Phương Pháp Học Kinh Thánh

Trong quyển đầu tiên của bộ sách Năm thế kỷ Tôn giáo (Fine centurius of

Religion) của mình, Coulton có đưa ra câu phát biểu này “Sử gia phải phấn

đấu dùng cái nhìn thông tuệ sát sao nhất của mình để tự hòa mình (đồng nhất

hóa) với quá khứ.” (1). Trong tác phẩm nhan đề Toscanini và nhạc đại hòa

tấu (Toscanini and Great Music), Gilman cứ dùng đi dùng lại từ “tái-sáng

tạo” (re -creation) để mô tả chủ đích của công tác lý giải âm nhạc và chức

năng của Toscanini với tư cách là người lý giải (2). Như thế, cả Coulton lẫn

Gilman đều gợi ý về cùng một nguyên tắc, tức là vấn đề lý giải là vấn đề táisáng tạo”. Nguyên tắc này chẳng những áp dụng cho sử ký và âm nhạc mà

cũng được áp dụng cho tất cả những cái gì khác đòi hỏi sự lý giải.

Webster định nghĩa “tái-sáng tạo” là “làm hồi sinh, ban sức sống tươi mới

cho một vật gì đó” (3). Như vậy, “tái-sáng tạo” Kinh điển là giải thích sách

ấy sao cho từng chữ viết ra được khiến trở thành một lời hằng sống. Ta chỉ

có thể thực hiện việc ấy bằng thiện cảm (empathy), nghĩa là “sự dự phóng

tưởng tượng của chính ý thức một người vào một hữu thể (being) khác” (4).

Như thế, tiến trình tái sáng tạo bao gồm việc tự hòa mình (đồng nhất hóa)

