Phương hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài

 

Báo cáo tổng hợp 1

I. Quá trình hình thành và phát triển Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1

1.Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài 1

2.Vị trí và chức năng của Cục Đầu tư nước ngoài 3

3.Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục đầu tư nước ngoài 3

4.Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài 5

a. Lãnh đạo: 5

b. Bộ máy giúp việc của Cục trưởng: 6

c. Các đơn vị trực thuộc Cục: 7

II.Thực trạng hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài 7

1.Kết quả đạt được trong hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài 7

1.1. Công tác ổn định Tổ chức, Bộ máy, Nhân sự. 8

1.2.Về công tác chuyên môn. 9

1.2.1. Về tiếp nhận và xử lý công văn: 9

1.2.2.Về công tác xúc tiến đầu tư. 10

1.2.3.Công tác tiếp nhận dự án và cấp giấy phép đầu tư. 11

1.2.4.Công tác quản lý dự án. 12

1.2.5.Về tham gia xây dựng luật pháp và chính sách 13

1.2.6.Về công tác đào tạo cán bộ 13

2.Những hạn chế nảy sinh trong hoạt động quản lý của Cục ĐTNN 13

3. Nguyên nhân dẫn đến những kết quả và hạn chế trong hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài 15

III. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài. 15

1. Phương hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài. 15

1.1.Về công tác nội bộ: 16

1.2. Về công tác chuyên môn: 16

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; cung cấp các thông tin về đầu tư nước ngoài theo quy chế của Bộ. 3. Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo phân công của Bộ. 4. Theo dõi, đề xuất, xử lý các vấn đề phát sinh trong thực hiện quyết định phân cấp quản lý trực tiếp nước ngoài đối với địa phương; tham gia với vụ quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất theo dõi và thực hiện các quyết định ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư đối với các ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chếõuất, Khu Công nghệ cao. 5. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế; - Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư; thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ; - Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiến cơ hội đầu tư; - Tham gia chương trình hợp tác Liên Chính Phủ, các nhóm cộng tác với các nước, các tổ chức có liên quan để đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của bộ; - Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của các cán bộ do Bộ Kế hoạch Đầu tư cử làm việc tại cơ quan đại diện; 6. Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư - Hướng dẫn các chủ đầu tư về thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài; - Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Tham gia thẩm định đầu tư trực tiếp nước ngoài; trình Thủ tướng quyết định dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư; - Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư về nội dung liên quan đến dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền; - Thực hiện thủ tục cấp giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận và thông báo các trường hợp chưa hoặc không được chấp nhận cấp giấy phép đầu tư cho các chủ đầu tư; 7. Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi được cấp giấy phép đầu tư. - Làm đầu mối hướng dẫn, triển khai, thực hiện dự án, tổ chức lại doanh nghiệp. Điều chỉnh giấy phép đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh và theo dõi hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; làm đầu mối hòa giải tranh chấp liên quan đến dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có yêu cầu; thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt họp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ. Tham gia với vụ quản lý Khu Công Nghiệp - Khu Chế Xuất trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên đối với các dự án hoạt động theo quy định pháp luật về Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất, Khu Công Nghệ cao, Khu Kinh tế mở và các mô hình kinh tế tương tự khác; - Làm đầu mối phối hợp với vụ quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất và các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về tình hình tiếp nhận, cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư, hoạt động đầu tư của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong pham vi cả nước; - Làm đầu mối tổ chức kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật; - Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi tình hình triển khai các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị và cơ quan liên quan quy định chế độ báo cáo thống kê, đánh giá kết quả đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam; 8. Phối hợp với Vụ Tổ chức các bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền; 9. Quản lý, tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. Để thực hiện được nhiệm vụ và quyền hạn được nêu ra ở trên, Cục đầu tư nước ngoài có cơ cấu tổ chức như sau. 4.Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài Lãnh đạo: - Đứng đầu là Cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục; - Các phó Cục trưởng: chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công; Trong đó, Bộ trưởng có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm Cục trưởng và các phó cục trưởng. Bộ máy giúp việc của Cục trưởng: - Phòng Tổng Hợp- Chính Sách: có chức năng giúp Bộ trưởng trong việc tổng hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài, phục vụ tổng hợp kinh tế quốc dân , theo dõi tổng hợp kết quả và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách nhằm tăng cường hiệu quả việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài. - Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế: có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế; - Phòng Công nghiệp và Xây dựng: có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng theo các nhóm ngành: 1.Công nghiệp khai thác mỏ; 2.Công nghiệp chế biến ( trừ chế biến nông, lâm , thuỷ sản ); 3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; 4. Xây dựng; 5. Tư vấn kỹ thuật ngành công nghiệp và xây dựng; - Phòng Nông- Lâm- Ngư nghiệp: có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp theo các nhóm ngành sau: Nông nghiệp và Lâm nghiệp; Thuỷ sản; Công nghiệp chế biến nông, lâm , thuỷ sản; Dịch vụ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp; - Phòng Dịch vụ: có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực dịch vụ theo các nhóm ngành sau: 1. Xây đựng và kinh doanh khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, sân golf; 2. Dịch vụ du lịch; 3. Dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, sản xuất dược phẩm; 4. Dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ giao thông vận tải; 5. Dịch vụ, tài chính, ngân hàng, thương mại; 6. Dịch vụ tư vấn ( trừ tư vấn kỹ thuật thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp) - Văn phòng Cục: Có chức năng giúp Cục trưởng trong việc điều phối, đôn đốc theo dõi hoạt động của các Phòng và Đơn vị trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài theo chương trình kế hoạch của Cục, thực hiện các công việc liên quan đến hành chính, quản trị, kế toán, tài vụ, tổ chức cán bộ của Cục. Các đơn vị trực thuộc Cục: - Trung tâm xúc tiến đầu tư Phía Bắc: Thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư trên địa bàn các tỉnh từ Hà Giang đến Quảng Trị - Trung tâm xúc tiến đầu Miền Trung: thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư trên địa bàn các tỉnh thừa thiên Huế đến Khánh Hoà - Trung tâm đầu tư nước ngoài Phía Nam: Thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn từ tỉnh Ninh Thuận trở về II.Thực trạng hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài 1.Kết quả đạt được trong hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài Năm 2003 là năm có nhiều sự kiện tác động trực tiếp tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đối với ngoài nước, khi làn sóng FDI vào khu vực ASEAN vừa có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực thì dịch bệnh SARS bất ngờ diễn ra vào những tháng đầu năm, tiếp theo là bầu không khí căng thẳng do chiến tranh Iraq đã làm cản trở việc các nhà đầu tư đi tìm hiểu đầu tư tại các nước Châu á, trong đó có Việt Nam. Xu hướng cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhất là sau khi Trung Quốc trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Đối với trong nước, mặc dù hạn hán diễn ra ở nhiều nơi nhưng nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh với mức tăng GDP khoảng 7,2%. Tình hình chính trị xã hội ổn định và an ninh được đảm bảo, cùng với chủ trương tiếp tục cải cách , đổi mới chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới , cũng như kết quả khống chế được dịch bệnh SARS và tổ chức thành công Seagames 22 đã nâng cao vị thế hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2003 cùng với những nỗ lực mởi rộng môi trường đầu tư, Chính phủ đã ban hành nghị định số 61/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiêm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có việc thành lập Cục Đầu tư nước ngoài. Cục Đầu tư nước ngoài chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11/7/2003 trên cơ sở hợp nhất Vụ Đầu tư nước ngoài, Vụ Quản lý dự án, cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và tiếp nhận chức năng xúc tiến đầu tư từ Vụ Pháp luật đầu tư. Việc thành lập Cục Đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện đưa hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài về một mối, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Với những yếu tố nói trên, công tác thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài năm 2003 vừa có những thuận lợi , vừa đan xen những khó khăn . Được sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ, Đảng ủy cơ quan và sự hỗ trợ hợp tác của các đơn vị trong Bộ, Cục đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng ổn định tổ chức, bộ máy và nhân sự theo cơ cấu mới nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 1.1. Công tác ổn định Tổ chức, Bộ máy, Nhân sự. Theo quyết định 523/QĐ-BKH ngày 31/7/2003, cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài gồm có 6 phòng chức năng và 3 đơn vị trực thuộc như đã nêu ở phần trên. cục đã tiến hành khẩn trương việc bố trí, sắp xếp cán bộ có các phòngvà triển khai xây dựng đưa các Trung tâm nói trên vào hoạt động, đồng thời chỉ định các chức danh quản lý các phòng chức năng. Đến nay tất cả các phòng đều có 1đến 2 cán bộ phụ trách. Trung tâm đầu tư nước ngoài phía Nam đã được bổ nhiệm Giám đốc và hai Phó Giám đốc trung tâm. Còn đối với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc, miền Trung, Cục sẽ trình lãnh đạo Bộ phương án giao các đồng chí Phó Cục trưởng kiêm nhiệm giám đốc hai trung tâm này. Đến nay, Cục đã trình lãnh đạo Bộ ký ban hành quyết định Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của 3 trung tâm . Cục cũng đã ban hành chức năng nhiêm vụ và cơ cấu tổ chức của các phòng chức năng và quy chế hoạt động của Cục. Cùng với việc kiện toàn bộ máy nhân sự các phòng và các đơn vị trực thuộc, đã tiến hành kiện toàn tổ chức Đảng và Công đoàn. Đến nay, Đảng bộ Cục ĐTNN đã gồm 26 đảng viên và chỉ định ban chấp hành đảng bộ gồm 5 đồng chí. Các tổ Công đoàn bộ phận trực thuộc Công đoàn Cục cũng đã được thành lập và sinh hoạt theo tổ chức của các chi bộ. Việc tổ chức các chi bộ và các tổ công đoàn như hiện nay là tạm thời phù hợp với tình hình phát triển ban đầu chưa đầy đủ của Cục. Về công tác văn phòng, Cục đã tiến hành bố trí lại nơi làm việc cho các cán bộ, chuyên viên trong Cục theo tổ chức mới, bước đầu hình thành bộ máy văn phòng Cục nhằm đảm bảo các công việc thiết yếu về văn thư, lưu trữ, hậu cần. Tóm lại, kể từ khi thành lập cho tới nay, mặc dù phải vượt qua nhiều khó khăn, nhất là do đội ngũ cán bộ còn mỏng, thiếu thốn về cơ sở vật chất nhưng Cục ĐTNN đã từng bước hình thành và ổn định tổ chức bộ máy đảm bảo cho việc thực hiện thông suốt và đầy đủ công tác chuyên môn. 1.2.Về công tác chuyên môn. Sau khi được thành lập, Cục Đầu tư nước ngoài tiệp tục thực hiện các công trình công tác của các đơn vị trước đây về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách tích cực chủ động, không để các công việc này bị gián đoạn, châm trễ. 1.2.1. Về tiếp nhận và xử lý công văn: Trong năm 2003, tổng số các văn bản đã tiếp nhận là 4719 văn bản, trong đó Vụ Quản lý dự án cũ tiếp nhận 1913 văn bản, Vụ Đầu tư nước ngoài cũ và Cục ĐTNN tiếp nhận 2806 văn bản. Đồng thời đã xử lý và ban hành 1424 văn bản, trong đó Vụ QLDA cũ ban hành 553 văn bản, Vụ ĐTNN cũ ban hành 232 văn bản và Cục ĐTNN ban hành 639 văn bản. Tính bình quân mỗi tuần đã xử lý và ban hành 26 văn bản. Ngoài ra, tính chung trong cả năm đã cung cấp 270 báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài phục vụ công tác của Bộ, của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, các đơn vị trong cơ quan. Nhìn chung, các văn bản ban hành phù hợp với quy định của pháp luật, không để xảy ra sai sót gì đáng kể. Chất lượng các báo cáo