Bẻ nhân: Dùng đầu phaco cắm vào nhân tạo áp lực hút tối đa, sau đó dùng
Chop luồn dưới bao cắm sâu vào nhân ở vị trí 1/3 ngòai tính từ trung tâm
đến xích đạo, lúc này Chop có tác dụng như một dụng cụ cố định nhân và
đầu phaco có tác dụng như 1 dụng cụ đào chất nhân, tạo khoảng trống trên
nhân hình chén. Sau đó dùng đầu Phaco ấn sâu vào mép chén tạo lực hút để
giử nhân rồi luồn đầu Chop dưới bao ra vùng xích đạo. Lúc này đầu Phaco
có tác dụng như 1 dụng cụ giữ chặt nhân, đầu Chop có tác dụng như 1 dụng
cụ cát nhân: kéo Chop về phía đầu phaco để cắt nhân, khi đầu Chop đến mép
ngòai của đầu phaco thì tách nhân làm đôi, quay nhân 180 độ và cắt rời nhân
làm đôi, sau đó xoay nhân và tiếp tục động tác cắt để chia nhân ra làm 4-8
phần nhỏ sau đó dùng đầu phaco hút đi từng mảnh.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phẫu thuật đục thủy tinh thể nâu đen bằng phương pháp phaco “chop” cải biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẪU THUẬT ĐỤC THỦY TINH THỂ NÂU ĐEN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHACO “CHOP” CẢI BIÊN
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật đục thủy tinh thể nhân cứng độ V
bằng phương pháp phaco chop cải biên
Bệnh nhân và phương pháp tiến hành: 60 bệnh nhân (60 mắt) với độ tuổi
trung bình là 71.1 có đục TTT với nhân cứng nâu đen độ V, được tiến hành
phẫu thuật bằng phương pháp phaco chop cải biên.
Kết quả: Thời gian phaco trung bình trong mổ là 43,93 ± 12,10 giây và công
suất phaco trung bình là 40,15 ± 6,94%, Ỏ thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6
tháng sau mổ: Thị lực chưa chỉnh kính theo log MAR là 0,41; 0,33; 0,29; 0,26
(p<0,05) và có chỉnh kính là 0,3; 0,22; 0,17; 0,17 (p<0,05), độ mất tế bào nội
mô là 21%; 18%; 17,8%; 16,3%; Tỷ lệ bệnh nhân có thị lực không chỉnh kính
sau mổ 6 tháng ≥ 5/10 là 83,3%
Kết luận: Phương pháp phaco chop cải biên tỏ ra hiệu quả đối với những
trường hợp nhân cứng độ V, phương pháp này sử dụng chopper cắm sâu
trong nhân để giữ nhân không xoay tránh biến chứng đứt Zinn, thủng bao
sau, nhân rơi vào pha lê thể. Kỹ thuật này còn giúp rút ngắn thời gian phaco,
và giảm năng lượng phaco trong mổ
ABSTRACT
Purpose: The study was designed to investigate the application of modified
phaco chop method for phacoemulsification of very dense cataract.
Methods: Modified chop technique was used to emulsify the hard nucleus
cataract. The degree of nuclear hardness in 60 eyes (60 patients) was grade
V.
Results: The mean phaco time was 43.93 ± 12.10 seconds and the mean
phaco power was 40.15 ± 6.94%. Postoperatively 1 week, 1 month, 3 month
and 6 month, logMAR uncorrected visual acuity were 0.41, 0.33, 0.29, 0.26
(p<0,05) respectively and logMAR corrected visual acuity were 0.3, 0.22,
0.17, 0.17 (p<0,05) respectively, the endothelial cell loss were 21%, 18%,
17.8%, 16.3%. The visual acuity with correction was # 0.5 in 83.3% at 6
months.
Conculsion: The modified chop technique can safely manage eyes with very
dense cataracts. This method enables the tenacious nuclear plate to rupture
easily, thus the stress on the zonules and capsule can be decreased, and in
the mean time the technique needs less phaco energy and time.
