4. Một số hoạt động dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong giờ môn sinh học minh họa
*Dạy học tiết 21 – bài 20 – Tạo giống nhờ công nghệ gen sinh học 12: phần I.2 Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen.
(1) Mục tiêu.
Học sinh:
- Trình bày được các khái niệm cơ bản: ADN tái tổ hợp.
- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen.
- Rèn học sinh kĩ năng tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp kiến thức, các kĩ năng cần được hình thành ở học sinh THPT.
(2) Phương pháp: Dạy học theo nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm, các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra nội dung kiến thức.
(4) Phương tiện dạy học: hình ảnh sơ đồ kĩ thuật chuyển gen.
(5) Thời gian: 15 phút
(6) Hoạt động tiếp nhận kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (2 phút)
*Giáo viên:
- Phân lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí tổng hợp.
22 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua giờ học bộ môn Sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học vấn đề học sinh biết về kiến thức vì thực tế thời gian trên lớp học rất hạn chế, không đủ thời gian để dạy riêng cho học sinh những kĩ năng nhằm mục tiêu: học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Kết quả có một bộ phận học sinh ra trường kiến thức rất vững nhưng không thể khẳng định được mình, kém trong giao tiếp, đối nhân xử thế. Hơn thế nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh,
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua giờ học bộ môn sinh học.
1. Thực trạng chung
- Đứng trước nhu cầu con người của xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy việc giáo dục KNS cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với HS THPT vì: ở lứa tuổi này:
+ Thay đổi suy nghĩ, có những dự tính tương lai cho mình: cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực.
+ Có thêm nhiều mối quan hệ xã hội, các em cần kĩ năng để làm chủ, cũng như dung hòa được các mối quan hệ.
+ Thay đổi về thể chất dẫn tới sự bỡ ngỡ, lo âu. Cần phải có những kĩ năng về chăm sóc sức khỏe bản thân.
+ Đã phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến các quan hệ không dúng mực trong quan hệ khác giới.
+ Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe ,tinh thần.
+ Thích bộc lộ cái tôi.
- Năm học 2016 – 2017 Bộ GD & ĐT có lớp tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho cán bộ giáo viên nhằm đưa giáo dục kĩ năng sống giảng dạy trong nhà trường thông qua các bài dạy độc lập, tích hợp.
2. Thực trạng tại trường THPT Cách Linh
2.1. Thuận lợi
+ Đa số học sinh lớp giảng dạy ngoan có ý thức học tập phấn đấu vươn lên
+Trường luôn có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ của Ngành. Do đó ngay từ đầu năm học 2016 – 2017. Sau khi có đợt tâp huấn về giáo dục kĩ năng sống của Bộ GD & ĐT chúng tôi đã được BGH triển khai nhiệm vụ rèn luyện KNS qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học và các hoạt động của nhà trường như:
- Hoạt động chuyên môn: Đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên đăng kí các tiết học dạy học theo phương pháp tích cực.
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Hoạt động đoàn: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
2.2. Khó khăn
- Về phía học sinh:
+ Các em là con em dân tộc thiểu số, ít cơ cơ hội giao lưu, học hỏi, nên vốn từ giao tiếp, kĩ năng sống của các em một phần bị hạn chế.
+ Có một bộ phận nhỏ các em được gia đình nuông chiều quá trở thành các thói quen xấu, khó thay đổi.
+ Do sức ép điểm số, kiến thức môn học do hiểu lệch về mục tiêu học cũng như áp lực từ gia đình làm các em tập trung học kiến thức, không chú trọng kĩ năng.
- Về phía giáo viên:
+ Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức.
+ Chưa thực sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững.
Tóm lại rèn luyện KNS ở trường THPT là việc làm nhằm giúp cho HS trở thành con ngoan , trò giỏi, trở thành người có ích cho gia đình cho xã hội.
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học
- Sáng kiến là một giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết học.
2. Hiệu quả của sáng kiến
- Khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy tôi nhận thấy các em học sinh đa số tích cực trong giờ học. Học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn, ngoài nội dung kiến thức học được các em còn có được những kĩ năng sống cần thiết.
3. Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến được áp dụng trong các giờ học bộ môn sinh học, đạt hiệu quả cao nhất khi trong các giờ dạy áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
4. Thời gian tổ chức áp dụng sáng kiến
Sáng kiến bắt đầu được thực hiện từ tuần 5 năm học 2016 – 2017. ở khối 10 và 12.
