LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC 3
I. Quan niệm về thị trường và thị trường trong nước và vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 3
1. Quan niệm về thị trường 3
2. Thị trường trong nước và vai trò của phát triển thị trường trong nước đối với nền kinh tế 9
2.1. Thị trường trong nước 9
2.2. Vai trò của thị trường trong nước 10
2.2.1. Đối với người tiêu dùng 10
2.2.2 Đối với doanh nghiệp 11
2.2.3. Đối với nền kinh tế quốc dân. 12
II. Quy mô của thị trường trong nước và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển 14
1. Quy mô của thị trường trong nước 14
1.1. Các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường trong nước. 14
1.2. Về tình hình phát triển không gian kinh tế, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại trong nước 17
1.2.1. Chợ 17
1.2.2. Siêu thị 19
1.2.3. Trung tâm thương mại 21
1.2.4. Sàn giao dịch thương mại điện tử 21
1.2.5. Cửa hàng bán lẻ tự chọn 22
1.2.6. Cửa hàng phân phối vật tư hàng hóa đặc thù 22
2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường trong nước 23
2.1.Chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và lợi nhuận kinh doanh thương mại 23
2.1.1. Chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa 23
2.1.2. Chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận kinh doanh thưong mại(∑L) 24
2.2. Chỉ số giá tiêu dùng 25
2.3. Chi tiêu cá nhân 25
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường trong nước 26
1. Cơ chế kinh doanh hàng hóa trên thị trường nội địa 26
2. Công tác điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với thương mại trong nước 27
3. Sự tác động của thị trường quốc tế 28
3.1. Cơ hội 28
3.2. Thách thức 29
122 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 19-NQTW ngày 17/07/1984 của Bộ Chính trị về quan hệ kinh tế giữa nước ta với nước ngoài, Nghị định số 128-HĐBT ngày 30/04/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành bản quy định về quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại thương, Quyết định số 177-HĐBT ngày 15/06/1985 về chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường quản lý xuất nhập khẩu, thay thế Nghị định số 40-CP, Nghị định số 200-CP, Quyết định số 113-HĐBT. Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu và quản lý xuất nhập khẩu được thực hiện trong suốt thời kỳ 1986 - 1989 đã có tác dụng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thu hẹp dần khoảng cách giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu, đưa tỷ lệ 1 xuất khẩu, 3 nhập khẩu năm 1986 xuống còn 1 xuất khẩu, 1,3 nhập khẩu năm 1989. Cụ thể:
Biểu 2.
Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 1986 - 1989
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhịp độ tăng trưởng %
Nhập khẩu
Nhịp độ tăng trưởng%
Tổng kim ngạch
1986
789,1
13
2.155
16
2.944,1
1987
854,2
8,2
2.455,1
13,9
3.309,3
1988
1.038,4
21,6
2.756,7
12,3
3.795,1
1989
1.946,0
87,4
2.565,8
-6,9
4.511,8
Thời kỳ 1989-1997: Xóa bỏ chỉ tiêu pháp lệnh và xóa bỏ độc quyền ngoại thương, thoát dần ra khỏi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bước đầu quản lý theo cơ chế thị trường.
Trong thời kỳ 1989 - 1992, dưới tác động của Nghị định 64/HĐBT ngày 10/06/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, kim ngạch xuất khẩu có bước tăng trưởng đáng kể, thu hẹp dần khoảng cách xuất khẩu và nhập khẩu; Quan hệ kinh tế với nước ngoài được mở rộng, hình thành được thị trường thống nhất trong cả nước gắn với thị trường thế giới; Từ chỗ phải bù lỗ, Ngân sách đã có khoản thu đáng kể từ thuế xuất, nhập khẩu.
