào thập kỷ 80 việc liên lạc quốc tế của Việt Nam còn hạn chế chỉ liên lạc
với một số khu vực nhất định chủ yếu qua hai trạm trung chuyển thông tin vệ tin
mặt đất Intersputnik.
Chỉ trong thời gian ngắn từ 1988 đến nay ngành Bưu điện Việt Nam đã mở
rộng hợp tác với nhiều nước, mạnh dạn đầu tư và hiện nay đã có thêm 4 trạm thông
tin vệ tinh kỹ thuật số. Nhờ đó Việt Nam đã liên lạc tự động với hầu hết các nước
trên thế giới ở Châu Âu, Á, Úc và Bắc Mỹ. Dịch vụ điện thoại di động gọi đi quốc
tế (IDD) đã có tất cả 63 tỉnh, thành phố; hơn 400 huyện và 1/2 số xã trong toàn
quốc.
Tính đến năm 2000, hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật số phủ kín toàn tỉnh
Đồng Tháp, bảo đảm 100% huyện, thị có điện thoại tự động hòa vào mạng thông tin
quốc gia, kết nối quốc tế, chất lượng nâng cao rõ rệt.
Đến năm 2010 nâng cấp đồng bộ thiết bị hiện có, đa dạng và hiện đại hóa các
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nền kinh tế thị trường, đảm bảo
thông tin liên lạc được thông suốt 24/24 giờ từ tỉnh đến huyện, xã, cơ sở; 100% xã
có điểm bưu điện văn hóa xã. Tổng số thuê bao điện thoại trong toàn tỉnh là
1.941.787 máy (năm 2011), trong đó số thuê bao cố định là 168.334 máy và di động
là 1.773.453 máy.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật (lưu trú; ăn uống; vui chơi giải trí)
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lich là một yếu tố quan trọng trong cấu thành của
sản phẩm du lịch, quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của
các khu, điểm tham quan du lịch .Việc thừa kế, phát triển các tiện nghi phù hợp
không những sẽ tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu
quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Nó tạo ra sự khác biệt của khu du lịch này so với
khu du lịch khác, góp phần giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan của khu du lịch. Cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm cơ sở lưu trú, các tiện nghi phục vụ ăn
uống, các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện
nghi phục vụ du lịch khác.
Cở sở lưu trú
Cơ sở lưu trú rất phong phú đa dạng về loại hình, quy mô và cấp hạng. Việc
xây dựng và thiết kế các tiện nghi phù hợp không những tạo nên vẽ độc đáo hấp dẫn
của khu du lịch góp phần bảo tồn, tôn tạo cảnh quan mà còn nâng cao hiệu quả kinh
tế và hiệu quả đầu tư.
Thời gian qua các cơ sở lưu trú của Đồng Tháp cũng đã được nâng
cấp và xây dựng mới, cụ thể từ chỗ có 7 nhà nghỉ với 92 phòng vào năm 1993 thì
đến năm 1995 tiếp tục đầu tư nâng cấp khách sạn Sa Đéc, năm 1996 xây dựng
khách sạn Xuân Mai và khách sạn Thiên Ân, năm 1997 nâng cấp khách sạn Mỹ Trà
(nay là khách sạn Hòa Bình), năm 1998- 1999 khai trương và đưa vào sử dụng lầu 3
Sông Trà với 21 phòng. Cơ sở vật chất và dịch vụ khách sạn từng bước được đầu tư
nâng cấp và xây dựng mới bắt đầu phát triển từ năm 1999 hòa nhịp cùng Hội khỏe
Phù Đổng lần thứ V – năm 2000 do tỉnh Đồng Tháp đăng cai tổ chức. Vì thế vào
năm này đã đưa vào hoạt động khu du lịch Mỹ Trà với 66 phòng nghỉ được trang bị
đầy đủ tiện nghi và 2 nhà hàng có sức chứa 800 khách.
Đến năm 2000 đã có 13 khách sạn với tổng số 331 phòng. Trong đó 229
phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Tính đến tháng 09/2000 đã có 6 khách
sạn được xếp hạng, trong đó khách sạn Sông Trà, khách sạn Hòa Bình đạt tiêu
chuẩn 3 sao, khách sạn Sa Đéc, khách sạn Xuân Mai, Mỹ Trà đạt chuẩn 2 sao và
khách sạn Thiên Ân đạt chuẩn 1 sao.