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
“Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua giờ học bộ môn Sinh học”
1. Các Kĩ năng sống cần thiết cho học sinh THPT
- Kỹ năng sống được hiểu là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại).
- Qua nghiên cứu tôi nhận thấy có 10 KNS cần thiết ở THPT là:
1. Kỹ năng xác lập mục tiêu.
2. Kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khỏe
3. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
4. Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
5. Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
7. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
8. Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
9. Kỹ năng đối diện ứng phó khó khăn trong cuộc sống
10. Kỹ năng đánh giá người khác
11. Kĩ năng lãnh đạo nhóm.
2. Giải pháp giáo dục kĩ năng sống tích hợp trong dạy học bộ môn sinh học
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy hiệu quả nhất khi giáo viên giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực.
+ Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần tự giác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống trong học tập trong thực tiễn từ đó tạo niềm vui và hứng thú trong học tập.
+ Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp tạo điều kiện cho học sinh được thực hành được trải nghiệm một số kĩ năng sống làm cho giờ học nhẹ nhàng, thiết thực, bổ ích.
+ Tích hợp kĩ năng sống vào trong các giờ dạy, giáo viên không chỉ dạy các em nội dung kiến thức sách giáo khoa theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà còn quan sát biểu hiện nét mặt, cách thức chủ động lĩnh hội kiến thức để thấy những kĩ năng còn thiếu của học sinh mình. Sau đó đưa ra những lời khuyên: các em nên làm gì, làm như thế nào.
Sau đây là một số phương pháp dạy học tích cực tôi thường xuyên sử dụng:
2.1 Phương pháp nhóm
- Giáo viên phân lớp thành các nhóm nhỏ 4-6 người, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng thái độ theo yêu cầu của chương trình.
- Hoạt động nhóm là một hoạt động giúp cho từng thành viên bộc lộ ý kiến, suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình qua đó được tập thể uốn nắn phát triển tình bạn, ý thức cộng đồng, nâng cao ý thức kỉ luật, tình thần tương trợ, hợp tác.Thông qua hoạt động nhóm xây dựng mô hình hợp tác trong xã hội để học sinh quen dần với sự phân công, hợp tác lao động xã hội
- `Phương pháp nhóm được dạy với các phương pháp, kĩ thuật dạy học như: công não, đặt và giải quyết vấn đề, khăn trải bài, lược đồ tư duy
- Những kĩ năng có được qua phương pháp hoạt động nhóm:
+ Kỹ năng xác lập mục tiêu: Xác định mục tiêu kiến thức, mục tiêu điểm số.
+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: các nhóm phải phân chia thời gia cụ thể ứng với từng phần kiến thức để bài của nhóm đạt hiệu quả cao nhất.
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc: Trong quá trình làm việc sẽ phát sinh những ý kiến trái chiều, gây tranh cãi. Ở đây, các em cần nhìn nhận nét mặt người nghe, người đối diện để điều chỉnh cách nói cũng như cảm xúc của mình.
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân: Thông qua thảo luận mỗi thành viên tự thấy được mức độ nhận thức của bản thân mình, từ đó có điều chỉnh việc học.
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Trong quá trình thảo luận, nêu ý kiến, tự các em sẽ rèn cho mình cách đặt vấn đề để nói, cách trao đổi vấn đề.
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ: Hợp tác để hoàn thiện bài, chia sẻ để cùng nhau biết.
+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông: các em nói lên ý nghĩ của mình trong khi hoạt động.
+ Kỹ năng đánh giá người khác: Nhận xét ý kiến các thành viên trong nhóm, hoạt động các nhóm khác.
+ Kĩ năng lãnh đạo nhóm: nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ, quản lí thời gian, định hướng hoạt động cho các nhóm. nhóm trưởng nên luân phiên để học sinh nào cũng được làm.
2.2. Phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thật dạy học tích cực
- Phương pháp vấn đáp kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật ổ bi, công não
- Với phương pháp này, tôi tập trung thường làm đối với học sinh khối 10. nhằm tạo sự tương tác giữa các học sinh trong lớp học, học sinh sẽ biết và hiểu bạn của mình.
- Qua dạy học bằng phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực, tôi chú trọng rèn học sinh các kĩ năng sau:
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
+ Kĩ năng lãnh đạo nhóm.
2.3. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
- Trong phương pháp dạy học này, giáo viên sẽ đưa tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề.
