Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn Lịch sử 8

Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì nhập vào Nam Kì, ba tỉnh Thanh-Nghệ -Tỉnh sáp nhập vào Bắc Kì. triều đình Huế chỉ cai quản phần đất nhỏ của Trung Kì, nhưng mọi giao thiệp đều thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884): Chỉ sửa đổi ranh giới của khu vực Trung Kì để xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn. Và nó cũng chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nữa phong kiến.

=> Qua việc so sánh học sinh thấy được sự bạc nhược, bảo thủ, bất lực của triều đình Huế, sợ mất ngai vàng của dòng họ mình mà từng bước đầu hàng chấp nhận làm tay sai cho thực dân Pháp.

Ví dụ 8: Qua bài 27 (Khởi nghĩa Yên Thế), giáo viên cần nêu câu hỏi: So sánh điểm khác nhau cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng bởi phong trào Cần Vương?

Trả lời:

*Cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

 - Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thời gian kéo dài lâu hơn gần 30 năm.

 - Mục tiêu đấu tranh là bảo vệ hòa bình, bảo vệ mảnh đất nơi mình sinh sống, không đấu tranh vì mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến.

- Lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là những nông dân bình thường yêu cuộc sống hòa bình.

- Địa bàn hoạt động ở một địa phương Yên Thế (Bắc Giang)

- Thời gian kéo dài hơn gần 30 năm

*Các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng bỡi phong trào cần vương:

 -Lãnh đạo: Văn thân và sĩ phu yêu nước

 - Lực lượng tham gia: Tất cả các tầng lớp trong xã hội

 - Địa bàn hoạt động rộng, liên kết nhiều tỉnh thành.

 - Thời gian tồn tại không lâu, dể bị thực dân Pháp đàn áp

 - Mục tiêu đấu tranh: Khôi phục chế độ phong kiến

 