Nghị định 64/HĐBT đã mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành và địa phương; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách áp dụng các biện pháp miễn giảm các loại thuế; xóa bỏ việc giao chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh về sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế kết hối ngoại tệ theo tỉ giá kết toán nội bộ, thiết lập tỉ giá ngoại tệ theo quan hệ cung cầu và giá trị thực của đồng Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu năm 1989 vượt ngưỡng 1 tỷ USD, tăng vọt gần hai lần so với năm 1988. Đến năm 1992, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.475 triệu USD, tăng 18,9%, kim ngạch nhập khẩu là 2.505 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 1991.
Nhờ Nghị định số 114/HĐBT, số doanh nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu năm 1994 đã tăng đáng kể, đạt con số 1.200, trong đó ngoài quốc doanh chiếm 13%, tháng 09 năm 1998 là 2.250, trong đó ngoài quốc doanh là 654. Kim ngạch xuất khẩu đã có những bước tăng trưởng rõ rệt, thể hiện ở bảng sau:
Biểu 3. Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 1992 - 1997
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Tăng trưởng%
Nhập khẩu
Tăng trưởng%
Tổng kim ngạch
1992
2.524,6
18,9
2.383,7
14
3.908,3
1993
2.980
18
3.924
64,6
6.904
1994
4.054
36
5.826
48,5
9.880
1995
5.449,0
34,4
8.155,4
40
13.604,4
1996
7.255,0
33,1
11.143,0
36,6
18.398,0
1997
8.905,0
22,7
11.250,0
0,96
20.155,0
Thời kỳ 1997-2001: Tiếp tục đổi mới theo cơ chế thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, nhập khẩu.
Luật Thương mại năm 1997 đã được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 10/05/1997, Chủ tịch nước ký Lệnh số 58 L/CTN ngày 23/05/1997 công bố ban hành, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1998, Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài, là 1 bước tiến tiếp tục hoàn thiện cơ chế, tạo hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Nghị định quy định, cụ thể hóa các chính sách về hoạt động thương mại với nước ngoài đã nêu trong Luật trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của cơ chế, chính sách về hoạt động ngoại thương trong thời kỳ đổi mới, nhất là Nghị định số 33/CP ngày 19/04/1994, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có tham khảo Luật pháp của các nước trong khối ASEAN.
Theo quan điểm giảm hơn nữa sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, loại bỏ nhiều rào cản trước đó, tạo môi trường pháp lý mới thông thoáng, bình đẳng hơn, tạo ra sự chuyển biến về chất cho cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu, tôn trọng quyền kinh doanh và quyền tự chủ của doanh nghiệp, giảm thiểu cơ chế xin - cho, hầu hết hàng hóa được làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp tại Hải quan, chỉ chịu sự điều tiết của thuế, biện pháp phi thuế chỉ còn áp dụng với một số lượng rất ít mặt hàng.
Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ đã thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu trong giai đoạn 1998 - 2001. Nhờ khai thông vấn đề quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, xóa bỏ giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, tháo bỏ các rào cản, tăng cường các biện pháp khuyến khích, đặc biệt là các biện pháp tài chính nên kim ngạch xuất khẩu năm 1999 đã tăng 23,6% so với năm 1998, năm 2000 tăng 25,4% so với năm 1999, cơ cấu hàng xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhập khẩu bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước. Nhập siêu được kiềm chế ở mức hợp lý
Biểu 4.
Kết qủa hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 1997-2000
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Tăng trưởng %
Nhập khẩu
Tăng trưởng %
Tổng kim ngạch
1997
8.905,0
22,7
11.250,0
0,96
20.155,0
1998
9.361,0
5,1
11.494,0
2,1
20.855,0
1999
11.520,0
23
11.620,0
1,1
23.140,0
2000
14.450,0
25,4
15.630,0
34,5
30.080,0
Bên cạnh đó thì nội thương cũng có những thành tựu đang kể, cụ thể:
Thị trường và hoạt động thương mại phát triển sôi động, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư.Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển, thời kỳ 1996 -2000 ước đạt 892,7 ngàn tỷ đồng, tăng 11,5%/năm; nếu loại trừ yếu tố giá chỉ còn 9%/năm. Tuy nhiên, tốc độ này lại có xu hướng giảm dần qua các năm: 20% (năm 1996), 11% (năm 1997), 13% (năm 1998) và 8% (năm 1999 và uớc năm 2000). Trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm 98,6% thị trường xã hội, tăng bình quân 12,3%/năm; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) chiếm tỷ trọng dưới 2%, tăng 55,4%/năm.
