Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Da Giầy Việt Nam

Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Da Giầy Việt Nam 1

1. Sự ra đời và phát triển của tổng công ty Da-Giầy Việt Nam(Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam): 1

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: 2

2.1 Chức năng: 2

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: 2

3. Cơ cấu tổ chức quản lí của Tổng công ty 3

Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất-kinh doanh của Tổng công ty 6

1. Tình hình sản xuất 6

2. Thực trạng xuất nhập khẩu của tổng công ty: 11

3. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh: 12

3.1 Những thành công đạt được: 12

3.2 Những hạn chế và nguyên nhân: 14

Phần III: Phương hướng và giải pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đến năm 2010: 17

1. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam đến năm 2010: 18

2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm đạt được những kế hoạch đề ra: 19

2.1 Giải pháp về thị trường: 19

2.2 Giải pháp về đầu tư và tạo nguồn vốn đầu tư: 21

2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực: 21

2.4 Giải pháp về các chính sách khuyến khích sản xuất trong nước và xuất khẩu

doc24 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Da Giầy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất- kinh doanh trước pháp luật. Đồng thời chịu sự quản lí và có nghĩa vụ với Tổng công ty theo các qui định trong điều lệ hoạt động của Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam đã được Bộ Công Nghiệp phê duyệt. Các Doanh nghiệp thành viên phụ thuộc có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về kết quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp và các lĩnh vực được phân cấp quản lí(gồm có: một doanh nghiệp chuyên sản xuất- dịch vụ thương mại, một công ty Xuất nhập khẩu, một doanh nghiệp thuộc da và bốn doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh) Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất-kinh doanh của Tổng công ty Tình hình sản xuất Hiện nay, các chủng loại sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty bao gồm: + Giầy dép các loại: Giầy thể thao, giầy da nam nữ, giầy vải, dép cac loại như: dép đi trong nhà, sandals, dép xốp,.. + Các sản da và giả da: các loại túi xách tay, túi du lịch, vali, cặp, ví, dây lưng và các sản phẩm khác. + Da thuộc thành phẩm: da trâu, da bò thuộc xanh ướt, da mộc,.. Về cơ cấu sản phẩm: TT Sản phẩm Đơn vị tính 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1. 2. 3. Giầy dép các loại Giầy vải Giầy thể thao Giầy nữ Dép đi trong nhà Giầy da Cặp, túi các loại Da thuộc các loại 1000đôi 1000đôi 1000đôi 1000đôi 1000đôi 1000đôi 1000c 1000sqft 15.102 6590 683 7252 577 - 573 2300 20.509 6811 1843 10354 1501 - 979 2100 23.794 7639 3230 11399 1529 - 2306 1..591 26.390 6910 5035 12468 1977 - 4229 2..264 32.308 8955 6972 12033 4348 - 5146 2525 27.042 7450 4860 11216 3516 - 2442 1572 27.829 6576 5330 11269 4287 367 2176 1137 28.813 6843 5345 12800 4400 860 1990 1348 Cơ cấu sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty Da giầy Việt nam Sự biến động của cơ cấu sản phẩm phụ thuộc vào sự thay đổi của cơ chế thị trường, sự mở rộng thương mại, sự chuyển dịch sản xuất của các nước trong khu vực, xu hướng tiêu dùng trong và ngoài nước. Về chất lượng mẫu mã: Từ bảng số liệu