doc32 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn Lịch sử 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp:: Trả lời: Thành phố trên 50.000 dân và các vùng công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Hệ thống mạng lưới đường sắt ra đời nối liền các thành phố, vùng công nghiệp và các trung tâm công nghiệp => Nền kinh tế phát triển mạnh, đưa nước Anh trở thành công xưởng của thế giới, mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp, có nền kinh tế phát triển nhất thế giới vào cuối thế kỉ XIX. Ví dụ 3: Học xong bài 6 (Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) giáo viên cho học sinh so sánh vị trí của các nước qua bảng sau: Năm/Vị trí Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư 1870 Anh Pháp Đức Mĩ 1913 Mĩ Đức Anh Pháp Ví dụ 4: Sau khi học xong bài 19 (Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới). Giáo viên đặc câu hỏi: ?So sanh quá trình thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 của Anh, Pháp, Đức, Italya, Nhật, Mĩ như thế nào? Cách thoát khỏi khủng hoảng Anh - Pháp Đức – Italya – Nhật Mĩ -Thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội - Thoát ra cuộc khủng hoảng bằng cách phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. -Thực hiện chính sách mới của Ru-dơ-ven. ? So sánh nền kinh tế của các nước Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những điểm gì giống và khác nhau: Trả lời: - Giống: Được hưởng lợi từ chiến tranh và không mất mát gì, kinh tế đều phát triển mạnh, - Khác: Mĩ kinh tế phát triển trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật Bản chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh. Ví dụ 6: Qua bài 21 (Chiến tranh thế giới thứ II). Giáo viên cần nêu câu hỏi? ?So sánh kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ thứ I và thứ II? Trả lời: - Chiến tranh thế giới thứ nhất: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương và tàn tật, thiệt hại vật chất lên đến 85 tỉ USD, nhiều thành phố cầu cống đường sá bị phá hủy. - Chiến tranh thế giới thứ hai: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại vật chất gấp 10 lần cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong hành nghìn năm trước cộng lại. => Qua việc so sánh đó học sinh thấy được sự tàn khốc của chiến tranh, sự nguy hiểm mà nó để lại cho loài người, từ đó các em có ý thức hơn việc bảo vệ hòa bình chung của thế giới. Ví dụ 7: Sau khi học xong bài 25 (Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc). Giáo viên nêu câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau về lãnh thổ Việt Nam qua các hiệp ước mà triều đình Huế lần lược kí với Pháp? Trả lời: -Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862): Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền đô hộ của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa). - Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874): Triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ thuộc quyền đô hộ của Pháp. - Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì nhập vào Nam Kì, ba tỉnh Thanh-Nghệ -Tỉnh sáp nhập vào Bắc Kì. triều đình Huế chỉ cai quản phần đất nhỏ của Trung Kì, nhưng mọi giao thiệp đều thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. - Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884): Chỉ sửa đổi ranh giới của khu vực Trung Kì để xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn. Và nó cũng chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nữa phong kiến. => Qua việc so sánh học sinh thấy được sự bạc nhược, bảo thủ, bất lực của triều đình Huế, sợ mất ngai vàng của dòng họ mình mà từng bước đầu hàng chấp nhận làm tay sai cho thực dân Pháp. Ví dụ 8: Qua bài 27 (Khởi nghĩa Yên Thế), giáo viên cần nêu câu hỏi: So sánh điểm khác nhau cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng bởi phong trào Cần Vương? Trả lời: *Cuộc khởi nghĩa Yên Thế: - Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thời gian kéo dài lâu hơn gần 30 năm. - Mục tiêu đấu tranh là bảo vệ hòa bình, bảo vệ mảnh đất nơi mình sinh sống, không đấu tranh vì mục tiêu khôi phục chế độ phong kiến. - Lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là những nông dân bình thường yêu cuộc sống hòa