Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt nội dung học hát

Đọc lời ca, chia đoạn, chia câu: Phần này giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ. Để giúp các em tập trung quan sát dễ hơn. Tránh một số em có cơ hội làm việc riêng trong lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời sau đó chia đoạn, chia câu để thuận lợi cho việc luyện tập từng câu. Giải nghĩa những từ khó để giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca.

Để các em đọc đúng tiết tấu, giáo viên chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu. Có thể cho một em đọc, cả lớp nhẩm theo. Hoặc hướng dẫn cho cả lớp đọc và gõ theo tiết tấu của bài.

Ví dụ: Trong bài “Trên ngựa ta phi nhanh” (Nhạc và lời của Phong Nhã). Khi đọc lời ca phải hướng dẫn các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cụm từ như sau:

Trên đường /gập ghềnh / ngựa phi nhanh nhanh nhanh./

Sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca giáo viên phải hướng dẫn các em khởi động giọng. Chú ý nhắc các em tư thế ngồi hát, cách lấy hơi, cách hát. Mẫu luyện thanh nên lấy đơn giản, giúp các em khởi động giọng hát, rèn lại kĩ năng lấy hơi, kĩ năng mở khẩu hình và phát âm cho đúng.

 

doc26 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt nội dung học hát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là mục tiêu trọng tâm của việc học hát. Dạy hát nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lới ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát còn giúp học sinh trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi âm nhạc Không nên đòi hỏi quá cao đối với học sinh, cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và chú ý phát triển học sinh có năng khiếu, giúp các em được bộc lộ năng khiếu của mình Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu âm nhạc (yêu quê hương đất nước, con người), có khả năng tham gia ca hát trong và ngoài nhà trường. Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi học sinh trải qua quá trình học tập lâu dài và đúng hướng, nếu chỉ học 1-2 bài hát thì không thể đạt được những điều đó. Vì vậy khi dạy một bài hát cụ thể, giáo viên phải lựa chọn cách diễn đạt mục tiêu ngắn gọn và rõ ràng trong kế hoạch bài dạy để từ đó áp dụng có hiệu quả khi lên lớp. Là một giáo viên bộ môn dạy các khối lớp, điều này tạo điều kiện thuận lợi vì nội dung được truyền tải đến học sinh được liên tục và có hệ thống. Giáo viên có sự tiếp cận và nắm bắt được đa số các đối tượng học sinh trong quá trình dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, từ đó giáo viên có thể dễ dàng đặt ra nội dung và yêu cầu phù hợp cho học sinh ở khối lớp 4. Bên cạnh việc xác định đúng mục tiêu dạy hát, để tiết học hát đạt hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị tốt các đồ dùng phục vụ cho giờ học như: Đàn, đài, băng nhạc, song loan, thanh phách, tranh ảnh,... Tất cả những đồ dùng, nhạc cụ này sẽ giúp các em xác định được cao độ, giữ được tiết tấu, tạo không khí sôi nổi giúp các em hứng thú hơn khi hát. Ngoài ra, tùy theo từng bài mà giáo viên có thể làm thêm một số đồ dùng khác cho phù hợp. Ví dụ: Bài Chim sáo giáo viên có thể làm thêm mũ có in hình con chim, bài Chú voi con ở Bản Đôn thì làm mũ in hình con voi, để khi các em lên biểu diễn các em sẽ hào hứng hơn. Giáo viên cũng có thể chuẩn bị một số tranh ảnh phù hợp với từng bài hát để giới thiệu tới các em, giúp các em nắm chắc hơn nội dung cũng như tác giả của các bài hát. Ví dụ: Khi học tới bài “Bạn ơi lắng nghe” giáo viên chuẩn bị một vài tranh về cuộc sống, sinh hoạt của người dân tộc Ba-na. Giáo viên phải thường xuyên tham khảo các kiến thức liên quan đến công tác giảng dạy