- Các bước trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề:
Bước 1: Đặt tình huống , xây dựng bài toán nhận thức
+ Tạo tình huống có vấn đề;
+ Phát hiện , nhận dạng Sự tình nảy sinh;
+ Phát hiện Sự tình cần giải quyết
Bước2: Giải quyết Sự tình đặt ra
+ Đề xuất cách giải quyết;
+ Lập mưu hoạch giải quyết;
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết.
Bước 3: Kết luận:
+ thảo luận Cuối cùng và đánh giá;
+ khẳng định hay bác giả thuyết nêu ra;
+ Phát biểu kết luận;
+ Đề xuất Sự tình mới(Nếu có)
Trong Phương pháp dạy học này học sinh sẽ phải phân bố thời gian hợp lí, có sự tranh luận để dẫn tới thống nhất kết quả. Vì vậy tôi chú trọng rèn cho học sinh kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử, hợp tác và chia sẻ, đánh giá người khác, điều chỉnh cảm xúc.
2.4. Phương pháp đóng vai
- Học sinh chủ động tìm tòi kiến thức, tìm lời thoại liên quan đến phần nội dung kiến thức, học sinh nhớ kiến thức kĩ hơn.
Khi dạy theo phương pháp này, tôi chú trọng các kĩ năng:
+ Kỹ năng xác lập mục tiêu: phải đạt được nội dung bài học, qua đóng vai năng khiếu, tính cách riêng của từng em được thể hiện, từ đó có những định hướng đúng đắn cho các em trong định hướng nghề nghiệp
+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Học sinh về thời gian tập luyện, thời gian diễn cho phân vai của mình.
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc: Trong lúc tập luyện, lúc diễn sẽ có những cảm xúc hứng khởi, chán nản do đó học sinh cần điều chỉnh để cảm xúc của bản thân không làm ảnh hưởng đến tinh thần nhóm, không khí lớp học.
+ Qua làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, hợp tác, chia sẻ được rèn luyện.
+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông: có những học sinh, lần đầu đứng trước cả lớp, không thể diễn được, nhưng nhiều lần, học sinh có thể dám trình diễn phân vai của mình.
2.5. Dạy học dự án
- Đây là một kiểu dạy học lấy hoạt động học của người học làm trung tâm , kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, phát huy tính độc lập, khả năng sáng tạo. Người học tự định hướng hoạt động học tập, tự khám phá, tích hợp, trình bày, tự chủ động tổ chức hoạt động học tập, dám chịu trách nhiệm
- Rèn luyện cho người học năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức lý thuyết, năng lực thiết kế, tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực đánh giá, kỹ năng ứng dụng CNTT. Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn
- Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
- Dạy học dự án Thường cho học sinh hoạt động theo nhóm, thời gian hoạt động dài. Do đó sẽ rèn luyện được gần hết các kĩ năng cần có của một học sinh.
- Giáo viên cần theo dõi sát việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh để kịp thời giải đáp trong bài học, những khúc mắc về vấn đề thời gian, xung đột nhóm
3. Một số lưu ý khi giáo dục kĩ năng sống qua giờ học bộ môn
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong giờ học vẫn phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng trong nội dung bài học.
- Sự quan sát của giáo viên không dừng lại ở việc các em học được gì mà thêm vào đó là các e làm như thế nào, uốn nắn các cả tiếng nói, dáng đi, cách trình bày vấn đề.
- Thông qua giờ học, phát hiện sở trường, năng khiếu của mỗi em để có những định hướng đúng đắn về phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp ở các em.
- Kế hoạch dạy học giáo viên cần có những hoạt động cụ thể để có thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống.
- Cụ thể giáo viên cần tư vấn cho học sinh trong những tình huống sau:
+ Kĩ năng xác định mục tiêu: Trong yêu cầu đã nhận, cần phải đạt được những gì, Tinh thần của nhóm như thế nào, Điểm số.
+ Kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khỏe: Các bài học dự án đòi hỏi học sinh phải hoạt động nhiều, có thể phải đi thực tế. Giáo viên sẽ chỉ ra cho học sinh những tình huống có thể gặp phải, cần chuẩn bị những gì để đi. Môn sinh học là môn học gắn liền với thực tế, thông qua môn học, giáo viên có thể định hướng cho học sinh là làm như thế nào để có thể khỏe mạnh. Phần này đặc biệt có thể tích hợp vào sinh học 11.
+ Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Trong mỗi nhiệm vụ, giáo viên giới hạn cho học sinh thời gian cụ thể. Trong quỹ thời gian đó học sinh cần phải chia cho từng hoạt động cụ thể: Đọc và hiểu yêu cầu, phân công nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, thống nhất ý kiến.
+ Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc: Trong một tiết học nhóm, sẽ có những tranh luận, học sinh sẽ có những cảm xúc nhất thời. giáo viên cần định hướng khi vui trong lớp học không được hò hét, cười vui; khi chán nản, không được cau có, nhăn mặt; Khi bực tức cần nén lại, hít sâu để đảm bảo không khí học tập của lớp học.
+ Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân: Trong quá trình học nhóm, thảo luận, trao đổi: từng em thấy mình thiếu xót ở chỗ nào, ở đây không chỉ là thiếu về kiến thức mà có kể đến các kĩ năng.
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử: Trong quá trình trao đổi bài, học sinh sẽ có thêm vốn từ, cách nói chuyện. Giáo viên quan sát và uốn nắn học sinh: dùng từ nào đúng, ứng xử như thế nào chưa đúng.
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ: Trong học nhóm, các em sẽ phải chia sẻ những gì mình biết với các bạn, cùng nhau làm việc, tổng hợp ý kiến.
+ Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông: Các em nói lên ý kiến của mình trước nhóm, lớp; trình bày kết quả của nhóm trước lớp.
+ Kỹ năng đối diện ứng phó khó khăn trong cuộc sống. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gặp phải khó khăn: có những bạn xe hỏng đến muộn, do ốm nghỉ học nhóm sẽ phải tìm cách khắc phục. Trong phần sinh thái học sinh học 12, giáo viên có thể đưa ra những vấn đề: Khi gặp đám cháy, lũ lụt, hán hán, ô nhiễm môi trường chúng ta cần phải làm gì.
+ Kỹ năng đánh giá người khác: Giáo viên có thể định hướng: khi nhận xét người khác cần nêu ra những điểm đạt được trước (khen trước), không được nhận xét với giọng điệu gay gắt.
+ Kĩ năng lãnh đạo nhóm: Người lãnh đạo nhóm phải thực hiện được những việc sau: Phân chia thời gian, nội dung cho thành viên trong nhóm hợp lý, quản lý được hoạt động của nhóm, dung hòa các ý kiến trong nhóm. Chú ý giọng điệu khi nhắc nhở các thành viên nhóm mình. Đại diện nói lên ý kiến của nhóm trước lớp.
4. Một số hoạt động dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong giờ môn sinh học minh họa
*Dạy học tiết 21 – bài 20 – Tạo giống nhờ công nghệ gen sinh học 12: phần I.2 Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen.
(1) Mục tiêu.
Học sinh:
- Trình bày được các khái niệm cơ bản: ADN tái tổ hợp.
- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen.
- Rèn học sinh kĩ năng tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp kiến thức, các kĩ năng cần được hình thành ở học sinh THPT.
(2) Phương pháp: Dạy học theo nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm, các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra nội dung kiến thức.
(4) Phương tiện dạy học: hình ảnh sơ đồ kĩ thuật chuyển gen.
(5) Thời gian: 15 phút
(6) Hoạt động tiếp nhận kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (2 phút)
*Giáo viên:
- Phân lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí tổng hợp.
- Chiếu sơ đồ về kĩ thuật chuyển gen.
- Thông báo tới học sinh: Nội dung kiến thức gồm 2 phần:
+ Các khái niệm: AND tái tổ hợp, thể truyền.
+ Các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài vào trong vòng 5 phút vào phiếu học tập với 2 câu hỏi sau:
(1). Khái niệm AND tái tổ hợp, Thể truyền.
(2). Điền nội dung vào sơ đồ câm(sơ đồ các bước trong kĩ thuật chuyển gen) và trình bày các bước cần thực hiện trong kĩ thuật chuyển gen.
- Yêu cầu các nhóm phân công cụ thể cho từng thành viên.
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ (5 phút)
*Học sinh:
- Nhận nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ, giới hạn thời gian cho từng các nhân.
- Thực hiện, hoàn thành câu hỏi.
* Giáo viên:
- Quan sát học sinh thực hiện, nhắc nhở những học sinh không tập trung.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo.(3 phút)
- Chữa bài bằng cách gọi nhóm nào hoàn thiện nhanh lên bảng trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá. (2 phút)
- Giáo viên điều chỉnh, chốt nội dung kiến thức.