Đặt vấn đề
Kỹ thuật tiên tiến trong điều trị đục thủy tinh thể (TTT) như mổ lấy TTT
ngoài bao đặt kính nội nhãn đạt hiệu quả cao, đặc biệt trong 5 năm gần đây,
kỹ thuật mổ nhũ tương hóa TTT (phaco) được ứng dụng rộng rãi trong điều
trị đục TTT ở TPHCM cũng như trong cả nước, được bệnh nhân lựa chọn
hàng đầu do thời gian mổ ngắn, thời gian phục hồi nhanh, không phải nằm
viện, ít xảy ra biến chứng. Chính vì những ưu điểm này, theo thống kê của
BV Mắt TPHCM năm 1999 chỉ có 9% bệnh nhân lựa chọn phương pháp mổ
phaco, đến năm 2005, 93% bệnh nhân đục TTT điều trị nội trú lựa chọn
phương pháp phaco.
Đối với những trường hợp đục TTT nhân nâu đen, một số tác giả nước ngoài
như Lucio Buratto, Vasavada (Ấn Độ), Samuel Masket (Mỹ), Gabel
(Canada)... tỏ ra khá thận trọng trong việc áp dụng phương pháp phaco vì
phải sử dụng năng lượng phaco cao, thời gian phaco kéo dài có thể gây
những tổn thương nội mô giác mạc và một số biến chứng khác như yếu đứt
dây chằng Zinn. Một số tác giả khác còn cho rằng đối với đục TTT nhân nâu
đen là không có chỉ định phẫu thuật phaco. Tuy nhiên, với mong muốn tất cả
các bệnh nhân đều có thể được hưởng kỹ thuật tiên tiến trong điều trị, chúng
tôi đã tìm tòi, thực hiện một số trường hợp phẫu thuật đục TTT nhân nâu đen
trên máy Phaco Legacy 20,000 với phần mềm AdvanTec và Neosonix, trong
đó ứng dụng phương pháp Phaco Chop cải tiến (dựa trên cơ sở phẫu thuật
Phaco Chop của tác giả Kunihiro Nagahara, Nhật, và phẫu thuật Phaco Stop
and Chop của tác giả Paul S. Koch, Mỹ) bằng cách cố định nhân ngay từ đầu
thì phaco với đầu chop giữ nhân để không gây áp lực lên dây Zinn và bao
sau TTT nhằm đem lại độ an toàn cao nhất cho cuộc mổ, và đã thu được
những kết quả rất đáng khích lệ.
Bệnh nhân - phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Những trường hợp đục TTT già nhân cứng độ V, nhân nâu đen được phẫu
thuật bằng phương pháp phaco chop cải biên, đặt kính nội nhãn mềm tại
khoa Tổng Hợp BV Mắt thành phố HCM.
Số lượng tế bào nội mô giác mạc trên 1500/mm2
Không tổn hại dây chằng Zin (không rung mống).
Không có các bệnh lý khác tại mắt hoặc toàn thân.
Tiêu chuẩn loại trừ
Đồng tử không giãn.
Có tổn thương giác mạc do phẫu thuật hay sang chấn trước đó, số lượng tế
bào nội mô dưới 1500/mm2.
Có bệnh lý khác về mắt kèm theo như lệch TTT, đục TTT và tăng áp, viêm
màng bồ đào, cận thị nặng, ...
Đục TTT bệnh lý có bệnh nội khoa: tiểu đường, tuyến giáp, bệnh toàn thân
Thiết kế nghiên cứu
Thực nghiệm lâm sàng tiến cứu không đối chứng
Cỡ mẫu
+ Công thức tính cỡ mẫu để ước lượng tỉ lệ:
n = Z2 1-/2. P (1-P) / 2
+ Trong đó:
Độ tin cậy 95% Z 1-a/2 = 1,96
P: tỷ lệ dự kiến của các biến chứng cần xác định
Trong thời gian từ tháng 10/2004 đến tháng 3/2005, tác giả đã thực hiện gần
100 ca phẫu thuật này, và ước lượng tỷ lệ này là P = 0, 04
e: Sai số thích hợp khi xác định tỉ lệ. Chọn e = 0,05 n = 59
Phương pháp tiến hành
Kỹ thuật
Dùng dao 3.2 mm mở đường mổ trực tiếp giác mạc phía thái dương, đi đến
cuối đường hầm, ấn mũi dao hướng xuống tiền phòng sẽ được vết mổ kiểu
bậc thang.
