Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỪ VIẾT TẲT

DANH MỤC BÀNG B1ẺU, HÌNH VÀ sơ ĐÒ

LỜI MỜ ĐẪU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 3

3. Câu hỏi nghiên cứu 3

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cửu .5

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN cứu VÀ cơ SỜ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1. Tồng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án 8

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.2. Các nghiên cứu ở ưong nước 13

1.1.3. Nhận xét chung 18

1.2. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng

thưong mại 18

1.2.1. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp cùa Ngân hàng thương mại 18

1.2.2. Rủi ro tín dụng đối vởi doanh nghiệp cùa Ngân hàng thương mại 23

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng

thương mại 35

1.2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích các yểu tố ãnh hường đến rủi ro

tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại 38

1.3. Quân trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại .43

1.3.1. Khái niệm và sự cẩn thiết quân trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp

trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 43

1.3.2. Vai trò cùa quân trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động

Ngân hàng thương mại 45

 

pdf229 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn thiện hồ sơ tín dụng. Việc này phần nào làm cho công tác quản trị rủi ro chưa bảo nguyên tắc độc lập, khách quan. Tuy nhiên, đối với các khoản tín dụng vượt hạn mức phê duyệt của Chi nhánh mà thuộc quyền phán quyết của Hội sở hoặc trung tâm phê duyệt tín dụng khu vực thì công tác thẩm định đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan. Trong năm 2013, Vietinbank cũng như các NHTM khác tiếp tục chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II, đảm bảo quản trị rủi ro toàn diện dựa trên ba vòng kiểm soát chặt chẽ. Vietinbank là một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai mô hình này. Đến tháng 02/2016, tại Việt Nam có 10 ngân hàng được NHNN chỉ định thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, đó là các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB 104 Sơ đồ 2.2. Mô hình tín dụng theo chuẩn Basel II Mô hình này dựa trên nguyên tắc “Ba vòng kiểm soát” bao gồm: - Vòng 1: Các đơn vị, cá nhân thuộc khối kinh doanh chịu trách nhiệm đề xuất cấp tín dụng đáp ứng tiêu chí cấp tín dụng và chịu trách nhiệm chính quản lý rủi ro tín dụng tại đơn vị của mình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, của ngân hàng, cân bằng lợi nhuận và rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro, các định hướng tín dụng và các quy định, quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. - Vòng 2: Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và kiểm soát tuân thủ chịu trách nhiệm giám sát độc lập vòng kiểm soát thứ nhất và quản rủi ro tín dụng. Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng bao gồm xây dựng chính sách tín dụng và quản lý rủi ro danh mục tín dụng, tái thẩm định đề xuất cấp tín dụng từ các đơn vị kinh doanh; xây dựng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng là công cụ trợ giúp các đơn vị kinh doanh đánh giá và lựa chọn khách hàng. - Vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ giám sát độc lập vòng kiểm soát thứ nhất và thứ hai, giám sát sự tuân thủ trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng với các quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý, các quy định nội bộ của ngân hàng. Bộ phận kiểm toán nội bộ đảm bảo độc lập về tổ chức với Ban điều hành, báo cáo trực tiếp lên Ban kiểm soát Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), đảm bảo việc đánh giá khách quan và không bị hạn chế đối với các nhân sự và hoạt động của Ban điều hành, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Các bộ phận chuyên trách hoạt động theo các quy chế, quy định do Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) đề ra và tuân thủ các nguyên tác và quy trình