Quan hệ quốc tế - Cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ La tinh những năm đầu thế kỷ XXI

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẠNH TRANH MỸ - NGA TẠI MỸ LATINH

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 15

1.1. Nhân tố ngoại sinh tác động đến cạnh tranh Mỹ – Nga tại Mỹ Latinh 15

1.1.1 Nhân tố thế giới .15

1.1.2. Nhân tố khu vực .21

1.2. Nhân tố nội sinh tác động đến cạnh tranh Mỹ – Nga tại Mỹ Latinh

1.2.1. Nhân tố từ phía Mỹ .

1.2.1.1 Lợi ích của Mỹ đối với Mỹ Latinh .

1.2.1.2. Chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh .

1.2.2. Nhân tố từ phía Nga .

1.2.2.1 Lợi ích của Nga đối với Mỹ Latinh .

1.2.2.2. Chính sách của Nga đối với Mỹ Latinh .

1.3. Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH MỸ-NGA TẠI MỸ LATINH NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ

XXI

2.1. Thực trạng cạnh tranh Mỹ - Nga trong lĩnh vực chính trị

2.1.1. Giai đoạn 2000 – 2008 .

2.1.2. Giai đoạn 2008 – nay .

2.2. Thực trạng cạnh tranh Mỹ - Nga trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng

2.2.1. Giai đoạn 2000 – 2008 .

2.2.2. Giai đoạn 2008 – nay .

2.3. Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ-NGA TẠI MỸ LATINH ĐỐI VỚI