Tính đến năm 2006 trên địa bàn tỉnh có 21 khách sạn đang hoạt động, trong
đó có 01 khách sạn 3 sao, 05 khách sạn 2 sao, 06 khách sạn 1 sao, 09 khách sạn đủ
tiêu chuẩn với tổng số phòng là 538 phòng, trong đó có 366 phòng đạt tiêu chuẩn
phục vụ khách quốc tế. Ngoài ra còn có 01 khách sạn đang hoàn thiện các trang
thiết bị theo tiêu chuẩn hạng 2 sao và 01 khách sạn đang lập hồ sơ xin công nhận đủ
tiêu chuẩn hoạt động kinh doanh khách sạn.
Ngoài hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận loại, hạng thì trên
địa bàn tỉnh còn có 11 nhà nghỉ với tổng số là 85 phòng, 719 nhà trọ với tổng số là
6.828 phòng, các cơ sở này do Phòng Kinh tế, Công thương huyện, thị xã quản lý.
Cùng kinh doanh dịch vụ lưu trú, còn có một số nhà khách thuộc các Sở, Ban,
Ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị, chưa được chuyển đổi theo Quyết định số
317-TTg, ngày 29 tháng 06 năm 1993 của Thủ Tướng Chính Phủ, vì nhiều lí do
khác nhau. Trang thiết bị của các cơ sở nhà trọ, nhà nghỉ ở mức bình thường chủ
yếu là giường, chăn, màn, gối, chỉ có một số ít cơ sở thuộc nội ô thị xã, thị trấn có
trang bị thêm máy lạnh, tivi, tủ quần áo.
Bảng 2.2. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2011
Năm
Tổng số cơ
sở lưu trú
(cơ sở)
Tổng số
phòng
(phòng)
Phòng đạt chuẩn
phục vụ khách
quốc tế (phòng)
Phòng nội
địa
(phòng)
Công suất
sử dụng
(%)
2000 13 331 229 102
2001 12 332 247 85
2002 10 295 259 36
2003 15 387 256 131
2004 19 461 299 162
2005 20 494 376 118 40,05
2006 21 538 366 172 44,7
2007 23 569 390 179 49,4
2008 23 542 383 159 50,23
2009 27 752 561 191 52,24
2010 33 761 598 163 51,45
2011 43 950 800 150 51,45
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đến nay thì số cơ sở lưu trú được xếp hạng của tỉnh không ngừng tăng lên cả
về số lượng mà còn được đầu tư nâng cấp về chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu cho
khách du lịch. Năm 2011 tỉnh có 43 cơ sở được xếp hạng với tổng số phòng là 950
với 800 phòng đạt chuẩn phục vụ khách quốc tế.
Biểu đồ 2.1. Sự phát triển cơ sở lưu trú tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2011
Về chất lượng, phục vụ đã có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng cách
tăng thêm các dịch vụ trong khách sạn, bổ sung, thay mới các trang thiết bị đã cũ
hoặc hư hỏng. Công suất sử dụng phòng bình quân hàng năm đã tăng lên. Năm
2011 đạt khoảng 51,45%, đạt mức trung bình so với mặc bằng chung của thị trường
khách sạn Việt Nam, tuy nhiên con số này vẫn còn thấp và để vốn đầu tư cho khách
sạn đạt hiệu quả thì công suất phòng trung bình phải đạt 70%.
Các khách sạn chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước chiếm khoảng 70%. Nhìn
chung, hệ thống khách sạn tư nhân ở đây phát triển không nhiều so với các tỉnh,
thành phố khác. Các khách sạn thường có qui mô nhỏ chủ yếu từ 20 – 30 phòng, 07
khách sạn qui mô dưới 20 phòng, 04 khách sạn mới đi vào hoạt động trong một vài
năm trở lại đây có qui mô 40 – 50 phòng với các tiện nghi ăn uống, massage,
karaoke.
Nhìn chung, trong thời gian qua hệ thống khách sạn của Đồng Tháp cũng đã
được chú trọng đầu tư nâng cấp và xây mới. Tuy nhiên do không có chế độ bão
dưỡng thường xuyên và định kì nên chất lượng một số khách sạn cũng đã bị xuống
cấp kể cả các khách sạn đạt tiêu chuẩn phục vụ và đón tiếp khách quốc tế. Trang trí
nội thất của các khách sạn cũng còn ở mức khiêm tốn so với các thành phố lớn, các
khu du lịch trọng điểm của Việt Nam. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở
nhà trọ, nhà nghỉ phát triển khá nhanh, nhất là loại hình kinh doanh nhà trọ. Tuy
nhiên, các trang thiết bị nội thất còn ở mức thấp, công tác duy tu bảo dưỡng không
được thực hiện thường xuyên, các vật dụng đã cũ và hư hỏng chưa được sữa chữa
và thay mới kịp thời.
