Quan điểm về CIO đã thay đổi?

Sự thăng tiến của hàng loạt CIO kể trên cho thấy vai trò của

CNTT ngày càng được coi trọng ở Việt Nam. Trên thế giới, các

CIO cũng đang không ngừng sáng tạo để đổi mới hoạt động kinh

doanh của tổ chức mình. Ông Norman Scott, cán bộ cao cấp của

IBM cho là "vai trò của CIO đã thay đổi trong thời gian qua theo

xu hướng kinh doanh. CIO sẽ không chỉ có vị trí trong ban lãnh

đạo cao cấp của một DN tương lai, mà CIO còn là chất xúc tác

cho sự tiến bộ của DN và là người lèo lái chính trên con thuyền

chuyển đổi của công ty". Ông Steven Leonard, chủ tịch EMC

châu Á – Thái Bình Dương cũng đồng quan điểm trên: "CIO ngày

nay đang dần tập trung vào những vai trò khác do công việc kinh

doanh đang ngày càng gắn bó chặt chẽ với CNTT".

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm về CIO đã thay đổi?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan điểm về CIO đã thay đổi? Nhìn lại sau 4 năm IDG tổ chức trao giải CIO tiêu biểu, vị trí của người phụ trách CNTT ở Việt Nam đã có sự phân hoá rõ nét. CIO - nhà chiến lược kinh doanh Trước đây, nhiệm vụ chính của phòng/bộ phận CNTT trong tổ chức – doanh nghiệp (TC/DN) là đảm bảo cho hệ thống CNTT hoạt động ổn định, thông suốt. Ở những TC/DN mà lãnh đạo am hiểu về công nghệ, bộ phận CNTT có thể đảm nhận những nhiệm vụ cao hơn, chẳng hạn tham gia triển khai dự án tin học hóa một quy trình nào đó của TC/DN. Giờ đây, người đứng đầu bộ phận CNTT đã mạnh dạn hơn, họ chủ động đề xuất ý tưởng, tổ chức thực hiện dự án. Các ý tưởng của họ không chỉ xoay quanh việc cải tiến năng suất lao động của nhân viên hay các giải pháp phục vụ quản lý mà cao hơn, đó là những ý tưởng làm tăng lợi nhuận thông qua ứng dụng CNTT. “Tôi cho rằng CIO tương đương với vai trò của CFO trong lĩnh vực tài chính. Nếu như CFO là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính của một công ty, CFO hiểu rõ nguồn tài chính bắt nguồn từ đâu, dịch chuyển tới nơi nào và làm sao để quản lý, bảo vệ, điều khiển nó, thì CIO cũng đang dần trở thành người chịu trách nhiệm về nơi khởi nguồn của thông tin, nơi thông tin sẽ được truyền đạt tới, thông tin được dùng vào việc gì...CIO cần hiểu được mức độ tăng trưởng thông tin của tổ chức (nắm rõ được lượng thông tin tạo ra và lượng thông tin sao chép). CIO giữ vai trò lãnh đạo nhưng cần kích thích những đồng nghiệp tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển hệ thống bởi vì hiểu được cách thức người sử dụng sẽ sử dụng thông tin trong hệ thống là điều then chốt để đảm bảo rằng thông tin được lưu trữ, bảo vệ và nâng cấp hợp lý”. Steven Leonard, chủ tịch EMC Trong ngành ngân hàng (NH), không thể không nhắc đến cái tên Lê Xuân Vũ. Thời gian ông Vũ công tác tại Techcombank cũng là thời gian NH này được biết đến với những sản phẩm, dịch vụ mang tính tiên phong như: dịch vụ giao dịch NH qua Internet; quản lý tài sản của nhà đầu tư chứng khoán, NH điện tử... đem lại tiện ích cho khách hàng, tăng doanh thu cho NH. Những sáng kiến của ông Vũ không dừng lại ở vai trò của giám đốc trung tâm CNTT của Techcombank mà mang tầm của một nhà chiến lược kinh doanh. Với những đóng góp đó, ông Vũ đã được bổ sung vào hàng ngũ lãnh đạo của Techcombank. Trường hợp ông Lê Minh Vũ không phải là một điển hình duy nhất. Rất nhiều CIO đã chuyển công việc của mình từ một người phụ trách hệ thống CNTT thuần túy sang công việc điều hành kinh doanh như ông Đào Minh Tuấn (phó tổng giám đốc (PTGĐ)Vietcombank), ông Phạm Anh Tuấn (PTGĐ Vietinbank), Tống Viết Trung (PTGĐ Viettel).... Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, vai trò của CNTT trong việc cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả quản lý càng được thể hiện rõ. Những TC/DN có ban lãnh đạo am hiểu về CNTT là một lợi thế. Từ kinh nghiệm bản thân, ông Lê Xuân Vũ chia sẻ: "Trong tương lai, đội ngũ công nghệ của Techcombank sẽ được đào tạo về nhiều mặt, đặc biệt họ được tham gia nhiều vào các hoạt động kinh doanh để biến công nghệ thành yếu tố đòn bẩy nâng cao hiệu suất, cải tiến để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng". Và CIO trên thế giới Sự thăng tiến của hàng loạt CIO kể trên cho thấy vai trò của CNTT ngày càng được coi trọng ở Việt Nam. Trên thế giới, các CIO cũng đang không ngừng sáng tạo để đổi mới hoạt động kinh doanh của tổ chức mình. Ông Norman