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống (3 phút).
* Giáo viên:
- Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
- Hỏi các nhóm chưa làm xong bài. Tại sao các em lại không kịp làm xong?
- Hỏi ngẫu nhiên 1 bạn trong các nhóm về nội dung kiến thức. (Nhằm mục đích kiểm tra sự thống nhất trong nhóm)
*Học sinh:
- Đưa ra được lí do: không đủ thời gian, có những bạn không làm.
*Giáo viên:
- Đưa ra những biên pháp khắc phục: Chia thời gian, nhiệm vụ chưa hợp lí, quản thành viên trong nhóm chưa tốt, các thành viên chưa nhiệt tình hăng hái, chưa thống nhất được ý kiến các thành viên.
- Trong quá trình làm việc có những ý kiến trái chiều, gây xung đột. giáo viên chỉ rõ đúng sai ở đâu, nên kiềm chế như thế nào.
* Phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thật dạy học tích cực
Kế hoạch dạy học bài 8: Tế bào nhân thực – sinh học 10.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
Học sinh:
- Mô tả được cấu trúc của tế bào nhân thực.
- Trình bày được cấu trúc, chức năng của Nhân tế bào, Riboxom,Lưới nội chất, bộ máy Gôngi
2. Kĩ năng.
- Rèn học sinh kĩ năng tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp kiến thức, các kĩ năng cần được hình thành ở học sinh THPT.
3. Thái độ: Củng cố niềm yêu thích môn học ở học sinh
4. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực tự quản lý.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
5. Tích hợp các kĩ năng:
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
- Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân
- Kỹ năng giao tiếp ứng xử
- Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
- Kỹ năng đánh giá người khác
- Kĩ năng lãnh đạo nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
Phiếu học tập, máy chiếu, bài giảng điện tử.
2. Học sinh:
dụng cụ học tập, sách giáo khoa, vở ghi, đọc bài trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp - 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ – 3 phút.
Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy mô tả cấu trúc của tế bào nhân sơ? Tại sao lại có tên gọi là tế bào nhân sơ?
3. Bài mới
A- Hoạt động khởi động - 2 phút
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Theo các em, tại sao người ta lại gọi tế bào nhân thực?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, thống nhất câu trả lời
- Học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên: Điều chỉnh câu trả lời của học sinh cho chính xác. Đặt vấn đề: ngoài sự khác nhau giữa nhân và vùng nhân, tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ có gì khác nhau. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 8 để hiểu rõ vấn đề.
B. Hoạt động tiếp nhận kiến thức
Phương án 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân thực - 9 phút
(1) Mục tiêu: học sinh trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thật dạy học tích cực: công não và ổ bi.
(3) Hình thức tổ chức: Giáo viên cho học sinh ngồi theo thành 2 vòng quay mặt vào nhau. Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh ngồi gần nhau (2 học sinh vòng ngoài, 2 học sinh vòng trong).
Học sinh hoạt động theo nhóm, trả lời hệ thống câu hỏi giáo viên đưa.
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, phiếu học tập.
(5) Hoạt động lĩnh hội kiến thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 1. Giao nhiệm vụ - 1 phút
- yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa, trả lời câu hỏi: hãy trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân thực?
- Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm trong thời gian 4 phút.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - 4 phút
Quan sát, nhắc nhở học sinh
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo – 2 phút
- Giáo viên gọi 1 nhóm nhanh nhất trình bày kết quả thảo luận.
- các nhóm khác bổ sung.
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá. 2 phút
Giáo viên nhận xét kết quả, hoàn thiện kiến thức.
- tặng hoa cho mỗi thành viên của nhóm thực hiện tốt nội dung yêu cầu.
Bước 1. Nhận nhiệm vụ
- Nhận phiếu học tập,
- phân chia nhiệm vụ trong nhóm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- nhận xét kết quả nhóm bạn
Bước 4. Phương án KTĐG
Học sinh: điều chỉnh lại nội dung kết quả của nhóm cho chính xác
- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.
- Có nhân và màng nhân bao bọc.
- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Các bào quan đều có màng bao bọc.
Phương án 2: Nhân tế bào – 10 phút
(1) Mục tiêu: học sinh trình bày được cấu trúc, chức năng của nhân tế bào.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Phương pháp vấn đáp kết hợp với các kĩ thật dạy học tích cực: ổ bi.
