Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng tây bắc trong dạy học phần hóa học phi kim trung học phổ thông

Sau khi hoàn thành nghiên cứu luận án: “Phát triển năng lực giải quyết

vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng Tây Bắc trong dạy học phần hóa học phi

kim THPT”

Chúng tôi đã thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong luận án,

cụ thể là:

Đã tổng quan được cơ sở lí luận về các vấn đề: NL, định hướng phát triển

NL cho HS, NLGQVĐ&ST, các biện pháp phát triển NLGQVĐ&ST; các biểu

hiện NLGQVĐ&ST của HS THPT.

Điều tra, đánh giá thực trạng việc dạy và học bộ môn Hóa học, thực trạng

việc phát triển NLGQVĐ&ST cho HS các tỉnh VTB qua phiếu điều tra 693 GV

của 35 trường THPT của 6 tỉnh VTB.

Từ sự tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã xác định việc phát

triển NLGQVĐ&ST cho HS VTB có thể thực hiện qua việc sử dụng một số

PPDH tích cực trong DHHH. Chúng tôi đã xác định nguyên tắc, quy trình 5

bước xây dựng hệ thống BTĐHPTNL trong dạy học phần hóa học phi kim và

xây dựng 47 bài tập cho phần nội dung này. Đồng thời đã đề xuất phương pháp

sử dụng hệ thống bài tập này trong các bài dạy để phát triển NLGQVĐ&ST cho

HS VTB.

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng tây bắc trong dạy học phần hóa học phi kim trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển NL tự chủ và tự học, NLGQVĐ&ST cho HS là yêu cầu rất quan trọng đối với HS các trường THPT VTB. Giáo viên đều nhất trí rằng NL của HS các trường THPT VTB còn rất hạn chế, chủ yếu ở mức độ trung bình và yếu. Điều đó có thể được lí giải do rất nhiều nguyên nhân, song có thể thấy rằng điều kiện về kinh tế, xã hội, đặc điểm về vùng miền, chất lượng GV ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển NL ở các em. Từ những thực trạng đã trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy cần phải có những PP phù hợp nhằm bồi dưỡng và nâng cao NLGQVĐ&ST cho HS, điều đó khiến chúng tôi có cơ sở mạnh dạn đề nghị nên triển khai việc vận dụng PPDH GQVĐ và dạy học DA trong DHHH ở trường phổ thông nhằm góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường THPT VTB theo hướng phát triển NL HS. 1.5.2.3. Nhận xét chung TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, chúng tôi đã phân tích tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn các nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài, gồm: Nghiên cứu về NL và việc phát triển năng lực của học sinh trong dạy học trên thế giới và ở Việt Nam; Nghiên cứu cơ sở lí luận và tổng quan về NLGQVĐ&ST (từ khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, đánh giá NLGQVĐ&ST và một số nội dung liên quan). Tổng quan về BTĐHPTNL, DHGQVĐ, DHDA (về khái niệm, đặc điểm, quy trình tổ 8 chức, ưu nhược điểm của BTĐHPTNL, DHGQVĐ DHDA). Khảo sát điều kiện địa lí, kinh tế, xã hội, giáo dục và đặc điểm HS các tỉnh VTB cũng như việc phát triển NLGQVĐ&ST cho HS THPT các tỉnh này trong dạy học hóa học thông qua phiếu điều tra 693 GV của 35 trường THPT VTB. Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trên chúng tôi nhận thấy, việc vận dụng DHGQVĐ, DHDA trong dạy học hóa học để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS là phù hợp. Thực tế DH ở các trường THPT VTB, GV chưa chú trọng sử dụng PPDH này, là cơ sở để chúng tôi đề xuất việc vận dụng DHGQVĐ, DHDA trong dạy học phần hóa học phi kim THPT nhằm phát triển NLGQVĐ&ST cho HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT VTB. Từ sự nghiên cứu phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy NLGQVĐ&ST là NL chung quan trọng cần được chú trọng và phát triển cho HS THPT VTB. Đồng thời chúng tôi đã xác định vận dụng DHGQVĐ, DHDA để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS THPT các tỉnh VTB là một biện pháp mà chúng tôi lựa chọn, sử dụng trong dạy học phần hóa học phi kim THPT. CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CÁC TỈNH VÙNG TÂY BẮC TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC PHI KIM THPT 2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình phần hóa học phi kim Trung học phổ thông 2.1.1. Mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng phần hoá học phi kim Trung học phổ thông 2.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình hoá học phần hoá học phi kim Trung học phổ thông 2.1.3. Vị trí của phần hoá học phi kim và những chú ý về phương pháp dạy học 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh Trung học phổ thông các tỉnh vùng Tây Bắc trong dạy học phần hóa học phi kim 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng Việc lựa chọn và xây dựng bài tập hóa học để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS cần đảm bảo các nguyên tác sau: - Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực HS. - Đảm bảo phát triển được các thành tố của NLGQVĐ&ST của HS các tỉnh VTB. - Đảm bảo tính chính xác, khoa học của các nội dung kiến thức hóa học và các môn khoa học khác có liên quan. - Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng HS cũng như các vấn đề thực tế của VTB. 2.2.2. Quy trình xây dựng 9 Việc xây dựng bài tập hóa học để phát triển NLGQVĐ&ST cho học sinh được thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Lựa chọn nội dung học tập, hiện tượng, tình huống thực tiễn có liên quan. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết từ nội dung học tập, từ thực tiễn, đảm bảo mâu thuẫn này có thể giải quyết được trên cơ sở tri thức đã có của HS. Bước 3: Thiết kế bài tập. Bước 4: Xây dựng đáp án và chỉnh sửa ban đầu. Bước 5: Tiến hành thử nghiệm và hoàn thiện. Ví dụ xây dựng bài tập về tính chất của các oxit cacbon. Bước 1: Lựa chọn nội dung học tập: Tính chất hóa học của các hợp chất cacbon. Bước 2: Xây dựng mâu thuẫn nhận thức: Tại sao cùng là oxit của nguyên tố cacbon nhưng CO2 không có tính khử mà CO lại có tính khử? CO2 có tính chất của oxit axit còn CO lại khử được oxi trong một số oxit kim loại khi đun nóng . Kiến thức mới cần hình thành: - CO có tính khử, rất độc - CO2 không có tính khử, có tính oxi hóa, không duy trì sự sống và sự cháy, gây hiệu ứng nhà kính. Kiến thức HS đã có: Oxit và tính chất hóa học của oxit, số oxi hóa và khả năng thay đổi số oxi hóa trong các PƯHH. Kỹ năng HS đã có: Xác định số oxi hóa của nguyên tố trong hợp chất, viết PTHH của phản ứng, chỉ ra được vai trò của các chất trong phản ứng oxi hóa – khử. Bước 3: Thiết kế bài tập Xây dựng bài tập: (bài tập 1 hay bài tập 2 đều hướng tới cùng mâu thuẫn) Bài tập 1: Tại sao cacbon monooxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí oxi? Bài tập 2: Tại sao không thể sử dụng CO thay thế cho CO2 có trong bình chữa cháy thông thường? Bước 4: Xây dựng đáp án và chỉnh sửa ban đầu. Phân tử CO và CO2 khác nhau về số nguyên tử O và số oxi hóa của C. Do đó: - CO có tính khử: Tác dụng được với O2 và một số oxit kim loại. PTHH: 2CO + O2 → 2CO2 CO + CuO 0t CO2 + Cu - CO2 có tính oxi hóa: Không tác dụng được với O2, tác dụng được với kim loại hoạt động mạnh. PTHH: CO2 + 2Mg 0t 2MgO + C Kết luận: - CO có tính khử do C có số oxi hóa +2 trong phân tử nên CO cháy được và khử được oxi trong oxit của một số kim loại, không được dùng để dập tắt đám cháy. 10 - CO2 có tính oxi hóa do C trong phân tử có số oxi hóa +4, số oxi hóa cao nhất của C nên CO2 không tác dụng được với oxi, tác dụng được với chất có tính khử mạnh (kim loại mạnh). CO2 được dùng để dập tắt đám cháy, không dùng để dập tắt đám cháy của kim loại mạnh (chất có tính khử mạnh). Bước 5: Tiến hành thử nghiệm và hoàn thiện. Bài tập sau khi xây dựng xong tiến hành cho kiểm tra thử và hoàn thiện để đảm bảo các yêu cầu đặt ra. 2.2.3. Hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo phần hóa học phi kim Trung học phổ thông 2.2.3.1. Hệ thống bài tập chương halogen 2.2.3.2. Hệ thống bài tập chương Oxi – Lưu huỳnh 2.2.3.3. Hệ thống bài tập chương Nitơ - Photpho 2.2.3.4. Hệ thống bài tập chương Cacbon - Silic 2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh Trung học phổ thông các tỉnh vùng Tây Bắc 2.3.1. Cơ sở lựa chọn các biện pháp Việc xác định biện pháp để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS THPT các tỉnh VTB dựa trên những cơ sở sau: - Định hướng phát triển NLGQVĐ&ST cho HS được thể hiện rõ trong CT GDPT, CTTT [10] và CT GDPT môn Hóa học [6]. - Vận dụng các PPDH tích cực là một trong những định hướng cơ bản để phát triển NL cho HS trong quá trình DHHH [5]. - DHGQVĐ và DHDA là hai trong số những PP góp phần tích cực trong việc phát triển NL HS, DHGQVĐ và DHDA giúp cho việc phát triển NL HS phù hợp với NL nhận thức, phong cách học tập, nội dung học tập và sản phẩm của HS. - CT Hóa học (đặc biệt phần hóa học phi kim), quá trình DHHH tạo điều kiện thuận lợi cho HS phát triển NLGQVĐ&ST: Xác định, phân tích và nêu được vấn đề, nhiệm vụ học tập cần giải quyết; vận dụng cơ sở lí thuyết hóa học để nêu các giả thuyết (dự đoán kế hoạch); đề xuất các biện pháp GQVĐ; lập kế hoạch GQVĐ (bằng lập luận, thực nghiệm hóa học) thực hiện kế hoạch và nêu kết luận về vấn đề học tập; vận dụng sau khi giải quyết được vấn đề. - Một số PPDH tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp sử dụng BTĐHPTNL và phù hợp với các biểu hiện để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS: DHGQVĐ, DHDA. - Đặc điểm về giáo dục, trình độ nhận thức của HS và điều kiện về kinh tế, xã hội VTB. 2.3.2. Biện pháp 1: Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề phối hợp với bài tập định hướng phát triển năng lực 2.3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức để sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề phần hóa học phi kim THPT. Dựa vào