Quan hệ Nga – Nhật bản về vấn đề triều tiên và mãn châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Không một nước đế quốc nào có thể đứng một mình trong tất cả các vấn đề của quan hệ quốc tế. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước khiến cho việc liên minh quyền lợi (có thể là quân sự hoặc kinh tế) là một tất yếu.

Đối với Nga, Pháp: những tranh chấp ở châu Âu đã khiến hai nước này sát cánh cùng nhau từ năm 1893. Ràng buộc đồng minh đã giúp cho Nga nhận được sự ủng hộ của Pháp trong suốt quá trình bành trướng ở Đông Bắc Á từ việc ủng hộ Nga can thiệp vào Hiệp ước Shimonoseki đến việc trở thành nguồn tài chính chủ đạo cho Nga trong việc thực hiện tất cả các bước đi ở Đông Bắc Á.

Đối với Nhật Bản, việc tìm kiếm đồng minh là một yêu cầu cấp thiết bởi Nhật là quốc gia duy nhất ở châu Á có thể thoát khỏi chế độ phong kiến bảo thủ để xây dựng một nhà nước tư sản. Nhưng để có một chỗ đứng trong hàng ngũ các nước tư bản châu Âu, Nhật Bản không thể không có đồng minh. Hơn nữa, trong mối quan hệ với Nga về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu rõ ràng Nhật Bản hoàn toàn đơn độc.

 

doc27 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ Nga – Nhật bản về vấn đề triều tiên và mãn châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu: sự cạnh tranh về lãnh thổ giữa hai nước. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp chính là việc Nhật buộc triều đình Mãn Thanh kí vào Hiệp ước Shimonoseki, trao cho Nhật quyền kiểm soát Triều Tiên và bán đảo Liêu Đông. - Quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa dưới ảnh hưởng của mâu thuẫn Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu đặc biệt quan hệ giữa Anh và Mĩ. Quá trình giải quyết mâu thuẫn Nga – Nhật Bản có tác động sâu sắc đến sự thay đổi thái độ, hành động của các nước Âu – Mĩ đối với tham vọng của hai nước này tại khu vực Đông Bắc Á. - Cuộc chiến tranh giữa Nga và Nhật với các vấn đề chủ yếu như lực lượng tham gia, diễn biến, chiến phí, kết quả, tính chất, tác động và nghệ thuật quân sự (hải quân) của cuộc chiến. Cho đến nay, ở trong nước, chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về quan hệ Nga – Nhật Bản đối với vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu. Trên cơ sở các nguồn tư liệu gốc, kế thừa thành quả của các học giả đi trước, luận án sẽ tập trung nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề sau: - Những nhân tố tác động đến sự hình thành quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX. - Diễn tiến, bản chất của mối quan hệ này qua từng giai đoạn và giải pháp cho vấn đề của hai bên; những nhân tố tác động đến quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa Nga và Nhật Bản trong mỗi giai đoạn. - Tác động và hệ lụy lâu dài của việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nước về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. - Dựa trên các nội dung nghiên cứu và tư liệu cụ thể, luận án cũng sẽ rút ra một số nhận xét về quan hệ giữa Nga - Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xung quanh vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu. Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN QUAN HỆ NGA – NHẬT BẢN VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN VÀ MÃN CHÂU CUỐI THẾ KỈ XIX 2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á 2.1.1. Bối cảnh quốc tế Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản đã đưa đến hệ quả: Mâu thuẫn giữa các nước “đế quốc già” và “trẻ” ngày càng trở nên gay gắt. Cả hai khối đế quốc đều không ngừng xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh nhằm giữ, giành thuộc địa, tìm cách phân chia lại thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, chính sách “ngoại giao pháo hạm” (gunboat diplomacy) là biện pháp cơ bản mà các nước đế quốc sử dụng. Nó đưa đến một giải pháp phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp thuộc địa đó chính là sử dụng chiến tranh, quân sự. Sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các cuộc tranh giành thuộc địa càng trở nên khốc liệt ở cuối thế kỉ XIX. Chắc chắn một điều, những vùng đất còn “vô chủ” sẽ là nơi diễn ra cuộc đối đầu căng thẳng nhất. 2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Bắc Á Đông Bắc Á là một khu vực địa lý ở phía Đông Bắc của châu Á, thường được hiểu bao gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên hiện nay. Đây là một khu vực địa chiến lược quan trọng, đặc biệt giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX bởi: dân số đông đúc, giàu có tài nguyên, vị trí thuận lợi, sở hữu những cảng biển mà nhiều đế quốc thèm muốn không phải chỉ để phát triển thương mại mà còn mang tính chiến lược về hải quân như là Lữ Thuận, Masampo, Pusan. Ngoại trừ Nhật Bản thì Trung Quốc và Triều Tiên đều đang ở giai đoạn khủng hoảng của chế độ phong kiến. Khu vực này được coi như vùng đất “vô chủ” cuối cùng trên thế giới. Vì vậy, tất yếu nơi đây sẽ bị các nước đế quốc tranh giành khốc liệt. 2.2. Tham vọng bành trướng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á 2.2.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách đối ngoại của nước Nga sau cải cách nông nô năm 1861 Tháng 3 năm 1861, Nga hoàng Alexander II tiến hành công cuộc cải cách nông nô. Mặc dù còn nhiều hạn chế, chế độ chuyên chế Nga hoàng vẫn tồn tại nhưng nước Nga đã bước sang con đường phát triển tư bản chủ nghĩa và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào cuối thế kỉ XIX. Chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn này hướng đến hai mục tiêu cơ bản: một là lấy lại vị thế đã mất sau chiến tranh Crimea (1854 – 1856), hai là tiếp tục phát triển lực lượng, mở rộng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng. Sự phục hồi và phát triển của hải quân Nga sau những cải cách của Nga hoàng Alexander II chính là cơ sở để Nga có thể thực hiện những chính sách bành trướng lãnh thổ của mình. Cũng như nhiều nước đế quốc, Nga ráo riết thực hiện chính sách bành trướng xâm lược thuộc địa. 2.2.2. Tầm quan trọng của Triều Tiên và Mãn Châu đối với Nga Bán đảo Triều Tiên: Đây chính là cửa ngõ để xâm nhập vào phía Đông của Nga nhưng ngược lại cũng là một bàn đạp để Nga có thể mở rộng ảnh hưởng nếu như xâm chiếm được nó. Triều Tiên còn có nguồn tài nguyên giàu có về khoáng sản, gỗ. Các cảng biển của Triều Tiên như Pusan, Masampo cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với Nga, các cảng này nếu chiếm được sẽ là cầu nối quan trọng giữa Vladivostok với Lữ Thuận (cảng biển ở bán đảo Liêu Đông mà Nga đang khao khát chiếm được). Mãn Châu bao gồm Ngoại Mãn Châu (thuộc Nga) và Nội Mãn Châu (các tỉnh phía Bắc Trung Quốc: Liêu Ninh, Cát lâm, Hắc Long Giang). Mãn Châu rất giàu có về tài nguyên phục vụ cho công nghiệp, quân sự như than, quặng sắt và cũng sở hữu những cảng biển chiến lược Lữ Thuận, Đại Liên. Như vậy, Triều Tiên và Mãn Châu chính là cửa ngõ và là