Scott, cán bộ cao cấp của IBM cho là "vai trò của CIO đã thay đổi trong thời gian qua theo xu hướng kinh doanh. CIO sẽ không chỉ có vị trí trong ban lãnh đạo cao cấp của một DN tương lai, mà CIO còn là chất xúc tác cho sự tiến bộ của DN và là người lèo lái chính trên con thuyền chuyển đổi của công ty". Ông Steven Leonard, chủ tịch EMC châu Á – Thái Bình Dương cũng đồng quan điểm trên: "CIO ngày nay đang dần tập trung vào những vai trò khác do công việc kinh doanh đang ngày càng gắn bó chặt chẽ với CNTT". Ngày 17/9/2008, tại Hà Nội, IDG tổ chức hội nghị và lễ trao giải CIO tiêu biểu năm 2008. Chủ đề của hội nghị năm nay là "Sáng tạo công nghệ - Đổi mới kinh doanh". Các diễn giả tham gia hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin về vai trò, sự cần thiết phải thay đổi đối với những người đang giữ vị trí trọng trách về CNTT trong các TC/DN. "Các CIO đã thay đổi từ một người quản lý công nghệ sang ngồi cùng bàn với những nhà quản lý để cùng hoạch định chiến lược kinh doanh", theo Steven Leonard, chủ tịch EMC châu Á – Thái Bình Dương. • 9 CIO tiêu biểu được trao giải CIO 2008 gồm: 1- Ông Đồng Đại Lộc – giám đốc (GĐ), trưởng ban chỉ đạo CNTT, Công An Thanh Hóa 2- Ông Lê Xuân Vũ – PTGĐ/GĐ trung tâm CNTT Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 3- Ông Nguyễn Đại Trí – GĐ trung tâm Tin Học và Thống Kê – Kho Bạc Nhà Nước (bộ Tài Chính) 4- Ông Nguyễn Xuân Phi – chủ tịch UBND quận Ngô Quyền – Hải Phòng 5- Ông Phí Quang Hưng – GĐ CNTT, tổng công ty CP Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí 6- Ông Hồ Quang Thành – GĐ sở TTTT Nghệ An. 7- Ông Phạm Anh Tuấn – PTGĐ trung tâm CNTT Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 8- Ông Vũ Duy Lợi – GĐ trung tâm CNTT – phó trưởng ban thư ký chỉ đạo CNTT các cơ quan Đảng – Văn Phòng Ban Chấp Hành Trung Ương ĐCSVN 9- Ông Tống Viết Trung – PTGĐ công ty Viễn Thông Quân Đội Viettel CIO Việt cần thêm "tiếng nói" Để hình thành một chức danh CIO đã khó, để "chính danh" còn khó hơn. Sau 3 năm IDG tổ chức trao giải CIO, bộ Nội Vụ vẫn đang soạn thảo văn bản về việc chính thức công nhận chức danh CIO. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có chức danh CIO chính thức. Sự chậm trễ này đã và đang làm giảm nhiệt huyết sáng tạo của một bộ phận những người giữ vị trí trọng trách về CNTT, phần lớn thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp. “Chúng ta ghi nhận CIO như đồng minh chiến lược của CEO, hướng đến chia sẻ tầm nhìn về DN tương lai nhiều hơn là sự thay thế cho CEO trong DN. Các CIO sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giúp các CEO xác lập và củng cố những đặc tính của DN Ông Nguyễn Đại Trí, GĐ trung tâm Tin Học và Thống Kê, Kho Bạc Nhà Nước tâm sự: "Theo tôi, CIO phải được tham gia các hoạt động có tính quyết định không chỉ về kinh doanh mà cả nhân sự. Cá nhân tôi chưa bao giờ nghĩ mình là CIO". Ông Vũ Duy Lợi cũng chia sẻ "Mỗi khi triển khai một dự án, tôi là người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật. Sự thành công phụ thuộc vào những người cùng tham gia". Trong khi đó, ông Đồng Đại Lộc, GĐ Công An Thanh Hóa khẳng định "Phương tiện không thiếu, tiền không thiếu, chỉ cần lãnh đạo quan tâm là thành công". Như vậy, để triển khai một dự án ứng dụng CNTT không thể thiếu vai trò của người ra quyết định. Tại những TC/DN mà người phụ trách về CNTT đồng thời là người đứng đầu sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Ở vị trí mới, ông tương lai, biến cái nhìn của CEO thành hiện thực. Sự hợp tác chặt chẽ và mối quan hệ cộng sinh sẽ phát huy vai trò của CIO trong sự phát triển và thành tựu của DN tương lai này”. Norman Scott, lãnh đạo cao cấp của IBM Tống Viết Trung chia sẻ "tôi luôn quan tâm xem trong nội tại DN mình đang cần gì, thiếu gì, công cụ gì có thể giúp họ. Những thông tin gì giúp ban lãnh đạo đưa ra chiến lược tốt hơn. Khi thiết lập một dự án ứng dụng CNTT, tôi quan tâm để nhân viên cũng được hưởng lợi từ dự án này". Phải chăng, thêm "tiếng nói" cho người phụ trách về CNTT cũng là tạo điều kiện cho họ sáng tạo nhiều hơn! 5 XU HƯỚNG CHÍNH CỦA CIO TOÀN CẦU: • Khát khao thay đổi • Sáng tạo vượt xa kỳ vọng của khách hàng; • Tích hợp toàn cầu • Chấp nhận thay đổi • Hào phóng nhưng thực chất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_diem_ve_cio_da_thay_doi_5981.pdf
Tài liệu liên quan