(3) Hình thức tổ chức: Giáo viên cho học sinh vòng ngoài ngồi nguyên, vòng trong xoay theo chiều kim đồng hồ, mỗi học sinh dịch chuyển cách 1 bạn. như vậy thành lập được nhóm mới.
Vị trí học sinh vòng 1: 1 2 3 4 5 6
Vị trí học sinh vòng 2:7 8 9 10 11 12 ( nhóm 1 gồm các học sinh 1,2,7,8; nhóm 2: 3,4,9,10.)
Sau khi dịch chuyển hình thành nhóm mới: nhóm 1 gồm 1,2,12,11 ; nhóm 2: 3,4,10,9;
Học sinh hoạt động theo nhóm, trả lời hệ thống câu hỏi giáo viên đưa.
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, phiếu học tập.
(5) Hoạt động lĩnh hội kiến thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 1. Giao nhiệm vụ - 1p
- yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa, trả lời câu hỏi:
? mô tả cấu trúc nhân tế bào.
? Trình bày vau trò của từng thành phần cấu trúc.
? vai trò của nhân trong tế bào.
- Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm trong thời gian 5 phút.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - 5 phút
Quan sát, nhắc nhở học sinh
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo – 2 phút
- Giáo viên gọi 1 nhóm nhanh nhất trình bày kết quả thảo luận.
- các nhóm khác bổ sung.
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh giá. 2 phút
Giáo viên nhận xét kết quả, hoàn thiện kiến thức.
- tặng hoa cho mỗi thành viên của nhóm thực hiện tốt nội dung yêu cầu.
Bước 1. Nhận nhiệm vụ
- Nhận phiếu học tập,
- phân chia nhiệm vụ trong nhóm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- nhận xét kết quả nhóm bạn
Bước 4. Phương án KTĐG
Học sinh: điều chỉnh lại nội dung kết quả của nhóm cho chính xác
II.Nhân tế bào:
1. Cấu trúc:
- Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5micrômet.
- Phía ngoài là màng bao bọc(màng kép giống màng sinh chất) dày 6 - 9 micrômet. Trên màng có các lỗ nhân.
- Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc(ADN liên kết với prôtein) và nhân con.
2. Chức năng:
- Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.
- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điểu khiển sinh tổng hợp prôtein.
Phương án 3: Riboxom
Phương án 4: Lưới nội chất
Phương án 5: Bộ máy Gôngi
( hoạt động tương tự phương án 2)
* Kết luận: qua cách học này học sinh có được những kĩ năng sau:
- Là học sinh lớp 10, các em chưa quen, chưa hiểu biết về bạn của mình khi hoạt động nhóm, thay đổi nhóm các em được tiếp xúc với hầu hết các bạn trong lớp tạo một tập thể lớp hiểu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Thời gian cô giáo giao cho học sinh có hạn, các em phải quản lí được thời gian của mình, nhanh chóng tìm được nội dung trả lời câu hỏi, qua đó rèn cho các em về kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
- Trong quá trình thảo luận, các em không tránh khỏi những ý kiến trái chiều. vậy các em phải biết kiềm chế cảm xúc, thông qua giao tiếp, tranh luận, vốn từ giao tiếp của các em tăng lên, các em biết được mình đúng, sai ở đâu từ đó có thể tự đánh giá được năng lực nhận thức, thế mạnh của mình. Đó chính là rèn cho học sinh những kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, nhận thức và đánh giá bản thân, giao tiếp ứng xử.
- Qua các phần, giáo viên yêu cầu nhóm trình bày (giáo viên cần thay đổi học sinh trình bày để đảm bảo rèn luyện đồng đều ở mọi học sinh), học sinh khác nhận xét. Từ đó rèn cho học sinh kĩ năng tự tin trước đám đông, và kĩ năng đánh giá người khác.
- Mỗi 1 nhóm đều có nhóm trưởng, thư kí (Các chức danh này cũng được thay đổi) để phân công thành viên trong nhóm, quản lí thời gian, con người, tổng hợp ý kiến, dung hòa ý kiến trong nhóm. từ đó rèn cho học sinh khả năng lãnh đạo.
5. Kết quả
Qua đổi mới phương pháp giảng dạy và qua từng giờ học bộ môn tôi đã bước đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản giúp các em tiến bộ về kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng sử, lắng nghe, đánh giácó trách nhiệm, có kỹ năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn.
- Bằng phương pháp tự học, dạy học d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SKKN Giao duc ki nang song qua mon sinh hoc_12338585.doc