con đường để Nga có thể thực hiện những tham vọng lớn lao hơn của mình trong cuộc chiến quyền lợi khốc liệt với các nước đế quốc những thập niên cuối thế kỉ XIX. Tham vọng và động thái đầu tiên của Nga tại Đông Bắc Á cuối thế kỉ XIX * Tham vọng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á Từ lâu, đế quốc Nga đã có tham vọng bành trướng về phía Đông. Sự kiện đầu tiên được ghi nhận đó là việc xâm chiếm Siberia thế kỉ XVI của Ivan IV (1530 – 1584), vị Sa hoàng đầu tiên của đế quốc Nga. Trong các thế kỉ sau đó, Nga tiếp tục chính sách bành trướng của mình. Năm 1860, Nga đã xây dựng một cảng biển ở Thái Bình Dương với tên gọi Vladivostok, “người thống trị phương Đông” nhưng cảng này chỉ hoạt động được vài tháng trong năm. Vì vậy, chính quyền Nga hoàng luôn tham vọng làm chủ được Đông Bắc Á hay ít nhất là một cảng biển nước ấm thuận lợi cho sự phát triển của hải quân và thương mại. * Những động thái đầu tiên của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á cuối thế kỉ XIX Xây dựng tuyến đường sắt xuyên Siberia đến Vladivostok Chính quyền Nga đã tuyên bố với cả thế giới về việc xây dựng đường xe lửa xuyên Siberia và lễ khởi công được tiến hành vào ngày 17.3.1891 tại Ussuri. Cho đến trước khi chiến tranh Trung – Nhật kết thúc năm 1895, tuyến đường này đã được xây dựng gần đến hồ Baikan, bên ngoài Nội Mãn Châu. Nga bước đầu xâm nhập vào “vương quốc ẩn dật” Triều Tiên Triều Tiên có vị trí rất quan trọng đối với Nga nhưng chính quyền Sa hoàng cũng mới chỉ quan tâm đến bán đảo này vào đầu thập niên 80 của thế kỉ XIX. Năm 1884, một cuộc đảo chính diễn ra ở Triều Tiên đã giúp Nga có ảnh hưởng lớn ở đây. Chính quyền Sa hoàng từng bước coi số phận của Triều Tiên như một phần của đế quốc Nga bởi những điều kiện về chính trị và vị trí địa lý chiến lược của bán đảo này. 2.3. Chính sách bành trướng xâm lược thuộc địa của Nhật Bản 2.3.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì Minh Trị Duy tân Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị giành lại thực quyền và tiến hành Duy tân đất nước, học tập theo phương Tây. Cuộc cải cách diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, quân sự, văn hóa giáo dục và đặc biệt là kinh tế, xã hội. Công cuộc cải cách của Thiên hoàng Minh Trị đã đạt được những thành công to lớn, giúp cho Nhật Bản không những thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược mà còn tiếp tục đưa quốc gia này chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cũng như các nước tư bản Âu – Mĩ, nhu cầu về vốn, nhân công và thị trường đã thúc đẩy Nhật Bản tìm kiếm các vùng đất trống, thực hiện chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ. Đây là chính sách ngoại giao quan trọng hàng đầu của chính quyền Minh Trị những năm cuối thế kỉ XIX. 2.3.2. Vị trí chiến lược của Triều Tiên và Mãn Châu đối với Nhật Bản Lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn và Triều Tiên cuối thế kỉ XIX, gần như là vùng đất “vô chủ” duy nhất còn lại ở châu Á mà Nhật Bản có thể thực hiện được chính sách của mình ở đó. Trong khi Mãn Châu giàu có tài nguyên thì bán đảo Triều Tiên là một trong ba con đường để Nhật tiến vào lục địa và cũng là con đường từ lục địa tiến sang Nhật. Do vậy, Nhật sớm quan tâm đến Triều Tiên để đảm bảo an ninh quốc gia của mình. Một cố vấn quân đội người Phổ cho chính quyền Thiên hoàng đã từng nói: “Triều Tiên như con dao nhọn chĩa thẳng vào trái tim nước Nhật”. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Minh Trị coi trọng vấn đề Triều Tiên hơn cả đó là bởi tham vọng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á ngày càng rõ rệt. 2.3.3. Quá trình xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản trước năm 1895 Nhật Bản bắt đầu quá trình xâm nhập vào Triều Tiên với việc dựng nên sự kiện Vân Dương năm 1875. Ngay sau đó, Nhật Bản đã nỗ lực thiết lập mối quan hệ với Triều Tiên nhằm từng bước xâm nhập về chính trị, quân sự và kinh tế. Năm 1882, lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Triều Tiên, Nhật và Trung Quốc cùng đưa quân vào. Tháng 7 năm 1894, thuyền chiến của Nhật tấn công Trung Quốc tại vịnh Asan và giành thắng lợi vang dội vào đầu năm 1895, gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Trung Quốc tại Triều Tiên. Nhật Bản đã từng bước xâm nhập vào Triều Tiên cả bằng kinh tế và quân đội, tiến dần đến việc sở hữu bán đảo này. 2.4. Chính sách của các cường quốc phương Tây trước tham vọng của Nga và Nhật Bản ở Đông Bắc Á 2.4.1. Chính sách của Đức Cuối thế kỉ XIX, Đức đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo, nỗ lực khuyến khích, lôi kéo Nga tiến về phía Đông. Mục đích của chính sách này là nhằm kéo Nga ra khỏi các vấn đề châu Âu để Đức có thể tự do phát triển, giành lấy vị trí bá chủ lục địa. Thêm vào đó Đức cũng tính toán nếu Nga bành trướng ở Đông Bắc Á sẽ đụng độ với Nhật Bản, khi đó chiến tranh sẽ xảy ra và Đức là nước sẽ hưởng lợi. Đức cũng đã tính toán rằng, sự can thiệp vào châu Á – Thái Bình Dương của Nga chắc chắn không tránh khỏi mâu thuẫn với Anh. Nước Pháp đồng minh của Nga cũng không nằm ngoại lệ đó. Vì vậy, Đức cần chuyển mâu thuẫn này sang Nga. 2.4.2. Chính sách của các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ Đối với Anh, sự xâm lược của Nga vào Đông Bắc Á rõ ràng sẽ đe dọa nghiêm trọng vị trí cũng như quyền lợi của Anh. Nhưng Anh tính toán rằng dù có tham vọng ở Đông Bắc Á thì Nga cũng khó lòng đơn phương chiếm lấy toàn khu vực thậm chí còn gặp nhiều khó khăn và các vấn đề châu Âu của Nga cũng vì thế mà suy giảm. Do vậy, Anh dường như không ngăn cản sự bành trướng của Nga cho đến khi quyền lợi của Anh bị đe dọa. Pháp là đế quốc có nhiều ảnh hưởng ở Trung Quốc chỉ sau Anh. Pháp ủng hộ cho Nga bởi nước này không chỉ là đồng minh mà còn là đối tượng thu hút các vấn đề ở Viễn Đông, giúp Pháp an toàn bảo vệ quyền lợi của mình tại đây. Mĩ đã muốn lợi dụng quá trình xâm chiếm của Nga để buộc Trung Quốc phải mở cửa, và các nước khác phải thừa nhận quyền bình đẳng của nước này. Trong bối cảnh đó, Mĩ nhận ra chỉ có nước Nga mới đủ khả năng và sức mạnh để làm thay đổi bối cảnh khu vực. Do đó, Mĩ vẫn trung lập đứng ngoài sau rất nhiều những biến động diễn ra. 2.5. Thắng lợi của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) và sự can thiệp của Nga, Pháp, Đức vào Hiệp ước Shimonoseki 2.5.1. Thắng lợi của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật đe dọa quyền lợi của Nga ở Đông Bắc Á Mâu thuẫn Trung – Nhật về quyền lợi ở Triều Tiên tất yếu dẫn đến chiến tranh. Cuộc chiến diễn ra từ 1 tháng 8 năm 1894 đến 17 tháng 4 năm 1895 còn được gọi là chiến tranh Giáp Ngọ. Quân đội Nhật Bản đã giành chiến thắng trước quân đội Mãn Thanh ở khắp các chiến trường, buộc Trung Quốc phải kí Hiệp ước Shimonoseki (hiệp ước Mã Quan). Triều đình Nga thực sự lo ngại trước thắng lợi nhanh chóng của quân đội Thiên hoàng. Chính vì vậy, chính phủ Nga đã quyết định đứng