bình. - Địa bàn hoạt động ở một địa phương Yên Thế (Bắc Giang) - Thời gian kéo dài hơn gần 30 năm *Các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng bỡi phong trào cần vương: -Lãnh đạo: Văn thân và sĩ phu yêu nước - Lực lượng tham gia: Tất cả các tầng lớp trong xã hội - Địa bàn hoạt động rộng, liên kết nhiều tỉnh thành. - Thời gian tồn tại không lâu, dể bị thực dân Pháp đàn áp - Mục tiêu đấu tranh: Khôi phục chế độ phong kiến 2/ Phương pháp 2: Kể chuyện lịch sử có liên quan đến bài học. Mỗi bài lịch sử thường hay có những con người của lịch sử, nên cũng thường có những câu chuyện gắn vào những sự kiện lịch sử ấy. Như ta đã biết lứa tuổi học sinh phổ thông cơ sở rất hay có tính tò mò muốn khám phá cái mới lạ. Đây là tâm lý chung của lứa tuổi. Để tránh sự nhàm chán, giáo viên nên dành chút thời gian (nếu có thể) để kể cho các em nghe những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của những con người gắn với những sự kiện lịch sử trong bài học, hay những biến động của những sự kiện lịch sử, nhằm minh hoạ cho bài học một cách sinh động hơn. Ví dụ 1:Sau khi học xong bài 25 tiết 2. (Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc) Giáo viên cần nêu vài nét về vua Tự Đức. Tự Đức (22 tháng 9, 1829 – 19 tháng 7, 1883), còn gọi là Nguyễn Dực Tông , là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì . Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, tổng cộng 36 năm.Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đổi với vận mệnh Đại Nam. Ví dụ 2: Sau khi dạy bài Khởi nghĩa Yên Thế giáo viên giới thiệu vài nét về người anh hùng Hoàng Hoa Thám Hoàng Hoa Thám (tên thật: Trương Văn Thám (Đề Thám). Sinh (1858 - 1913), người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thế (1885 - 1913) chống Pháp. Quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Năm 1885, tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Lạng Giang. Sau khi Cai Kinh chết, Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp. Trong gần 30 năm lãnh đạo đã tổ chức đánh nhiều trận đánh lớn, Pháp phải hai lần giảng hoà với Đề Thám. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động. Đầu 1909, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến Thái Nguyên, Tam Đảo. Lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối 1909 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế. Bị tay sai của Pháp sát hại 10.2.1913. 3/ Phương pháp 3: Dạy học bằng phương pháp sử dụng máy chiếu: Hiện nay được sự khuyến khích của bộ giáo dục và đào tạo, sự quan tâm của ban giám hiệu, phụ huynh học sinh. nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào trường học là điều rất cần thiết. Trong quá trình dạy học bằng máy chiếu giáo viên có thể sưu tầm được nhiều hình ảnh, nhiều đoạn phim hay có liên quan đến bài học, học sinh có thể học thích thú hơn. Ví dụ 1: Trong bài 2 (Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII) Ví dụ 2: Trong bài 3 (Cách mạng công nghiệp) Ví dụ 3: Qua bài chiến tranh thế giới thứ II, giáo viên đưa một số hình ảnh về hậu quả của chiến tranh. Ví dụ 4: Trong bài (Khởi nghĩa Yên Thế), giáo viên cần đưa một số hình ảnh minh họa như; 4/ Phương pháp 4: Phương pháp sơ đồ tư duy: Lịch sử là môn học với nhiều sự kiện khác nhau, nhiều ngày tháng, khó nhớ vì vậy sơ đồ tư duy là phương pháp tốt nhất giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức một cách cụ thể cô đọng nhất học sinh dể hiểu dể nhận biết. Đặc biệt sơ đồ tư duy có thể thực hiện được nhiều phần như từng mục, từng bài hoặc từng chương. Ví dụ 1/ Sau khi học xong bài 2 (Cách mạng tư sản Pháp), giáo viên cho học sinh đúc kết bài học bằng sơ đồ tư duy như sau: Ví dụ 2/ Sau khi học xong bài 18 (Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới) giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ: Ví dụ 3: Sau khi dạy bài Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới giáo viên hình thành sơ đồ thư duy cho học sinh như sau: Ví dụ 4: Sau bài 27 (Khởi nghĩa Yên Thế) Ví dụ 5/ Sau bài 28 (Trào lưu cải cách duy Tân ở Việt Nam) 5/ Phương pháp 5: Phương pháp sử dụng thơ văn trong dạy học lịch sử: Để cho học sinh có tinh thần thỏa mái, hứng thú hơn trong học tập, ngoài việc sử dụng tốt các phương pháp trên giáo viên