Quy hoạch tổng thể phát triển kinh xã hội Quận Đống Đa, Ba Đình giai đoạn 2001-2010

Có thể nói, sơ qua những thành tựu của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội nói trên nhằm khẳng định những hoạt động của Viện đã thu được những kết quả nhất định trong thực tiễn và khả năng thu được kết quả ngày càng cao hơn trong quá trình hoạt động của mình.

Trên đây là một vài nét về sự ra đời, hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội. Do trình độ còn hạn chế nên việc tìm hiểu thực tế và viết báo cáo chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong cô hướng dẫn, sửa chữa giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và chuyên đề tốt nghiệp trong thời gian thực tập tới

 

doc10 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển kinh xã hội Quận Đống Đa, Ba Đình giai đoạn 2001-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội được thành lập theo quyết định số 221/1998/QĐ-TTg ngày 16/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ và được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy theo quyết định số 09/1999/QĐ-UB ngày 8/3/1999. Qua 2 năm xây dựng và trưởng thành Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội đã trở thành một cơ qua nghiên cứu hàng đầu về những vấn đề kinh tế xã hội của Thủ Đô. Những kết quả đạt được đã góp một phần vào việc trăng cường sự hiểu biết về các vấn đề kinh tế xã hội của Thủ Đô, cung cấp cấp những luận cứ khoa học cho Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố quyết định các chủ trương chính sách, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH của Thành phố nói chung . Đó là những kết luận khái quát mà em có thể nhận thấy sau một thời gian thực tập tổng hợp tại Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội . Trong báo cáo thực tập tổng hợp này em xin đưa ra một số thông tin về quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện . Trong thời gian qua để hoàn thành báo này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của TS.Nguyễn Thành Công cũng như Trung tâm Đào tạo - Tư vấn phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, cô giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Bạch Nguyệt. Em xin chân thành cảm ơn và mong các thầy cô cùng quý Viện sẽ giúp đỡ em hơn nữa trong thời gian tới Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội được thành lập theo quyết định số 221/1998/QĐ-TTg ngày 16/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ và được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy theo quyết định số 09/1999/QĐ-UB ngày 8/3/1999 với mục đích nghiên cứu chiến lược, hoạch định kế hoạch phát triển KT-XH, chuẩn bị luận cứ khoa học cho Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố quyết định các chủ trương chính sách, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH của Thành phố nói chung. 1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội 1.1. Chức năng của Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội Điều II trong quyết định số 09 /1999/QĐ-UB ngày 8/3/1999 của UBND thành phố Hà Nội quy định rõ chức năng của Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội như sau: Nghiên cứu chiến lược phát triển KT-XH, xây dựng các luận cứ khoa học cho việc chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH dài hạn, trung hạn của thành phố. 1.2. Nhiệm vụ của Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội Viện là cơ quan nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được giao của thành phố, là đầu mối tổ chức thực hiện hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, các cán bộ khoa học trong và ngoài nước, xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, quản lý và phát triển đô thị của thành phố Hà Nội. Các nhiệm vụ cụ thể là: l Nghiên cứu khoa học Lập kế hoạch nghiên cứu hàng năm theo nhiệm vụ do UBND Thành phố giao. Nghiên cứu, đề xuất những định hướng chiến lược phát triển tổng thể và từng lĩnh vực KT-XH của Thủ đô Hà Nội dài hạn và theo từng thời kỳ. Nghiên cứu thực tế diễn biến tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn thành phố, trong nước, trong khu vực và thế giới để xây dựng luận cứ khoa học, đề xuất với Thành uỷ, UBND thành phố kịp thời điều chỉnh hoặc đề nghị Chính phủ điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển KT-XH của Hà Nội trong quy hoạch tổng thể và từng giai đoạn. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách và cơ chế quản lý để phát huy cao nhất mọi tiềm năng của nền kinh tế, điều hành có hiệu quả chương trình phát KT-XH của Thành phố. Tham gia các hội đồng tư vấn thẩm định các chương trình, các dự án lớn liên quan đến định hướng chiến lược phát triển KT-XH của Thủ đô. Chủ trì hoặc phối hợp với các cấp, các ngành tiến hành điều tra cơ bản, khảo sát thực trạng, thu thập thông tin cần thiết để phục vụ cho mục đích nghiên cứu chiến lược phát triển KT-XH Thủ đô. l Tổ chức hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo Căn cứ vào kế hoạch nghiên cứu, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về nghiên cứu các chủ đề liên quan đến phát triển KT-XH. Tổ chức các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng kiến thức và phổ biến kinh nghiệm