về phía Trung Quốc, thực hiện những bước đi cần thiết để yêu cầu Nhật Bản triệt thoái khỏi nam Mãn Châu và cảng Lữ Thuận, nói cách khác, người Nhật phải từ bỏ trái ngọt chiến thắng của họ. Hòa ước Shimonoseki chính là duyên cớ trực tiếp thúc đẩy hành động can thiệp của người Nga vào thắng lợi của người Nhật tại Đông Bắc Á. Nói cách khác, đây chính là nhân tố trực tiếp đưa đến quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu sau đó. 2.5.2. Tam cường Nga, Đức, Pháp can thiệp vào Hiệp ước Shimonoseki Ngày 23 tháng 4 năm 1895, chưa đầy một tuần sau khi hòa ước Shimonoseki được kí kết, đại diện ba nước phương Tây là Đức, Nga và Pháp tại Tokyo cùng nhau gửi một thông điệp rất “lịch sự” nhưng đầy tính mệnh lệnh trong đó yêu cầu chính phủ Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông bao gồm cả cảng Lữ Thuận. Đồng thời với việc gửi thông điệp đó, ba đế quốc cũng cho hải quân của mình tập trung ở khu vực phía Đông của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản, bởi tình trạng kiệt quệ, vào đầu tháng 5, đã quyết định từ bỏ toàn bộ bán đảo Liêu Đông để đổi lại bằng một khoản bồi thường bổ sung trị giá 30 triệu lượng lạng bạc từ Trung Quốc. Sự kiện ba nước Nga – Pháp – Đức can thiệp vào thành quả của Nhật Bản sau chiến tranh Trung – Nhật chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn Nga – Nhật về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Chương 3 QUAN HỆ NGA – NHẬT BẢN VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN VÀ MÃN CHÂU TỪ NĂM 1895 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1903 3.1. Hành động của Nga, Nhật Bản ở Đông Bắc Á từ sau sự kiện Tam cường can thiệp và thỏa hiệp đầu tiên 3.1.1. Nga xâm nhập Mãn Châu và can thiệp vào chính phủ Triều Tiên Sau khi lôi kéo các nước can thiệp vào Hiệp ước Shimonoseki, chính quyền Nga đã cho Trung Quốc thấy cái giá của việc bảo toàn lãnh thổ. Tháng 5. 1896, Nga đạt được thỏa thuận: Đổi lấy việc cho Trung Quốc vay 400 triệu franc với lãi suất 4% để bồi thường chiến phí cho Nhật Bản, Trung Quốc đồng ý cho Nga xây dựng tuyến đường sắt đến Vladivostok qua Mãn Châu. Cùng lúc, Nga cũng bắt đầu những hành động trên lãnh thổ Triều Tiên. Điều này được thúc đẩy bởi một biến cố, đó là vụ ám sát hoàng hậu Min (người Nhật thực hiện) vào tháng 10.1895. Sự kiện trên đã đưa đến ảnh hưởng của Nga tại Triều Tiên lớn hơn bao giờ hết. Một loạt những nhượng bộ quyền lợi cho Nga đã được triều đình vua Cao Tông phê duyệt. Tóm lại, sau khi buộc Nhật Bản phải từ bỏ quyền lợi của mình, đế quốc Nga đã lập tức hành động nhằm mục đích chiếm lấy chính những chiến lợi phẩm đó. Điều này tất yếu gây nên sự phẫn nộ của người Nhật đối với Nga. 3.1.2. Nhật Bản nỗ lực duy trì nguyên trạng và thỏa hiệp với Nga về quyền lợi ở Triều Tiên Tháng 10 năm 1895, sau khi hoàng hậu Min bị ám sát, Nhật Bản mất đi tất cả những quyền lợi của mình thay thế vào đó là ảnh hưởng của Nga. Nhật nhận thấy tại thời điểm đó đó Nga lại đang bận rộn kinh doanh tại Mãn Châu và việc xây dựng tuyến đường sắt xuyên Siberia vĩ đại. Vì vậy, chính quyền Nhật đã đề nghị hai bên thỏa thuận về vấn đề Triều Tiên và được Nga chấp nhận bắt tay hòa hoãn. Thỏa thuận đầu tiên được biết đến đó là Nghị định thư Seoul, còn gọi là Hiệp định K. Weber – Komura, kí ngày 14.5.1896, tại Seoul bởi đại diện của hai nước: Công sứ Karl Ivanovich Weber của Nga và Komura Jutaro, công sứ Nhật ở Triều Tiên. Tiếp đó là Nghị định thư Yamagata – Lobanov, ngày 9.6.1896, cùng có nội dung cơ bản là chia sẻ quyền lợi hai nước Nga – Nhật ở Triều Tiên. 3.2. Mâu thuẫn Nga – Nhật gia tăng và những thỏa hiệp tiếp theo từ năm 1898 đến giữa năm 1900 3.2.1. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn Nga – Nhật Cuối năm 1897, Đức lấy cớ triều đình Mãn Thanh sát hại hai nhà truyền giáo đã đưa quân chiếm đóng vịnh Giao Châu. Nga lợi dụng sự kiện này, đầu năm 1898, buộc triều đình Mãn Thanh nhượng cho quyền thuê cảng Lữ Thuận và Đại Liên thuộc bán đảo Liêu Đông. Đây chính là nơi mà ba năm về trước Nga lấy lí do bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc, đã buộc Nhật Bản phải từ bỏ. Sự kiện này đã đẩy mâu thuẫn Nga – Nhật bùng phát trở lại sau rất nhiều nỗ lực thỏa thuận chia sẻ quyền lợi ở Triều Tiên. Việc chiếm đóng cảng Lữ Thuận đã chính thức đẩy Nga vào xung đột với Nhật Bản và cuộc chiến tranh chắc chắn không thể tránh khỏi bởi sự xuất hiện của Nga ở đây đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nước Nhật. 3.2.2. Nga - Nhật Bản tiếp tục thỏa thuận Mặc dù mâu thuẫn gia tăng nhưng cả Nga và Nhật vẫn tiếp tục thỏa thuận với nhau về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu vì: Xét bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ ,Nhật không thể có lựa chọn khác bởi: Nhật chưa có đồng minh và cần thời gian để xây dựng lực lượng. Nội các mới của Nhật được thành lập, đứng đầu là thủ tướng Ito Hirabumi. Ông là người có quan điểm ủng hộ thỏa thuận với Nga, tránh xung đột. Một phương án mới được chính phủ Ito đưa ra nhằm thỏa thuận với Nga đó là: đổi lấy việc Nga toàn quyền ở Mãn Châu, Nhật được toàn quyền ở Triều Tiên. Nga cũng cần thỏa thuận bởi ngay lúc này việc tiếp tục xâm chiếm Triều Tiên không phải là lựa chọn khôn ngoan. Nga cần tập trung cho những vấn đề quan trọng, thiết thực hơn đó là mở rộng tuyến đường sắt đến nam bán đảo Liêu Đông và xây dựng những cảng biển mới chiếm được thành những căn cứ hải quân như mong muốn. Việc thỏa thuận với Nhật Bản là giải pháp đúng đắn được cả Bộ trưởng Ngoại giao, Muraviev và công sứ Nga tại Nhật, Romanovich Rosen, đồng ý. 3.2.3. Thỏa hiệp mới của Nhật Bản – Nga về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu Hiệp định tiếp theo được kí kết giữa Nga và Nhật được biết đến chính là Công ước Rosen – Nissi, ngày 25.4.1898, với nội dung như sau: Hai bên công nhận dứt khoát chủ quyền và độc lập toàn vẹn của Triều Tiên, cam kết lẫn nhau tránh mọi can thiệp trực tiếp vào các vấn đề nội bộ của nước này; việc bổ nhiệm cố vấn quân sự và tài chính phải trên thỏa thuận chung; chính phủ Nga cam kết không gây cản trở tới phát triển quan hệ thương mại và công nghiệp giữa Nhật Bản và Triều Tiên. Về cơ bản hiệp định là công bằng cho cả hai phía Nga và Nhật Bản. 3.3. Nga – Nhật Bản mâu thuẫn gay gắt từ giữa năm 1900 đến tháng 7 năm 1903 3.3.1. Bối cảnh lịch sử Cuối năm 1899, khởi nghĩa Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ tại Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa diễn ra đã làm thay đổi những bước đi quan trọng của cả Nga và Nhật Bản tại khu vực Đông Bắc Á khi hai nước này là lực lượng chủ đạo giải cứu các tòa công sứ của các nước bị bao vây bởi quân Nghĩa Hòa đoàn. 3.3.2. Nga chiếm giữ Mãn Châu và đẩy mạnh xâm nhập Triều Tiên Phong trào Nghĩa Hòa đoàn đã làm cho các nước đế quốc phải “vất vả” để dẹp tan. Nhưng đối với chính quyền Nga đây lại là một cơ hội cho việc xâm chiếm Mãn Châu. Thực tế sau đó cho