đặc điểm và quy trình của DH GQVĐ, việc lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức DH GQVĐ cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nội dung kiến thức cần hình thành có sự không phù hợp với kiến thức 11 HS đã có. - Nội dung kiến thức gây ra yêu cầu có sự lựa chọn phương án đúng. - Tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi tại sao. - Tạo điều kiện cho HS tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức thu nhận được với thực tiễn. - Nội dung kiến thức, kĩ năng mà học sinh tiếp nhận được sau khi giải quyết xong vấn đề phải là những kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học. 2.3.2.2. Nội dung kiến thức có những vấn đề cần giải quyết trong dạy học phần hóa học phi kim THPT 2.3.2.3. Sử dụng bài tập định hướng năng lực phối hợp với dạy học giải quyết vấn đề để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng Tây Bắc a. Phân tích biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực Dựa trên các nguyên tắc và quy trình xây dựng BTĐHPTNL, chúng tôi đã xây dựng được 47 bài tập nhằm phát triển NLGQVĐ&ST cho HS. b. Tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề khi giải bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học Trong quá trình DH, GV hướng dần HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi. HS trả lời các câu hỏi để giải quyết vấn đề học tập đặt ra, qua đó phát triển được các thành tố của NLGQVĐ&ST. Trong DH hóa học, BTĐHPTNL có thể sử dụng trong các dạng bài học khác nhau và theo các mục đích khác nhau như hình thành kiến thức mới, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng hoặc kiểm tra đánh giá. * Sử dụng trong bài dạy nghiên cứu tài liệu mới: GV có thể sử dụng BTĐHPTNL để tạo tình huống có vấn đề, kích thích hoạt động tư duy của HS và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để đề xuất các phương án GQVĐ và thực hiện kế hoạch giải . Với bài tập có các cách giải quyết vấn đề khác nhau, GV yêu cầu HS đánh giá và xác định câu trả lời đầy đủ nhất, cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất. Ví dụ 1: Nghiên cứu nội dung ứng dụng của clo (Bài 22 – Hóa học 10) Giáo viên sử dụng bài tập sau để tạo tình huống có vấn đề và hướng dẫn HS GQVĐ: Vì sao clo là khí độc, nhưng trong thực tế, clo lại được dùng để khử trùng trong nước sinh hoạt? Khi sử dụng bài tập này, GV hướng dẫn HS GQVĐ sẽ phát triển được các thành tố và tiêu chí của NLGQVĐ&ST: GV hướng dẫn HS phát hiện vấn đề: Clo là chất độc đối với người nhưng clo lại được dùng để khử trùng trong nước sinh hoạt. Qua hoạt động này sẽ phát triển được cho HS các TC 1 và 2 của NLGQVĐ&ST. GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi định hướng suy nghĩ của HS: 12 - Khi sục clo vào nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học nào? Tạo ra sản phẩm gì? - Trong các sản phẩm của phản ứng thì chất nào có tác dụng khử trùng nước sinh hoạt? - Sản phẩm tạo ra sau khi diệt trùng là chất nào? Chất này có gây độc cho người không? - Axit HCl còn lại trong nước có gây độc cho người không? - Hàm lượng clo trong nước như thế nào thì không gây độc cho người? Qua hoạt động này sẽ phát triển được cho HS các TC 3, 5, 7 của NLGQVĐ&ST. Kết luận rút ra kiến thức mới: Trong cuộc sống, clo được dùng để khử trùng nước sinh hoạt với lượng cho phép không gậy độc cho con người. *Sử dụng trong bài dạy hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo: BTĐHPTNL được sử dụng cho kiểu bài này không giới hạn mức độ nhận thức của học sinh. Các BTĐHPTNL không chỉ nhằm tái hiện kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn là cần giúp cho học sinh biết sử dụng linh hoạt, phối hợp các kiến thức với nhau một cách nhuần nhuyễn khi giải một bài tập thực tiễn. Từ việc giải các bài tập thực tiễn học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học và bước đầu biết vận dụng kiến thức được học để giải quyết tình huống thực tiễn. Ví dụ 1: Để củng cố kiến thức, kĩ năng nội dung điều chế oxi (Bài 29 – Hóa học 10) Giáo viên sử dụng bài tập sau để tạo tình huống có vấn đề và hướng dẫn HS GQVĐ: Vì sao khi điều chế O2 bằng KMnO4 thì phải dùng miếng bông đặt ở miệng ống nghiệm chứa KMnO4 còn với KClO3 thì không cần? Khi sử dụng bài tập