thống kê trên cho thấy tốc độ phát triển bình quân của giầy thể thao từ 1994à1999 là 38%/năm trong khi giầy da hầu như đến năm 1999 mới có. Về giầy vải: Năm 1999, giầy vải chiếm 23,63% tổng sản lượng giầy dép của Tổng công ty và năm 2000 là 23,75%. Mặc dù có giảm đi trong tổng sản lượng giầy dép của Tổng công ty nhưng giầy vải đã ngày càng đáp ứng cả về chất lượng lẫn mẫu mã. Ngoài những loại giầy thông thường hiện đã có giầy vải cao cấp với chất lượng vải yêu cầu cao và sản lượng ngày càng tăng. Về giầy thể thao: do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính làm kinh tế các nước bị suy thoái, nên năm 1998 sản lượng bị cắt giảm xuống còn 4860 (1000đôi) tức là chỉ chiếm 17,97% tổng sản lượng giầy dép của Tổng công ty. Trong giai đoạn đầu hầu hết các nguyên vật liệu để sản xuất loại giầy này đều phải nhập ngoại, nhưng hiện nay phần lớn đế giầy do doanh nghiệp Việt nam cung cấp với chất lượng mẫu mã không thua kém. Đây được coi là sản phẩm tiêu dùng thời trang chủ yếu. Về giầy nữ: năm 1999 sản lượng sản xuất là 11,269 triệu đôi chiếm 40,49% tổng sản lượng giầy dép của Tổng công ty. Tuy nhiên về thực chất việc sản xuất giầy nữ dưới hình thức gia công là chính. Phần nguyên liệu hầu như phải nhập hoàn toàn, mẫu mã và thiết kế giầy toàn phụ thuộc vào bạn hàng. Chất lượng giầy nữ chỉ mới đạt được đến mức trung bình còn lại cao cấp thì rất ít. Dép đi trong nhà: với 15,27% trong tổng sản lượng năm 2000, đây là sản phẩm đơn giản, nhu cầu lớn phù hợp với tay nghề và cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp mới hình thành. Sản phẩm túi, cặp xách các loại: Trước đây các doanh nghiệp trong Tổng công ty sản xuất mặt hàng này chủ yếu từ giả da, từ vải để phục vụ nhu cầu của Bộ quốc phòng và Bộ nội vụ với mẫu mã nghèo nàn và đơn điệu. Còn ngày nay, việc sản xuất các sản phẩm này ngày cacngf được mở rộng. Tuy nguyên vật liệu, phụ liệu vẫn còn nhập ngoại nhưng về mẫu mã, chủng loại và chất lượng thì rất đa dạng phong phú, đạt tiêu chuẩn cao(50% là loại cao cấp). Da thuộc thành phẩm: các doanh nghiệp thuộc da trong Tổng công ty mới chỉ sản xuất được các mặt hàng đơn giản, rẻ tiền phục vụ nhu cầu nội địa. Nhìn chung, việc sản xuất của Tổng công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu, nhu cầu nội địa mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ. Giầy vải tiêu dùng trong nước có mẫu mã đơn giản, rẻ tiền, giầy nữ và giầy thể thao tiêu thụ lượng nhỏ từ số dư thừa xuất khẩu. Riêng dép đi trong nhà hầu như trong nước tiêu thụ không đáng kể(do đặc điểm khí hậu nước ta). Da thuộc thành phẩm hiện tại chỉ phục vụ nhu cầu nội địa. Riêng cặp túi xách lại được tiêu thụ đáng kể trong nước do hình thức và kiểu dáng đẹp hợp thời trang. Thực trạng về vốn, kỹ thuật, công nghệ: Do mới thành lập nên về vốn đầu tư cho sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tính đến năm 2000, tổng vốn đầu tư cho nhà xưởng thiết bị của Tổng công ty là: 693,746 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư ở các doanh nghiệp sản xuất giầy, đồ da trong Tổng công ty đạt 622,97 tỉ đồng trong đó: cải tạo nhà xưởng và xây mới là: 170,344 tỉ và máy móc thiết bị là 443,686 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư của Tổng công ty góp trong công ty cổ phần là 1,7 tỉ đồng còn trong các liên doanh là 44,523 tỉ đồng Vốn đối tác chuyển sang để gia công(không thanh toán) là 137,054 tỉ đồng Từ năm 1991, ngành giầy đồ da tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất từ các nước trong khu vực thông qua sự hợp tác dưới nhiều hình thức khác nhau(hợp tác sản xuất, tự đầu tư, liên doanh và 100% vón nước ngoài), các doanh nghiệp trong Tổng công ty được đầu tư trên 75 dây chuyền qyu đổi đồng bộ với máy móc thiết bị nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc dưới dạng tự đầu tư, trả chậm trừ dần vào công phí hoặc phía đối tác cung cấp để gia công không thanh toán. Tổng vốn đầu tư cho thiết bị sản xuất giầy, đồ da là 443,686 tỉ đồng. Tính đến năm 2000 tổng vốn cải tạo và xây mới nhà xưởng đã là 170,344 tỉ đồng. Tuy vậy vẫn còn những khó khăn về vốn do một số doanh nghiệp không sử dụng hợp lí và có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Bảng: Tổng mức vốn kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất giầy, đồ da trong công ty các năm 1994-2000 TT 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tổng số vốn KD Trong đó: các DN phụ thuộc 80.720 24.782 90.999 29.346 95.157 30.955 122.179 31.874 147.349 31.346 162.786 32.648 168.783 32.861 2 +Vốn cố định Trong đó: các DN phụ thuộc 57.684 18.942 64.960 25.093 65.860 24.964 77.861 24.683 94.210 24.365 99.312 23.807 107.244 24.101 3 +Vốn lưu động Trong đó: các DN phụ thuộc 23.036 5.840 26.039 4.253 29.297 5.991 44.498 7.191 53.109 7.071 56.996 8.841 61.513 8.760 + Tổng mức vốn sản xuất- kinh doanh của Tổng công ty theo số liệu trong bảng trên rất hạn hẹp năm 2000 tổng số là 181.783 tỉ đồng, trong đó vốn lưu động được cấp 64,539 tỉ đồng. Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn cho sản xuất- kinh doanh. Riêng vốn cố định rất nhỏ so với vốn đầu tư trong những năm qua: một phần do đã khấu hao, một phần nhiều công trình đầu tư đã đưa vào hoạt động nhưng chưa quyết toán xong. Bảng: Tổng mức vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc da trong Tổng công ty qua các năm 1994-2000 Đơn vị: Triệu đồng TT 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 2 3 Tổng vốn KD +Vốn cố định +Vốn lưu động 12.492 7.030 5.462 12.891 7.429 5.462 17.057 11.579 5.487 20.347 13.869 6.478 31.842 25.364 6.478 30.209 23.731 6.478 31.135 24.657 6.478 Tính đến năm 2000, giá trị tài sản cố định ban đầu của các doanh nghiệp thuộc đạo đức trong công ty là 24.657 tỷ đồng chiếm 79,19% vốn kinh doanh. (Nếu tính theo giá thị trường thì sẽ thấp hơn rất nhiều). Giá trị tài sản lưu động là 6,478 tỷ đồng và doanh thu đạt 72,126 tỷ đồng. Với lượng vốn được đầu tư, các doanh nghiệp thuộc da luôn trong tình trạng hoạt động thiếu vốn lưu động. + Về kỹ thuật công nghệ: Các thiết bị trong các công đoạn sản xuất của tổng công ty chủ yếu thuộc loại trung bình tiên tiến của khu vực, có tuổi thọ thấp, được sản xuất từ 5-15 năm trở lại đây, thường là loại thế hệ 2-3 được nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc. Trong đó, số máy đã sử dụng dưới 10 năm chiếm khoảng 95%. Trình độ công nghệ thiết bị máy móc của thuộc da thì có khoảng 55% chất lượng tốt, gần 30% chất lượng trung bình và hơn 15% thuộc loại kém, lạc hậu. - Về doanh thu sản xuất: Bảng số liệuvề tình hình doanh thu, giá trị tổng sản lượng của tổng công ty qua các năm 1994-2000 như sau: STT Chỉ tiêu ĐVT 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 299.258 374.049 414.870 496.889 520.935 544.884 Tổng doanh thu Triệu đồng 387.845 497.784 535.291 