thấy, Nga lấy cớ bảo vệ đường sắt, đã xâm nhập Mãn Châu mặc cho sự phản đối của chính quyền Mãn Thanh và các nước đế quốc khác. Cuối tháng 12.1900, Nga tiếp tục đạt một thoả thuận quan trọng. Theo đó, triều Thanh sẽ được khôi phục chính quyền tự trị với điều kiện người Tartar phải tuân thủ các điều khoản gần giống như một hiệp ước bảo hộ. Với sự kiện này, Nga đã thực sự nắm giữ vai trò kiểm soát Mãn Châu. Nga cũng tiếp tục can thiệp vào Triều Tiên, đưa vấn đề này trở thành trung tâm bão của Viễn Đông. Chính sách này được thực hiện cùng sự xuất Alexander Bezobrazov, một sĩ quan về hưu nhưng được Nga hoàng và nhiều chính khách trong chính phủ ủng hộ. Ông ta đã đưa ra chính sách táo bạo nhằm thôn tính Triều Tiên. 3.3.3. Mâu thuẫn Nga – Nhật trở nên gay gắt và hành động của Nhật Bản Việc Nga chiếm đóng Mãn Châu và xâm nhập Triều Tiên khiến mâu thuẫn Nga – Nhật trở nên gay gắt. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chưa sẵn sàng cho việc đương đầu với quốc gia này bằng một cuộc chiến tranh. Vì vậy, giải pháp hòa bình vẫn là lựa chọn của Nhật đối với vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu trong quan hệ với Nga. Đồng thời, Nhật Bản cũng tìm kiếm đồng minh. Tháng 1.1902: Hiệp ước Liên minh Anh – Nhật chính thức được công bố trong sự ngạc nhiên của nhiều quốc gia. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn làm thay đổi từng bước cục diện và quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á. Hiệp ước Liên minh Anh – Nhật cũng đã tác động sâu sắc đến Nga nhưng Nga vẫn không từ bỏ tham vọng ở Đông Bắc Á. Nga tiếp tục cho quân chiếm đóng Mãn Châu, vi phạm thỏa thuận rút quân với triều đình Mãn Thanh và tập đoàn Bezobrazov vẫn tiếp tục các hoạt động ở Triều Tiên. Chương 4 QUAN HỆ NGA – NHẬT BẢN VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN VÀ MÃN CHÂU TỪ THÁNG 7 NĂM 1903 ĐẾN NĂM 1905 4.1. Sự leo thang của mâu thuẫn Nga – Nhật Bản từ tháng 7 năm 1903 đến tháng 2 năm 1904 4.1.1. Nga tăng cường các hoạt động chiếm giữ Mãn Châu và xâm chiếm Triều Tiên Theo thỏa thuận với Trung Quốc, Nga phải tiến hành việc rút quân khỏi Mãn Châu vào ngày 8.4.1903 nhưng đến hè năm đó, Nga đã không thực hiện những cam kết về việc rút quân của mình. Tập đoàn của Bezobrazov ở Triều Tiên ngày càng táo bạo và liều lĩnh. Từ tháng 7.1903 đến khi chiến sự nổ ra, quan hệ hai nước Nga và Nhật trở nên vô cùng căng thẳng. 4.1.2. Nhật Bản kiên trì các biện pháp hòa bình, đàm phán trực tiếp với Nga Ngày 28.7.1903, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật là Nam tước Komura Jutaro, đã gửi cho Công sứ Nhật ở Nga là Kurino Shinichiro bức điện tín đầu tiên, bắt đầu cho quá trình đàm phán trực tiếp giữa hai nước. Nội dung các cuộc trao đổi giữa Nga và Nhật được lưu lại dưới hình thức những bức điện tín giữa Nam tước Komura và Mr. Kurino. Tổng số có 51 công điện trong quá trình đàm phán Nga - Nhật vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu từ ngày 28.7.1903 đến ngày 6.2.1904 (trước khi Nhật tấn công Nga tại cảng Lữ Thuận hai ngày). Những công điện này ngay sau đó được tập hợp trong cuốn Correspondence regarding the negotiations between Japan and Russia (Thư từ liên quan tới các cuộc đàm phán giữa Nhật bản và Nga) bởi chính Nam tước Komura, xuất bản ngay sau khi chiến tranh bùng nổ năm 1904. 