QUAN HỆ QUỐC TẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

pdf48 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quan hệ quốc tế - Cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ La tinh những năm đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư, làm đình trệ cung cầu trên thị trường toàn cầu, gây ra suy giảm tăng trưởng, gia tăng thất nghiệp và nghèo đói, đẩy các quốc gia và các doanh nghiệp vào tình trạng nợ nần, làm đóng băng thị trường bất động sản, gia tăng các hoạt động đầu cơ vàng, dầu mỏ,...Khủng hoảng kinh tế dẫn tới bất ổn về chính trị - xã hội, chủ nghĩa dân tộc cực đoan gia tăng, làm cho môi trường quốc tế trong xu thế hợp tác và cạnh tranh ngày càng có nhiều điểm nóng.4 Sự suy giảm về vị thế kinh tế và chính trị của Mỹ trên thế giới cùng với sự nổi lên các quốc gia như: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, EU, Nhật Bản được cho là những ứng cử viên sáng giá trong trật tự thế giới đa cực. Nga muốn khẳng định mình là một cực trong trật tự thế giới đa cực, sau khi phục hồi vị thế một cường quốc kinh tế, chính trị và quân sự sau hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Vladimir Putin (2000-2008).5 Trật tự thế giới đa cực không phải là khái niệm mới đối với những nhà hoạch 4 Nguyễn An Hà (2013), Điều chỉnh chính sách phát triển của một số quốc gia chủ chốt châu Âu giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, NXB KHXH, Hà Nội, tr.11. 5 Lê Thế Mẫu, Nhận thức về quan điểm cục diện thế giới đa cực trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Tạp chí cộng sản, hoi-dang-XI/Noi-dung-co-ban-van-kien/2011/12102/Nhan-thuc-ve-quan-diem-cuc-dien-the-gioi-da-cuc- trong.aspx, ngày truy cập: 19/11/2016. định chính sách của Nga. Trong nửa sau của những năm 1990, một nhóm các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách làm việc dưới sự chỉ huy của Bộ trưởng ngoại giao Nga (sau này là Thủ tướng Chính phủ Nga từ năm 1998-1999) Yevgeny Primakov, đã phát triển một luận thuyết chính sách ngoại giao mới dựa trên ý tưởng nước Nga sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong “liên minh đa cực” gồm những cường quốc cùng chung lý tưởng muốn loại bỏ trật tự thế giới đơn cực do Mỹ thiết lập.6 Trong khi Mỹ vẫn muốn giữ vững vị thế siêu cường thế giới của mình thì Nga và các quốc gia khác lại không hài lòng với trật tự thế giới mà Mỹ và các nước đồng minh tại Châu Âu đang xây dựng. Bài diễn văn của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị về chính sách an ninh tại Munich ngày 10/2/2007 đã đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Nga.7 Nước Nga đang trỗi dậy không bằng lòng với trật tự thế giới hiện tại, nhất là trật tự này phản ánh những đặc điểm như vai trò ngày càng lớn của Mỹ trong các tiến trình ra quyết định quốc tế chủ chốt. Bài diễn văn của Tổng thống Nga Putin cũng phản đối việc đưa khái niệm thế giới đơn cực vào quan hệ quốc tế, trong khi thực tế đã chứng minh mô hình đơn cực Mỹ theo đuổi đang không có hiệu quả. Cuộc chiến tranh tại Iraq mà Mỹ và các nước đồng minh đơn phương phát động là hành động coi thường các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, làm suy giảm vị thế chính trị của Mỹ. Ngay sau khi lên làm tổng thống nước Nga, Putin đã ban hành Sắc lệnh số 24 ―Về tổng quan an ninh quốc gia Liên bang Nga‖. Trong phần 1 về ―Nước Nga trong cộng đồng quốc tế‖, đường lối ―đa cực‖ đã được nhắc đến khá rõ: ―Tình 6 Elena Jurado (2008), ―Russia’s role in a multi-polar world between change and stability‖, Foresight Project. 7 Bài diễn văn của V. Putin công bố trên website Lenta.ru ngày 2/10/2007, http:lenta.ru/articles/2007/asymmetry. hình thế giới hiện nay có sự chuyển đổi năng động hệ thống quan hệ quốc tế. Sau khi kết thúc kỷ nguyên đối đầu hai cực đã xuất hiện hai xu thế trái ngược nhau: Xu thế thứ nhất là củng cố địa vị kinh tế và chính trị của một số quốc gia và các tổ chức hội nhập của họ, hoàn thiện cơ chế quản lý đa phương các tiến trình quốc tế. Trong đó, tất cả các nhân tố kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, sinh thái và thông tin đóng vai trò quan trọng. Nước Nga sẽ thúc đẩy việc hình thành hệ tư duy về thiết lập một thế giới