này, GV hướng dẫn HS GQVĐ sẽ phát triển được các thành tố và tiêu chí của NLGQVĐ&ST: GV hướng dẫn HS phát hiện vấn đề: Cùng được sử dụng để điều chế oxi bằng cách nhiệt phân nhưng một chất phải dùng miếng bông đặt ở miệng ống nghiệm một chất thì không. Qua hoạt động này sẽ phát triển được cho HS các TC 1, 2 và 3 của NLGQVĐ&ST. GV hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi định hướng suy nghĩ của HS: - Khi nhiệt phân KMnO4 và KClO3, ngoài O2 còn có chất nào khác có thể cùng đi sang chậu nước và bình chứa khí? - Sử dụng biện pháp nào để tách (ngăn) chất đó lại? Vì sao? - Vì sao lại dùng bông mà không dùng nút? Qua hoạt động này sẽ phát triển được cho HS các TC 4, 5, 6, 7 của NLGQVĐ&ST. *Sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kiến thức: Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của môn học. Khi đánh giá, giáo 13 viên phải đối chiếu với mục tiêu của lớp, chương, bài nhằm thu được thông tin phản hồi giúp đánh giá kết quả học tập của học sinh đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Từ kết quả của kiểm tra, đánh giá, giáo viên sẽ có những điều chỉnh thích hợp về nội dung, phương pháp dạy học nhằm thu được kết quả tốt hơn, học sinh cũng sẽ có những điều chính thích hợp về phương pháp học tập để có kết quả cao hơn tức là nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức tốt hơn. Nội dung của kiểm tra, đánh giá cần chú ý cân đối tỉ lệ giữa sự nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức tuỳ theo mức độ nhận thức của học sinh trong lớp có nâng dần tỉ trọng của các bài tập thực tiễn yêu cầu sự hiểu và vận dụng kiến thức. Vì thời gian kiểm tra là hữu hạn nên các giáo viên cần chọn số lượng bài tập thực tiễn cũng như độ khó phù hợp với trình độ của học sinh lớp đó. 2.3.2.4. Kế hoạch bài học minh họa Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức và xác định những kiến thức có những vấn đề nhận thức cần giải quyết trong DH phần hóa học phi kim THPT, chúng tôi đã xây dựng 4 KHBH có sử dụng PPDH GQVĐ phối hợp với các BTĐHPTNL đã xây dựng, bao gồm: 1. KHBH Bài 22. Clo 2. KHBH Bài 29. Oxi - Ozon 3. KHBH Bài 7. Nitơ 4. KHBH Bài 15. Cacbon 2.3.3. Biện pháp 2: Vận dụng phương pháp dạy học dự án phối hợp với bài tập định hướng phát triển năng lực 2.3.3.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức để xây dựng dự án học tập phần hóa học phi kim THPT Dựa vào đặc điểm của DHDA việc lựa chọn nội dung kiến thức để tổ chức DHDA cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Các nội dung lựa chọn phải bám sát nội dung kiến thức và mục tiêu chương trình hoá học, tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý nghĩa xã hội sâu sắc và phù hợp trình độ HS. Nguyên tắc 2: Nội dung lựa chọn phải là những vấn đề phức hợp, đòi hỏi HS phải tích hợp kiến thức các môn học trong quá trình thực hiện DA và tạo điều kiện để HS phát triển các NL chung đặc biệt là NLGQVĐ&ST học tập và thực tiễn ở địa phương Nguyên tắc 3: Nội dung lựa chọn phải gắn thực tiễn đời sống với những vấn đề xã hội gần gũi với hoạt động sinh hoạt của cộng đồng dân tộc HS sinh sống ở địa phương. Nguyên tắc 4: Nội dung lựa chọn phải phù hợp với trình độ nhận thức và thu hút được sự quan tâm hứng thú của HS miền núi, tạo điều kiện để HS phát triển các năng lực hoạt động xã hội và hình thành thái độ tích cực trong sinh hoạt cộng đồng. Nguyên tắc 5: Nội dung lựa chọn phải có nguồn tư liệu học tập phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và xã hội, tạo điều kiện 14 để HS miền núi khai thác, sử dụng, tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa. 2.3.3.2. Xây dựng các dự án học tập và nghiên cứu phần hóa học phi kim THPT 2.3.3.3. Tổ chức dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh Các bước thực hiện DHDA trong dạy học phần hóa học phi kim: 1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 2. Tổ chức thực hiện 2.3.3.4. Kế hoạch bài học minh họa Trên cơ sở 5 nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức, xác định chủ đề, các tiểu chủ đề cho các DA và tiến trình tổ chức DHDA, chúng tôi đã tiến hành xây dựng 4 chủ đề DA trong dạy học phần hóa học phi kim THPT, bao gồm: 1. Dự án: Muối ăn với đời sống của người dân vùng Tây Bắc 