của người lý giải với các trước giả của Kinh Thánh, sao cho bản thân người

ấy sống trở lại các từng trải đã đưa các vị ấy đến chỗ viết ra các văn phẩm

ấy. Nó có nghĩa là phải “thu tóm” lại các thái độ, động cơ thúc đẩy, tư tưởng

và tình cảm của các trước giả của bộ sách ấy và những nhân vật mà các vị ấy

đưa ra làm đối tượng để viết sách

pdf120 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương Pháp Học Kinh Thánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không nghiệm đúng cho việc nghiên cứu các quyển sách ngắn, như sách Phi- lê-môn. 56. Về các gợi ý liên hệ đến việc đặt tên cho các chương sách, xin xem phần thảo luận về cách đặt tên cho các phân đoạn, trang 77 57. Có thể tìm các thí dụ cho các mối liên hệ này trong phần Phụ lục. 58. Trong trường hợp này thì bản American Revised Version được sử dụng. Xin chú ý phần tham khảo ngoài lề. 59. Ante, pp.34-35 60. Câu “các nhận xét liên hệ đến các từ... hình thức...” trong Anh văn được tác giả dùng một hình thức “viết tắt” là “term al...form al...observations” không thường gặp trong Anh văn, nên dành một chú thích ở đây cho vấn đề ấy. Nó chẳng có liên quan gì với bản Việt dịch quyển sách này. 61. Gilman, L., Toscinini and Great Music, p.2 62. Ante, p.33 63. Kipling, R. 64. James, W, The Varieties of Religious Experience, pp.290-291 65. Ante, pp.59-62 66. Xem bài in lại trong The Reader's Digest February 1922 nhan đề “How to Keep Young Mentally” 67. Xem phía sau các trang 97 và tiếp theo 68. Ante, p.42 69. Ante, p.31-32. Việc sử dụng trọn vẹn bảng liệt kê các gợi ý này cần gồm luôn phần giải thích cũng như nhận xét. Do đó, chỉ có các giai đoạn nào cần theo dõi cho đến điểm này mới cần được lưu ý. Các gợi ý còn lại nên được ghi nhớ như những chỉ dẫn trong tiến trình lý giải. 70. Tác giả rất tiếc vì khuôn khổ quyển sách không cho phép đưa ra các thí dụ chi tiết ở điểm này về nhiều giai đoạn khảo sát Tuy nhiên, quý độc giả sẽ thấy một bảng liệt kê các nhận xét về Thi Tv 23:1-6 trong đoạn đề cập công tác lý giải. Quý độc giả cũng thấy nhiều thí dụ về công tác khảo sát cách cấu trúc trong phần Phụ lục. Tác giả mong rằng như thế cũng đã đủ. GIẢI NGHĨA I. Chủ đích của công tác lý giải và Chức năng của người giải kinh II. Các giai đoạn chính của công tác lý giải A. Giai đoạn định nghĩa B. Giai đoạn thuần lý C. Giai đoạn mặc nhiên III. Tiến trình đặc thù của công tác lý giải A. Các câu hỏi dẫn tới việc lý giải 1. Ý nghĩa, chức năng, và tầm quan trọng của các âu hỏi dẫn tới việc lý giải 2. Các loại câu hỏi dẫn tới việc lý giải 3. Các thí dụ minh họa cho các loại câu hỏi dẫn tới việc lý giải a. Các thí dụ riêng biệt minh họa cho các câu hỏi dẫn tới lý giải 1. Câu hỏi định nghĩa hay giải nghĩa 2. Câu hỏi thuần lý 3. Câu hỏi có hàm ý 4. Các câu hỏi về nhận diện thể thức, thời gian và địa phương (nơi chốn). b. Thí dụ minh họa tổng quát về các câu hỏi dẫn tới công tác lý giải B. Các câu hỏi trả lời nhằm mục đích lý giải 1. Các thành tố quyết định của những câu trả lời nhằm mục đích lý giải a. Các thành tố quyết định chủ quan 1. Ý thức thuộc linh 2. Ý thức thông thường 3. Từng trải b. Các thành tố quyết định khách quan 1. Ngữ nguyên, thông dụng, đồng nghĩa, ngữ học, đối chiếu và loại từ ngữ 2. Ý nghĩa của phép biến cách 3. Các hàm ý của các mối liên hệ và liên hệ hỗ tương trong văn mạch 4. Ý nghĩa của các hình thức văn chương tổng quát 5. Tầm quan trọng của bầu không khí 6. Chủ đích và quan điểm của trước giả 7. Bi cảnh lịch sử 8. Yếu tố tâm lý 9. Các hàm ý về ý (thức) hệ 10. Diễn tiến của sự mặc khải 11. Nhất quán tính hữu cơ 12. Quan điểm quy nạp về linh