cũng đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp việc xử lý và ban hành văn bản còn chậm so với yêu cầu. Lãnh đạo các Vụ trước đây và Lãnh đạo Cục ĐTNN đã quan tâm giám sát đôn đốc và chấn chỉnh các trường hợp chậm trễ. 1.2.2.Về công tác xúc tiến đầu tư. Năm 2003, công tác xúc tiến đầu tư đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Công tác vận động xúc tiến đầu tư được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở cả trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức đa dạng. Trong năm qua, trong khuôn khổ các chuyến thăm của các vị Lãnh đạo cấp cao Chính phủ, nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư đã được Chính phủ giao Bộ KHĐT phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tại các địa bàn trọng điểm: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Â, Hàn Quốc, Trung Quốc. Theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ, Cục ĐTNN đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tốt các cuộc hội thảo tại các địa điểm trên. Ngoài ra đã phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức hàng chục hội thảo xúc tiến đầu tư khác ở trong và ngoài nước. Trong năm 2003, nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức các cuộc hội thảo vận động đầu tư ở trong nước, thể hiện sự chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyền các địa phương trong việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư ở trong nước của các địa phương như Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai… với sự phối hợp của các Vụ trước đây và Cục ĐTNN hiện nay đã thu được các kết quả tốt, gây tiếng vang lành mạnh và làm sôi động, khởi sắc lại tình hình đầu tư nước ngoài. Tuy vậy đã xuất hiện nhiều tình trạng tự phát, tổ chức quá nhiều hội thảo trong cùng thời gian với nội dung đơn điệu, trùng lặp, kém hiệu quả. Để chấn chỉnh tình trạng này, Cục ĐTNN đã trình Bộ trưởng ký ban hành công văn số 4416 BKH/ĐTNN ngay 22/7/2003 chấn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư của các địa phương. Trong suốt 8 tháng cuối năm, kể từ sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 4/2003, Cục ĐTNN đã chủ trì, cùng với các Bộ, ngành liên quan đàm phối trao đổi phối hợp với các cơ quan, tổ chức phía Nhật Bản, kiên trì triển khai sáng kiến chung Việt- Nhật. Kết quả là bản báo cáo cuối cùng với nội dung hành động cụ thể đã được ký kết và trình lên 2 ngài Thủ tướng của 2 nước. Ngoài việc triển khai Sáng kiến chung Việt- Nhật, Cục ĐTNN đã chủ trì xây dựng Biên bản ghi nhớ ký về thỏa thuận hợp tác thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Singapore cũng như đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ nước thứ ba. Trong năm qua đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành đề án thu hút đầu tư của Hoa kỳ và trình Lãnh đạo Bộ đề án tăng cường thu hút đầu tư của Đài Loan. Cùng với kết quả khống chế dịch bệnh SARS, việc tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư đã tạo nên động thái mới trong việc gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong 6 tháng cuối năm 2003, số đoàn doanh nghiệp tới tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước ta gia tăng mạnh. Riêng trong 4 tháng cuối năm, Cục ĐTNN đã làm đầu mối tổ chức tiếp đón và làm việc với hơn 40 đoàn doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhiều đoàn lớn như đoàn hơn 50 doanh nghiệp Nhật Bản( tháng 8/2003), các đoàn doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc, Singapore…. Trên cơ sở kế thừa có phát huy trong quan hệ hợp tác quốc tế, Cục ĐTNN tiếp tục giữ các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế của Vụ ĐTNN và Vụ QLDA cũ, đồng thời Cục đã chủ động làm mới và xây dựng các mối quan hệ trong xúc tiến đầu tư song phương và đa phương với Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế như tổ chức của ASEAN, ASEM, APEC, MIGA…. Đang thực hiện thủ tục gia nhập WAIPA (dự kiến hoàn tất thủ tục trong quý I năm 2003). Cục đã có nhiều cuộc trao đổi với các hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tháo gỡ các vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp trong cả quá trình hình thành dự án và quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt phải kể đến vai trò làm tổ trưởng tổ chuyên gia liên ngành của Cục ĐTNN để định kỳ làm việc với nhóm M&D thuộc tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) nhằm rà soát các vướng mắc trong hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến ĐTNN, và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp FDI như vừa nêu. Trên cơ sở làm việc định kỳvới nhóm M&D nêu trên, Cục ĐTNN tiệp tục công việc của Vụ QLDA cũ được giao làm đầu mối diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ và hàng năm trước thềm Hội nghị Tài trợ (CG). Diễn biến và kết quả của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam vừa qua cho thấy Cục ĐTNN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . 1.2.3.Công tác tiếp nhận dự án và cấp giấy phép đầu tư. Tổng cộng số dự án tiếp nhận trong năm 2003 là 60 dự án với tổng vốn đăng ký 1306 triệu USD. Cục ĐTNN đã chủ động phối hợp với Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư cũng như với các Bộ, ngành có liên quan để cùng nhau thúc đẩy quá trình xem xét dự án. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, hiện nay còn 39 dự án đang trong quá trình xử lý, chưa được cấp phép với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD. Các dự án chưa được cấp phép chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực văn hóa, đào tạo và khai khoáng do các văn bản pháp quy và quy hoạch trong lĩnh vực này còn chưa hoàn chỉnh, chưa rõ ràng. Các dự án thăm dò khai thác khoáng sản gặp nhiều khó khăn không những do quy hoạch không rõ ràng mà còn do thủ tục cấp phép thăm dò đánh giá trữ lượng và tiến hành khai thác rất phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều khi ý kiến của các cơ quan không thống nhất, thời gian chờ đợi kéo dài. 1.2.4.Công tác quản lý dự án. Đến nay trên địa bàn cả nước có 4266 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 40,5 tỷ USD, trong đó gồm: 960 dự án do Bộ KHĐT quản lý với tổng vốn đầu tư là 30,7 tỷ USD 2034 dự án do địa phương quản lý với tổng vốn đầu tư là 3,92 tỷ USD 1272 dự án do KCN quản lý với tổng vốn đầu tư là 5,97 tỷ USD Cục ĐTNN với chức năng và nhiệm vụ mới đã cố gắng giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, do đó đã khuyến khích doanh nghiệp tăng vốn và mở rộng sản xuất. Về công tác điều chỉnh giấy phép đầu tư, trong năm 2003, đã thực hiện điều chỉnh tăng vốn cho 345 dự án, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,15 tỷ USD. Vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động tiếp tục đạt cao thể hiện ngày càng có thêm nhiều dự án triển khai có hiệu quả, là tín hiệu tích cực trong thu hút ĐTNN. Đồng thời thực hiện trên 400 lượt điều chỉnh Giấy phép đầu tư khác như: Điều chỉnh thuế chuyển lợi nhuận; 43 lượt Điều chỉnh bổ sung mục tiêu:85 lượt Điều chỉnh thuế TNDN: 43 lượt Điều chỉnh chuyển nhượng vốn: 60 lượt Điều chỉnh khác: 178 lượt Trong năm đã làm thủ tục giải thể trước hạn 83 dự án với vốn đầu tư đăng ký 1,73 tỷ USD. Lý do giải thể chủ yếu là do các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính để tiếp tục thực hiện dự án, hoặc do các bên liên doanh không giải quyết được mâu thuẫn với nhau. 1.2.5.Về tham gia xây dựng luật pháp và chính sách Năm 2003, Chính phủ đã ban hành một số nghị định quan trọng về đầu tư nước ngoài. Đó là: -Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ; - Cục ĐTNN cũng đã hợp tác với các cơ quan báo chí, tạp chí khoa học( như báo đầu tư, thời báo kinh tế, tạp chí của tổng cục Du lịch, Tạp chí Bộ Công nghiệp..) trong việc nghiên cứu đánh giá và thông tin về đầu tư nước ngoài. 1.2.6.Về công tác đào tạo cán bộ Năm 2003, Cục ĐTNN đã có 5 cán bộ thi đỗ ngạch chuyên viên chính, 6 cán bộ tốt nghiệp lớp chính trị cao cấp trong đó có 4 cán bộ tốt nghiệp loại giỏi, một cán bộ bảo vệ bằng thạc sỹ, hiện có 2 cán bộ đang làm luận án tiến sỹ 2.Những hạn chế nảy sinh trong hoạt động quản lý của Cục ĐTNN Có thể nói, khi bước vào thực hiện công tác chuyên môn, bên cạnh một số thuận lợi như việc kinh tế có vốn FDI đã được Đại hội IX của Đảng khẳng định là một thành phần kinh tế của Nhà nước được khuyến khích phát triển, nhưng nhiều khó khăn lớn liên quan đến hoạt động quản lý. Đó là: - Sau khủng hoảng kinh tế khu vực 1997-2000, FDI của Việt Nam tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn không chắc chắn. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện có các dự án tại Việt Nam cũng như các nhà đầu tư mới sau khủng hoảng, chưa thực sự khoẻ để có đủ năng lực về vốn và khả năng mở rộng thị trường để tiếp tục đầu tư tại Việt Nam . - Các khiếm khuyết trong quản lý nhà nước đối với các doang nghiệp FDI tuy đã được chỉ ra nhưng vẫn chập được khắc phục tiếp tục là rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ( thủ tục hành chính còn phức tạp, chi phí sản xuất còn cao, hệ thống pháp luật còn về đâu tư nước ngoài còn chưa đồng bộ, còn có các văn bản dưới luật chưa rõ ràng để áp dụng thực hiên, việc điều hành xử lý các vụ việc xảy ra còn chậm làm tốn thời gian, mất cơ hội của các nhà đầu tư, bộ máy của bộ quản lý nhà nước còn có cán bộ thiếu trách nhiệm, chưa đủ năng lực, trình độ chuyên môn. - Trong công tác quản lý nhà nứoc về đầu tư nước ngoài, việc phân cấp và uỷ quyền quản lý nhà nước cho các địa phương đang trực tiếp thao dõi và quản lý tới 80% số dự án hiện có, tuy là một chủ trương hoàn toàn đúng nhưng điều kiện cơ chế phối hợp quản lý giữa Bộ kế hoạch đầu tư với các địa phương chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, chưa đi vào nề nếp, còn chạy theo vụ việc đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tổng hợp, phân tích tình hình chung, làm ảnh hưởng tới việc đề xuất các giải pháp mang tính vĩ mô của bộ mang tính toàn ngành, liên ngành. - Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của cục còn yếu như: số lượng máy tính chưa đủ, nhiều máy cũ, thường gặp trục trặc kỹ thuật khi sử dụng, chưa được sử dụng internet, máy Fax thiếu giấy, máy Photo thì quá cũ và thiếu giấy, hay bị hỏng hóc. Kinh phí cho tổ chức một số nhiệm vụ chung của Bộ như duy trì sinh hoạt tổ công tác liên ngành, tổ chức hội họp hội thảo trong nước và quốc tế không có, chỗ làm việc chật hẹp…). Số lượng cán bộ chưa đủ để bố trí được hết trên các mặt công tác nên một cán bộ còn kiêm nhiệm nhiều việc như vừa tổng hợp, vừa theo dõi dự án của một ngành cụ thể, có những ngành quang trọng chỉ có một cán bộ theo dõi. Về công tác chuyên môn cục cần phải khắc phục thêm một số mặt còn tồn tại nữa: - Việc bổ nhiệm cán bộ cấp phòng và các trung tâm còn chậm. Tuy đã chỉ định đội ngũ quản lý cấp phòng nhưng chưa có quyết định đề bạt chính thức của bộ - Việc bổ sung cán bộ cho các đơn vị mới thành lập như văn phòng cục, trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc và miền Trung còn chậm do gặp nhiều khó khăn. Đối với trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc sau khi đồng chí giám đốc xin chuyển công tác chưa có người thay thế nên công việc triển khai chậm. Đối với Văn phòng Cục mới bổ sung thêm một số cán bộ nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu trong đó như kế toán viên, các trợ lý… - Công tác văn thư lưu trữ của Cục do thiếu cán bộ còn có những bất cập, đôi khi việc chuyển công tác còn chậm , thông tin tới các phòng, ban và trung tâm chưa được cập nhật và thật đầy đủ. - Một số chương trình công tác lớn của các Vụ trước đây chuyển sang chưa được thực hiện xong, vẫn còn dở dang, chồng chất. Chẳng hạn như đề án nghiên cứu giải pháp khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đề tài khoa học về thu thập và xử lý thông tin FDI, và nhiều đề tài khác nữa. - Sự phối phợp giữa các Cục và các đơn vị trong Bộ còn chưa thật chặt chẽ và chưa thật chia xẻ khó khăn, tạo điều kiện để hoàn thành công tác chung. Đôi khi còn có sự ganh đua thành tích tạo nên sự bất hoà trong các đơn vị của Bộ. 3. Nguyên nhân dẫn đến những kết quả và hạn chế trong hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài Có được những kết quả và tồn tại những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. - Cục Đầu tư nước ngoài mới được thành lập vào tháng 7/2003, vì vậy sự mới mẻ vẫn còn là nguyên nhân cho sự chưa thực sự được ổn định về bộ máy và tổ chức. Chính vì vậy, việc thiếu cán bộ là điều tất yếu. Đồng thời việc phối hợp hoạt động với các địa phương và các đơn vị khác chưa chặt chẽ có thể gây khó khăn cho công việc. - Cục là sự hợp nhất từ bốn Vụ nên có sự kế thừa về cơ sở vật chất từ các Vụ này. Trong khi đó, chính bản thân các vụ này trước đây cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn. Vì vậy, Cục cũng không thể tránh khỏi nhược điểm này. - Các cán bộ được điều động từ nhiều vụ khác nhau tuy có kinh nghiêm nhưng vẫn không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, cũng như khối lượng công việc khá lớn nên m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC148.doc
Tài liệu liên quan