đa cực trên nền tảng này‖. Xu thế thứ hai theo đuổi ý đồ xây dựng cấu trúc quan hệ quốc tế dựa trên sự thống trị của các nước phát triển phương tây đứng đầu là Mỹ, dựa trên những quyết sách đơn phương, giải quyết các vấn đề quan trọng của chính trị thế giới theo cách ―lách‖ các chuẩn mực của luật pháp quốc tế‖8. Nga là quốc gia duy nhất vừa là thành viên của khối G8, vừa là thành viên của BRICS - nói cách khác Nga vừa là thành viên của khối các cường quốc lẫn thành viên của khối các quốc gia mới trỗi dậy có sức tăng trưởng mạnh. Nhưng kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga đã bị loại khỏi G8. Bởi vậy, Nga có ý đồ lớn hơn là biến khối BRICS thành một "đối trọng với G8”, và là phương tiện để Nga đạt được mục tiêu hình thành một trật tự thế giới đa cực. Trong bối cảnh khả năng của Mỹ và nước phương Tây trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu ngày càng giảm dần, nhu cầu cần những định chế khác, nguồn tài chính khác, hợp tác chính trị, quân sự và kinh tế cũng ngày càng tăng, vai trò của khối BRICS cũng sẽ có khả năng ngày càng phát triển. 8 О Концепции Национальной безопасности Российской Федерации. — www.businesspravo.ru. 2001. [Электронный ресурс] URL: (20.09.2010.) Trong bối cảnh quan hệ quốc tế chịu tác động của nhiều xu hướng như xu hướng tăng cường hợp tác trên toàn cầu, xu hướng đa cực, xu hướng chuyển dịch trật tự thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nước Nga thể hiện quan điểm ủng hộ xây dựng một thế giới đa cực trên cơ sở tôn trọng các lợi ích của nhau và bình đẳng trong quan hệ quốc tế còn Mỹ vẫn muốn duy trì trật tự thế giới đơn cực. Những xu hướng này tác động mạnh mẽ đến cạnh tranh Mỹ - Nga trên thế giới, đặc biệt là những cạnh tranh lợi ích tại khu vực Mỹ Latinh vốn được coi là “sân sau” của Mỹ. 1.1.2. Nhân tố khu vực Mỹ Latinh nằm ở Tây Bán cầu, bao gồm hầu hết các quốc gia ở Trung và Nam Châu Mỹ. Đây là một khu vực đông dân số, diện tích rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú và sở hữu đường bờ biển dài. Khu vực này bao gồm 33 quốc gia với tổng diện tích hơn 20 triệu km2 (chiếm khoảng 14,7% diện tích thế giới) và trên 550 triệu dân (chiếm khoảng 8% dân số thế giới). Mỹ Latinh hiện đang có nhiều bước chuyển mình về kinh tế. Với vị trí địa chiến lược của mình, khu vực này vốn được coi là ―sân sau‖ của Mỹ. Hơn 150 năm qua, Học thuyết Monroe chi phối chính sách ngoại giao của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh.9 Theo Học thuyết, những nỗ lực trong tương lai của các quốc gia Châu Âu để thiết lập thuộc địa hay can thiệp vào nội bộ của các nước ở Bắc hay Nam Mỹ sẽ bị xem là những hành động xâm lược, và như vậy đòi hỏi sự can thiệp của Mỹ. Mục đích đầu tiên của học thuyết này là để cho các quốc gia Mỹ Latinh mới giành được độc lập không bị can thiệp bởi các nước Châu Âu, tránh 9 U.S. – Latin America Relations: ―A New Direction for a New Reality‖, Report of an Independent Task Force, the Councils on Foreign Relations, 2008. tình trạng Châu Mỹ trở thành chiến trường của các cường quốc Châu Âu. Tuy nhiên sau đó, Học thuyết này được Mỹ sử dụng như một công cụ để gây ảnh hưởng lên khu vực này. Từ góc nhìn của Mỹ Latinh, Học thuyết Monroe vẫn được coi là cái cớ để Mỹ tùy ý can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh. Trong nhiều năm, Mỹ Latinh là nguồn cung ứng dầu mỏ lớn nhất cho Mỹ và là một đối tác mạnh trong lĩnh vực phát triển năng lượng thay thế. Mỹ Latinh còn là một trong những đối tác có nền kinh tế phát triển nhanh nhất, khu vực này đồng thời sở hữu nguồn dân nhập cư vào Mỹ lớn nhất. Có thể nói, Mỹ Latinh có một vai trò nhất định đối với nước Mỹ, có mối quan hệ mật thiết cả về chiến lược, chính trị, kinh tế, và văn hóa.10 Sau khủng hoảng năm 2008 – 2009, các nước Mỹ Latinh và Caribe đã dần phục hồi và tăng trưởng kinh tế trở lại nhanh chóng trong khi các nước Châu Âu và Mỹ vẫn đang tìm cách khắc phục hậu quả. Xu thế liên kết và hội nhập trong khu vực Mỹ Latinh tiếp tục được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, điển hình là Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đang dần lấy lại đà tăng tốc, Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), và