cảm 13. Phê bình văn bản 14. Cách lý giải của những người khác 2. Hình thành các câu trả lời nhằm mục đích lý giải. C. Tóm tắt và đúc kết công tác lý giải IV. Vài loại lý giải sai lầm A. Lý giải manh mún B. Lý giải độc đoán C. Lý giải suy ly D. Lý giải theo thần thoại E. Lý giải theo lịch sử F. Lý giải theo dự ngôn G. Lý giải theo nghĩa đen H. Lý giải theo hình bóng học I. Lý giải bằng cách phỏng đoán J. Lý giải hệ thng hóa K. Lý giải bằng phương pháp tham khảo L. Lý giải bách khoa M. Lý giải bằng phương pháp bình văn V. Những gợi ý khác nhau cho công tác lý giải VI. Tóm tắt công tác giải kinh VII. Bài tập giải kinh Chú thích Sau khi các thành phần cấu tạo nên một khúc sách đã được ghi nhận - đó là bước thứ nhất của phương pháp quy nạp - thì bước hợp lý tiếp theo là xác định ý nghĩa của chúng. Như vậy, giai đoạn thứ hai của việc nghiên cứu một cách có phương pháp là lý giải (tùy từng trường hợp, từ interprete, interpretation... này có thể được dịch là: lý giải, kiến giải, giải nghĩa, giải thích, giải kinh, thông giải, thông dịch...). I. CHỦ ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC LÝ GIẢI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI GIẢI KINH Trong quyển đầu tiên của bộ sách Năm thế kỷ Tôn giáo (Fine centurius of Religion) của mình, Coulton có đưa ra câu phát biểu này “Sử gia phải phấn đấu dùng cái nhìn thông tuệ sát sao nhất của mình để tự hòa mình (đồng nhất hóa) với quá khứ...” (1). Trong tác phẩm nhan đề Toscanini và nhạc đại hòa tấu (Toscanini and Great Music), Gilman cứ dùng đi dùng lại từ “tái-sáng tạo” (re -creation) để mô tả chủ đích của công tác lý giải âm nhạc và chức năng của Toscanini với tư cách là người lý giải (2). Như thế, cả Coulton lẫn Gilman đều gợi ý về cùng một nguyên tắc, tức là vấn đề lý giải là vấn đề tái- sáng tạo”. Nguyên tắc này chẳng những áp dụng cho sử ký và âm nhạc mà cũng được áp dụng cho tất cả những cái gì khác đòi hỏi sự lý giải. Webster định nghĩa “tái-sáng tạo” là “làm hồi sinh, ban sức sống tươi mới cho một vật gì đó” (3). Như vậy, “tái-sáng tạo” Kinh điển là giải thích sách ấy sao cho từng chữ viết ra được khiến trở thành một lời hằng sống. Ta chỉ có thể thực hiện việc ấy bằng thiện cảm (empathy), nghĩa là “sự dự phóng tưởng tượng của chính ý thức một người vào một hữu thể (being) khác” (4). Như thế, tiến trình tái sáng tạo bao gồm việc tự hòa mình (đồng nhất hóa) của người lý giải với các trước giả của Kinh Thánh, sao cho bản thân người ấy sống trở lại các từng trải đã đưa các vị ấy đến chỗ viết ra các văn phẩm ấy. Nó có nghĩa là phải “thu tóm” lại các thái độ, động cơ thúc đẩy, tư tưởng và tình cảm của các trước giả của bộ sách ấy và những nhân vật mà các vị ấy đưa ra làm đối tượng để viết sách. Vì việc tái sáng tạo văn chương của Kinh Thánh phải được thực hiện trước nhất nhờ có thiện cảm, việc sử dụng óc tưởng tượng trở thành thiết yếu. Sở dĩ phần đông chúng ta e sợ sử dụng tư tưởng của mình là vì chúng ta không thể không gắn liền nó với điều vẫn được cho là quái đản, hư cấu, và chủ quan. Nhưng quả thật là trí tưởng tượng có thể được sử dụng với điều kiện phải biến các phẩm chất ấy trở thành những điều đặc sắc. Mặt khác, nó cũng có thể được thánh hóa hầu có thể chu toàn chức năng hợp pháp và hữu ích của nó trong việc giải kinh. Vì óc tưởng tượng có thể cung cấp chiếc thảm thần kỳ để đưa chúng ta trở về với các thời kỳ của Kinh Thánh, và có thể giúp chúng ta sinh sống, suy nghĩ và cảm thông với các trước giả và nhân vật trong Kinh điển. Chẳng hạn nó có thể giúp chúng ta từng trải các tư tưởng và tình cảm của Áp-ra-ham lúc ông bị Thượng Đế đòi