quản lý KT-XH cho các cán bộ, công chức của thành phố cũng như các đối tượng khác có nhu cầu. Tổ chức việc biên soạn, tổng kết các đề tài, các chương trình nghiên cứu phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của Thành phố. l Thực hiện các hoạt động dịch vụ Tổ chức các hợp đồng nghiên cứu khoa học theo các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội và các vấn đề khác theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, tiếp thị, nghiên cứu thị trường... cho các đối tượng có nhu cầu . Tư vấn về các lĩnh vực KT - XH và các lĩnh vực khác mà Viện có khả năng đáp ứng. l Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao Như vậy, nhiệm vụ của Viện đặt ra hết sức nặng nề với những công việc cụ thể sau: 1) Nghiên cứu, đề xuất Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố chiến lược phát triển KT - XH của thành phố Hà Nội trong các giai đoạn dài hạn, ngắn hạn, trung hạn và hàng năm, làm cơ sở cho kế hoạch, quy hoạch phát triển theo các chuyên ngành, các khu vực và liên khu vực. 2) Phối hợp với các viện nghiên cứu của Trung ương để tổ chức, triển khai các đề tài nghiên cứu, đề xuất các vấn đề chiến lược của khu vực. Chủ trì hoặc làm đầu mối tham gia các dự án hợp tác quốc tế có liên quan đến phát triển KT - XH của thành phố Hà Nội. 3) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và Hà Nội tổ chức thẩm định các đề án, dự án, quy hoạch và chương trình phát triển cho các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện chủ trì. 4) Phối hợp với các cơ quan chức năng, tham gia xây dựng các văn kiện về định hướng phát triển KT - XH theo yêu cầu của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố. 5) Nghiên cứu ứng dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học quản lý tại các đơn vị của thành phố Hà Nội. 6) Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cho thành phố. 7) Tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu chiến lược và chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố. 8) Tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn khoa học công nghệ theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân. 9) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thành uỷ, HĐND, UBND trực tiếp giao cho. 2. Cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội Viện Nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội là cơ quan sự nghiệp nghiên cứu khoa học, trực thuộc UBND Thành phố, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định hiện hành của Nhà nước. Kinh phí hoạt động của Viện Nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội được phân bổ từ Ngân sách nhà nước do thành phố cấp. Ngoài ra, Viện được phép thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hoạt động dịch vụ tư vấn khoa học, tư vấn đầu tư, đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ của Viện. Tổ chức bộ máy của Viện l Lãnh đạo Viện Viện nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội có Viện trưởng và một số Phó Viện trưởng. Viện trưởng do Chủ tịch UBND Thành phố bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố về toàn bộ công tác của Viện. Phó Viện trưởng do chủ tịch UBND Thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng và các cơ quan chức năng. Phó Viện trưởng thực hiện các mặt công tác của Viện theo sự phân công của Viện trưởng. l Bộ máy hoạt động của Viện Bộ máy hoạt động của Viện Nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội gồm có: 1) Hội đồng khoa học: Có nhiệm vụ tư vấn giúp Viện trưởng thẩm định, đánh giá kết quả các chương trình, đề tài và dự án nghiên cứu khoa học của Viện. Tổ chức hoạt động của Hội đồng khoa học do Viện trưởng quy định. 2) Các phòng của Viện: @ Phòng Hành chính - tổ chức: Phòng có nhiệm vụ giúp Viện trưởng giải quyết các công việc liên quan đến công tác hành chính, tổ chức, tài vụ. Đồng thời, Phòng cũng có nhiệm vụ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu hoạt động của Viện và do Lãnh đạo Viện giao. @ Phòng Kế hoạch - Quản lý khoa học: Là bộ phận trực tiếp giúp lãnh đạo Viện trong việc lập kế hoạch công tác và quản lý các hoạt động khoa học dài hạn, trung hạn và hàng năm của Viện. Nhiệm vụ cụ thể của Phòng Kế hoạch - Quản lý khoa học là: Phối hợp với các phòng khác xây dựng kế hoạch nghiên cứu hàng năm, lập kế hoạch tài chính và các kế hoạch khác cho hoạt động của Viện. Giúp lãnh đạo Viện chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác theo kế hoạch và quản lý các chương trình, dự án cũng như tình hình hoạt động chung của Viện. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Viện. Hiện nay, trên thực tế phòng đang đảm nhận các hoạt động nghiên cứu khoa học về xã hội của Viện. @ Phòng Thông tin và hợp tác quốc tế: Phòng Thông tin và hợp tác quốc tế là bộ phận cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của Viện, xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và cá nhân nước ngoài phục vụ cho các hoạt động của Viện. Phòng Thông tin và hợp tác quốc tế thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong những lĩnh vực chuyên môn của mình và các lĩnh vực khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Viện. @ Phòng Nghiên cứu kinh tế: Phòng nghiên cứu kinh tế là đơn vị nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội, để giúp lãnh đạo Viện thực hiện chức năng tư vấn cho Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội trong chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, phòng nghiên cứu kinh tế còn tham gia các hoạt động khác phù hợp và phục vụ chức năng nhiệm vụ chung của cả Viện. Nhiệm vụ cụ thể của Phòng Nghiên cứu kinh tế: Tổ chức tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học tập thể và cá nhân. Thực hiện nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Viện, lãnh đạo UBND Thành phố trực tiếp giao hàng năm và đột xuất. Chủ động đề xuất lãnh đạo Viện thông qua việc lập và thực hiện kế hoạch ngắn, trung hạn, nghiên cứu thường xuyên các vấn đề lý thuyết và thực tiễn kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt ưu tiên các vấn đề của thành phố Hà Nội, hoặc liên quan trực tiếp đến giải quyết các vấn đề kinh tế của thành phố trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế Hà Nội, cũng như phục vụ điều hành kinh tế của lãnh đạo UBND các cấp, các ngành của thành phố. Chủ động tìm kiếm, ký kết và tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động nghiên cứu với các đơn vị trong và ngoài Viện, trong và ngoài Thành phố Hà Nội về các đề tài và dự án nghiên cứu hai bên cùng quan tâm, trên cơ sở cùng có lợi và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Chủ động tổ chức, phối hợp tham gia các hoạt động giảng dạy, đào tạo, tư vấn và dịch vụ thông tin kinh tế khác của Viện, của phòng và các đơn vị ngoài Viện phù hợp chức năng, nhiệm vụ chung của Viện. Cùng các bộ phận khác trong Viện xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin kinh tế phục vụ nghiên cứu và tư vấn, cũng như các hoạt động khác trong nội bộ phòng, Viện. Tổ chức và phối hợp tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, các dạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng thích hợp để không ngừng nâng cao trình độ cán bộ và chất lượng hiệu quả hoạt động nghiên cứu của mỗi cá nhân nói riêng và các hoạt động khác nói chung của phòng. Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ và tham gia các hoạt động khác của Viện theo yêu cầu của lãnh đạo Viện. @ Bên cạnh các phòng trên, Viện đã thành lập Trung tâm đào tạo - tư vấn phát triển KT - XH Hà Nội. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nhiệm vụ của Trung tâm: Tổ chức nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của Lãnh đạo Viện. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho các cán bộ quản ký KT - XH, quản lý đô thị và các nhà doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tổ chức hợp tác với các đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước để chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn. Thực hiện các dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực pháp luật, đầu tư, quản lý kinh tế xã hội, công nghệ, thông tin, nghiên cứu thị trường, quản trị kinh doanh và các lĩnh vực khác theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân. Qua đó ta có thể thể hiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội bằng sơ đồ sau HĐKH Lãnh đạo Viện Phòng thông tin & HTQT Trung tâm ĐT - TV phát triển KT - XH Hà Nội Phòng KH - qlkh Phòng TC - HC Phòng nc Kinh Tế Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viện nghiên cứu phát triển KT - XH Hà Nội 3. Thành tựu của Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế-Xã hội Hà Nội - Phối hợp triển khai nghiên cứu xây dựng "Pháp lệnh về thủ đô". - Bước đầu triển khai nghiên cứu để chuẩn bị tham gia soạn thảo Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ thành phố khoá VIII. - Đã hoàn thành việc xây dựng trang Web Hà Nội, đã thử nghiệm nối mạng Internet và đã được các đồng chí lãnh đạo thành phố đánh giá có chất lượng tốt. - Đã phối hợp với các cơ quan triển khai đề tài "Đánh giá quá trình chuyển đổi làng xã thành phường, các tồn tại và giải pháp khắc phục". - Triển khai chương trình nghiên cứu khoa học 01X-07 nâng cao năng lực quản lý kinh tế-xã hội của Thành phố. - Đã triển khai nghiên cứu đề tài "Rà soát, điều chỉnh, bổ sung qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TP.Hà Nội đến năm 2010". - Đã triển khai nghiên cứu dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh xã hội Quận Đống Đa, Ba Đình giai đoạn 2001-2010” - Bước đầu đã làm việc với các sứ quán, các tổ chức quốc tế để mở rộng quan hệ hợp tác khoa học... Có thể nói, sơ qua những thành tựu của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội nói trên nhằm khẳng định những hoạt động của Viện đã thu được những kết quả nhất định trong thực tiễn và khả năng thu được kết quả ngày càng cao hơn trong quá trình hoạt động của mình. Trên đây là một vài nét về sự ra đời, hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội. Do trình độ còn hạn chế nên việc tìm hiểu thực tế và viết báo cáo chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong cô hướng dẫn, sửa chữa giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và chuyên đề tốt nghiệp trong thời gian thực tập tới Em xin chân thành cảm ơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC758.doc
Tài liệu liên quan