2. Dự án: Sử dụng lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh trong đời sống của người dân vùng Tây Bắc. 3. Dự án: Phân bón với tập quán canh tác của người dân vùng Tây Bắc 4. Dự án: Bếp lửa trong đời sống văn hóa của người dân vùng Tây Bắc. 2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS dùng trong dạy học giải quyết vấn đề và dạy học dự án 2.4.1. Cơ sở thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh Để thiết kế bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS cần dựa vào khái niệm, các biểu hiện của NLGQVĐ&ST, các tiêu chuẩn, tiêu chí và các mức độ thể hiện NLGQVĐ&ST của HS trong học tập phần hóa học phi kim THPT. Trên cơ sở đó chúng tôi nghiên cứu xác định tiêu chí và các mức độ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS THPT các tỉnh vùng Tây Bắc. 2.4.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh dùng trong dạy học giải quyết vấn đề Bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS thông qua DHGQVĐ phần hóa học phi kim THPT gồm: bảng kiểm quan sát học sinh; phiếu hỏi GV và HS; bài kiểm tra. 2.4.3. Thiết kế bộ công cụ đánh giá dùng trong dạy học theo dự án phần hóa học phi kim THPT 2.4.3.1. Biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các tỉnh vùng Tây Bắc trong dạy hoc theo dự án 2.4.3.2. Tiêu chí và các mức độ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các tỉnh vùng Tây Bắc trong dạy hoc theo dự án 2.4.3.3. Bảng kiểm quan sát đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các tỉnh vùng Tây Bắc trong dạy hoc theo dự án 2.4.3.4. Phiếu hỏi dùng để đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các tỉnh vùng Tây Bắc trong dạy hoc theo dự án 2.4.3.5. Thiết kế phiếu tự đánh giá sản phẩm dự án của học sinh 15 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Trong chương 2, chúng tôi đã phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình hóa học THPT phần phi kim, làm rõ cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS các tỉnh VTB. Từ thực tiễn giáo dục VTB, đặc điểm GV và HS chúng tôi nhận thấy cần xây dựng BTĐHPTNL trong dạy học phần hóa học phi kim để tạo điều kiện thuận lợi cho GV vận dụng PPDH tích cực trong DHHH và đề xuất biện pháp phát triển NLGQVĐ&ST phù hợp với HS VTB. Chúng tôi đã xác định nguyên tắc và quy trình 5 bước xây dựng BTĐHPTNL và xây dựng hệ thống gồm 47 BT phần hóa học phi kim. Đồng thời đưa ra các đề xuất về việc sử dụng các BT này trong dạy học để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS. Trên cơ sở BTĐHPTNL đã xây dựng cùng với xác định các PPDH có hiệu quả trong việc phát triển NLGQVĐ&ST cho HS, chúng tôi đề xuất 2 biện pháp để phát triển NL này, bao gồm: - Biện pháp 1: Sử dụng PPDH GQVĐ phối hợp với BTĐHPTNL. Trong biện pháp này đã xác định các vấn đề cần giải quyết và các BT được sử dụng để tổ chức dạy học phần hóa học phi kim nhằm phát triển NLGQVĐ&ST cho HS VTB. Từ đó đã thiết kế 04 KHBH cho phần phi kim minh họa cho việc thực hiện biện pháp này. - Biện pháp 2: Sử dụng DHDA phối hợp với BTĐHPTNL. Trong biện pháp này chúng tôi đã đề xuất 37 DA học tập cho 13 chủ đề, hệ thống câu hỏi nghiên cứu cho các DA, các BT phối hợp để vận dụng thực hiện DA. Từ đó thiết kế 04 KHBH cho phần phi kim để minh họa cho việc tổ chức DHDA. Để đánh giá sự phát triển NLGQVĐ&ST của HS thông qua 2 biện pháp đề xuất, chúng tôi đã nghiên cứu và xác định các biểu hiện, tiêu chí, mức độ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS ở các tỉnh VTB thông qua việc vận dụng PPDH GQVĐ, DHDA và phối hợp với BTĐHPTNL. Chúng tôi đã thiết kế bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS ở các tỉnh VTB bao gồm: Bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi GV và HS, phiếu tự đánh giá của HS, phiếu đánh giá sản phẩm DA và bài kiểm tra. Các thiết kế và đề xuất ở trên được chúng tôi vận dụng để tiến hành dạy thực nghiệm tại một số trường THPT VTB. Nội dung, phương pháp và kết quả thực nghiệm được chúng tôi trình bày ở chương 3 của luận án. CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích: - Kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học nêu ra trong Luận án. - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp đề xuất (DHGQVĐ, DHDA và sử