Tiện nghi ăn, uống
Tiện nghi ăn uống rất phong phú đa dạng về loại hình và cấp hạng nhằm đáp
ứng nhu cầu khác nhau của các loại thị trường khách khác nhau. Các tiện nghi ăn
uống bao gồm các loại nhà hàng, quán ăn nhẹ, các loại Bar, shop, ...
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì tiện nghi ăn,
uống của tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 2 loại:
+ Cơ sở ăn uống trong hệ thống du lịch: gồm có 06 nhà hàng ăn uống
nằm trong các khách sạn và 02 nhà hàng tại 02 khu du lịch ( Khu du lich Xẻo Quýt
và khu du lịch Gáo Giồng).
+ Cơ sở ăn uống chuyên doanh nằm ngoài hệ thống du lịch: Hiện nay
trên toàn tỉnh có 471 nhà hàng, quán ăn, tiệm ăn với sức chứa 20.770 chỗ ngồi.
Nhìn chung các cơ sở này phát triển rất mạnh chủ yếu ở trung tâm thị xã Sa Đéc và
thành phố Cao Lãnh; hầu hết các chủ cơ sở và nhân viên phục vụ chưa được đào
tạo về chuyên môn nghiệp vụ nhà hàng, chủ yếu làm theo kinh nghiệm thực tế nên
chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phục vụ của ngành du lịch.
Các nhà hàng chủ yếu là phục vụ các món ăn địa phương mang đậm bản Nam
Bộ. Phần lớn khách du lịch nội địa đến Đồng Tháp chủ yếu là đến từ thành phố Hồ
Chí Minh và các vùng lân cận của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; vì vậy các món
ăn ở đây tương đối phù hợp với khách nội địa. Tuy nhiên, đối với khách quốc tế đến
Đồng Tháp (chủ yếu là khách đến từ Pháp, Bĩ, Mỹ, Nhật, Bắc Âu, Canada, Hồng
Kông và Châu Âu) cũng cần chú trọng đến khẩu vị của khách và chế biến các món
ăn theo thị hiếu của khách.
Các nhà hàng ở Trung tâm thành phố và các thị xã của Đồng Tháp cũng như
các nhà hàng ở một số địa danh du lịch trong tỉnh chưa chú trọng nhiều đến việc bài
trí, trang hoàng các phòng ăn. Trong tương lai các tiện nghi ăn uống không những
chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu văn hóa ẩm thực của du khách mà còn là nơi giao
lưu, thư giãn và tiêu khiển cho khách. Vì vậy, cần chú ý đến việc bài trí của các
phòng ăn, món ăn, đưa các hoạt động tiêu khiển vào phục vụ du khách. Việc bài trí
các phòng ăn cần tạo được vẽ văn hóa riêng của địa phương và phù hợp với cảnh
quan thiên nhiên vì phần lớn đối tượng khách du lịch quốc tế đến Đồng Tháp chủ
yếu là để thưởng thức thiên nhiên và tìm hiểu nét văn hóa của địa phương.
Tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí
Các tiện nghi vui chơi giải trí theo phân loại, hạng sao khách sạn của Đồng
Tháp nhìn chung chưa phát triển. Hiện Đồng Tháp mới chỉ dừng lại ở một số phòng
massage, phòng karaoke, sân tennis chủ yếu phục vụ khách nội địa. Các tiện nghi
khác như bể bơi, câu lạc bộ ban đêm và các hoạt động tiêu khiển khác cho du khách
hầu như chưa phát triển. Ngoài các phòng karaoke, massage nằm trong khách sạn,
trên địa bàn tỉnh còn có 114 cơ sở chuyên kinh doanh dịch vụ karaoke với 276
phòng; 09 cơ sở chuyên doanh dịch vụ massage với 67 phòng. Đa số các cơ sở kinh
doanh điều chấp hành đúng theo qui định của ngành Văn hóa Thông tin và ngành Y
tế. Gần đây tỉnh cũng đang chú trọng quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu vui
chơi giải trí, khu tham quan như công viên Hồ Khổng Tử, Làng Hoa Kiểng Tân
Quy Đông, khu du lịch Cầu Bắc Cao Lãnh, công viên Chiến Thắng, mở rộng khu du
lịch Xẻo Quýt, khu mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc, Việc phát triển các điểm tham
quan, khu vui chơi giải trí sẽ làm phong phú thêm các hoạt động và khuyến khích
mức chi tiêu của du khách.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch
+ Phương tiện vận chuyển đường bộ: chủ yếu là phương tiện vận chuyển
khách của Công ty Cổ phần Du lịch gồm 03 chiếc xe trong đó chiếc xe 15 ghế, 01
chiếc 25 ghế, 01 chiếc 30 ghế (đơn vị kinh doanh lữ hành duy nhất được Tổng cục
Du lịch cấp giấy phép). Ngoài ra còn có 156 xe từ 4 chỗ đến 50 chỗ với 6.764 ghế,
số phương tiện vận chuyển khách này do Họp tác xã quản lý và vận chuyện khách
đi tham quan hành hương theo hợp đồng chuyến.