Thị trường được hình thành thống nhất, thông thoáng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm buôn bán... của mọi chủ thể kinh doanh được huy động vào lưu thông hàng hóa, kể cả các doanh nghiệp sản xuất.
Phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng. Mạng lưới kinh doanh được mở rộng trên cả 3 địa bàn: đô thị, nông thôn và miền núi, với nhiều hình thức linh hoạt như đại lý, ủy thác, trả góp, trả chậm,...; ở thành thị đã xuất hiện một số phương thức văn minh, hiện đại như siêu thị, mua bán tự chọn, trung tâm giao dịch, đại lý...
Trật tự kỷ cương trên thương trường từng bước được khôi phục, nạn buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh trái phép bước đầu được kìm chế.
Một số ngành dịch vụ có điều kiện phát triển nhanh với quy mô và tốc độ cao, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân như: du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải (hàng không, hàng hải, đường sông, đường sắt, đường bộ), tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế,...
Các mặt hàng chính sách như muối iốt, dầu hoả, giấy viết... được cung ứng đến tận các điểm bán hàng tại các cụm xã trên thị trường miền núi. Đồng bào ở các thôn, xã vùng xa, vùng cao có thể đến các điểm bán hàng trực tiếp mua muối iốt, dầu hoả, giấy vở..., đến trạm y tế xã mua thuốc chữa bệnh thông thường theo giá tương đương ở thị xã,... Chỉ riêng 19 tỉnh miền núi, thương nghiệp nhà nước của Bộ Thương mại đã cung ứng 234 ngàn tấn muối iốt, 88 ngàn tấn dầu hoả, 2,7 ngàn tấn giấy viết... Một số mặt hàng khác không do Bộ Thương mại trực tiếp đảm nhiệm, như thuốc trừ sâu, giống cây trồng,..., cũng được các Ngành khác tổ chức thực hiện tốt. Ngoài kinh phí của Nhà nước cấp, một số UBND các tỉnh miền núi như Khánh Hoà, Phú Yên, Đồng Nai... đã quyết định bổ sung một phần ngân sách địa phương để cấp không thu tiền cho những vùng đặc biệt khó khăn.
Thời kỳ 2001- 2005: Ngoại thương chuẩn bị hội nhập
Theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP, cơ chế quản lý hoạt động xuất - nhập khẩu, đặc biệt là quản lý hàng hóa đã trở nên rõ ràng hơn, tranh chấp giữa doanh nghiệp và hải quan khi làm thủ tục xuất - nhập khẩu có giảm đi. Tuy nhiên, Nghị định 57/1998/NĐ-CP vẫn chưa tạo tính ổn định và tính có thể nhận biết trước của cơ chế, chính sách; Các danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu; Danh mục hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; Danh mục hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành thay đổi hàng năm gây khó khăn cho việc hoạch định chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân còn bị hạn chế, hàng hoá xuất khẩu còn lệ thuộc vào mặt hàng trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chưa đề cập đến nhiều biện pháp, chính sách mà các tổ chức quốc tế thừa nhận như hạn ngạch thuế quan, thuế chống phá giá, chống trợ cấp, thuế tuyệt đối, phí môi trường v.v... trong khi đó vẫn còn quy định cả các biện pháp chính sách chưa phù hợp với thông lệ kinh doanh quốc tế (một số mặt hàng chỉ có các doanh nghiệp đầu mối được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu tạo nên sự không công bằng giữa các doanh nghiệp, gây ra sự độc quyền, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế).
Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP và Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005 là một bước tiến lớn trong việc tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường, lần đầu tiên tạo một cơ chế quản lý xuất nhập khẩu rõ ràng, minh bạch, ổn định trong thời gian 05 năm với 03 danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại và xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định quản lý chuyên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, cho công tác quản lý của Nhà nước, công bố rõ ràng lộ trình bãi bỏ giấy phép của Bộ Thương mại được.
Nghị định số 44/2001/NĐ-CP và Nghị định số 57/1998/NĐ-CP đã tạo quyền chủ động cho các chủ thể tham gia xuất nhập khẩu, từ chỗ các phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu với những điều kiện rất chặt chẽ về vốn lưu động, về loại hành kinh doanh, sản xuất, về kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh... đến chỗ mọi thương nhân Việt Nam đều được phép xuất nhập khẩu không cần giấy phép xuất nhập khẩu, mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI, của chi nhánh công ty nước ngoài, huy động các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Quyết định 46/2001/QĐ-TTg đã điều chỉnh lại danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp hơn, loại bỏ ngay một số mặt hàng nhập khẩu ra ngoài danh mục hàng nhập khẩu có giấy phép, xác định lộ trình loại bỏ giấy phép đối với các mặt hàng nhập khẩu trong thời kỳ 2001 - 2005. Xoá bỏ hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón, nhập khẩu rượu, xác định các nguyên tắc quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành ; áp dụng các biện pháp quản lý mới phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới như: hạn ngạch thuế quan, thuế chống phá giá, chống trợ cấp v.v.
Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg và Nghị định số 44/2001/NĐ-CP đã đem lại sự chuyển biến về chất cho cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu, phù hợp với kinh tế thị trường và chế độ quản lý xuất nhập khẩu của các nước, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế những năm qua. Số thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp (35.714 doanh nghiệp) đến nay đã tăng gấp 965 lần so với năm 1986 (37 công ty). Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 (dự kiến 31,5 tỷ USD) tăng gấp 40 lần so với năm 1986. Nhập siêu từ tỷ lệ 300% so với kim ngạch xuất khẩu vào năm 1986, đến những năm gần đây tỷ lệ nhập siêu được khống chế ở mức dưới 20% so với kim ngạch xuất khẩu. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân khoảng 12-14%/năm; đến năm 2005 đạt từ 370 - 400 ngàn tỷ đồng.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đến năm 2005 đạt 34,4 tỷ USD; 5 năm 2001-2005 đạt 130,3 tỷ USD, trong đó: hàng hóa 111,7 tỷ USD, dịch vụ 18,6 tỷ USD.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2005 đạt 29,4 tỷ USD; 5 năm 2001-2005 đạt khoảng 111,7 tỷ USD, tăng bình quân 16%/năm; trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước (không kể dầu thô) đạt 60,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 54%, tăng 16,4%/năm; các doanh nghiệp FDI đạt 51,3 tỷ USD (kể cả dầu thô), chiếm 46%, tăng khoảng 15,5%/năm.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm của các nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu-thủ công nghiệp (CNN và TTCN) đạt 17,2%/năm, công nghiệp nặng và khoáng sản (CNN và KS) 14,5%/năm nông-lâm-thủy sản (NLTS) 16%/năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ đến năm 2005 đạt 5 tỷ USD; 5 năm 2001-2005 đạt khoảng 18,6 tỷ USD, tăng bình quân 18%/năm.
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đến năm 2005 đạt 31,4 tỷ USD; 5 năm 2001-2005 đạt 121,2 tỷ USD; trong đó: hàng hóa 112,4 tỷ USD, dịch vụ 8,8 tỷ USD.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đến năm 2005 đạt 29,2 tỷ USD; 5 năm 2001-2005 đạt khoảng 112,4 tỷ USD, tăng bình quân 15%/năm; trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước chiếm 69,3%, tăng 13,3%/năm, các doanh nghiệp FDI chiếm 30,7%, tăng 19%/năm.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đến năm 2005 đạt 2,2 tỷ USD; 5 năm 2001-2005 đạt khoảng 8,8 tỷ USD, tăng bình quân 13%/năm.