nghiệp vụ do Tổng Giám đốc ban hành, thực hiện quản lý rủi ro đối với mọi cấp và trên toàn diện các hoạt động tác nghiệp. Vòng kiểm soát thứ nhất Các bộ phận trực tiếp kinh doanh Các bộ phận khác Vòng kiểm soát thứ hai Các bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách Mảng QLRR tín dụng Mảng QLRR thị trường Mảng QLRR hoạt động Vòng kiểm soát thứ ba Mảng QLRR tổng thể Kiểm tra kiểm toán nội bộ 105 Mô hình tín dụng mới có sự chuyển đổi căn bản theo hướng quản trị tập trung, thể hiện ở các điểm sau: - Một là: Thu hẹp quyền phán quyết của Chi nhánh. Giai đoạn trước các Chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng có quyền phán quyết rất lớn, do đó dẫn đến tình trạng thiếu sự quản lý rủi ro tập trung đối với các món vay có giá trị lớn. Quyền phán quyết tín dụng hiện tại của Chi nhánh được trụ sở chính giao tùy vào chất lượng tín dụng của Chi nhánh và tùy định hướng tín dụng từng giai đoạn. Tính đến cuối năm 2016 quyền phán quyết cấp tín dụng của các Chi nhánh dao động từ 10-30 tỷ đồng. - Hai là: Tách biệt bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc Chi nhánh, chuyển tập trung thành trung tâm thẩm định trực thuộc Trụ sở chính, kiểm soát các khâu thẩm định quyết tín dụng và giải ngân với các món vay vượt thẩm quyền. Việc này sẽ tách biệt giữa bộ phận kinh doanh tại Chi nhánh và bộ phận thẩm định quyết định cấp tín dụng để đảm bảo minh bạch, khách quan trong cấp và quyết định tín dụng đồng thời kiểm soát được rủi ro tổng thể, rủi ro ngành nghề.... Trong giai đoạn chuyển giao hiện tại, Chi nhánh vẫn có quyền quyết định với các món vay trong thẩm quyền được trụ sở chính giao. - Ba là: Tăng cường hiệu quả của vòng kiểm soát thứ hai - bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách bằng việc thành lập chốt chặn kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các Chi nhánh, chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát quá trình cấp tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy trình quy chế của ngân hàng, đồng thời là cánh tay kéo dài vừa thông tin lên cấp trên và truyền tải thông tin từ cấp kiểm soát trên xuống đảm bảo vận hành cả hệ thống hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ngoài ra, một số ngân hàng sử dụng mô hình KMV (viết tắt tên của Stephen Kealhofer, John McQuown và Oldrich Vasicek - những thành viên sáng lập ra Công ty KMV vào năm 1989 về quản lý rủi ro và phát triển mô hình KMV) để đo lường rủi ro tín dụng, chẳng hạn như Vietcombank áp dụng mô hình KMV trong tính toán, dự báo xác suất phá sản của các khách hàng doanh nghiệp tại đây. Đây là mô hình khá phổ biến trên Thế giới, trong đó vào năm 2004 có 40/50 tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới có đăng ký sử dụng. Sức mạnh của mô hình KMV nằm ở công cụ tính toán thực nghiệm và kiểm nghiệm, dựa trên một cơ sở dữ liệu lớn của KMV. Đại lượng trọng điểm trong mô hình là xác suất vỡ nợ. Xác suất vỡ nợ là xác suất (theo con số thực tế) mà một công ty sẽ vỡ nợ trong vòng một năm theo phương pháp tính toán của KMV. Tuy nhiên ở Việt Nam sử dụng mô hình này còn hiếm hoi bởi các giả định của mô hình KMV khi áp dụng tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, việc giải định phân phối chuẩn khi dữ liệu thực tế không chuẩn sẽ khiến giá trị đo lường rủi ro tín dụng không chính xác. Từ đó các đánh giá để tối ưu danh mục cho vay hoặc làm tiêu chuẩn đầu tư sẽ sai lệch đáng kể. 106 b) Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp - Cùng với việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng tiến hành xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế quy trình nội bộ về quản trị rủi ro; trong dó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn; sổ tay tín dụng; quy định, quy trình về đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp vay, về cấp khoản tín dụng, về tài sản bảo đảm; về đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu... - Thông qua phân tích đánh giá thị trường mục tiêu và ngành hàng định kỳ; ngân hàng sẽ sàng lọc và có định hướng trong việc cấp cũng như tập trung tín dụng vào các khách