+ Phương tiện vận chuyển khách đường thủy: có 15 chiếc tàu (tắc ráng),
trong đó liên doanh với tư nhân là 10 chiếc, phục vụ chủ yếu với vệc đưa đón khách
vào 2 khu du lịch Xẻo Quýt và Gáo Gồng.
Đánh giá chung:
Cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Đồng Tháp
trong hai mùa lụt năm 2000 và 2001 đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Đến năm 2002,
Nhà nước đã hổ trợ hàng nghìn tỷ đồng để khôi phục lại, hiện tại tình hình cơ sở hạ
tầng đã có những bước cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên trước mắt vẫn còn nhiều khó khăcn trong việc đi lại trên các tuyến
đường bộ, việc cung cấp điện và nước sạch. Sự bất cập này không những không đáp
ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn gây ra những trở ngại
cho việc đầu tư, phát triển và hoạt động du lịch. Vấn đề đặt ra là phải có sự phối kết
hợp giữa các cơ quan, cán bộ, ban, ngành giữa Trung Ương và tỉnh nhằm đẩy nhanh
tiến độ thực hiện các dự án cải tạo nâng cấp đường xá, điện, nước, đồng thời sử
dụng mọi nguồn lực và ngân sách địa phương để khác phục những mặt yếu kém về
cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện và tăng tính đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng vừa đáp
ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, thu hút các nhà đầu tư và khách du
lịch trong và ngoài nước, vừa giúp xóa dần sự cách biệt về mọi mặt giữa các tỉnh
trong vùng. Đây sẽ là điểm tựa cho sự cất cánh của nền kinh tế nói chung và ngành
Du lịch Đồng Tháp nói riêng. Và cũng chính là điều kiện và thời cơ cho các cơ sở
kinh doanh du lịch mở rộng sự hợp tác, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để
thu hút khách, nâng cao hiệu quả và sự đóng góp của ngành vào tiến trình phát triển
chung của tỉnh.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông cần đặt trong
mối quan hệ liên tỉnh, liên vùng nhằm tạo ra các luồng lưu thông hàng hóa, gắn phát
triển kinh tế giữa các vùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ
Chí Minh các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần cải thiện đời sống nhân
dân, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Về các phương tiện vận chuyển khách du lịch theo đường bộ chủ yếu là ô tô
thuộc doanh nghiệp nhà nước. Đối với hoạt động này số phương tiện thuộc thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia vận chuyển khách du lịch khá phong phú
và ngày càng tăng theo xu hướng phát triển của xã hội. Hầu hết các phương tiện vận
chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh đều có đăng ký và đảm bảo được các điều
kiện qui định. Nói chung các phương tiện vận chuyển luôn được chỉnh trang đổi
mới, cải tiến thủ tục nâng cao chất lượng phục vụ, vận chuyển khách an toàn và
hiệu quả
2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng)
2.2.3.1. Thực trạng
Hiện nay do hệ thống báo cáo thống kê trong ngành chưa hoàn chỉnh và
thống nhất nên các số liệu thống kê ngành nói chung và lao động ngành nói riêng
còn chưa đầy đủ. Các số liệu thống kê phần lớn mới chỉ thống kê trong phạm vi các
doanh nghiệp do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lí theo phân cấp, nên còn
thấp hơn so với thực tế.
Những năm trước đây, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức
hoat động trong ngành du lịch mang tính chấp vá cho sử dụng lao động từ nhiều
ngành nghề khác nhau lại chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong 03 năm
gần đây được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Tổng cục Du lịch từ Chương trình
hành động quốc gia nên công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ
trong ngành có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới ngày
càng cao theo hướng từng bước tiêu chuẩn hóa thì nguồn nhân lực du lịch chưa đáp
ứng theo yêu cầu phát triển của ngành.
Bảng 2.3. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoan 2000 – 2011.
Đơn vị tính: Người
Năm
Tổng số lao
động
ngành du
lịch
Trình độ
đại học,
trên đại học
Trình độ
cao đẳng,
trung cấp
Trình độ sơ
cấp
Trình độ khác( qua
đào tạo tại chổ hoặc
bồi dưỡng nghiệp
vụ ngắn hạn)
2000 221 29 17 22
2001 255 29 23 58
2002 241 30 19 74
2003 278 33 21 75
2004 271 22 29 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_19_9494547950_3115_1869269.pdf