hỏi phải dâng Y-sác là con trai một theo lời hứa của ông để làm sinh tế (SaSt 22:1-24). Nó có thể cung cấp cho chúng ta các phương tiện để thích thị hóa các biến cố từng xảy ra khi luật pháp được ban bố tại núi Si-na-i (XuXh 19:1-20:26). Nó có thể cung ứng cho chúng ta các công cụ nhờ đó người ta có thể sống trở lại các từng trải của chính Chúa Giê-xu, để ta có thể phát giác được cái thần trí (mind: tâm tình) vốn có trong Chúa Cưú Thế Giê-xu. Toscanini có lần kể lại câu chuyện sau đây: Lúc diễn tập bản Giao hưởng thứ Chín của Beethoven, các nhạc công đã đáp ứng bằng thái độ mẫn cảm đặc biệt đối với mọi ước muốn và ý thích của Toscanini. Hậu quả là buổi trình diễn ấy đã khiến mọi người trong ban nhạc tự nhiên cảm thấy hưng phấn. Họ cùng đứng lên và hoan hô cổ vũ con người nhỏ thó vừa giúp họ có được một cái nhìn thông tuệ mới mẻ và diệu kỳ vào âm nhạc. Toscanini đã cố gắng hoài công để ngăn họ lại bằng cách vừa ra dấu loạn xạ bằng đôi tay vừa thét to lên với họ. Cuối cùng khi những tiếng reo hò lắng xuống, ông đã nói bằng một giọng bị lạc cả đi “Các bạn ơi, không phải là tôi đâu - nhưng chính là Beethoven đấy!” (5). Một công tác tái sáng tạo như thế cũng phải là mục tiêu của nhà giải kinh nữa. Và khi nó xảy ra, thiên hạ cũng sẽ nhìn nhận giá trị của nó tương tự như vậy, và biết chắc là Kinh Thánh đã trở thành sống động. II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA CÔNG TÁC LÝ GIẢI Có một nguy cơ trong công tác giải kinh là nó có thể thiếu sót, bất toàn, vì trong Kinh Thánh có nhiều điều hiển hiện lên ngay trước mắt. Nó không chỉ gồm có vấn đề định nghĩa, vốn hạn chế phần nào công tác lý giải, mà còn liên quan đến nhiều giai đoạn khác nữa. Để tránh nguy cơ có thể gặp trường hợp nông cạn hời hợt này, ngay từ đầu, chúng tôi xin lưu ý các phương diện chủ yếu của công tác giải kinh thấu đáo, triệt để. Cần chú ý là chúng vốn trùng lắp nhau đến một chừng mực nào đó. A. Giai đoạn định nghĩa Phương diện lý giải đầu tiên là việc khám phá ra nghĩa căn bản của những khúc sách cá biệt. Theo một ý nghĩa, nó tương ứng với chức năng của các bộ tự điển và từ vựng. Điều này đặc biệt nghiệm đúng với các từ. Thí dụ từ “kính mến” trong PhuDnl 6:5 có thể định nghia như sau “yêu mến sâu xa, thiết tha mong chờ, khao khát ham muốn”. Tuy nhiên cùng một phương thức giải nghĩa như vậy thiết yếu cũng phải áp dụng cho các thành phần khác cấu thành một khúc sách, chẳng hạn như mối liên hệ và cách cấu trúc. Thí dụ ta phải khám phá xem sự tương phản về tiểu sử giữa Sa-lô-môn và Đa-vít được gợi ý trong IVua 1V 11:4 là có ngụ ý gì. Nghĩa là ta phải cố gắng cắt nghĩa là ngay trong câu ấy, hai nhân vật đó vốn khác hẳn nhau. Khi làm như vậy, là ta định nghĩa mối liên hệ tương phản như nó đã được dùng trong trường hợp cá biệt này. B. Giai đoạn thuần lý (6) Sau khi đã khám phá ra ý nghĩa căn bản của các thành phần cấu thành một khúc sách điều cần thiết tiếp sau đó là phải tìm ra các lý do tiềm ẩn trong đó. Một cố gắng như thế gồm hai yếu tố: một là các lý do tổng quát khiến Kinh Thánh đưa ra những câu phát biểu như thế - vì nằm trong đó, chúng vốn đúng và cần thiết; và hai là các lý do hay chủ đích cận tiếp để phải diễn tả như thế - nghĩa là chúng phù hợp với văn mạch và hoàn cảnh lịch sử đặc thù ấy. Hai điều này đều không biểu hiện ngay trong tất cả các trường hợp của những thành phần cấu thành Kinh Thánh, và nhiều khi ta không thể nào phát giác được chúng. Nhưng phải ý thức về chúng và cách dùng của chúng khi có thể tìm thấy được là tối quan trọng để có thể lý giải một cách sâu xa, sắc bén. Thí dụ, ta phải cố gắng biện biệt các sự