747.916 817.950 794.830 Theo số liệu trong bảng trên, có thể thấy giá trị tổng sản lượng tăng qua các năm bình quân là 25%/năm và năm sau luôn cao hơn năm trước, mặc dù năm 1998 có sự biến động lớn xảy ra trên toàn khu vực và thế giới, tuy vậy cũng chưa thể đánh giá đúng tình hình hoạt động sản xuất của Tổng công ty. Với việc doanh thu tăng bình quân 28%/năm có thể khẳng định phần nào tính ổn định và phát triển của Tổng công ty, nhưng riêng năm 1999, tổng doanh thu lại giảm đi trong khi giá trị tổng sản lượng lại tănglên. Thực trạng xuất nhập khẩu của tổng công ty: ĐVT 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Giá trị XK 1000 USD 87.507 132413 141659 167788 162314 157021 160000 Giá trị NK 1000 USD - 55.871 83.542 99.190 79.270 108572 97.061 Do sản phẩm chủ yếu là giầy dép, đồ da, cặp túi các loại nên đây cũng chính là mặt hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty. Toàn Tổng công ty có tốc độ tăng trưởng giá trị XK bình quân là 26,6%/năm. Tuy nhiên nếu so với toàn ngành thì tỷ trọng kim ngạch XK của Tổng công ty lại ngày càng giảm đi. Còn về hàng nhập khẩu thì chủ yếu vẫn là các loại thiết bị, nguyên vật liệu. + Về hình thức và phương thức XK: Do phần vốn lưu động cho sản xuất được cân đối rất ít so với nhu cầu nên hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn, thiếu thị trường(đầu ra), thiếu cán bộ có trình độ quản lý, thiết kế mẫu mốt và công nghệ sản xuất. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức hợp tác gia công, liên doanh, đầu tư máy móc thiết bị trả chậm trừ dần vào công phí là chủ yếu. Kèm với đó là hiệu quả kinh tế thấp và các lợi thế thì phía đối tác được hưởng. Vài năm gần đây, các doanh nghiệp trong Tổng công ty chuyển đổi sang mua nguyên liệu bán thành phẩm(Đến 1999 tỷ trọngtự sản xuất của các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã lớn hơn 50%). + Về kim ngạch xuất nhập khẩu: Từ năm 1994 đến năm 1997, kim ngạch XK của Tổng công ty tăng trưởng cao. Năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ở các nước trong khu vực nên hầu hết các đơn đặt hàng bị cắt giảm, các DN trong Tổng công ty gặp không ít khó khăn, tuy nhiên kim ngạch XK vẫn giữ được ở mức 162,31 triệu USD. Sang năm 1999, các DN trong Tổng công ty tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển đổi phương thức sản xuất, tăng cường thị trường nội địa nên kim ngạch XK giảm sút so với thực hiện năm 1998 (đạt 97% so với năm 1998) và năm 2000 đạt 98% so với năm 1998. +Về cơ cấu thị trường XK giầy dép, đồ da của Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam: Các DN trong Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam có mối quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Từ những năm 80, thị trường XK của các DN trong Tổng công ty chủ yếu là các nước Đông Âu, Liên Xô cũ với các mặt hàng đồ da, giả đa, găng tay bảo hộ lao động và giầy vải được sản xuất với số lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi cao và mẫu mã đơn giản. Sau khi Đông Âu tan rã, một thời gian dài các DN đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, chính sách đầu tư mới của Nhà nước đã giúp các DN dần hồi phục và cho đến nay sản phẩm của Tổng công ty đã được XK sang hơn 40 nước và khu vực trên thế thế giới. Trong đó chủ yếu là thị trường các nước thuộc khối liên minh Châu Âu(EU) như Liên bang Đức, Anh, Pháp, ý, Hà Lan ,Bỉ chiếm tới trên 80% tổng số lượng giầy dép XK. Ngoài thị trường EU, trên 10% số lượng giầy dép XK còn lại được XK sang các thị trường khác như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Australia.. Hiện nay hầu hết các DN thuộc Tổng công ty đã có hệ thống tiêu thụ nội địa (như công ty giầy Hiệp Hưng, công ty giầy An Lạc, công ty giầy Thăng Long, công ty da giầy Hà Nội). Tuy nhiên hàng năm mới chỉ tiêu thụ được 3-5 triêu đôi (kể cả phần dư thừa của XK) trên thị trường nội địa. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh: 3.1 Những thành công đạt được: Những năm qua Tổng công ty đã có bước phát triển đáng kể với lợi thế trong cạnh tranh sản xuất hàng XK. Năm 2000 XK của toàn Tổng công ty đạt 160 triệu USD, thu hút khoảng 24.500 lao động. Mức tăng trưởng giai đoạn 1994-2000: về sản xuất tăng xấp xỉ 2,5 lần; về giá trị XK tính theo giá FOB đến năm 1999 tăng gần 3 lần. Một số chỉ tiêu tổng hợp về vốn và kết quả sản xuất kinh doanh: STT Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 I Nguồn vốn kinh doanh Tr.đó: VP và các đvị phụ thuộc 93.212 103.89 112.214 142.526 179.191 186.417 199.918 1 Vốn cố định Tr.đó: VP và các đvị phụ thuộc 64.714 72.389 77.439 91.550 119.604 122.943 131.901 2 Vốn lưu động Tr.đó: VP và các đvị phụ thuộc 28.498 5.840 31.501 4.253 34.775 5.991 50.976 7.191 59.587 7.071 63.474 8.841 68.017 8.760 II Nộp ngân sách Tr.đó: VP và các đvị phụ thuộc - 16.688 8.109 12.612 6.869 9.868 2.735 13.516 2.673 13.563 1.739 14.101 1.183 1 Thuế doanh thu(GTGT) Tr.đó: VP và các đvị phụ thuộc - 1.946 509 1.665 452 1.627 616 4.063 1.544 5.363 1.283 5.564 1.373 2 Thu sử dụng vốn Tr.đó: VP và các đvị phụ thuộc - 3.259 334 2.310 110 1.779 61 3.214 543 3.385 65 3.495 65 Mặc dù gặp trở ngại vào năm 1998 nhưng số nộp ngân sách của Tổng công ty vẫn tăng lên là 13.516 triệu đồng, tức là gần 37% so với năm 1997. Nguồn vốn kinh doanh của toàn Tổng công ty vẫn tăng qua các năm. Với mức thu nhập bình quân 726.000/người/tháng tuy chưa phải là cao nhưng có thể thấy được sự phục hồi hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty sau cuộc khủng hoảng 1998. Năm 1998 tổng doanh thu tăng lên là 817.950 triệu đồng và năng suất lao động tính theo doanh thu là 40.237 triệu đồng/người /năm. Năm 1999 với mục tiêu đề ra là 157.0 triệu USD kim ngạch XK coi như đã hoàn thành. Kim ngạch XK năm 2000 là 160 triệu USD, tăng hơn năm 1999 khoảng xấp xỉ 2%. 3.2 Những hạn chế và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được như tạo thêm công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, mở rộng hợp tác phân công, tăng trưởng mạnh mẽ năng lực sản xuất sản phẩm từng bước trở thành nòng cốt của toàn ngành.v.v.Tổng công ty Da- Giầy Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn và hạn chế cả do khách quan và do chính thực trạng của Tổng công ty: - Giá trị XK tuy có tăng qua các năm nhưng so với tỷ trọng XK toàn ngành vẫn không đáng kể (năm 1999 chỉ chiếm 11,3% so với giá trị XK toàn ngành). - Trình độ thiết bị công nghệ đã được đổi mới đáng kể, song mới chỉ ở mức trung bình trong khu vực. Số máy móc thiết bị cũ thế hệ 2-3 còn đang phổ biến. Trình độ ngiên cứu công nghệ, thiết kế mẫu mốt thời trang và đào tạo chuyên ngành còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của nội bộ các DN trong Tổng công ty chưa hỗ trợ được cho các DN khác trong ngành. - Nguyên vật liệu, thiết bị, phụ liệu