âm nhạc qua mạng, qua sách báo, qua các buổi tập huấn chuyên môn. Tích cực liên hệ với giáo viên âm nhạc ở các trường bạn xin dự giờ một số tiết dạy. Qua đây, giáo viên có nhiều cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên có cùng chuyên môn với mình để nâng cao tay nghề. 2.1.2. Giúp học sinh thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu. Trước khi vào bài học giáo viên giới thiệu nội dung bài hát nói về điều gì sắc thái thể hiện ra sao vui hay êm dịuNhất là khi hát phải thể hiện được giai điệu tiết tấu của bài hát phải đưa tâm hồn của mình hòa quyện vào lời hát, phải có cảm xúc khi hát thể hiện được tình cảm của mình vào nội dung tác phẩm như (tình bạn bè, cha mẹ, thầy cô quê hương, mái trường) để học sinh định hướng trước. Để học sinh thuộc lời bài hát giáo viên cần nhắc nhở các em chuẩn bị bài và đọc lời ca trước ở nhà. Việc này không chỉ giúp các em nhớ lời ca mà còn giúp các em phần nào hiểu được nội dung của bài hát. Giáo viên hướng dẫn cho các em đọc lời ca, một đến hai em học sinh đọc to lời ca, cả lớp nhẩm theo. Sau đó yêu cầu cả lớp đọc, có thể cho các em vừa đọc vừa gõ theo tiết tấu của bài. Như vậy sẽ giúp các em có thêm hứng thú và dễ nhớ lời hơn. Hướng dẫn các em học hát từng câu, giáo viên đàn giai điệu 2 – 3 lần, có thể linh động gọi một số em khá, giỏi đứng tại chỗ hát câu hát theo giai điệu các em vừa nghe, hoặc giáo viên hát mẫu và bắt nhịp cho cả lớp hát. Tiết hành dạy theo lối móc xích. Hết một đoạn giáo viên cho các em ôn theo từng nhóm, từng tổ. Đối với những bài hát có 2 lời, thì sau khi học xong lời một, giáo viên cho các em ôn luyện cả lớp, nhóm bàn, cá nhân cho thuộc lời và chính xác giai điệu. khi thấy học sinh đã hát được tốt lời một, giáo viên mới chuyển qua cho học sinh học lời 2. Đối với các bài hát trong chương trình lớp 4, thì lời hai thường hát dựa trên giai điệu của lời một. Vì vậy học sinh chỉ cần hát tốt lời một là có thể hát được lời hai. Giáo viên cho cả lớp ôn luyện cả bài với nhiều hình thức khác nhau. Để giúp học sinh hát đúng giai điệu của bài hát điều quan trọng là giáo viên phải hát chuẩn cả về cao độ và trường độ. Khi bắt giọng cho các em hát phải lấy đúng tầm cữ giọng phù hợp với lứa tuổi. Như vậy học sinh nghe và hát theo mới chính xác được. Trong quá trình ôn luyện cho học sinh, giáo viên nên tích cực kiểm tra các nhóm, các cá nhân. Từ đó kịp thời sửa sai, hướng dẫn học sinh thực hiện được tốt hơn. Giáo viên có thể tổ chức cho các em thi hát với nhau theo nhóm hoặc cá nhân. Để gây hứng thú hơn cho các em khi học. Khi tổ chức cho các em thi theo nhóm, giáo viên nên đặt tên cho từng nhóm, ví dụ như “nhóm chích bông”, “ “nhóm vành khuyên”, “nhóm họa mi”,Tạo không khí thi thua cho các em, xem loài chim nào có tiếng hát to hơn, hay hơn, truyền cảm hơn, thuộc bài hơn. Như vậy các em sẽ thích thú hơn, tập trung vào bài hát nhiều hơn để thể hiện cho tốt. Cuối giờ học giáo viên cũng phải nhắc nhở các em ôn bài và chuẩn bị trước các nội dung của giờ học sau. Ví dụ như đồ dùng, tập hát và biểu diễn bài hát đã học. Tiết 2 trọng tâm là luyện tập, giáo viên cho học sinh nghe bài hát qua băng để nhớ lại giai điệu của bài. Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Phát hiện những câu, từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa. Giáo viên đàn đúng theo bản nhạc khoảng 2 lần, bắt nhịp cho các em tập lại theo giai điệu đàn. Giáo viên cũng không nên sử dụng đàn nhiều, vì khi giáo viên chú tới đàn thì sẽ không thể theo dõi được các em khi hát. Để giúp các em thuộc lời cũng như hát chính xác giai điệu của bài hát giáo viên nên đưa vào một số trò chơi tùy vào từng bài, mục tiêu tiết học, cảm nhận của học sinh. Như vậy sẽ giúp học sinh thích thú hơn khi học tiết âm nhạc và còn giúp các em thư giãn giữa các tiết học. Ví dụ: Trong tiết ôn tập bài hát “Chú voi con ở bản đôn” giáo viên sử dụng trò chơi hát bằng nguyên âm (A, U, I). Dùng kí hiệu tay cho các em nhìn và hát nhằm củng cố về tiết tấu và nhịp cho học sinh. Từ đó, giúp cho các em nhớ được lời cũng như giai điệu của bài hát. Giáo viên có thể cho học sinh hát theo cách đối đáp và hòa giọng. Với cách hát này rèn luyện cho học sinh hát thuộc lời, nhắc nghỉ chính xác câu hát. Ví dụ: Bài “ Trên ngựa ta phi nhanh”, giáo viên chia lớp làm hai nhóm. Mỗi nhóm hát một câu, câu cuối cùng cả lớp hát. Như vậy các em muốn hát được câu hát của nhóm mình, bắt buộc các em phải thuộc câu của nhóm bạn. Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi các hình thức tổ chức cho học thi đua với nhau như: Thi giữa các bạn nam và bạn nữ, thi giữa các nhóm, thi cá nhân. Sau khi thi xong những bạn làm chưa tốt yêu cầu chơi một trò chơi nhỏ liên quan đến bài hát. Ví dụ: bài “ Trên ngựa ta phi nhanh”, giáo viên cho cả lớp hát, những bạn nãy làm chưa tốt thì phải giả làm những chú Ngựa giống như bài hát miêu tả. 2.1.3. Đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực của học sinh. Để học sinh yêu thích và hứng thú hơn với giờ học hát. Người giáo viên có vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực của học sinh. Ở tiết học bài hát, tôi áp dụng tiến trình và phương pháp dạy hát sau: - Giới thiệu bài hát. - Nghe hát mẫu. - Đọc lời ca, chia đoạn, chia câu. - Khởi động giọng. - Tập hát từng câu. - Hát cả bài. - Kết hợp gõ đệm, vận động, phụ họa. - Củng cố, kiểm tra. Tuy nhiên, trong quá trình lên lớp các bước trong trình tự dạy một bài hát nên vận dụng linh hoạt, không nên áp dụng cứng nhắc theo một khuôn mẫu cố định và phân chia thời gian hợp lí. Giáo viên cần chuẩn bị các bước cho từng bài hát cụ thể theo nội dung như sau: Giới thiệu bài hát: Để phần giới thiệu bài hát được sinh động, tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh bước đầu hình dung được nội dung của bài hát. Giáo viên nên chuẩn bị một số tranh ảnh minh họa. Nhằm thu hút sự chú ý, kích thích trí tưởng tượng của các em, từ đó giúp học sinh có cảm nhận ban đầu về nội dung của hát hát mà các em sẽ học. Ngoài giới thiệu tên bài, tên tác giả, xuất xứ, nội dung, chủ đềNếu là dân ca, nên có giới thiệu về vùng, miền. Ví dụ: Ở tiết 12: Học bài hát: Cò lả (Dân ca: Đồng bằng Bắc Bộ). Giáo viên nên chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh đồng quê, có lũy tre, có đồng lúa, có những con cò đang bay lượn, có đàn trâu,Để gợi cho các em thấy được khung cảnh bình yên của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nghe hát mẫu: Giáo viên có thể tự trình bày bài hát với sự chuẩn bị chu đáo hoặc cho học sinh nghe qua băng đĩa. Khi trình bày bài hát, giáo viên cần trình bày chuẩn xác, có thể kết hợp động tác minh họa kèm theo sẽ làm cho học sinh thấy thích thú hơn. Nếu cho học sinh nghe qua băng, đĩa phải chuẩn bị cẩn thận đĩa nhạc, máy nghe tránh để học sinh chờ đợi gây ức chế tâm lí. Đối với bản thân tôi, khi dạy hát, phần hát mẫu tôi thường chuẩn bị để tự trình bày cho học sinh nghe. Như thế, tôi thấy mình có thể truyền được hết nội dung cũng như tình cảm của bài hát đến với học sinh. Giúp các em cảm nhận một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Tiết 21: Học bài hát: Bàn tay mẹ (Nhạc: Bùi Đình Thảo, Lời: Tạ Hữu Yên). Ở bài này thể hiện những gian nan, vất vả của mẹ để nuôi con khôn lớn. Thể tình cảm thiêng liêng của mẹ dành cho con. Vì vậy khi thể hiện bài hát này trước học sinh, ngoài sự biểu cảm về nét mặt tôi thêm vào các động tác vận động