Tạo lỗ thao tác phụ: Dùng dao 30o chọc thủng vào vùng giác mạc trong cạnh
rìa ở vị trí 10h (mắt phải) hoặc 2h (mắt trái). Bình diện của lưỡi dao khi chọc
song song với mặt phẳng mống mắt. Độ rộng của lỗ thao tác phụ chỉ vừa đủ
để đưa và thao tác dụng cụ chopper trong tiền phòng.
Bơm chất nhầy (Viscoat®) vào tiền phòng.
Xé bao liên tục với pince chuyên dụng. Đường kính bao xé khoảng 5-6 mm.
Thủy tách nhân: Tiến hành thủy tách nhân bằng cánh dùng kim đầu tròn gắn
vào ống tiêm 3 ml chứa dung dịch Lactate Ringer luồn qua vết mổ xuống
dưới mép bao bơm nhẹ để tạo áp lực dần dần tách phần vỏ với phần bao
hoặc phần vỏ với phần nhân. Sau đó dùng đầu kim xoay nhẹ, thấy khối nhân
bên trong xoay được là tốt.
Xoay nhân: để chắc chắn đã thủy tách tốt.
Máy Phaco Alcon Series 20000 Legacy với phần mềm AdvanTec và
NeoSoniX với chế độ cài đặt như sau: Công suất 70-80%; lưu lượng nước
40-60 mL/s; lực hút 500 mmHg
Bẻ nhân: Dùng đầu phaco cắm vào nhân tạo áp lực hút tối đa, sau đó dùng
Chop luồn dưới bao cắm sâu vào nhân ở vị trí 1/3 ngòai tính từ trung tâm
đến xích đạo, lúc này Chop có tác dụng như một dụng cụ cố định nhân và
đầu phaco có tác dụng như 1 dụng cụ đào chất nhân, tạo khoảng trống trên
nhân hình chén. Sau đó dùng đầu Phaco ấn sâu vào mép chén tạo lực hút để
giử nhân rồi luồn đầu Chop dưới bao ra vùng xích đạo. Lúc này đầu Phaco
có tác dụng như 1 dụng cụ giữ chặt nhân, đầu Chop có tác dụng như 1 dụng
cụ cát nhân: kéo Chop về phía đầu phaco để cắt nhân, khi đầu Chop đến mép
ngòai của đầu phaco thì tách nhân làm đôi, quay nhân 180 độ và cắt rời nhân
làm đôi, sau đó xoay nhân và tiếp tục động tác cắt để chia nhân ra làm 4- 8
phần nhỏ sau đó dùng đầu phaco hút đi từng mảnh.
Rửa hút chất nhân và đặt IOL Acrysof trong bao.
Tái tạo tiền phòng bằng cách bơm dung dịch Lactate Ringer vào tiền phòng
cho đến khi mống mắt phẳng ra, nếu vết mổ không kín, ta bơm vào 2 mép
đường hầm và lỗ phụ cho phù lên để bịt kín vết mổ.
Bơm Vancomycin 1mg/0,1ml vào trong bao và băng mắt
Ghi nhận các biến cố trong mổ
Thị lực: thu thập số liệu về thị lực trước mổ và sau mổ tại các thời điểm 1
ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Riêng phần thị lực từ thời điểm 1
tuần trở đi, có thêm phần thị lực sau chỉnh kính. Các giá trị thị lực sẽ được
chuyển sang thị lực LogMAR để tính tóan và so sánh các giá trị trung bình
(lúc đó các biến số này là những biến số định lượng và liên tục, dùng test t)
Tế bào nội mô: đếm số lượng tế bào nội mô tước mổ và sau mổ tại cac thời
điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Các biến số này sẽ được tính giá trị
trung bình và so sánh các giá trị trung bình (test t)
Các biến số về biến cố và biến chứng trong và sau mổ:
Biến số đặc điểm kỹ thuật: ghi nhận các biến số về thời gian phaco nhân, công
suất phaco. Các giá trị này được tính trung bình và ghi nhận giá trị trung bình
cũng như độ lệch chuẩn. Sử dụng tương quan để tìm mối tương quan giữa công
suất phaco và sự mất tế bào nội mô cũng như giữa thời gian phaco với sự mất
tế bào nội mô. Ngoài ra, cũng sử dụng tương quan để tìm mối quan hệ giữa thời
gian và công suất phaco đã dùng trong phẫu thuật.