kiện sau đây liên hệ với việc sử dụng từ “kính mến” trong PhuDnl 6:5, một là các lý do khiến cho lời phát biểu rằng dân Y-sơ-ra-ên phải kính mến Đức Giê-hô-va là một chân lý và là một điều cần thiết, nghĩa là các lý do khiến cho lời khuyến giục này có giá trị; và hai là các chủ đích của lời khuyến giục phải kính mến Đức Giê-hô-va trong bối cảnh cụ thể mà nó được đưa ra. C. Giai đoạn mặc nhiên Một câu bao giờ cũng có hàm ý mặc nhiên nhiều hơn là điều nó nói ra một cách rõ ràng, minh nhiên, vì đó là hậu quả của một số điều được giả định trước (presuppositons), rồi đến lượt nó lại trở thành điều được giả định trước cho nhiều ý niệm khác nữa. Các mối liên hệ hỗ tương giữa các sự kiện khiến cho điều này trở thành không tránh né vào đâu được. Các sự kiện vốn liên hệ chằng chịt vào nhau đến nỗi một người không thể nhìn nhận một sự kiện này mà không nhìn nhận nhiều sự kiện khác đồng thời với nó. Như vậy, nếu một người muốn hiểu thấu đáo ý nghĩa của 6:5 thì cần phải tìm kiếm các ẩn ý thật rộng lớn của lời khuyến giục hãy kính mến Đức Giê-hô-va (7) III. TIẾN TRÌNH ĐẶC THÙ CỦA CÔNG TÁC LÝ GIẢI Có ba bước căn bản cần thiết cho việc nhận ra chủ đích và tác dụng của các giai đoạn lý giải khác nhau: một là các câu hỏi dẫn tới việc lý giải; hai là các câu trả lời tóm tắt và đúc kết nhằm mục đích lý giải. Từng bước một trong số các bước ấy sẽ được thảo luận sau đây. A. Các câu hỏi dẫn tới việc lý giải 1. Ý nghĩa, chức năng, và tầm quan trọng của các câu hỏi dẫn tới việc lý giải. Các câu hỏi dẫn tới việc lý giải là những câu hỏi nảy sinh và đặt cơ sở trên các nhận xét từ ngữ cách cấu trúc, hình thức (thể loại) văn chương tổng quát và bầu không khí mà hậu quả của việc trả lời được chúng sẽ dẫn tới việc khám phá ra ý nghĩa đầy đủ của chúng. Thật vậy, chúng được kết thành phần khung sườn dưới dạng câu hỏi vào nhiều giai đoạn lý giải khác nhau, tức là định nghĩa, các lý do, và các hàm ý (8). Câu hỏi dẫn tới việc lý giải thật ra là bước nằm ngang giữa công tác khảo sát và công tác lý giải. Do đó, nhiều khi thật ra nó là một phần của công tác khảo sát; vào nhiều lần khác, nó nảy sinh sau khi công tác khảo sát đã hoàn tất. Dầu sao thì nó chính là nhịp cầu thiết yếu nối liền công tác khảo sát với công tác lý giải, mà nếu thiếu nó, thì công tác khảo sát có thể trở thành nông cạn hời hợt, và hầu như không có giá trị thực tế. Để minh họa cho cách dùng câu hỏi dẫn đến việc lý giải sẽ có những kết quả như thế nào cho việc khám phá ra ý nghĩa của các công trình khảo sát chúng tôi xin đưa vào đây một phần của văn bản ở phần kính cáo (avertissement) của tác phẩm How to Read a Book của Mortimer J.Adler. Bài kính cáo này được đăng trong tờ New York Times, ngày 10 tháng Tư, 1940 dưới bức tranh một chàng thanh niên mới lớn lộ vẻ bối rối khi đọc bức thư tình đầu tiên của cậu ta. CÁCH ĐỌC MỘT BỨC THƯ TÌNH Chàng thanh niên này vừa nhận được bức thư tình đầu tiên. Đáng lẽ chàng ta đã có thể đọc nó ba bốn bận rồi, nhưng lại chỉ mới bắt đầu đọc mà thôi. Muốn đọc nó cho thật kỹ như ý muốn, chắc chàng ta phải có bên mình nhiều quyển từ điển và một tác phẩm viết thật nhiều, thật đầy đủ, và và chuyên viên về ngữ nguyên học và ngữ học. Tuy nhiên, dầu chẳng có họ, chàng ta vẫn có thể đọc nó. Chàng ta sẽ suy nghĩ thật kỹ về ý nghĩa bóng gió hết sức chính xác của từng chữ, từng dấu chấm. Nàng đã bắt đầu bức thư bằng “Anh John thân yêu” chàng tự hỏi “Ý nghĩa chính xác của mấy chữ này là gì? Phải chăng nàng cầm lòng mà không chịu viết “thân yêu nhất” vì còn rụt rè e thẹn? Phải chăng chỉ viết “Anh yêu” mà thôi, thì có vẻ quá hình thức, khách sáo? Chán thật, phải