cần sử dụng văn thơ trong trong dạy học giúp học sinh khắc sâu hơn về kiến thức. Cũng như các môn học khác, khi học sinh đã tường tận từ lý thuyết và được “trang bị” thêm lời nhạc tiếng thơ thì rõ ràng các tri thức khô cứng sẽ được “mềm hóa” hơn. Từ đó bài học luôn được khắc sâu và đi vào lòng người một cách tự nhiên. Không những thế, khi thơ ca được sử dụng đúng chỗ thì tiết học thực sự sinh động hơn, tạo thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của người học và đưa đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo và hăng say hơn. Đây cũng là cách giáo viên thực hiện được yêu cầu tổ chức hoạt động học tập theo hướng tích hợp mà cụ thể là môn lịch sử đã tích hợp được với văn học, âm nhạc và mỹ thuật. Và việc quan trọng hàng đầu là tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Theo tôi, hiện nay trong quá trình dạy học giáo viên có sử dụng văn thơ trong dạy học lịch sử, nhưng nhìn chung trong qua trình giảng dạy và tích hợp văn thơ trong dạy học chưa được hệ thống và chưa hiệu quả. Điều này có nhiều nguyên nhân, có thể dẫn ra một số nguyên nhân sau: Việc sử dụng văn thơ chưa đúng lúc, chưa hợp lí, hoặc sử dụng quá nhiều văn thơ trong một sự kiện, một tiết dạyNên chưa nâng cao hiệu quả bài học. Qua kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy rằng: Sử dụng tài liệu văn thơ trong dạy học lịch sử sẽ có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhưng để sử dụng chúng sao cho hiệu quả, thì tài liệu văn thơ đó phải đảm bảo giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị văn học. Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học, phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, cần lựa chọn  tài liệu văn thơ, loại bỏ những yếu tố không phù hợp- đặc biệt là với tài liệu văn học dân gian, như thần thoại, cổ tích, ca daoGiáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí, hoang đường và giữ lại những điểm cơ bản, khoa học, phục vụ bài giảng. Khi sử dụng, giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh lạm dụng quá nhiều sẽ làm loãng nội dung bài học lịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng đến sự tập trung nhận thức của học sinh. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung bài giảng một cách hợp lí, lôgic khi đó tính thuyết phục và hấp dẫn sẽ tăng lên. Một số bài thơ minh họa. Ví dụ 1. Sau khi học bài 24 (Cuộc kháng chiến chống pháp từ 1858 đến 1873). Đây là bài hoc đầu tiên về lịch sử Việt Nam của lớp 8, vì vậy giáo viên cần tạo cho học sinh sự nhận thức một cách sâu sắc. Qua bài học này giáo viên cần minh họa bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu, để học sinh thấy được cảnh tan tác, hổn loạn của dân ta lần đầu tiên khi thấy giặc Pháp đến. Bài thơ như sau: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay Bến Nghé của tiền tan bọt nước Ðồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng? Nỡ để dân đen mắc nạn này! ST: Nguyễn Đình Chiểu Ví dụ 2: Sau khi dạy bài (Khởi nghĩa Yên Thế) nói về người anh hùng Hoàng Hoa Thám chống pháp, cha nuôi của ông thì theo ăn bỗng lộc của ngoại bang, nhiều lần dụ ông ra hàng để được hưởng an nhàn, ông đã khẳng khái trả lời cha ông qua bài thơ sau: Đọc mấy lời trong thư cha dụ                                     Dòng lệ con hoen ố mãnh chinh y                                     Nhớ ngày nào mang chí lớn ra đi                                     Trong tâm trí con mang niềm kiêu hãnh                                     Kìa lưỡi kiếm máu kẻ thù còn dính                                     Mà anh hùng làm lạnh bởi hư vinh                                     Trong phông ba vùng vẫy bóng ngư kình                                     Tham mồi béo nộp mình cho ngư phủ                                     Chốn rừng xanh tung hoành con mãnh hổ                                     Ham mồi ngon ủ rủ chốn chuồng con                                     Bả vinh hoa là bước cuối cùng                                     Nhưng nào chuyển được lòng son dạ sắt                                     Mây Hồng lĩnh còn mịt mờ u uất                                     Sông Nhị hà còn chất chứa căm hờn                                     Thề đời con là của cả giang