4.1.3. Đàm phán Nga – Nhật Bản thất bại Trong suốt những tháng đàm phán hai bên, phải nhìn nhận một điều giống như kì tích đó là thái độ kiên trì, nhẫn nại tột cùng của Nhật Bản. Song đáp trả cho điều đó, Nga vẫn tiếp tục đóng quân tại Mãn Châu và không ngừng xâm nhập, gây ảnh hưởng ở Triều Tiên. Đàm phán Nga – nhật hoàn toàn thất bại. Không thể trì hoãn hơn nữa, nước Nhật đã chuẩn bị đầy đủ nhất cho một cuộc chiến và họ đã khai hỏa trong khi Nga vẫn đang còn ảo tưởng về quyền lực của mình tại Đông Bắc Á. 4.2. Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905): Đỉnh điểm của mẫu thuẫn Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu 4.2.1. Sự chuẩn bị của Nga và Nhật Bản trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh Đàm phán giữa Nga và Nhật kết thúc với việc hai bên đều ra tuyên bố rút công sứ và nhân viên của mình về nước. Chiến tranh đến gần. Tuy nhiên, sự chuẩn bị của mỗi nước cho cuộc chiến lại hoàn toàn không giống nhau. Đối với Nga: Mặc dù đã tăng cường sức mạnh của họ ở Đông Á bằng cả đường bộ và đường biển nhưng nước này vẫn gần như là không chuẩn bị cho chiến tranh. Trong khi đó, dường như Nhật Bản ngay từ đầu đã chuẩn bị và sẵn sàng cho cuộc chiến bằng việc không ngừng xây dựng và phát triển hạm đội của mình. 4.2.2. Khái lược diễn biến, kết cục chiến tranh Nga – Nhật Chiến tranh Nga – Nhật Bản bắt đầu từ ngày 8.2.1904 với sự kiện Nhật tấn công Lữ Thuận và kết thúc hoàn toàn với việc kí kết hiệp ước Portsmouth ngày 5.9.1905. Trải qua các trận Lữ Thuận, Áp Lục, Hoàng Hải, Phụng Thiên và Đối Mã, cuối cùng quân Nhật đã giành thắng lợi hoàn toàn trước cả hải quân và lục quân Nga. Nhật đã làm chủ Mãn Châu, cảng Lữ Thuận. Hai hạm đội hải quân của Nga là Thái Bình Dương và hạm đội Ban Tích gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Thắng lợi của Nhật Bản trước quân đội Nga một lần nữa lại làm cho thế giới kinh ngạc trước sức mạnh hải quân và những bước đi của một quốc gia châu Á nhỏ bé. 4.2.3. Thỏa thuận của Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu sau chiến tranh: Hiệp ước Portsmouth Chiến tranh 1904 – 1905 là đỉnh cao trong quá trình giải quyết mâu thuẫn Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu. Hiệp ước Portsmouth, được kí kết ngày 5.9.1905, đã tạm thời giải quyết mâu thuẫn Nga và Nhật về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, và cũng đồng thời là mốc đánh dấu sự kết thúc chính sách bành trướng xâm lược của Nga ở Đông Bắc Á. Với nội dung của Hiệp ước Portsmouth, Nhật đã giành lại tất cả những nhượng bộ mà trước đây đã bị Nga chiếm đoạt, thậm chí còn nhiều hơn trước. Quan trọng hơn, hiệp ước này đã chính thức gạt bỏ Nga khỏi bước đường xâm chiếm Triều Tiên của chính quyền Minh Trị. Nhật hoàn toàn có thể biến Triều Tiên thành thuộc địa mà không gặp phải trở ngại nào. Chương 5 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ NGA – NHẬT BẢN VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN VÀ MÃN CHÂU CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX 5.1. Đặc điểm quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu 5.1.1. Quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu mang tính điển hình của quan hệ giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX * Về vấn đề tranh giành phạm vi quyền lợi và thị trường thuộc địa Những nhân tố trực tiếp đưa đến sự hình thành mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản chính là tham vọng bành trướng của Nga và chính sách đối ngoại xâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_tieng_viet_3012_1853765.doc
Tài liệu liên quan