chưa thực sự được quan tâm phát triển trong nước. - Do không có qui hoạch, đầu tư còn manh mún, tản mạn, các DN trong Tổng công ty cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh với các DN khác trong ngành. - Lĩnh vực quản lý ngành Tổng công ty thực sự chưa đủ mạnh để chi phối các DN trong ngành, chưa phát huy đựợc hết vai trò của Tổng công ty đối với ngành. - Các DN trong Tổng công ty đã thu hút các đối tác hợp tác liên doanh có hiệu quả. Có 3 DN liên doanh với nước ngoài(3 liên doanh của công ty giầy An Lạc), nhưng lại chưa xúc tiến được một dự án 100% vốn nước ngoài nào. - Tổng công ty chưa tận dụng được những nhân tố tích cực của quá trình đầu tư từ hai nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài dẫn đến đánh mất những cơ hội thu hút các dự án đầu tư cho các DN. - Chưa có thị trường ổn định vững chắc. Sự yếu kém về quản lý của các DN đã không tạo thế cạnh tranh của các sản phẩm nội địa đối với hàng nhập ngoại. Thị trường mua bán trong nước còn quá yếu kém, chưa có đội ngũ các nhà thiết kế mẫu mốt, chào hàng. Chưa coi trọng vai trò marketing, hợp tác quốc tế. - Bộ máy quản lý vi mô còn nhiều vấn đề vướng mắc: công tác quản lý của các DN trong Tổng công ty chưa cho phép hoà nhập với cộng đồng thế giới và khu vực, chưa tạo được bước đi nhanh, còn mắc nhiều sai sót trong các lĩnh vực như: thiết kế chế thử, triển khai sản phẩm mới vào sản xuất, đào tạo tay nghề công nhân trong thời gian đầu. - Chưa có chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần hợp lí cho các cán bộ kĩ thuật, chuyên gia công nghệ, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý giỏi. - Về khách quan: Do tác động của hệ thống cơ chế, chính sách của Chính phủ: + Quá trình tiếp nhận sự chuyển dịch với chính sách khuyến khích đầu tư trong thời gian qua, do không có quy hoạch, các DN phải tự tìm kiếm đối tác, tự mở rộng phát triển nên còn manh mún. Ngay trong Tổng công ty cũng diễn ra tình trạng này, các DN thì không hỗ trợ lẫn nhau , giúp nhau khắc phục được. + Nhà nước chưa có các chính sách khuyến khích sản xuất những mặt hàng XK có chất lượng cao, quỹ hỗ trợ các DN XK chưa được sử dụng rộng rãi. + Sự ra đời của các luật thuế GTGT đã khắc phục tình trạng đánh thuế trùng ở các DN trong Tổng công ty, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu hoàn thuế, trong thủ tục đầu vào đối với thuộc da (vì phải mua trôi nổi). + Nhà nước chưa có các chính sách khuyến khích các DN tìm kiếm thị trường mới, chưa có các giải pháp thiết thực hỗ trợ các DN duy trì những thị trường truyền thống, đặc biệt cơ chế thanh toán và hạn chế rủi ro. + Hệ thống marketing của thương vụ Việt Nam tại các nước chưa giúp được các DN trong lĩnh vực tìm kiếm thị trường và thông tin về thị hiếu của từng thị trường khác nhau. + Các DN trong Tổng công ty có lợi thế trong tiếp cận với các đối tác tiềm năng, trong quan hệ hợp tác quốc tế song vẫn rất non yếu về mặt thị trường do khó khăn về tài chính, điều kiện tiếp xúc không dễ dàng. Các DN trong Tổng công ty hiện tại thực hiện các đơn hàng vẫn phải thông qua các đối tác trung gian Đài Loan, Hàn Quốc.. + Các DN trong Tổng công ty cần có sự trợ giúp để vươn tới các khách hàng trực tiếp ở các nước EU, Đông Âu. Nhà nước đã cho phép hình thành quỹ hỗ trợ XK song việc sử dụng quỹ này còn quá nhiều hạn chế chưa thể đáp ứng các yêu cầu của DN. + Một số chính sách của Nhà nước đã bộc