Kết quả và bàn luận
Bảng 1: Đặc điểm mẫu
Mắt (n =
60)
Nam: Nữ 27:33
Trung bình
71.1 (45 – 95
tuổi)
45 - < 50 2 (3.3%)
50 - < 60 9 (15.0%)
60 - < 70 14 (3.3%)
Tuổi
# 70 35(58.4%)
ST (+)- <
ĐNT 1m
38 (63.3%)
ĐNT 1m –
3m
21 (35.0%)
Thị lực
trước mổ
ĐNT 4m 1 (1.7%)
Đa số bệnh nhân lớn tuổi, 35/60 bệnh nhân # 70 tuổi, chủ yếu do cách chọn
mẫu (nhân cứng nâu đen,độ V). Thị lực trước mổ đều thấp < ĐNT 4m, trong
đó 38/60 (63.3% có thị lực < ĐNT 1m)
Bảng 2: Kết quả phẫu thuật:
Thị lực
Chưa
chỉnh kính
Có chỉnh
kính
1/10 –
5/10
58 56.7%
> 5-10 -
8/10
2 3.3%
1 ngày
sau mổ
> 8/10 0 0 %
1/10 –
5/10
50 83.3% 28 46.6%
> 5-10 -
8/10
10 16.7% 30 50 %
1 tuần
sau mổ
> 8/10 0 2 3.3%
1/10 –
5/10
42 70 % 20 33.3%
> 5-10 -
8/10
18 30 % 36 60 %
1tháng
sau mổ
> 8/10 0 4 6.7%
1/10 –
5/10
33 45% 10 16.7%
> 5-10 -
8/10
27 55% 41 68.3%
3tháng
sau mổ
> 8/10 0 9 15 %
1/10 –
5/10
24 40% 10 16.7%
> 5-10 -
8/10
34 56.7%
41 68.3
%
6tháng
sau mổ
> 8/10 2 3.3% 9 15 %
Bảng 3: Tỷ lệ thị lực # 5/10 tại các thời điểm sau mổ
1
ngày
1
tuần
1
tháng
3
tháng
6
tháng
Chưa
chỉnh
kính
11,7 45 63,3 78,3 83,3
Đã
chỉnh
kính
63,3 88,3 91,7 91,7
Bảng 4: Thị lực tính theo logMAR ở từng thời điểm sau mổ
1
tuần
1
tháng
3
tháng
6
tháng
p
Chưa
chỉnh
kính
0,41 0,33 0,29 0,26 0,000
Đã
chỉnh
kính
0,3 0,22 0,17 0,17 0,000
100% bệnh nhân tăng thị lực sau mổ ngay từ ngày đầu. Sau phẫu thuật 1
tháng cho thấy 88.3 % bệnh nhân có thị lực sau chỉnh kính # 5/10, trong đó có
4 trường hợp đạt thị lực > 8/10, không có trường hợp nào thị lực < 1/10; so với
kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: Vasavada, Trần Thị Phương Thu,
Nguyễn Quốc Toản, tỷ lệ này nhỏ hơn. Tuy nhiên ở nghiên cứu của các tác giả
trên, các trường hợp đục TTT là nhân cứng độ III, IV, V.