Liên minh Bolivar dành cho các dân tộc Châu Mỹ (ALBA) ngày càng phát triển. Trong khi Mỹ đang tìm cách khắc phục khủng hoảng thì quan hệ giữa Mỹ Latinh và Nga lại đang phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh trực tiếp với Mỹ. Sự quan tâm ngày càng tăng của các nước lớn đến khu vực Mỹ Latinh trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, đặc biệt là sau MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẠNH TRANH MỸ - NGA TẠI MỸ LATINH NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 15 10 U.S. – Latin America Relations: ―A New Direction for a New Reality‖, Report of an Independent Task Force, the Councils on Foreign Relations, 2008. \ 1.1. Nhân tố ngoại sinh tác động đến cạnh tranh Mỹ – Nga tại Mỹ Latinh 15 1.1.1 Nhân tố thế giới ..................................................................................................................15 1.1.2. Nhân tố khu vực .................................................................................................................21 1.2. Nhân tố nội sinh tác động đến cạnh tranh Mỹ – Nga tại Mỹ Latinh Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Nhân tố từ phía Mỹ ............................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1.1 Lợi ích của Mỹ đối với Mỹ Latinh .................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1.2. Chính sách của Mỹ đối với Mỹ Latinh ............................ Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Nhân tố từ phía Nga .............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.2.1 Lợi ích của Nga đối với Mỹ Latinh ................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2.2. Chính sách của Nga đối với Mỹ Latinh ........................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Tiểu kết chương 1Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH MỸ-NGA TẠI MỸ LATINH NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI Error! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng cạnh tranh Mỹ - Nga trong lĩnh vực chính trị Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Giai đoạn 2000 – 2008 ........................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Giai đoạn 2008 – nay ............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng cạnh tranh Mỹ - Nga trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Giai đoạn 2000 – 2008 ........................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Giai đoạn 2008 – nay ............................................................. Error! Bookmark not defined. 2.3. Tiểu kết chương 2Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ-NGA TẠI MỸ LATINH ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI Error! Bookmark not defined. 3.1. Một số đánh giá về cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI Error! Bookmark not defined. 3.2. Tác động của cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Đối với thế giới ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Đối với khu vực Mỹ Latinh ..................................................... Error! Bookmark not defined. 3.3. Tiểu kết chương 3Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 Tiếng Việt ......................................................................................................................................42 Ngoại ngữ ......................................................................................................................................43 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tăt́ Tiếng Anh Tiếng Việt EU European Union Liên minh châu Âu BRICS Brazil – Russia – India – China – South Africa Khối bao gồm các nền kinh tế mới nổi, Brazil – Nga - Ấn Độ - Trung Quốc – Nam Phi ALBA The Bolivarian Alliance for the Peoples of Our America Liên minh Bolivar dành cho các dân tộc Châu Mỹ UNASUR The Union of South American Nations Liên minh các quốc gia Nam Mỹ MERCOSUR Southern Common Market Khối thị trường chung Nam Mỹ USD United States Dollar Đô la Mỹ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc dân OAS Organization of American States Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ FARC The Revolutionary Armed Forces of Colombia Lực lượng vũ trang Cách mạng Colombia CELAC The Community of Latin American and Caribbean States Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean UNSC United Nations Security Council Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc NATO The North Atlantic Treaty Organization Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do NED National Endowment for Democracy Tổ chức yểm trợ dân chủ quốc gia OTI Office of Transition Initiatives Văn phòng các sáng kiến chuyển tiếp APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương RIMPAC the Rim of the Pacific Exercise Tập trận Vành đai Thái Bình Dương SEAL Sea, Air and Land Lực lượng đặc nhiệm SEAL USAID The United States Agency for International Development Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ COP21 Conference of the Parties Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 27 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Mỹ Latinh là một khu vực đông dân số, diện tích rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú và sở hữu đường bờ biển dài. Khu vực này bao gồm 33 quốc gia với tổng diện tích hơn 20 triệu km2 (chiếm khoảng 14,7% diện tích thế giới) và trên 550 triệu dân (chiếm khoảng 8% dân số thế giới). Mỹ Latinh hiện đang có nhiều bước chuyển mình về kinh tế; với vị trí địa chiến lược của mình, khu vực này vốn được coi là “sân sau” của Mỹ. Tuy nhiên trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2001 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, vị thế của Mỹ ở Mỹ Latinh đang dần suy giảm. Trong khi đó, Nga đã bắt đầu chú ý đến khu vực này và đang gia tăng hợp tác với Mỹ Latinh ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI. Giờ đây Mỹ Latinh đã trở thành khu vực hấp dẫn rất nhiều nước lớn như Trung Quốc, Nga, EU và Nhật Bản. Trước những thay đổi về tình hình khu vực và thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nga đã và đang nỗ lực nối lại hợp tác với các nước khu vực Mỹ Latinh. Những thay đổi trong chính sách của Nga đối với Mỹ Latinh và sự cạnh tranh lợi ích Mỹ - Nga tại khu vực này có ý nghĩa rất lớn đối với quan hệ quốc tế nói chung và khu vực Mỹ Latinh nói riêng. Luận văn tập trung nghiên cứu về cạnh tranh lợi ích giữa Mỹ và Nga tại Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI, có ý nghĩa cấp thiết trong bối cảnh những nghiên cứu về khu vực này còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cạnh tranh Mỹ - Nga tại khu vực 28 Mỹ Latinh đầy tiềm năng; sự canh tranh lợi ích giữa hai cường quốc này không chỉ có tác động đơn thuần đối với những nước liên quan mà còn có ảnh hưởng nhất định đến cục diện quan hệ quốc tế. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Cạnh tranh Mỹ - Nga ở Mỹ Latinh là đề tài vẫn còn khá mới ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Những thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhiều nhà khoa học lịch sử và quan hệ quốc tế đã có những nghiên cứu về mối quan hệ cạnh tranh này nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào chính sách của Nga và Mỹ đối với khu vực Mỹ latinh chứ chưa chú trọng vào mối quan hệ cạnh tranh giữa hai cường quốc này. 2.1. Nghiên cứu nước ngoài Đề tài này cũng được các học giả nước ngoài chú ý đến, nhưng những công trình chủ yếu phân tích mối quan hệ giữa Nga và Mỹ Latinh, sự thay đổi chính sách của Nga đối với khu vực này, và sự suy giảm quyền lực của Mỹ tại Mỹ Latinh. - Nghiên cứu của tác giả Stephen Blank (2009), Russia in Latin America: Geopolitical Games in the US’s Neighborhood, Russia/NIS Center. Bài nghiên cứu này của ông chủ yếu phân tích các chính sách và mục tiêu của Nga ở Mỹ Latinh, những chiến thuật của Nga để giành ảnh hưởng tại khu vực này và chỉ ra mối quan hệ của Nga với một số các quốc gia có vấn đề với Mỹ trong khu vực Mỹ Latinh, cụ thể là Cuba và Venezuela. Đây là công trình nghiên cứu sát với đề tài ―cạnh tranh Mỹ - Nga tại khu vực Mỹ Latinh đầu thế kỷ XXI‖ nhất, tuy nhiên tác giả vẫn chưa làm rõ cạnh tranh trên một số lĩnh vực, chủ yếu vẫn chỉ phân tích chính sách và mối quan hệ của Nga tại Mỹ Latinh – khu vực được coi là sân sau của Mỹ. - Nghiên cứu của Stephan Blank (2010), Russia and Latin America: Motives and Consequences, Challenges to Security in the Hemisphere Task Force, Center for Hemisphere Policy, University of Miami. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác động 29 của việc Nga can thiệp vào khu vực Mỹ Latinh. Đồng thời, ông cũng đưa ra các chính sách, mục tiêu của Nga khi xâm nhập vào khu vực này. Trong đó, Venezuela và Cuba là hai quốc gia nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền Nga nhất. Nghiên cứu của Stephen Blank cũng đã đề cập đến yếu tố chính trị nội bộ của Nga trong vấn đề ngoại giao với Mỹ Latinh, đây là điểm ít khi được đề cập đến trong những nghiên cứu về quan hệ giữa Nga và khu vực Mỹ Latinh. - Một nghiên cứu khác của tác giả Stephen Blank (2014), Russia’s Goals, Strategy and Tactics in Latin America, LACC/ARC/US Southern Command Policy Roundtable Series. Với nội dung cập nhật hơn, tác giả Stephen Blank chỉ ra rằng dù cả thế giới đang tập trung vào vấn đề giữa Nga và Ukraine vào thời điểm năm 2014, Nga vẫn đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của mình lên khu vực Mỹ Latinh. Bài nghiên cứu này chỉ rõ những mục tiêu, chiến lược tổng thể tới chi tiết và các biện pháp thông qua chính sách mà Nga thực hiện đối với khu vực Mỹ Latinh. - Nghiên cứu của tác giả J. Samuel Fitch (1993), ―The Decline of US Military Influence in Latin America, Journal of Interamerican Studies and World Affairs‖, số 2 (35), Center for Latin American Studies at the University of Miami. Công trình nghiên cứu này phân tích sự suy giảm quyền lực của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là trong hai thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. - U.S. – Latin America Relations: A New Diretion for a New Reality, Report of an Independent Task Force, the Councils on Foreign Relations, 2008. Báo cáo này đánh giá tổng quan về mối quan hệ giữa Mỹ và khu vực này, đồng thời phân tích sâu tình hình hiện nay c ủa các quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh và những cơ hội, cũng như thách thức chính trong mối quan hệ giữa Mỹ - Mỹ Latinh hiện nay. Bản báo cáo chỉ ra bốn vấn đề then chốt và mối quan hệ của Mỹ với bốn quốc gia chính trong khu vực là Mexico, Brazil, Venezuela, Cuba. 30 - Nghiên cứu của tác giả Pablo Telman Sasnchez Ramírez (2010), Is a New Climate of Confrontation between Russia and the United States Possible in Latin America?, Latin American Policy, Volume 1, Issue 2. Bài viết chỉ ra quá trình Nga tiến gần hơn tới các nước Mỹ Latin, trên mục tiêu chính là mục đích song phương. Các lĩnh vực hợp tác mà nghiên cứu phân tích bao gồm thương mại, năng lượng và quân sự, và đặc biệt là sự hiện diện quân sự của Nga ở Mỹ Latinh. Nghiên cứu cũng kết luận đây là nước đi chiến lược của Nga, và là câu trả lời chính xác đối với Mỹ, trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh thân cận trong NATO đang tiến sâu hơn vào gần biên giới Nga tại Châu Âu. - Nghiên cứu của Gabriel Marcella (2007), American Grand Strategy For Latin America In the Age Of Resentment, Carlisle Barracks, PA: Strategic Studies Institute, US Army War College đã thể hiện rõ mối quan ngại của nước Mỹ trước làn sóng bài Mỹ ngày càng cao tại Mỹ Latinh. Nghiên cứu cũng khẳng định trong lúc này, Mỹ chính là sức mạnh mà Mỹ Latinh cần để phát triển đúng hướng, giúp tránh được những mối lo đã từng hiển hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nghiên cứu tập trung vào chiến lược tổng thể của Mỹ với Mỹ Latinh nhằm giải quyết những vấn đề trong khu vực theo quan điểm của Mỹ. 2.2. Nghiên cứu trong nước Trong nước đã có một số công trình nghiên cứu, bài báo về chính sách của Nga với khu vực Mỹ Latinh, sự suy giảm quyền lực của Mỹ ở khu vực này một cách riêng rẽ. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu toàn diện nào về cạnh tranh Mỹ – Nga tại khu vực Mỹ Latinh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - an ninh trong những năm đầu thế kỷ XXI. - Báo cáo đề tài cấp Bộ (2012) của tác giả Nguyễn Ngọc Mạnh, Viện nghiên cứu Châu Mỹ, Sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ đối với các nước Mỹ Latinh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động tới Việt Nam, chủ yếu đề cập đến những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước Mỹ Latinh sau 31 khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mặc dù nghiên cứu có đề cập đến sự nổi lên của những nền kinh tế mới và sự gia tăng ảnh hưởng của nhóm BRIC thuộc khối BRICS (trong đó có Nga) đối với Mỹ Latinh nói riêng và chính trị toàn cầu nói chung, nhưng mối quan hệ cạnh tranh Mỹ - Nga tại khu vực Mỹ Latinh vẫn chưa được làm rõ một cách toàn diện. - Bài viết của tác giả Lê Khương Thùy (2009), Chính sách đối ngoại tự chủ đa dạng hóa đa phương hóa của các nước Mỹ Latinh, Hội thảo quốc tế ―Việt Nam - Mỹ Latinh: hướng tới hợp tác và phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ. Nghiên cứu đã đưa ra và phân tích chính sách đối ngoại mới, tự chủ hơn trong quan hệ quốc tế của các nước Mỹ Latinh. Sự thay đổi từ chính các quốc gia Mỹ Latinh đã tạo điều kiện cho các quốc gia ngoài Mỹ tiếp cận khu vực, dẫn đến quan hệ cạnh tranh. Tóm lại, những nghiên cứu về mối quan hệ cạnh tranh Mỹ - Nga tại khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt là đánh giá tác động của mối quan hệ cạnh tranh này tới quan hệ quốc tế vẫn còn khá hạn chế. Vì vậy rất cần một nghiên cứu cụ thể về cạnh tranh Mỹ - Nga tại khu vực Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI. Nhìn chung, có thể nói hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống và toàn diện về cạnh trạnh Mỹ - Nga tại Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI. 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Mục tiêu tổng quát: Làm rõ nhân tố ảnh hưởng, thực trạng và tác động của cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ và Nga ở Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI. - Mục tiêu cụ thể: + Làm rõ nhân tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng đến cạnh tranh Mỹ – Nga tại Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI. 32 + Làm rõ thực trạng cạnh tranh Mỹ – Nga tại Mỹ Latinh trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng những năm đầu thế kỷ XXI. + Đánh giá và tác động của cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ Latinh đến quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ Latinh trên các lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng. Tác giả không đưa lĩnh vực kinh tế vào trong bài viết sở dĩ là do cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ Latinh trong lĩnh vực này còn rất hạn chế so với chính trị và an ninh quốc phòng. Khung phân tích đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI. Theo định nghĩa, cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI là hành động ganh đua với nhau nhằm giành lợi ích và địa vị. Trong luận văn, tác giả phân tích cạnh tranh Mỹ - Nga tại Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI thông qua việc làm rõ những nhân tố tác động, thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu cạnh tranh của Nga và Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI, trong đó: - Phạm vi không gian sẽ là trên địa bàn Mỹ Latinh. Mỹ Latinh là một phần của Châu Mỹ. Đây là một khu vực đông dân số, diện tích rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú và sở hữu đường bờ biển dài. Khu vực này bao gồm 33 quốc gia với tổng diện tích hơn 20 triệu km2 với hơn 550 triệu dân. Đây là khu vực có vị trí 33 địa chiến lược, được coi là ―sân sau‖ truyền thống của Mỹ. Khu vực này hiện cũng đang thu hút rất nhiều các cường quốc lớn như Trung Quốc, Nga, Nhật, - Phạm vi thời gian sẽ là từ năm 2000 đến 2015. - Phạm vi nội dung là trên một số lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng. 4.3. Cách tiếp cận Luận văn chủ yếu sử dụng cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực về cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn. Chủ nghĩa hiện thực cho rằng mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống bằng việc cố gắng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt. Điều này dẫn tới việc các quốc gia luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp chung trong Khoa học Xã hội Nhân văn như phương pháp lịch sử, phân tích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004628_8295_2006150.pdf
Tài liệu liên quan