lộ nhiều vướng mắc như: Nhà nước đã trao quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh cho các DN, song thực tế các DN không thể thực hiện được quyền quyết định thanh lý tài sản, quyền quyết định đầu tư liên kết, đầu tư mở rộng,...Hay như việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất là vấn đề hết sức cần thiết đối với các DN trong Tổng công ty, song quá trình thực hiện có những khó khăn ngoài khả năng xử lý của Tổng công ty như: giải quyết các chế độ liên quan tới người lao động, xử lý tài sản dư thừa, nhất là có DN đã đầy đủ điều kiện phá sản nhưng không thể phá sản được.v.v. Phần III: Phương hướng và giải pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đến năm 2010: Định hướng phát triển của Tổng công ty Da-Giầy đến năm 2010: Trên cơ sở đánh giá tực trạng sản xuất kinh doanh của các DN trong Tổng công ty và những căn cứ để xây dựng qui hoạch phát triển tổng thể phát triển Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam đến năm 2010, với mục tiêu phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò nòng cốt đối với sự phát triển chung của toàn ngành, Tổng công ty định hướng phát triển đến năm 2010 như sau: Khẳng định quan điểm hướng ra XK, tạo được sự phát triển cân bằng và bền vững, làm chủ trên hai lĩnh vực thị trường và sản phẩm.chuyển đổi mạnh mẽ từ gia công sang mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhằm tăng cường hiệu quả sản suất và tăng tích luỹ, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Củng cố sắp xếp và quy hoạch lại khu vực thuộc da nhằm khai thác năng lực hiện có, mở rộng mặt hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng theo nhu cầu xuất khẩu của ngành giầy. Chú trọng đến khâu môi trường đảm bảo các điều kiện cơ bản của sản xuất. Chú trọng khâu thiết kế và triển khai mẫu mới vào sản xuất, tăng cường khả năng làm chủ các kỹ thuật sản xuất phát huy vai trò và năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên ngành, làm chủ các bí quyết công nghệ, phản ứng nhanh nhạy đối với sự thay đối với sự thay đổi của thị trường. Chủ đạo đối với sản xuất của toành ngành về mặt kỹ thuật công nghệ, quản lý sản xuất. Tập trung đáp ứng nhu cầu nội địa với số lượng ngày càng gia tăng, mẫu mốt phong phú đa dạng, chất lượng ngày càng cao hơn. đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các DN thuộc da sản xuất giầy dép, nguyên phụ liệu, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển mở rộng ảnh hưởng của Tổng công ty. Xây dựng Viện nghiên cứu thực sự trở thành Viện nghiên cứu đi đầu về khoa học kỹ thuật, thiết kế mẫu, nghiên cứu ứng dụng công nghệ đào đạo chuyên ngành , quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề đảm bảo tiếp thu nhanh chóng sự chuyển dịch sản xuất và chuyển giao công nghệ. Ưu tiên các dự án đầu tư mở rộng, đầu tư mới tại các cụm công nghiệp chuyên ngành nhằm tăng năng lực sản xuất, đảm bảo đạt trình độ công nghệ tiên tiến đáp ứng các nhu cầu và mục tiêu trong chiến lược phát triển đến 2010 của Tổng công ty. Mục tiêu phát triển của Tổng công ty Da-Giầy Việt Nam đến năm 2010: Mục tiêu đến 2005 toàn Tổng công ty sẽ đạt kim ngạnh XK 432 triệu USD, đến 2010 sẽ đạt 752 triệu USD và tăng bình quân kim ngạnh XK: 35%/năm. Mức tăng trưởng sản xuất bình quân là 21% mỗi năm(đến 2010) về sản lượng giầy dép, 14,2%/năm cặp túi xách các loại và trên 40% năm da thuộc thành phẩm các loại, đồng