Bảng 5: Tỷ lệ mất tế bào nội mô trung bình sau mổ
1
tuần
1
tháng
3
tháng
6
tháng
Tỷ lệ mất
tế bào nội
mô %
21 18 17.8 16.3
Tỷ lệ mất tế bào nội mô cao hơn so với những nghiên cứu khác, chủ yếu là
do cách chọn mẫu với 100% bệnh nhân là có nhân cứng độ V, nâu đen,
nhưng vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép (<30%). Sự khác biệt về số
lượng tế bào nội mô trung bình trước mổ và sau mổ 1 tuần là có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Tuy nhiên không có sự khác biệt về số lượng tế bào nội
mô trung bình ở thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng (p>0,05).
Bảng 6: Biến chứng trong mổ:
Rách
bao
sau
Đứt
dây
Zinn
Chấn
thương
mống
Xuất
huyết
TP
Bỏng
vết
mổ
Số
lượng
2 1 1 0 2
Tỷ lệ
%
3.3 1.7 1.7 0 3.3
Bỏng vết mổ có 2/60 ca gặp trong trường hợp tiền phòng nông, làm cản trở
thao tác tạo đường hầm, làm đường mổ hẹp. Thông thường biến chứng bỏng
vết mổ có thể gặp trong trường hợp: Đường mổ hẹp làm bó chặt sleeve vào đầu
phaco, hoặc đường mổ quá dài, hay vạt mép mổ cuộn vào đường hầm khi đẩy
đầu phaco vào tiền phòng, do mống mắt phòi kẹt vào vết mổ khi tiến hành
phaco, do đường hầm ở xa rìa, khi đào sâu sẽ làm bó chặt sleeve, và cuối cùng
là do lưu lượng nước thấp (<30 mL/phút) sẽ không kịp làm nguội đầu phaco.
Phù giác mạc có 4/60 ca, chiếm 6,7%. Đây là những trường hợp phù giác
mạc khu trú tại vết mổ, nơi đưa đầu phaco vào. Cả 4 trường hợp này đều có
nhân đen, có ánh xà cừ. Trong quá trình mổ, cả 4 trường hợp này đều phải
dùng năng lượng và thời gian phaco cao hơn mức trung bình. Tuy nhiên, cả
4 trường hợp này đều ổn định tại thời điểm tái khám 1 tuần.
Có 2 trường hợp rách bao sau. Cả hai trường hợp này đều xảy ra trên bệh
nhân lớn tuổi (1 ca 90 và 1 ca 95 tuổi), trước mổ không ghi nhận gì lạ nhưng
trong lúc mổ chúng tôi ghi nhận có dính bao sau và xoay nhân khó khăn.
Tuy nhiên, khi phát hiện rách bao sau, chúng tôi đã tiến hành bơm chất nhầy,
ép pha lê thể xuống, hút rửa chất vỏ nhẹ nhàng, rồi tiến hành xé bao sau liên
tục và đặt kinh nội nhãn trong bao an toàn. Ghi nhận thị lực hậu phẫu phục
hồi khá tốt, đạt 2/10. Không ghi nhận biến chứng nào khác như bong võng
mạc, xuất huyết pha lê thể ở 2 trường hợp này.
Chúng tôi cũng ghi nhận có 2/60 ca viêm màng bồ đào, chiếm 3,3%. Đây là
những trường hợp viêm màng bồ đào trước với Tyndall tiền phòng từ + đến ++.
Cả hai trường hợp này đều ổn định trong tuần đầu hậu phẫu với corticosteroid
nhỏ mắt tại chỗ (Collyre Tobradex, nhỏ 6 lần/ ngày).