chăng nàng từng có thể viết “Anh X. anh Y. thân yêu” với bất cứ ai? Một cái nhíu mày bối rối giờ đây có thể xuất hiện trên gương mặt chàng ta. Nhưng nó biến mất ngay khi chàng ta thật sự chịu suy nghĩ về câu đầu tiên này rằng chắc nàng đã không hề viết như thế cho bất cứ ai! Thế là chàng ta lần lần đọc hiết bức thư có khi như được nâng lên cao chín tầng mây, để rồi ngay sau đó lại bị vùi xuống tận đất đen. Hàng trăm câu hỏi đã nảy sinh trong trí chàng ta. Nếu cần, chắc chắn là chàng ta có thể trích dẫn nó thuộc lòng. Thật vậy chàng ta sẽ học thuộc lòng nó - cho chính mình - suốt nhiều tuần sắp tới. Bài kính cáo viết tiếp “Nếu thiên hạ đọc sách và chịu tập trung chú ý giống như thế, chúng ta sẽ có một cuộc chạy đua của những con người khổng lồ mắc bệnh tâm thần”. Quý độc giả chắc đã nhận thấy vai trò nổi bật của các câu hỏi dẫn tới việc lý giải trong bài kính cáo này. Chúng nảy sinh từ việc khảo sát nội dung của bức thư và tạo thành chiếc vòng liên lạc giữa chúng với những lời giải thích chúng. Trong việc nghiên cứu kinh điển, câu hỏi dẫn tới việc lý giải cũng sẽ chu toàn cùng một chức năng giống như thế. Vì chủ đích của các câu hỏi dẫn tới việc lý giải, chúng ta chẳng bao giờ có thể nhấn mạnh đúng vào chúng cả. Vì ý nghĩa của nó cũng tương đương với ý nghĩa của công tác khảo sát, ta sẽ không thể nào hiểu được giá trị của nó nếu tách riêng nó ra khỏi cách dùng các câu hỏi dẫn đến việc lý giải hay những câu hỏi có ý nghĩa tương đương như thế. Do nhận thức được điều đó, mà có một sinh viên đã hỏi vị giáo sư của mình"Chỉ cần có được thầy ngồi bên cạnh để đặt các câu hỏi trong lúc em đang nghiên cứu, chắc em sẽ lãnh hội được ý nghĩa của mấy khúc sách đó” (9). 2. Các loại câu hỏi dẫn đến việc lý giải. Các loại câu hỏi dẫn đến việc lý giải khác nhau có thể được chia thành hai hạng: các thành phần cấu thành khúc sách liên hệ với chúng, và các giai đoạn lý giải mà chúng trình bày. Về hạng thứ nhất,c ác câu hỏi dẫn tới việc lý giải có thể chia thành các loại: theo từ ngữ, theo cách cấu trúc, theo hình thức (thể loại) hoặc theo bầu không khí tùy theo thành phầnc ấu tạo mà chúng liên hệ. Còn về hạng thứ hai, có nhiều loại câu hỏi dẫn đến việc lý giải. Ba loại đầu tiên tương ứng với các giai đoạn chính của công tác lý giải đã được thảo luận trước đây: một là câu hỏi để định nghĩa hay giải nghĩa - nó có nghĩa gì”; hai là câu hỏi thuần lý - tại sao nó đã được nói (viết) ra và tại sao nó lại được nói (viết) ra ở đây?; và ba là, câu hỏi có ngụ ý (mặc nhiên) - nó có hàm ý gì? Sau đó, là bốn câu hỏi phụ thuộc: một là câu hỏi để nhận diện - ai hay việc gì đang tham dự vào đây?; hai là câu hỏi về thể thức - nó được thực hiện như thế nào?; ba là câu hỏi liên hệ đến thời gian - chừng nào thì việc ấy hoàn thành?; và bốn là câu hỏi về địa phương, nơi chốn - nó được thực hiện ở đâu? Cần ghi nhận những sự kiện sau đây liên hệ với các câu hỏi trên. Thứ nhất, hai loại câu hỏi này sẽ được kết hợp lại với nhau để nhận định (nhận diện, nhận ra) các câu hỏi cá biệt. Thí dụ một câu hỏi dẫn tới việc lý giải nhằm mục đích định nghĩa một từ sẽ được gọi là câu hỏi “để định nghĩa một từ” (definitive term-al), trong khi một câu hỏi nhằm xác nhận các lý do của mối liên hệ cấu trúc sẽ được gọi là câu hỏi “thuần lý về cấu trúc” (Rational structural). Thứ hai, thỉnh thoảng một số câu hỏi như vậy có thể có bản tính là khảo sát, tùy theo đặc tính của khúc sách. Thí dụ câu hỏi liên hệ đến thời gian có thể được trả lời chỉ đơn giản bằng tiến trình ghi nhận các từ trong một khúc sách. Nhiều lúc khác câu trả lời có thể đòi hỏi một phần giải bày cặn