thời tăng các sản phẩm cao cấp. Sự phát triển cuả Tổng công ty sẽ tạo sự ổn định bền vững cho một lượng lớn lao động.Cụ thể: mục tiêu tổng số lao động của Tổng công ty năm 2005 sẽ là 50 nghìn người và đến 2010 sẽ là 80 nghìn người. - Mục tiêu sản lượng: + Giầy dép các loại: 28 triệu đôi vào năm 2005 và 36 triệu đôi vào năm 2010. + Cặp túi xách các loại: 3 triệu chiếc vào năm 2005, và 5 triệu chiếc năm 2010. + Da thuộc thành phẩm: 5 triệu sqf năm 2005và 10 triệu sqf năm 2010. Mục tiêu đầu tư chiều sâu của Tổng công ty Da giầy Việt nam đến năm 2010. Giai đoạn 2000-2005: + Tập trung đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm chuyển đổi cơ bản về chất lượng, sản phẩm đáp ứng các thị trường cao cấp như Mỹ, EU, Nhật. + Sau 2005, các doanh nghiệp trong Tổng công ty có thể chủ động trong thiết kế các mẫu chào hàng và tự tổ chức sản xuất khi kỹ được hợp đồng. Giai đoạn 2005-2010 + Các sản phẩm sản xuất phải mang tính quốc tế cao + Các doanh nghiệp dần ổn định và đưa các phần mềm ứng dụng vào sản xuất (ở phần thiết kế, phần may mũ giầy ở công đoạn gò ráp,..) + Tổ chức quản lí sản xuất ở các doanh nghiệp phải ứng dụng hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn ISO-9000 + Các doanh nghiệp trong Tổng công ty phải được đổi mới và di chuyển vào khu công nghiệp hoặc khu sản xuất chuyên ngành. Kế hoạch về mặt hàng và thị trường lựa chọn là: Da thuộc thành phẩm: cung cấp cho nhu cầu của ngành giầy(phục vụ xuất khẩu), đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng nội địa. Giầy vải: Từ thấp cấp đến cao cấp, tiêu thụ ở hầu hết các thị trường (EU, Mỹ, Nhật Bản, SNG, Đông Âu,..). Giầy thể thao: Trung và cao cấp cho thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản là chủ yếu Giầy nữ: Trung, cao cấp tiêu thụ hầu hết tại các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, SNG. Dép các loại: xuất khẩu sang khu vực có mùa lạnh(dép đi trong nhà) và nhu cầu đi biển. Giầy da nam nữ: thị trường chính EU, Mỹ, Nhật Bản. Cặp, túi xách các loại: Tiêu thụ ở hầu hết các thị trường quốc tế và trong nước. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm đạt được những kế hoạch đề ra: Giải pháp về thị trường: Phát triển thị trường mới bằng các sản phẩm có khả năng cạnh tranh + Các doanh nghiệp cần xâm nhập, tiếp cận và tìm hiểu thị trường để xác định rõ: (1) thị trường cơ bản cần chiếm lĩnh(cả trong và ngoài nước), (2) các mặt hàng chủ lực trong từng giai đoạn tương ứng với từng thị trường để điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhịp độ phát triển các mặt hàng cho phù hợp, đầu tư sản xuất khi sản phẩm đang mất dần thị trường. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở đại lí bán hàng ở nước ngoài cũng như giúp đỡ nghiên cứu thị trường thông qua thương vụ ửo nước ngoài. + Duy trì và mở rộng thị trường truyền thống, đồng thời không ngừng phát triển các thị trường mới bằng cách tăng cường các sản phẩm có chất lượng và mẫu mốt mới. Cần thiết lập nhiều thị trường bền vững lâu dài. Khôi phục lại thị trường Đông Âu và SNG. + Tiếp tục thúc đẩy các quan hệ và xúc tiến thương maọi với các thị trường EU, Bắc Mỹ sẵn sàng chờ đón cơ hội tham gia vào thị trường Mỹ đầy tiềm năng. Tạo dựng các khuôn khổ pháp luật cần thiết đối với thị trường này để được hưởng các ưu đãi đặc biệt. + Tổng công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC210.doc
Tài liệu liên quan