hàng thuộc các thị trường mục tiêu. Bảng 2.30. Một số định hướng cấp tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM (giai đoạn 2016-2018) STT Chỉ tiêu Nội dung định hướng 1. Định hướng khách hàng Khách hàng doanh nghiệp: Doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp lớn, cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có thị trường ổn định... 2 Định hướng ngành/nhu cầu tín dụng - Ngành trọng điểm ưu tiên: điện (trừ thủy điện ở bậc thanh dưới có công suất phát điện nhỏ dưới 30MW), than, dầu khí, xăng dầu, lương thực thực phẩm. - Ngành xuất khẩu thế mạnh: dệt may, thủ sản (tôm). - Ngành bán lẻ: siêu thị, trung tâm thương mại lớn, kinh doanh mặt hàng thiết yếu - Nhu cầu tín dụng ngắn hạn - Ngành hạn chế; thi công xây dựng (xây nhà ở các loại), bất động sản, sắt thép, xi măng; trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh mía đường; kinh doanh giấy, chế biến kinh doanh gỗ; vận tải biển, vận tải thủy.... - Xây dựng các tiêu chí cấp tín dụng: Các ngân hàng xác định loại hình và đặc điểm doanh nghiệp mục tiêu; mức độ chấp nhận rủi ro tùy theo đặc điểm doanh nghiệp. Tiêu chí cấp tín dụng sẽ hình thành nên đặc điểm rủi ro của danh mục tín dụng của ngân hàng. Các tiêu chí cấp tín dụng được rà soát định kỳ để phù hợp với chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Các tiêu chí tối thiểu bao gồm: triển vọng và rủi ro ngành hàng; hạng tín nhiệm của doanh nghiệp; các điều khoản, điều kiện cấp tín dụng khác như mức cấp tín dụng so với vốn chủ sở hữ và hạng tín nhiệm của doanh nghiệp, mức cấp tín dụng tối đa không có TSBĐ và loại TSBĐ được chấp nhận. 107 Bảng 2.31. Một số điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng Điều kiện Chi nhánh quyết định (các trường hợp khác trình Hội sở xem xét quyết định) Cho vay không có TSBĐ Cho vay có TSBĐ Xếp hạng tín dụng Từ A trở lên Từ BB trở lên Kết quả kinh doanh 2 năm gần nhất ROE>=5%, không có lỗ lũy kế Có lãi, không có lỗ lũy kế (trừ trường hợp: có lỗ nhưng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận/có quyết định cấp bù lỗ; có lỗ theo kế hoạch do doanh nghiệp mới thành lập có dự án mới triển khai và đi vào hoạt động chưa quá 3 năm và có khả năng thực hiện đúng kế hoạch lỗ) Tình hình dư nợ Không còn nợ xấu tại bất cứ TCTD / Không còn nợ xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng của ngân hàng Địa bàn Cùng địa bàn / Thuộc địa bàn giáp ranh với Chi nhánh theo quy định Tài khoản Mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và cam kết chuyển nguồn thu từ phương án dự án về tài khoản tối thiểu tương đương với tỷ lệ cấp tín dụng tại ngân hàng Vốn chủ sở hữu tham gia vào Phương án Ngắn hạn Có hoặc không có vốn chủ sở hữu tham gia - Có hoặc không có vốn chủ sở hữu tham gia - Đối với doanh nghiệp mới thành lập: tối thiểu 20%; trường hợp sau đây tối thiểu 10%: + Cho vay vốn lưu động duy trì dự án mà ngân hàng đã cho vay; + Cho vay Công ty con mới thành lập của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc danh mục TGĐ quy định. Trung, dài hạn Tối thiểu 30% - Thời hạn cho vay đến 3 năm: tối thiểu 40% - Thời hạn cho vay từ trên 3-5 năm: tối thiểu 45% - Thời hạn cho vay trên 5 năm: tối thiểu 50%; - DA/PA cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất: tối thiểu 5%. 108 c) Mức độ tuân thủ các nguyên tắc tín dụng thận trọng Ngân hàng xây dựng và quản lý được một số giới hạn rủi ro, như: Tỷ lệ cho vay không có TSBĐ; Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối; Tỷ lệ cho vay nhóm khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước được điều chỉnh giảm dần. Các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư như: Mức cấp tín dụng so với vốn tự có, mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan.... được ngân hàng kiểm soát để tránh rủi ro cho vay tập trung vào một khách hàng và vào một số ngành nghề nhất định. Mỗi khoản tín dụng tùy vào quy mô được phân quyền phán quyết cho các cấp khác nhau. Mức phân quyền được Trụ sở chính giao tùy thuộc vào kết quả chấm điểm xếp hạng và chất lượng tín dụng của từng chi nhánh. d) Kiểm tra, giám sát khoản tín dụng Kiểm tra, giám sát các khoản tín dụng được các ngân hàng chuẩn hóa thành quy trình kiểm soát, được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay, đánh giá tình hình tài chính và tình hình tài sản bảo đảm định kỳ 6 tháng / lần. Ngân hàng thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. 