kẽ. Cần lưu ý là có thể có một câu hỏi mà người ta có thể trông mong được đặt ra nhưng đã không được đưa vào, đó là “Ở đây có gì?” Lý do là vì câu hỏi này trước hết vốn có bản tính của một câu hỏi nhằm mục đích khảo sát và đã được nêu riêng biệt trong bước khảo sát rồi. Có một sự kiện chắc chắn, ấy là tiến trình khảo sát toàn diện vốn đã là một giải đáp cho câu hỏi này rồi. Tuy nhiên, ta khám phá được rằng câu hỏi nhằm mục đích khảo sát nhiều khi sẽ tự tái khẳng định mình trong công tác lý giải, nhất là trong mối liên hệ với các cấu trúc. Vì như đã được nhấn mạnh, một số khảo sát về cách cấu trúc không thể thực hiện được trước khi đã xảy ra ít nhất là việc hoàn thành một phần nào của bước lý giải (10). Thứ ba, không phải tất cả các câu hỏi trên đều phù hợp với từng khúc sách cá biệt. Thứ tư, các câu hỏi đều có bản tính tổng quát, và phải được áp dụng tùy theo phần kinh điển đặc biệt đang nghiên cứu. Thứ năm, lằn ranh phân chia các câu hỏi này chẳng bao giờ là rõ rệt, minh bạch cả, vì chúng tiếp theo đều mở rộng thêm câu hỏi trước nó. 3. Các thí dụ minh họa cho các loại câu hỏi dẫn đến việc lý giải (11) a. Các thí dụ riêng biệt minh họa cho các câu hỏi dẫn tới việc lý giải. Phần lớn các thí dụ minh họa sau đây được rút ra từ EsIs 55:1-13 và GiGa 17:1-26. Quý độc giả được khuyến cáo hãy làm quen với hai chương sách ấy để việc minh họa đạt được hiệu quả tối đa. * Câu hỏi định nghĩa hay giải nghĩa - Câu hỏi để định nghĩa một từ (term-alquestion) Trong GiGa 17:1, Chúa Giê-xu cau xin (Đức Chúa) Cha hãy đề cao, làm vinh quang rạng rỡ Con Ngài. Chỉ ghi nhận hiện diện của từ “làm rạng rỡ vinh quang” (tôn vinh, bản dịch cũ là “làm vinh hiển") mà thôi thì chưa đủ. Ta còn phải đặt thêm những câu hỏi sau đây hoặc những câu hỏi tương tự như vậy “Từ “bày tỏ vinh quang” hay “làm rạng rỡ vinh quang” trong văn mạch đặc biệt này có nghĩa gì? Có gì tham dự vào việc “bày tỏ vinh quang” của Chúa Giê-xu? Tất cả các từ không theo thông thường đều phải được đưa ra cho các câu hỏi dẫn tới việc lý giải “mổ xẻ” tương tự như vậy. Vì nếu không làm như thế, các từ sẽ trở thành cứu cánh của chính chúng thay vì là một phương tiện dẫn tới một cứu cánh, là biểu tượng để nhờ đó chúng ta lãnh hội được thực tại (12) - Câu hỏi nhằm xác định các lý do của mối liên hệ cấu trúc (strutural question) Ta có thể nhận thấu là hai câu 8-9 của EsIs 55:1-13 sử dụng các mối liên hệ cấu trúc là đặt tương phản và đối chiếu các ý niệm. Các ý tưởng và đường lối của Thượng Đế được đặt tương phản với các ý tưởng và đường lối của con người và sự tương phản này được đối chiếu với sự tương phản giữa trời và đất. Chỉ nhận thấy là có những tương phản và đối chiếu luận lý trong mấy câu này mà thôi thì không đồng nghĩa với việc dò sét các chiều sâu của tâm trí trước giả. Những nhận xét như thế bao hàm việc ghi nhận cách cấu trúc văn phạm vốn là phương tiện truyền thông và do đó, cũng là phương tiện để lý giải. Nhưng trong khúc sách này vẫn còn một điều gì đó vượt xa hình thức cấu trúc của khúc sách; có một nội dung về cấu trúc được hình thức cấu trúc ấy chỉ ra. Cho nên người ta sẽ phải đặt những câu hỏi nhằm mục đích định nghĩa (hay giải nghĩa) sau đây “Việc đặt tương phản các đường lối và lý tưởng của Thượng Đế với đường lối và ý tưởng của con người là ngụ ý gì? Các đường lối và ý tưởng của Thượng Đế thật sự khác hẳn các đường lối và ý tưởng của con người ở chỗ nào? Trời và đất khác nhau như thế nào, và sự khác nhau đó giống với sự khác nhau giữa các ý tưởng và đường lối của Thượng Đế với các ý tưởng và đường lối của loài người như thế nào?” Cần lưu ý là các câu trả