sơn                                     Dù gió táp mưa đơn đâu dám kể                                     Vào những lúc cha vui vầy vị kỷ                                     Là khi con rầu rỉ khóc non sông                                     Đêm đông trường cha nệm ấm chăn bông                                     Nơi rừng thẳm con nằm gai nếm mật                                     Cha hít thở hương trầm thơm bát ngát                                     Pha lẫn mùi máu thịt của lương dân                                     Thì mũi con còn nghẹn thở khô khan                                     Nghe những tiếng hờn oan trong thảm cảnh                                     Trước ngực cha đầy mề đay kim khánh                                     Con bên sườn lấp lánh kiếm kim cừu                                     Cha say sưa bên thiếu nữ yêu kiều                                     Con tận tụy vì tình yêu tổ quốc                                     Cha với con là hai chiến tuyến                                     Cha tiến một đường mà con tiến một đường                                     Kể từ đây hai chữ Cang Thường                                     Xin gác lại theo dân thờ đất nước                                     Buổi đoàn viên cha đừng trông mong ước                                     Cuộc hội đàm bằng đại bác với thần công                                     Bức thư đây là bức cuối cùng                                     Mà cha chỉ là cha trong dĩ vãng                                     Thư hạ bút cho thâm tình gián đoạn                                     Để cho đời kết án kẻ gian phi                                     Thanh gươm thề con tuốt sẳn chờ khi                                     Để chặt đứt mối xích xiềng nô lệ 6/ Phương pháp 6: Phương pháp dạy hợp đồng: Phương pháp hợp đồng: là cách tổ chức học tập, trong đó người học làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Học theo hợp đồng cho phép phân hóa trình độ người học, tạo điều kiện cho người học thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo khả năng phù hợp với trình độ phát triển của cá nhân người học. Người dạy, xây dựng nội dung học tập theo hình thức phiếu học tập - hợp đồng có cam kết, gồm các nhiệm vụ bắt buộc (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng) và nhiệm vụ tự chọn (nội dung mở rộng và nâng cao) nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. Học theo hợp đồng hướng tới củng cố tính độc lập và tăng cường hợp tác trong học tập của người học, đồng thời tạo điều kiện cho người học được tham gia hoạt động và lựa chọn nội dung học tập đa dạng, đảm bảo học sâu và hiệu quả. Phương pháp này giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, từ đó học sinh có thể khắc sâu hơn kiến thức của mình. Phương pháp này rất phù hợp cho những bài ôn tập. Ví dụ: Bài 14 (Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại) *Giai đoạn 1: Chuẩn bị: Bước 1: Chọn nội dung và thời gian phù hợp: + Nội dung học tập: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945). Vận dụng các kiên thức vào giải bài tập và giải quyết các vấn đề. + Thời gian học theo hợp đồng: Hợp đồng giáo viên giao cho học sinh thực hiện trong 1 tiết học 45 phút đối với học sinh khá giỏi còn đối với học sinh trung bình và yếu trên lớp các em phải hoàn thành nhiệm vụ bắt buộc còn nhiệm vụ tự chọn có thể thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà. Bước 2: Thiết kế hợp đồng học tập và nhiệm vụ học tập: HỢP ĐỒNG: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945). Thời gian: Họ và tên HS: .......................................Lớp 8........... ü 4 Nhiệm vụ Phiếu hỗ trợ Lựa chọn Nhóm ¹ ^ < = Đáp án JKL # @ † NV1:Sự kiện lịch sử chính V ‚ 3 NV2: Nội dung chủ yếu V ‚ Nv3: Giải thích vài sự kiện em cho là tiêu biểu V ‚ 3 1 NV4: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh có liên quan. X V ” 5 1 X V ‚ 14 2 X V ‚ 2 X V ” Tôi cam kết thực hiện đúng hợp đồng này. Học sinh Giáo viên (Ký) (Ký) V: Nhiệm vụ bắt buộc V: Nhiệm vụ tự chọn ¹: Thời gian thực hiện ‚: Hoạt động cá nhân ”: Hoạt động nhóm 4 người 4: Kế hoạch theo màu số <: Tiến triển tốt =: Gặp khó khăn ü: Đã hoàn thành ^: Hợp tác #: Đáp án @: Giáo viên chỉnh sửa †: Chia sẻ với bạn J: Rất thoải mái K: Bình thường L: Không hài lòng * Giai đoạn 2: Tổ chức dạy theo hợp đồng Bước 1: Giới thiệu bài học/ nội dung học tập và hợp đồng học tập - Nội dụng học tập: theo phương pháp hợp đồng. - Giáo viên giới thiệu sơ lược về bản hợp đồng học tập: Giáo viên giới thiệu các kí hiệu trong hợp đồng. V: Nhiệm vụ bắt buộc. Đối với nhiệm vụ bắt buộc các em có thể thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ bắt buộc trên lớp trong giờ học. Khi thực hiện nhiệm vụ không theo một thứ tự nhất định, học sinh tùy chọn thực hiện nhiệm vụ nào trước cũng được. V: Nhiệm vụ tự chọn. Đối với nhiệm vụ này học sinh có thể thực hiện trên lớp, thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà. ¹: Thời gian thực hiện. Mỗi nhiệm vụ giáo viên quy định thời gian thực hiện. ‚: Hoạt động cá nhân. Học sinh đọc lập hoàn thành bài tập ”: Hoạt động nhóm 4 người. Học sinh thảo luận nhóm 4 người để hoàn thành bài tập. 4: Kế hoạch (theo màu - số). Các nhiệm vụ có phiếu hỗ trợ cùng màu <: Tiến triển tốt.=: Gặp khó khăn Trong qua trình giải bài tập nếu tiến triển tôt hay gặp khó khăn thì đánh dấu vào ô tương ứng. ü: Đã hoàn thành. Học sinh hoàn thành bài tập thì đánh dấu vào. ^: Hợp tác. Trong qua trình giải bài tập học sinh có thể hợp tác với bạn hoặc với giáo viên để hoàn thành bài tập. #: Đáp án. Tất cả các nhiệm vụ đều có đáp án @: Giáo viên chỉnh sửa.†: Chia sẻ với bạn. Trong qua trình tìm ra đáp án thì học sinh có thể tự hoàn thành hoặc có sự chỉnh sửa của giáo viên hoặc có thể chia sẻ với bạn thí đánh dấu vào các ô tương ứng. J: Rất thoải mái. K: Bình thường. L: Không hài lòng. Sau khi hoàn thành bài tập học sinh có thể tự đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ qua 3 mức như trên. *Giáo viên giới thiệu thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ trong hợp đồng và hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng - NV1: Nêu những sự kiện lịch sử chính . Thời gian thực hiện 10 phút. Nhiệm vụ bắt buộc học sinh hoạt động cá nhân để làm theo yêu cầu của bài tập 2 SGK/113. HS có thể hợp tác với bạn khi cần thiết. - NV2: Trình bày nhưng nội dung chủ yếu. Học sinh dự kiến thời gian thực hiện. Nhiệm vụ tự chọn học sinh hoạt động cá nhân để làm theo yêu cầu của bài. - NV3: Giải thích vài sự kiện em cho là tiêu biểu . Thời gian thực hiện 10 phút. Nhiệm vụ bắt buộc học sinh hoạt động cá nhân để làm theo yêu cầu của bài tập 1 SGK/113.HS có thể hợp tác với bạn khi cần thiết. Bài tập này có phiếu hỗ trợ màu xanh - NV4: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh có liên quan.Thời gian thực hiện 10 phút. Nhiệm vụ bắt buộc học sinh hoạt động nhóm 4 người, trình bày kết quả của mỗi nhóm ra bản nhóm. Nhiệm vụ này có phiếu hỗ trợ màu đỏ Bước 2: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và kí hợp đồng: - Phát cho mỗi học sinh một bản hợp hợp đồng - Học sinh nghiên cứu kĩ bản hợp đồng để hiểu các nhiệm vụ và các hướng dẫn trong hợp đồng. - Giáo viên và học sinh trao đổi những điều còn chưa rõ trong hợp đồng (nếu có) - Học sinh sẽ quyết định chọn nhiệm vụ tự chọn, thứ tự thực hiện và dự kiến thời gian thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở năng lực của mình rồi kí tên vào bản hợp đồng. - Giáo viên kí xác nhận vào bản hợp đồng. Thông qua đó có thể nắm được kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của học sinh để tổ chức và hỗ trợ học sinh sao cho hiệu quả Lưu ý: Việc lựa chọn các nhiệm vụ tự chon rất linh hoạt, có học sinh có thể chọn ngay khi nghiên cứu hợp đồng, cũng có học sinh chọn trong quá trình học theo hợp đồng hay khi học sinh thấy có đủ thời gian hoặc khi các em thấy quan tâm và hứng thú. Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng: Học sinh: thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch của mình. Trong quá trình thực hiện đối với học sinh trung bình, yếu có thể yêu cầu sự giúp đỡ của giáo viên, hoặc hợp tác cùng chia sẻ với các bạn học sinh khá giỏi trong lớp. Giáo viên: Yêu cầu học sinh thực hiện một cách độc lập nhưng nếu cần có thể nhận trợ giúp của giáo viên hoặc của học sinh khác. Đối với các nhiệm vụ 1,2 học sinh thực hiện ngay tại lớp, còn các nhiệm vụ còn lại học sinh lựa chon và có thể thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà, ở thư viện Ngoài phiếu hỗ trợ giáo viên có thể tăng mức hỗ trợ khi cần thiết. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, học sinh có thể tự sửa lỗi, tự đánh giá qua việc đối chiếu kết quả với giáo viên (giáo viên chuẩn bị sẵn nội dung trên máy chiếu), hoặc các em có thể chấm chéo bài. Bước 4: Tổ chức nghiệm thu (thanh lí) hợp đồng. Giáo viên cần thông báo trước thời gian vào một khoảng nhất định ở trên lớp khi gần kết thúc thời gian hợp đồng để học sinh hoàn thành hợp đồng trên lớp. Chuẩn bị nghiệm thu hợp đồng tại lớp. Giáo viên để học sinh tự đánh giá kết quả và đánh giá giữa các học sinh với nhau. Giáo viên nghiệm thu hợp đồng tại lớp và nhận xét kết quả về việc thực hiện hợp đồng của học sinh. Giáo viên kịp thời tuyên dương, khen thưởng những học sinh thực hiện tốt bên cạnh đó giáo viên cũng nhắc nhở và tạo điều kiện để học sinh hoàn thành nhiệm vụ, cũng có thể ở nhà.( khi nghiệm thu hợp đồng thì giáo viên cùng học sinh thỏa thuận). Qua các bài giảng này bản thân tôi thấy với chủ động nêu vấn đề và giải quyết vần đề có sự giúp đỡ của giáo viên và các phương tiện dạy học hiện đại làm cho học sinh húng thú hơn trong học tập và giúp cho học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ giải quyết bài toán ở nhiều góc độ khác nhau từ đó các em học sinh hình thành tư duy của mình biết tự phát triển tư duy khi học môn hình học. VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 1. Kết quả của bài kiểm tra 15 phút của hai lớp 8 trước khi tiến hành áp dụng phương pháp mới và khi đã áp dụng phương pháp mới của năm học 2015-2016, 2016-2017 như sau: a. Lớp 8 khi chưa áp dụng theo phương pháp mới năm học 2015-2016. TT LỚP SỐ HS ĐIỂM GIỎI KHÁ TB YẾU SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 8 15 2 13.3 3 20.0 6 40.0 4 26.7 Lớp 8 khi áp dụng theo phương pháp mới năm học 2015-2016. TT LỚP SỐ HS ĐIỂM GIỎI KHÁ TB YẾU SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 8 15 4 26.7 5 33.3 6 40 b. Lớp 8 khi chưa áp dụng theo phương pháp mới năm học 2016-2017. TT LỚP SỐ HS ĐIỂM GIỎI KHÁ TB YẾU SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 8 28 3 10.7 8 28.6 12 42.6 5 18.1 Lớp 8 khi áp dụng theo phương pháp mới năm học 2016-2017. TT LỚP SỐ HS ĐIỂM GIỎI KHÁ TB YẾU SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 8 28 6 21.4 10 35.7 11 39.3 1 3.6 Qua kết quả kiểm tra thử nghiệm với bài 15 phút vào đầu tiết học, tôi thấy việc áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy môn lịch sử 8 đã đem lại kết quả đáng kể, các em thích thú học bộ môn hơn đặc biệt là những tiết học có sử dụng máy chiếu. VII. KẾT LUẬN. Nội dung của đề tài nghiên cứu việc dạy học lịch sử 8 áp dụng các phương pháp mới hiện nay. Phương pháp mới là phương pháp dạy học tích cực nhất, nó kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương tiện thiết bị hiện đại để trở thành phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực nó phát huy tính chủ động học tập của học sinh, tức là lấy học sinh làm trung tâm của tiết học và phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong việc thiết kế bài giảng. Biện pháp sử dụng trong đề tài này là sử dụng phương pháp so sánh, sơ đồ tư duy, máy chiếu, kể chuyện, sử dụng văn thơ, dạy theo hợp đồng. Trong mỗi tiết học có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để phù hợp với từng nội dung khác nhau, từng bài khác nhau Qua thực tế cho thấy ở những lớp áp dụng phương pháp mới phù hợp nội dung bài dạy sẻ có kết quả học tập tốt hơn những lớp không áp dụng các phương pháp mới. Cụ thể là qua các tiết học sôi nổi và kết quả của chất lượng học tập của học sinh. Tuy vậy việc áp dụng phương pháp mới này có những thuận lợi nhưng củng có nhưng khó khăn nhất định. * Thuận lợi: - Việc dạy học lịch sử lớp 8 theo phương pháp đổi mới hiện nay là phương pháp dạy học tích cực, phương pháp mới, kỉ thuật mới được tập huấn nhiều lần, các phương tiện hiện đại, bản đồ tranh ảnh hỗ trợ rất tích cực. Nhưng để có tiết dạy tốt đạt kết quả cao thì giáo viên phải lựa chọn phương pháp d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKN phuong phap nang cao hieu qua day va hoc mon lich su 8_12297585.doc
Tài liệu liên quan