Biểu 5.
Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2005
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
Xuất khẩu
Nhịp độ tăng trưởng%
Nhập khẩu
Nhịp độ tăng trưởng %
Tổng kim ngạch
2001
15.027,2
4,0
16.162,3
3,4
31.189,5
2002
16.700
11,2
19.700
22,1
36.400
2003
20.176
20,7
25.226
23,1
45.402
2004
26.503
31,4
31.953
26,7
58.450
2005*
(dự kiến)
31.500
18,8
36.500
14,2
68.000
2. Tình hình giá cả trên thị trường nội địa
2.1. Tình hình giá trong thời kỳ 1986 - 2005
Trên cơ sở đánh giá hệ thống giá cả ở nước ta từ sau khi giành được chíh quyền đến những năm đầu của thập kỷ 60 trong thế kỷ XX, đồng thời xuất phát từ sự phát triển của nền kinh tế XHCN nói chung, của nền thương nghiệp nói riêng, vai trò của công tác giá cả ngày càng trở nên quan trọng. Do vậy nghị quyết hội nghị TƯ 10 khóa 3 đã đề ra: cần phải thành lập Ủy ban Vật giá Nhà nước để giúp Đảng và Chính phủ nghiên cứu chính sách giá cả, xây dựng kế hoạch giá cả, chỉ đạo thực hiện và thống nhất công tác giá cả.
trong bốn thập kỷ xây dựng và trưởng thành ngành Vật giá Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cả về sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng cảu đát nước, như đồng chí Đỗ Mười – Nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam đã viết: “ Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, ngành Vật giá Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế của đất nước …”
Giai đoạn 1986 – 1990
Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ: tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý đã được khẳng định là xóa bỏ tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới, phù hượp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế. Trong lĩnh vực giá cả, Báo cáo chính trị cũng đã khẳng định: chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp nhiều quy luật, trong đó quy luật giá trị có tác động trực tiếp. Giá cả phải phù hợp với giá trị, đồng thời phải phù hợp với sức mua của đồng tiền và tính đến quan hệ cung cầu. Các yêu cầu điều tiết thu nhập, đảm bảo chính sách xã hội, thúc đẩy cải tạo XHCN, cần được thông qua sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp giá cả, tài chính, tín dụng… chỉ dùng biện pháp giá cả để đáp ứng những yêu cầu đó sẽ đẩy giá cả tới mức thoát ly giá trị.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, tại Hội nghị TW lần thứ 3 khóa VI Bộ chính trị đã quyết định:“ Kiên quyết đáu tranh khắc phục tình trạng giá đột biến, loại trừ đầu cơ, buôn lậu và những hành vi tranh mua, tranh bán, nâng giá, kích giá, mau bán vòng vèo, qua nhiều tầng lớp trung gian, đẩy giá lên để ăn chênh lệch giá”. Đồng thời, Bộ chính trị cũng chỉ rõ: trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông, tính toán giá thàng hợp lý để tiến hành điều chỉnh giá cho hợp lý.
Theo tinh thần nghị quyết Hội nghị TƯ lần thứ 2 khóa VI, thực hiện cơ chế một giá là một quá trình, do vậy, bộ chính trị đã chỉ rõ : “Phấn đấu tiến tới cơ chế một giá, song trước mắt phải tùy tình hình thực tế của từng loại hàng hóa mà áp dụng cơ chế một giá hoạc hai giá nhằm phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, đời sống nhân dân và đấu tranh hiệu quả với thị trường tự do, kìm chế tốc độ trượt giá trên thị trường xã hội.