lời cho những câu hỏi liên quan về cách cấu trúc này sẽ tùy thuộc các câu trả lời cho một số câu hỏi liên hệ đến từ ngữ nảy sinh từ việc khảo sát các từ “ý tưởng”, “đường lối”, “trời” và “cao hơn”. Hơn nữa, chúng còn tùy thuộc cách nhận xét về mối liên hệ cấu trúc giữa hai câu 8-9 và những câu đi trước, tức là hai câu 6-7, rồi đặt các câu hỏi về cách cấu trúc thích đáng trên cơ sở của sự nhận xét đó. Ta chú ý là câu 8 được bắt đầu từ "Vì” (theo bản dịch Anh văn) cho thấy định luật về ý niệm được dùng làm hậu thuẫn đã được áp dụng. Hai câu 8-9 cung cấp một phần lời giải thích cho lý do đã có hai câu 6-7, mô tả phần hậu quả. Tuy nhiên, chỉ nhìn thấy mối liên hệ này mà thôi thì chưa đủ. Các câu hỏi sau đây phải được đặt ra và cuối cùng, phải được trả lời “Hai câu 8-9 đưa ra lý do của ý niệm nào trong hai câu 6-7? Hai câu 9 thật sự đưa ra lý do nào cho hậu quả đặc biệt này?” Cũng vậy, người khảo sát nhận thấy sự hiện diện mặc nhiên của định luật về nguyên nhân của ý tưởng trong GiGa 17:4, 5. Trong câu 4 có lý do của câu 5. Các câu hỏi sau đây sẽ tự nhiên nảy sinh “Điều gì trong câu 4 là kết quả của điều được tìm thấy trong câu 5? Câu 5 là kết quả của câu 4 như thế nào?” Câu trả lời cho các câu hỏi này sẽ đưa đến kết quả là phải đứng phía sau phần hình thức để biện minh là đi tìm các ý niệm qua cách cấu trúc nếu không thực hiện được việc ấy, thì cuối cùng công lao khảo sát sẽ trở thành vô giá trị. Các câu hỏi định nghĩa tương ứng có thể và cần phải được đặt ra liên hệ với tất cả các định luật về cách cấu trúc khác, để nhận ra ý nghĩa của chúng. Thí dụ việc tuân thủ định luật tổng quát hóa và cá biệt phải làm nảy sinh các câu hỏi như “Đâu là điểm trong nguyên tắc tổng quát để minh họa cho những điểm cá biệt? Nhờ các thí dụ đặc thù ấy, nguyên tắc tổng quát đã được làm sáng tỏ như thế nào? “Việc tuân thủ luật công cụ phải gợi ra những tra vấn như “Phương tiện dẫn tới cứu cánh này nằm ở đâu? Chủ đích này có thể hoặc phải được thực hiện nhờ phương tiện này như thế nào?” Cần lưu ý là định luật câu hỏi phải có kết quả gì trong những câu hỏi sau đây “Câu trả lời này giải đáp cho câu hỏi kia như thế nào? Câu trả lời này giải đáp cho điều nào của câu hỏi kia?” Việc tuân thủ mối liên hệ chuẩn bị hay dẫn nhập phải gợi ra những câu hỏi sau “Điều này chuẩn bị cho người ta như thế nào để hiểu rõ những điểm tiếp theo? Điều đi trước đã soi sáng cho điểm theo sau như thế nào?” Phải cẩn thận sao cho định luật hài hòa phải gợi lên các câu hỏi sau đây “Hai điểm này hòa hợp , nhất trí với nhau như thế nào? Giải pháp này đáp ứng được nhu cầu này như thế nào? Lời hứa đã đưa ra đó được ứng nghiệm ở đâu? Các yếu tố này khớp đúng với nhau như thế nào?” Cần lưu ý là định luật về điểm tối quan trọng phải dẫn tới những câu hỏi như “Biến cố này đã tạo ra sự thay đổi như thế nào? Khúc sách này phải khác hơn như thế nào, nếu biến cố ấy không xảy ra?” Việc tuân thủ định luật tuyệt đỉnh phải tạo hệ quả là những câu hỏi này “Đâu là tuyệt đỉnh của phần còn lại trong khúc sách này? Phần còn lại của khúc sách dẫn tới tuyệt đỉnh này như thế nào?” Phải làm thế nào để khi áp dụng định luật tóm tắt, nó phải làm nảy sinh các câu hỏi “Đoạn này là phần tóm tắt cho số tài liệu còn lại như thế nào? Phần tóm tắt thay thế cho phần còn lại của khúc sách này như thế nào?” Những câu hỏi tương tự có thể và cần phải được đặt ra cho các định luật viết văn khác nữa. Quý độc giả được khuyến giục hãy nghiên cứu các khúc sách đã cho làm thí dụ minh họa về mối liên hệ trong phần thảo luận về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhương Pháp Học Kinh Thánh.pdf