Bảng 7: Biến chứng sau mổ
Loại biến chứng Số lượng Tỷ lệ %
Phù giác mạc 4 6.7
Xẹp tiền phòng 0 0
Xuất huyết tiền
phòng
0 0
Tăng nhãn áp 6 10
Viêm màng bồ đào 2 3.3
Viêm mủ nội nhãn 0 0
Bong võng mạc 0 0
Phù giác mạc có 4/60 ca, chiếm 6,7%. Đây là những trường hợp phù giác
mạc khu trú tại vết mổ, nơi đưa đầu phaco vào. Cả 4 trường hợp này đều có
nhân đen, có ánh xà cừ. Trong quá trình mổ, cả 4 trường hợp này đều phải
dùng năng lượng và thời gian phaco cao hơn mức trung bình. Tuy nhiên, cả 4
trường hợp này đều ổn định tại thời điểm tái khám 1 tuần. Tác giả Vasavada có
ghi nhận tỷ lệ phù giác mạc khu trú khá cao, tuy nhiên ông cũng ghi nhận tất cả
các trường hợp này đều được điều trị nội khoa ổn định trong 1-2 tuần sau mổ
và không có ảnh hưởng xấu đến thị lực của bệnh nhân. Điều này có thể giải
thích do mẫu nghiên cứu của Vasavada nhỏ (44 ca) ông đã dùng chất nhầy
Hyprosol lỏng hơn chúng tôi (Viscoat), và trong quá trình phẫu thuật, ông ghi
nhận có sự dính bao – vỏ TTT, làm cho thao tác xoay nhân khó, cũng như trong
thì phaco nhân có nhiều trường hợp có mảnh nhân dính vào nội mô giác mạc.
6 trường hợp tăng nhãn áp sau mổ đều được điều chỉnh ổn định bằng điều trị
nội khoa, không có những biến chứng đe dọa thị lực như viêm mủ nội nhãn
và bong võng mạc
Chúng tôi cũng ghi nhận có 2/60 ca viêm màng bồ đào, chiếm 3,3%. Đây là
những trường hợp viêm màng bồ đào trước với Tyndall tiền phòng từ + đến ++.
Cả hai trường hợp này đều ổn định trong tuần đầu hậu phẫu với corticosteroid
nhỏ mắt tại chỗ (Collyre Tobradex, nhỏ 6 lần/ ngày).
Bảng 8: Thời gian và công suất phaco trung bình
Công suất
phaco (%)
Thời gian
phaco (giây)
Trung
bình
40.15± 6.94 43.93± 12.10
Có mối tương quan nghịch giữa công suất phaco và số lượng tế bào nội mô
sau mổ 1 tuần (r = - 0,146)
Có mối tương quan nghịch giữa thời gian phaco và số lượng tế bào nội mô
sau mổ 1 tuần (r = -0.283, p=0,05)
Mặt khác, thời gian phaco của chúng tôi trong nghiên cứu ngắn hơn hẳn so
với các tác giả khác do chúng tôi dùng cải tiến dùng đầu chop giữ nhân, nên
thao tác tán nhuyễn nhân TTT thuận lợi và nhanh hơn và thao tác này tiến
hành hòan tòan trong bao. Hơn nữa, việc ứng dụng đầu phaco dạng loe có
tác dụng giữ nhân chặt hơn giúp cho thao tác chẻ nhân dễ dàng hơn, và áp
dụng phần mềm NeoSonix giúp cho việc tán nhuyễn TTT nhanh hơn (tán
nhuyễn theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang). Điều này giúp rút ngắn đáng kể
thời gian phaco, làm giảm nguy cơ mất tế bào nội mô.
Như vậy, có thể thấy việc cải tiến kỹ thuật giữ nhân bằng đầu chóp trong
phẫu thuật phaco trên TTT nhân cứng (độ V) cùng với việc áp dụng phần
mềm NeoSonix và đầu phaco dang loe giúp thao tác tán nhuyễn nhân được
tiến hành khá nhanh và an tòan, giúp giảm nguy cơ mất tế bào nội mô
Với đục TTT nhân cứng độ V, phẫu thuật viên nên chỉ định kỹ thuật Phaco
Chop vì nhân thường có màu nâu vàng, hoặc nâu đen, lõi nhân to xơ dai
không quan sát được ánh hồng đồng tử, nhưng chỉ nên chọn phẫu thuật
TNTTT khi đã có nhiều kinh nghiệm bẻ nhân trong các kỹ thuật Divide and
Conquer, Stop and Chop, nếu không nên chỉ định phẫu thuật mổ ngoài bao
là an toàn nhất để tránh biến chứng. Với kỹ thuật Phaco Chop cải biên của
chúng tôi nhờ dụng cụ chopper giữ nhân cũng giúp cho phẫu thuật giữ nhân
an toàn trong thì phaco nhưng thao tác này cũng đòi hỏi phẫu thuật viên phải
nhiều kinh nghiệm trong xử lý bẻ những nhân quá cứng xơ dai. Vì vậy, khi
TNTTT nhân quá cứng đòi hỏi phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm thao tác
chuẩn xác trong thì bẻ nhân.