2.3.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp luôn gây tổn thất cho các NHTM. Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các ngân hàng. Còn nếu rủi ro tín dụng không được kiểm soát tốt làm cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Theo nghiên cứu của Corsetti (1998), một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM tăng cao, gần đây là sự sụp đổ hệ thống tài chính Mỹ. Ngay trước khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM Thái Lan là 13%, Indonesia là 13%, Phillipines là 14%, Malaysia là 10%. Để kiểm soát đối với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, các ngân hàng thực hiện hai phần việc chính: kiểm tra tuân thủ; xây dựng hệ thống và quy trình xử lý nợ có vấn đề. Các phần công việc này tuy chưa hoàn toàn đáp ứng, song đã đi theo đúng định hướng của các nguyên tắc về kiểm soát rủi ro tín dụng mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đề xuất. 109 Các NHTM đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng Giám đốc có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Ngân hàng cũng đã chú trọng xây dựng hệ thống xử lý các khoản tín dụng xấu. Khi các yếu tố có xu hướng thiên lệch như:; quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho phép thì lập tức hội sở chính sẽ yêu cầu chi nhánh báo cáo, kiểm tra, bộ phận kiểm tra kiểm soát trực thuộc hội sở chính nằm tại chi nhánh sẽ trực tiếp vào cuộc rà soát phối hợp đưa ra giải pháp, chi nhánh sẽ không được phép hoặc hạn chế cấp tín dụng mà phải điều chỉnh cơ cấu dư nợ một cách phù hợp giữa các ngành, các khách hàng. Tập trung xử lý khi có dấu hiệu nợ nhóm 2, nợ xấu. Chính sách phát hiện, khắc phục sớm hoặc xử lý dứt kiểm các khoản tin sụng có vấn đề đã phần nào góp phần cải thiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. * Xử lý nợ xấu doanh nghiệp/ Quản lý các vấn đề tín dụng Khi phát hiện ra nợ xấu, các cán bộ tín dụng của ngân hàng tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, căn cứ vào tình trạng TSBĐ mà cán bộ quản trị rủi ro tín dụng phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quyết định số 780/QĐ-NHNN và Thông tư 02 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đã có tác động không nhỏ tới cơ cấu nợ của ngân hàng. Nhiều khoản nợ lẽ ra là nợ xấu nhưng lại được giữ nguyên nhóm nợ nên nợ xấu của ngân hàng trên danh nghĩa đã giảm đáng kể. Các biện pháp xử lý nợ xấu mà ngân hàng đang áp dụng bao gồm: Tiếp tục cho vay để duy trì hoạt động nhằm khôi phục khả năng tiếp tục thực hiện các cam kết trong hợp đồng cho vay; Bổ sung tài sản bảo đảm cho khoản vay; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Khoanh nợ; Phạt quá hạn; Giảm hoặc miễn lãi suất, chỉ yêu cầu trả nợ gốc; Xử lý TSBĐ hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ. Việc ra quyết định lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu phải được sự xét duyệt của cấp có thẩm quyền phù hợp, có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc ngân hàng. Tất cả công việc đều phải được văn bản hóa và lưu giữ trong hồ sơ tín dụng của từng khách hàng. 110 Về việc xử lý nợ xấu doanh nghiệp, các ngân hàng đang tiến tới thực hiện phân loại, trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu theo Thông tư 09 mới, tuy tỷ lệ nợ xấu thực sự của ngân hàng có tăng cao, nhưng hoàn toàn trong mức kiểm soát và duy trì dưới mức 3%. Ngoài ra, ngân hàng Vietinbank đã thực hiện hoán đổi 386 tỷ đồng trái phiếu Vinashin sang trái phiếu của Công ty Quản lý và mua bán nợ (DATC). Đây là phương án xử lý nợ phù hợp và số nợ cũng rất nhỏ. 2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 2.4.1. Kết quả đạt được Chất lượng nợ, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hướng tích cực - Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ nên phần lớn các NHTM Việt Nam đã triển khai mô hình quản lý nợ xấu. Mô hình bao gồm các bộ phận chuyên trách quản lý nợ có vấn đề từ Trụ sở chính đến các Chi nhánh. Nợ nhóm 2, nợ xấu được kiểm soát tốt, điều này cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trước khi thực hiện tái cơ cấu các TCTD theo đề án phê duyệt của Chính phủ, NHNN; - Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo hướng mục tiêu của ngân hàng là giữ vững tỷ trọng cho vay công nghiệp và thương mại từ 55% đến 60% theo định hướng ngay từ khi mới thành lập; điều chỉnh giảm tỷ trọng cho vay vào nhóm rủi ro tín dụng nhỏ và vừa; nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán. Xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng khá đồng bộ - Định hướng chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng khung và kế hoạch phát triển tín dụng đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng, chiến lược phát triển của ngân hàng đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và các kế hoạch tín dụng hàng năm; Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy chế Hội đồng tín dụng, quy định đồng tài trợ, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định BĐTV, quy định miễn giảm lãi”.... “Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và các tài liệu hướng dẫn như Sổ tay tín dụng, phân tích tài chính doanh nghiệp, quy trình quản lý cho vay trên hệ thống INCAS, IPCAS... (hệ thống áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại), quy trình xếp hạng tín dụng rủi ro tín dụng; Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến 111 động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ. - Quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được ủy quyền. Quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp đã dần theo hướng áp dụng thông lệ quốc tế Theo chủ trương của Chính phủ về việc ứng dụng Hiệp ước quốc tế Basel trong hệ thống NHTM Việt Nam (Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt đề án phát triển ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020), theo đó đến hết năm 2016, Việt Nam thực hiện áp dụng hoàn chỉnh các chuẩn mực quốc tế Basel I và dần dần việc ứng dụng Basel II, Basel III. Theo Ngân hàng Nhà nước, các chỉ tiêu này cụ thể như sau: (i) Tăng trưởng bình quân tín dụng từ 18-20%; (ii) Tỷ lệ an toàn vốn đến hết năm 2016: không dưới 9%; (iii) tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến hết năm 2016: dưới 5%; (iv) nợ xấu được xác định theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế; (v) Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2016 theo chuẩn mực quốc tế Basel I, II, III ban hành Luật Giám sát an toàn hoạt động. Về phía NHNN vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về việc ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng. Cụ thể, gần đây nhất, tại Hà Nội, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Công ty Grant Thornton Việt Nam tổ chức Hội thảo “Quản lý nợ xấu tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và các chiến lược tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng”. Ngoài ra, NHNN Việt Nam cũng phối hợp với Citibank tổ chức tọa đàm giới thiệu về Basel II, Basel III với hoạt động của các NHTM để các NHTM Việt Nam có cơ hội hiểu biết sâu sắc hơn về Basel II, Basel III từ đó học tập kinh nghiệm triển khai Basel II, Basel III của Citibank và rút ra những bài học bổ ích đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. 