Thực hiện nghị quyết trên của Đảng, ngày 24 tháng 9 năm 1987, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng( nay là thủ tướng chính phủ) ban hành chỉ thị số 271- CP về công tác giá cả và quản lý giá cả, trong đó nhấn mạnh: việc điều chỉnh giá trong thời gian trước mắt là nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, tăng thu ngân sách và tiền mặt, từng bước giảm dần và đi đến chấm dứt lạm phát, thực hiện tốt các mối quan hệ kinh tế xã hội nhất là mối quan hệ kinh tế công nông liên minh, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở theo cơ chế quản lý tập trung, lấy kế hoạch hóa làm trung tâm. Trong công tác giá và điều chỉnh giá, phải gắn chặt với các hoạt động tài chính- ngân hàng- thương nghiệp, có sự tính toán cân đối với các mặt nói trên để vừa ngăn chặn từng bước mức bội chi ngân sách, bội chi tiền mặt, vừa có sự phối hợp hành động giữa các ngành để phát huy tác dụng tích cực và ngăn chặn tác dụng tiêu cực của việc điều chỉnh giá.
Vào những tháng đầu năm 1988, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn to lớn, giá cả thị trường tăng đột biến, mức bội chi ngân sách và khối lượng tiền phát hành và lưu thông lớn… ngày 2 tháng 5 năm 1988 Bộ chính trị đã ra Quyết định số 11- NQ- TW về các biện pháp cấp bách chống lạm phát, trong đó về công tác giá cả: tạm thời thực hiện chính sách 2 giá đối với những vật tư cơ bản và một số ít hàng tiêu dùng thiết yếu, giành một phần các loại vật tư cơ bản trên bán theo giá kinh doanh cho các cơ sở sản xuất và nhân dân, xóa nạn bao cấp qua giá, nghiêm cấm việc mua đi bán lại vật tư để thu chênh lệch giá…
Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị, Chính phủ đã đưa ra các chính sách biện pháp cụ thể về điều chỉnh giá mua nông sản, hải sản và giá bán vật tư nông nghiệp, ngư nghiệp, giá bán buôn các loại tư liệu sản xuất và cước vật tư hàng hóa, giá bán lẻ hàng lương thực, thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng và dịch vụ…
Tóm lại, quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp cải cách giá đồng bộ với các biện pháp quản lý vĩ mô khác trong thời kỳ 1986- 1990 đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu kìm chế và đẩy lùi lạm phát, tiến tới ổn định thị trường, giá cả, một số ngành sản xuất trong nước đã được phục hồi và phát triển.
Thời kỳ 1991- 2000:
Trên cơ sở các thành quả và những bài học kinh nghiệm của quá trình cải cách giá trong những năm 80, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ bảy đã đề ra phương hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về giá trong những năm 1991- 1995 là:” kiên trì vận dụng cơ chế thị trường đối với hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng, điều chỉnh từng bước mặt hàng giá vào quan hệ tỷ giá cho phù hợp với sự thay đổi về giá quốc tế đối với các loại vật tư, nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu, song phải chú ý đảm bảo sản xuất phát triển, kiểm tra và giám sát giá các loại vật tư hàng hóa, dịch vụ quan trọng nhất, giá của một số đơn vị độc quyền kinh doanh”. “ tiếp tục xóa bỏ các hình thức phân phối hiện vật, tính đủ giá trị đối với đất đai, tài nguyên… đưa vào sử dụng”.
Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ hai khóa VII đã cụ thể hóa phương hướng tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý giá với các nội dung chủ yếu về tính tóan chi phí sản xuất giá thành, giá cả, kiểm soát trực tiếp giá cả một số sản phẩm độc quyền, kiểm soát chi phí sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp theo chế độ kế toán tài chính, niêm yết giá…
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng đã chỉ rõ: tiếp tục hoàn thiện hệ thống giá cả và đổi mới công tác quản lý giá. Tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia, đổi mới cơ chế dự trữ lưu thông, cơ chế hình thành và hoạt động của quỹ bình ổn giá, phương thức can thiệp để bình ổn giá một số mặt hàng hết sức thiết yếu.