dụng BT ĐHNL) trong dạy học phần hóa học phi kim nhằm phát triển NLGQVĐ&ST cho HS THPT các tỉnh VTB. 16 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm Chúng tôi đã xác định các nhiệm vụ TNSP gồm: - Lựa chọn đối tượng và địa bàn để tổ chức TNSP. - Xác định nội dung và phương pháp TNSP. - Chuẩn bị các KHBH, phương tiện dạy học, trao đổi với giáo viên dạy TN về các biện pháp đề xuất, các hoạt động dạy học, PP đánh giá, bộ công cụ đánh giá kết quả DHGQVĐ, DHDA và sự phát triển NLGQVĐ&ST của HS; cách tổ chức giờ dạy theo PPDH GQVĐ, PPDH DA để phát triển NLGQVĐ&ST cho HS. - Thiết kế thang đo và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập theo DHGQVĐ, DHDA và NLGQVĐ&ST của HS; Bảng kiểm quan sát, đề kiểm tra, phiếu hỏi GV dạy thực nghiệm, phiếu đánh giá sản phẩm DA, phiếu hỏi HS lớp TN. - Lập kế hoạch và tiến hành TNSP theo kế hoạch; TN thăm dò vòng 1, rút kinh nghiệm tiếp tục TNSP chính thức các vòng 2,3. - Thu thập và xử lí kết quả TNSP (định tính, định lượng), rút ra kết luận. 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm 3.3.1.1. Chọn địa bàn thực nghiệm Với mục đích kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả năng vận dụng PPDH GQVĐ, PPDH DA nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trường THPT các tỉnh VTB, chúng tôi đã lựa chọn các trường THPT ở các tỉnh VTB gồm: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hòa Bình. 3.3.1.2. Chọn đối tượng thực nghiệm - Học sinh lớp 10,11 học chương trình cơ bản. - Chọn các lớp TN và lớp ĐC theo tiêu chuẩn sau: Có số lượng HS tương đương nhau về trình độ nhận thức và NL, các dân tộc, cùng một GV thực hiện; cùng tiến độ về thời gian và nội dung dạy học. 3.3.2. Quy trình thực nghiệm 3.3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm Trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành trao đổi với GV dạy thực nghiệm về: - Mục đích TNSP. - Phương pháp DHDA và quy trình thực hiện DHDA, PPDH GQVĐ và quy trình thực hiện DHGQVĐ và phương pháp đánh giá NLGQVĐ&ST, kết quả học tập của HS được vận dụng với từng bài dạy cụ thể; trao đổi về sự khác biệt của tổ chức hoạt động DHDA và DHGQVĐ với cách dạy theo PPDH khác mà GV đang thực hiện, dự kiến các khó khăn và cách khắc phục. - Xác định và trao đổi về một số kĩ năng, kĩ thuật dạy học và các lưu ý cần thiết cho GV và HS trong việc vận dụng PPDHDA. - Chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết nhằm đảm bảo tiến trình dạy học hiệu quả. - Phương pháp, các tiêu chí cần đánh giá và bộ công cụ đánh giá kết quả DHDA, DHGQVĐ và NLGQVĐ&ST. 17 - Cùng GV dạy thực nghiệm nghiên cứu KHBH, trao đổi với GV những thắc mắc và những khó khăn gặp phải với đối tượng HS của mình. Chúng tôi cùng GV dạy thực nghiệm hoàn chỉnh KHBH trước và sau mỗi lần dạy thực nghiệm. 3.3.2.2. Phương pháp thực nghiệm Để tiến hành TNSP nội dung đề xuất, chúng tôi sử dụng 2 loại thiết kế nghiên cứu, gồm: - Thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất. Áp dụng đánh giá NLGQVĐ&ST của HS TTĐ và STĐ đối với lớp TN sử dụng công cụ là bảng kiểm quan sát và phiếu tự đánh giá của HS. - Thiết kế 2: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm tương đương. Thực hiện với lớp TN và ĐC + Kiểm tra TTĐ để chọn cặp lớp tương đương, thực hiện bằng bài kiểm tra. + Kiểm tra STĐ với cặp lớp tương đương bằng bài kiểm tra. Lớp TN dạy theo KHBH đã thiết kế, lớp ĐC dạy theo KHBH của GV (không sử dụng PPDH đề xuất trong 2 biện pháp đưa ra). + Đánh gái kết quả bài kiểm tra. Trước tác động: Chúng tôi lựa chọn lớp TN và ĐC bằng cách: Sử dụng kết quả học kỳ I đối với HS lớp 10 và sử dụng kết quả học kỳ II của lớp 10 đối với HS lớp 11. Lập bảng tính kết quả, tính điểm TB cộng của lớp TN, ĐC và lấy ý kiến của GV để xác định chúng tương đương nhau về mức độ nhận thức và NLGQVĐ&ST. - Tác động: Lớp TN GV dạy có áp dụng PPDH: GQVĐ, DHDA và BTĐHPTNL theo KHBH đã thiết kế. Ở lớp ĐC GV dạy theo KHBH của GV không sử dụng các PP trên. Sau tác động: Thu thập kết quả đánh giá kiến thức, kĩ năng qua bài kiểm tra và đánh giá NLGQVĐ&ST theo các công cụ đã thiết kế. Việc phân tích định lượng dựa vào các công cụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_sang_tao_cho_hoc_si.pdf
Tài liệu liên quan