112 Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó, vừa qua nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng tăng trưởng hiệu quả, an toàn và bền vững, đồng thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro; hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã từng bước ứng dụng Hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro ngân hàng đặc biệt là rủi ro tín dụng như: quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quy định về trích lập dự phòng cho rủi ro tín dụng, quy định về an toàn vốn đối với rủi ro phát sinh từ cho vay chứng khoán. Các NHTM đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động đo lường rủi ro Nếu thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo Văn bản hợp nhất số 22/VBHN- NHNN ngày 04/6/2014 của NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD sẽ trung thực và theo sát thông lệ quốc tế hơn, khi đó tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng gần 2-3 lần, dẫn đến việc các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, lợi nhuận giảm. Trên thực tế, hiện nay mới chỉ có một số NHTM lớn tại Việt Nam thực hiện theo Văn bản này về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ của khách hàng doanh nghiệp. Đó là Vietinbank, BIDV, VCB, STB, Agribank, ... Vào đầu năm 2006, BIDV đã ký hợp đồng thuê Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s thực hiện đánh giá và xếp hạng, như vậy BIDV được coi là NHTM Nhà nước đầu tiên tại Việt Nam được đánh giá và xếp hạng tín nhiệm bởi một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và có uy tín toàn cầu như Moody’s. BIDV đã sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của từng doanh nghiệp, kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng doanh nghiệp, đã xây dựng ba hệ thống chấm điểm khác nhau cho ba loại khách hàng chính đó là: tổ chức kinh tế (doanh nghiệp), TCTD (còn gọi là các định chế tài chính) và khách hàng là cá nhân; lựa chọn 35 ngành kinh tế. Một khách hàng có 54 chỉ tiêu (14 chỉ tiêu tài chính, 40 chỉ tiêu phi tài chính). Phần mềm được Trung tâm Công nghệ thông tin BIDV xây dựng với hơn 28.000 dữ liệu. Khách hàng được xếp vào các mức: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D theo thang điểm 100, 80, 60, 40, 20; kèm theo đó là chính sách khách hàng và ra đời Hội đồng tín dụng các cấp. Ngày 25/9/2008, NHNN đã có văn bản số 8738/NHNN-CNH chấp thuận cho NHTM Cổ phần Quân đội thực hiện chính sách trích lập dự phòng rủi ro trên kể từ Quý IV/2008. Trước đó, NHTM Cổ phần Quân đội đã tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và áp dụng thử nghiệm từ tháng 3/2008. Ngoài BIDV các ngân hàng khác như Agribank, VCB, Vietinbank, STB,...cũng đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trong đó, phương pháp chấm 113 điểm trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, VCB, Vietinbank là phương pháp rất phổ biến trên thế giới, được các tổ chức định hạng quốc tế như S&P, Moody’s... đang sử dụng, theo đó việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng này đã sử dụng chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính, được phân tổ đến theo từng cấp. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hóa tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá. Mặt khác, các thông tin trong bảng xếp hạng tín dụng nội bộ cũng được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu bù trừ lẫn nhau vì thế nó có khả năng tự bộc lộ những bất cập của kết quả đánh giá nếu như cán bộ tín dụng đánh giá sai. Điều này sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong quá trình chấm điểm của cán bộ tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế là tiền đề để các NHTM Việt Nam hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống, giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay, hoàn thiện quy trình tín dụng và chính sách khách hàng, phục vụ quản lý tín dụng cấp chi nhánh và toàn ngành, phân loại nợ và trích lập dự phòng tín dụng, là một căn cứ khoa học, khách quan để các ngân hàng có cơ sở để gia tăng dư nợ tín dụng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Hoạt động kiểm tra kiểm soát được tăng cường Nếu trước đây, trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của chính ngân hàng mình, còn các hoạt động giám sát từ các cơ quan bên ngoài chỉ dựa vào hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước thì hiện nay, các NHTM Việt Nam đang có xu hướng thay đổi mô hình kiểm soát của mình, từ mô hình kiểm soát đơn sang mô hình kiểm soát kép, có sự tham gia giám sát của các cổ đông, các nhà đầu tư v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_nguyenthigam_7325_2045651.pdf
Tài liệu liên quan