Do đó, kỹ thuật Phaco Chop hoặc Phaco Chop cải biên của chúng tôi cũng
có những chống chỉ định tương đối như nhân cứng độ V nâu đen trên bệnh
nhân già yếu, đồng tử dãn kém<4mm.Tuy nhiên với đục TTT quá chín,
canxi hóa bao, dây chằng Zinn yếu chỉ chống chỉ định cho phẫu thuật viên
chưa kinh nghiệm, ngay cả với đục lệch TTT nhân cứng độ IV, V sau sang
chấn còn dây Zinn treo > 1/3 (đục lệch TTT <150 0) vẫn có thể chỉ định
Phaco Chop cải biên và kết hợp vòng căng bao khi phẫu thuật viên nhiều
kinh nghiệm
Bảng 9: So sánh phương pháp phaco chop, chop and stop va phaco chop cải
biên:
Phaco chop Phaco stop and chop Phaco chop cải biên
Không thể chẻ nhân nâu
đen hết xuống đáy
Đào rãnh lâu, không ước
lượng được độ sâu của rãnh
đào, khi đào nhân có khuynh
hướng đẩy nhân về phía trước,
dễ làm đứt thêm dây Zinn vốn
Đào nhanh do có sự giữ nhân
ngay từ đầu bằng đầu chop.
Không làm cho TTT di
chuyển trong thì đào, do đó
không tạo áp lực lên dây
đã yếu chằng Zinn
Lực cắt bẻ sang 2 bên và
xuống dưới lớn do đó dễ
rách bao sau ngay ở thì
chẻ nhân đầu tiên làm
đôi.
Lực bẻ nhân cao do chủ yếu
bẻ nhân dưới rãnh đào, khi
nhân bị tách làm đôi thường
tạo áp lực đột ngột sang 2 bên,
nếu PTV ít kinh nghiệm
không có thể dừng kịp thời sẽ
làm rách bao sau.
Chẻ nhân làm đôi dễ dàng,
do vỏ nhân còn lại mỏng,
nếu chẻ không hết xuống
đáy, ta có thể thấy chiều dày
của nhân còn lại, và có thể
đào thêm.
Thường phải chẻ cho
nhỏ, từ 6-8 mảnh trở lên,
mảnh chẻ dễ bị đụng
chạm nội mô do không
có khoảng trống, thường
phaco ở trên tiền phòng
dễ gây phù GM dễ gây
loạn dưỡng do mất bù
nội mô.
Ít nhất phải chẻ nhân làm 6
mảnh mới an toàn, nếu mảnh
nhân lớn sẽ không có khoảng
trống để ăn nhân, đưa đến
mảnh nhân dễ đụng chạm vào
nội mô giác mạc phù GM,
loạn dưỡng GM sau mổ
Chẻ nhân làm 4.Phaco
từng¼ ở giữa an toàn vì có
khoảng trống lớn. Mảnh
nhân ít khi đụng được vào
nội mô GM ít gây phù GM,
loạn dưỡng GM
Kết luận
Kỹ thuật phaco chop cải biên để xử lý đục TTT nhân cứng độ V đạt kết quả
tốt giúp bệnh nhân có thể phục hồi thị lực nhanh chóng so với các phương
pháp khác.
Kỹ thuật Phaco Chop cải biên xuất phát từ việc sử dụng chopper cắm sâu
trong nhân để giữ nhân không xoay tránh biến chứng đứt Zinn, thủng bao
sau, nhân rơi vào pha lê thể. Kỹ thuật này còn giúp rút ngắn thời gian phaco,
và giảm năng lượng phaco trong mổ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a1 (3).PDF