Thực hiện theo tinh thần của các Nghị quyết trên Ủy ban vật giá nhà nước đã trình Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 137/ HĐBT/ ngày 27/4/1992 về quản lý giá với các nội dung:” quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá chuẩn, giá giới hạn và quy định cơ chế quản lý giá, thẩm quy định và quản lý giá đối với chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban vật giá nhà nước, các Bộ quản lý ngành hàng và chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, quy định quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc bình ổn giá cả thị trường, quy định các hình thức quản lý giá như đăng ký giá, hiệp thương giá và niêm yết giá.”
Sớm nhận thấy sự phát triển của nền kinh tế thị trường vào hội nhập, vai trò định giá trực tiếp của nhà nước sẽ giảm, nhưng vai trò thầm định giá sẽ ngày càng tăng, ban vật giá Chính phủ đã chủ động nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ quy chế thẩm định giá và sau đó ban vật giá Chính phủ đã thành lập trung tâm tư vấn dịch vụ và kiểm định giá ở miền Bắc và trung tâm thông tin và kiểm định giá ở miền Nam.
Tóm lại, những chính sách biện pháp trách nhiệm đó đã góp phần nhằm bình ổn giá cả thị trường xã hội, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, đưa chỉ số giá tiêu dùng từ 167,5% vào năm 1991 xuống 112,7% vào năm 1995 và 99,4% trong năm 2000.
Giai đoạn 2001- 2005:
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó là mô hình tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, nhiệm vụ tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá hoàn thiện hệ thống giá trong giai đoạn 2001- 2005 và những năm tiếp theo, đòi hỏi phải tuân thủ mô hình kinh tế tổng quát nêu trên đó là: phải xây dựng được những cơ chế chính sách phù hợp với sự vận hành của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong đó nhiệm vụ quản lý điều hành giá được thực hiện bằng các phương pháp là chủ yếu. Trên cơ sở đó mà xây dựng hệ thống giá cả hợp lý sử dụng đòn bẩy giá cả vừa là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô vừa là tín hiệu điều chỉnh kinh tế vi mô, phát huy vai trò tích cực của giá cả đối với việc hướng dẫn và khuyến khích đầu tư có hiệu quả thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư.
2.2. Diễn biến giá cả năm 2005
Từ diễn biến giá cả năm 2005 ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:
Một là, giá tiêu dùng đã vượt mục tiêu tăng dưới do Quốc hội đề ra cho năm 2005. Điều đó chứng tỏ, trong cơ chế thị trường, giá cả chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, không nên quy định một mức nhất định về tốc độ tăng giá tiêu dùng, để trành phải áp dụng các biện pháp tình thế, thậm chí cả biện pháp hành chính, mà tập trung vào các biện pháp cơ bản, điều hòa kinh tế vĩ mô. Mặt khác, giá tiêu dùng tăng cao cũng là 1 trong 10 sự kiện kinh tế nổi bật mả các phương tiện thông tin đại chúng lựa chọn.
Hai là, tốc độ tăng giá tiêu dùng cao ngang với tốc độ tăng trưởng GDP. Tình hình này đã làm cho người tiêu dùng thiệt thòi, vì cùng với sự tăng lên của giá cả là sự giảm sút của thu nhập thực tế, nếu thu nhập danh nghĩa không tăng lên tương ứng. Đó là chưa nói không phải thu nhập danh nghĩa của ai cũng đều tăng lên, hoặc đôi khi chưa tăng lên thì giá đã tăng lên vượt mức ngăn chặn rồi. Đối với người sản xuất, thoạt nhìn thì tưởng rằng có lợi khi giá bán sản phẩm đầu ra tăng cao, nhưng nếu xét tới gía đầu vào( giá nhập khẩu) cũng tăng cao không kém, thậm chí có loại còn tăng với tốc độ cao hơn, thì bù trừ cũng chẳng còn bao nhiêu, thậm chí còn mang dấu âm. Đối với người sản xuất lương thực thực phẩm, tuy giá cả tăng cao hơn tốc độ chung nhưng nếu trừ đi chi phí đầu vào gia tăng lại thêm thiệt hại do rét đậm rét hại, hạn hán kéo dài mưa l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0481.doc