cho bài hát để các em hình dung dễ hơn. Việc hát mẫu cho hoc sinh có những ưu điểm mà người giáo viên cần khai thác như: Giúp học sinh cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn bởi cách hát của giáo viên gần gũi các em hơn so với đĩa nhạc. học sinh cảm thấy hào hứng khi nghe thầy cô hát. Thể hiện được năng lực âm nhạc và cảm xúc của giáo viên. Đọc lời ca, chia đoạn, chia câu: Phần này giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ. Để giúp các em tập trung quan sát dễ hơn. Tránh một số em có cơ hội làm việc riêng trong lớp. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời sau đó chia đoạn, chia câu để thuận lợi cho việc luyện tập từng câu. Giải nghĩa những từ khó để giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Để các em đọc đúng tiết tấu, giáo viên chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu. Có thể cho một em đọc, cả lớp nhẩm theo. Hoặc hướng dẫn cho cả lớp đọc và gõ theo tiết tấu của bài. Ví dụ: Trong bài “Trên ngựa ta phi nhanh” (Nhạc và lời của Phong Nhã). Khi đọc lời ca phải hướng dẫn các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cụm từ như sau: Trên đường /gập ghềnh / ngựa phi nhanh nhanh nhanh./ Sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca giáo viên phải hướng dẫn các em khởi động giọng. Chú ý nhắc các em tư thế ngồi hát, cách lấy hơi, cách hát. Mẫu luyện thanh nên lấy đơn giản, giúp các em khởi động giọng hát, rèn lại kĩ năng lấy hơi, kĩ năng mở khẩu hình và phát âm cho đúng. Ví dụ: Chúng ta có thể cho học sinh luyện thanh với các nguyên âm a, o, ô, Dạy hát từng câu: Khi hướng dẫn học sinh tập từng câu, giáo viên có thể đàn giai điệu 2-3 lần, sau đó mời học sinh khá đứng lên hát, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đồng thời làm cho môi trường học tập trở nên gần gũi và thân thiện hơn. Như thế sẽ tạo được hứng thú cho các em. Trong khi dạy từng câu, giáo viên cần cho học sinh nhận xét và kết hợp sửa sai cho các em. Giáo viên cũng không quên tuyên dương, khuyến khích các em, để học sinh có thêm tự tin trong học tập. Giáo viên tiến hành dạy theo lối móc xích. Hát tốt câu trước mới chuyển qua câu tiếp theo. Có thể kết hợp kiểm tra một số em, mà giáo viên quan sát thấy chưa đươc chú ý hoặc thường ngày các em hát còn hay bi sai. Khi hướng dẫn học hát giáo viên có thể đánh dấu ngay vào bảng phụ đã chuẩn bị những tiếng có âm luyến, láy trong câu hát, và giải thích cách hát luyến, láy như thế nào cho đúng, có thể phiên âm lên bảng cho học sinh nhận biết. Ví dụ: Bài “Em yêu hoà bình” - Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.“ ... yêu từng gốc đa, bờ tre đường làng ” tiếng hát “ tre ” và “đường” là hai âm luyến giáo viên phiên âm giải thích như sau: “ Tre”= tre...è (son - pha) “ đường ” = đường...ương ( rề - la). Giáo viên hát mẫu vài lần, tập riêng các tiếng hát có âm luyến vài lần rồi mới chuyển sang dạy cả câu hát. Những chỗ có đảo phách, nghịch phách rất khó dạy cho học sinh hát đúng vì trọng âm của tiết tấu không trùng với trọng âm của nhịp như Bài “Em yêu hoà bình”. Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn. Với trường hợp này giáo viên cần phân tích rõ cách gõ phách và dùng mũi tên (à) ghi vào bên dưới các tiếng hát, trên bảng phụ. Phân tích cho học sinh nắm được tiếng hát nào rơi vào lúc động tác gõ phách xuống, tiếng hát nào rơi vào lúc động tác đưa phách lên, tiếng hát nào ngân dài cả 2 động tác gõ xuống và đưa lên. Giáo viên hát mẫu kết hợp dùng thước đánh theo mũi tên đã ghi vài lần. Bắt giọng cho học sinh tập hát từ tốc độ chậm đến nhanh cho thật thuần thục rồi mới chuyển sang câu hát khác. Ví dụ: Bài “Em yêu hoà bình”. Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn. Đoạn 2, câu 1 “sông hai bên bờ xanh thắm ” x x x x xx Tức là phách thứ nhất rơi vào tiếng “sông”. Sau khi hát và gõ tiếng “sông” nhấc tay lên hát tiếng “hai”, phách thứ 2 rơi vào sau khi hát xong tiếng “hai”. Có những tiếng hát phải ngân dài 3 phách trở lên, các em thường ngân dài không đủ phách nên vào hát câu hát tiếp sau thường bị sai nhịp. Muốn khắc phục trường hợp này, giáo viên cần phải tập chính xác ngay từ đầu các câu hát đó: Khi học sinh hát tới chỗ có ngân dài, giáo viên và học sinh cùng đếm, gõ phách bằng những tiếng đếm “ Hai - ba” hay “ Một - hai”, “ Hai - một” hoặc “hai - ba - bốn - năm” .( đếm thành tiếng những lần đầu sau đó tập đếm thầm). Ví dụ: Bài “ Chú voi con ở Bản Đôn”, khi học câu 2 “vẫn ham ăn với lại ham chơi ”, Tiếng “ chơi” ngân 3 phách. Khi hướng dẫn hát giáo viên phải đếm phách cho học sinh “ chơi - 2 – 3” hai ba lần, để các em định hình và hát chính xác hơn. Những lần sau các em tập đếm thầm trong miệng. Giáo viên cũng có thể dùng thủ pháp “ thêm bớt đấu thanh ”: (sử dụng cho những câu hát có âm vực trầm, cao, nửa cung nhằm giúp cho học sinh hát đúng cao độ). Sau khi đàn giai điệu và hát mẫu câu hát cần tập, giáo viên chỉ ra những tiếng hát cần thêm bớt dấu thanh. Dùng phấn màu thêm hoặc bỏ dấu thanh những tiếng hát khó hát, việc này giáo viên cũng nên làm ngay trên bảng phụ. Ví dụ: Dạy bài “ Bạn ơi lắng nghe ” Dân ca: Ba na, Sưu tầm, dịch lời: Tô Ngọc Thanh có câu hát “ Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe ” ( đô, si, đô, sòn la đô la) ta bỏ thanh nặng, thêm vào thanh huyền cho tiếng “ bạn ” = “ bàn ”, tiếng “ hỡi ” bỏ đi dấu ngã thành tiếng “ hơi ”. Giáo viên đánh dấu lên bảng phụ, học sinh nhìn lời ca kết hợp nghe giai điệu đàn sẽ giúp các em hát chính xác câu hát. Giáo viên cũng nên cho học sinh ôn luyện theo từng đoạn một. Khi thực hiện được mới dạy tiếp đoạn tiếp theo. Như thế sẽ khắc sâu kiến thức cho học sinh ngay khi học bài mới. Khi tập hát cần sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca, tự tin. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên. Giáo viên có thể tách cho tổ, dãy bàn, nhóm hát để kịp thời sửa sai cho các em. Hát cả bài: Giáo viên cho học sinh hát cả bài theo giai điệu của đàn, chú ý những chỗ ngân, nghỉ và sửa sai cho các em, lưu ý học sinh cách phát âm, hát rõ lời và cảm xúc của bài hát, tránh gào thét đây là lỗi hay mắc phải ở học sinh tiểu học. Khi bắt nhịp cho học sinh hát, giáo viên cũng lưu ý về nhịp của bài để bắt cho học sinh hát. Ví dụ: Bài “ Em yêu hòa bình ”, bài này viết ở nhịp 2/4, có nhịp lấy đà là một nốt móc đơn. Khi bắt nhịp giáo viên đếm 1- 2. Sau đó kết hợp nhạc đệm, phần nhạc đệm giáo viên chuẩn bị và lưu sẳn trong đàn. Như vậy, khi học sinh hát với nhạc đệm giáo viên vẫn có thể quan sát, theo dõi được các em. Giáo viên kết hợp kiểm tra học sinh thực hiện theo nhiều hình thức như: Cả lớp, dãy, tổ, Nhóm, cá nhân Kết hợp gõ đệm, vận động và phụ họa: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện gõ đệm, cách gõ đệm tùy thuộc vào từng bài cụ thể. Lưu ý các bài hát có nhịp lấy đà. Ví dụ: Bài “ Em yêu hòa bình ” , Nhạc và lờ: Nguyễn Đức Toàn. Bài này được viết ở nhịp 2/4. Có nhịp lấy đà là một nốt móc đơn. Khi hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách giáo viên phải nhắc học sinh hát và mở tay gõ vào tiếng “ yêu ”. Giáo viên cần sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú, giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu. Tuy nhiên, tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp. Ví dụ: Bài “ Bạn ơi lắng nghe ” dân ca Ba na, sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã được viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc, chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau. Một nhược điểm mà học sinh hay mắc phải trong bài hát tập thể là hát bị cuốn nhịp tức là các em không giữ được theo nhịp độ ban đầu và có xu thế hát nhanh dần lên, do cảm thụ âm nhạc còn yếu cùng với sự ồ ạt khi hát tập thể nên việc này rất khó khắc phục. Muốn hạn chế tối đa nhược điểm này, giáo viên lưu ý ngay từ lúc bắt đầu dạy hát và thực hiện tốt các việc sau: - Dạy chính xác về trường độ và cao độ. - Cho các em vừa hát, vừa gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách - Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để luyện về nhịp độ - Lần lượt hát với tốc độ hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải. Mục tiêu là để học sinh có thể hát với mọi tốc độ mà vẫn làm chủ về nhịp độ. - Hát theo chỉ huy, giáo viên đánh nhịp thật chắc chắn. Khi phát hiện ra những chỗ nào có xu thế nhanh dần, phải cho ngừng lại nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Để củng cố kĩ năng gõ đệm và hát thuộc bài hát giáo viên tổ chức cho học sinh ôn dưới dạng trò chơi: hát đuổi, hát đối đáp, bên hát lời, bên gõ đệm theo phách, nhịp, hát kết hợp vận động. Ví dụ: Bài “ Trên ngựa ta phi nhanh” Nhạc và lời: Phong Nhã. Giáo viên có thể cho học sinh ôn luyện theo cách hát đối đáp. Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm hát một câu kết hợp gõ đệm theo tiết tấu và ngược lại. Hoặc có thể cho một nhóm hát lời, một nhóm gõ đệm theo tiết tấu và ngược lại. Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 có 3 phách trong một nhịp thì giáo viên chọn cho học sinh cách gõ theo phách là phù hợp, thông qua cách gõ này để giữ vững phách. Ví dụ: Bài “ Chúc mừng ” tiết 19. Phần kết hợp vận động và phụ họa: Tiết học thứ nhất này không đòi hỏi nhất thiết học sinh phải thực hiện thật thành thạo vì vận động và phụ họa có thể tiến hành ở tiết tiếp theo ở phần ôn tập bài hát. Tiết học hát chủ yếu học sinh biết hát kết hợp gõ đệm, giáo viên hướng dẫn một vài động tác đơn giản cho các em làm quen. Các tiết tiếp theo khi đã thuộc lời ca, các em kết hợp thực hiện vận động và phụ họa dễ dàng hơn. Củng cố, kiểm tra: Cho các em trình bày theo cá nhân, nhóm hoặc theo tổ. Giáo viên có thể tranh thủ kiểm tra mức độ tiếp thu của các em. Ví dụ: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo phách hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo phách câu 2 rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể chỉ cho các em gõ theo tiết tấu của bài. Các hình thức luyện tập này vừa hiệu quả lại vừa thu hút học sinh tham gia. Tùy vào từng bài hát mà giáo viên có thể kết hợp trò chơi để giờ học thêm phong phú sinh động hơn. Ở tiết học ôn bài hát thì giáo viên xoáy sâu vào luyện tập và biểu diễn. Tuy nhiên có một số em sang tiết này rồi nhưng phần lời ca còn chưa thuộc. Vì vậy giáo viên vẫn cần ôn tập lại để giúp học sinh hát thuộc lời ca. Đối với bài ôn tập, khi vào bài giáo viên vẫn có thể treo tranh ảnh liên quan tới nội dung bài hát. Giáo viên đặt câu hỏi, để các em trả lời, từ đó giúp các em nhớ lại nội dung của bài hát. Ví dụ: Ôn tập bài “Khăn quàng thắm mãi vai em” giáo viên treo tranh có hình ảnh bạn nhỏ đeo khăn quàng, tới trường vào buổi sáng sớm khi bình minh vừa lên. Hoặc giáo viên có thể đàn giai điệu một hai câu trong bài, để học sinh nghe và nhớ lại bài hát đó. Trong giờ học ôn này, giáo viên vẫn phải cho học sinh luyện thanh, nhắc học sinh tư thế ngồi học, cách hát và cách lấy hơi cho đúng. Trước khi vào ôn tập thì giáo viên nên đàn lại cả bài cho học sinh nghe và nhẩm lại bài. Sau đó bắt nhịp cho cả lớp hát, giáo viên chú ý một số đối tượng học sinh chưa tích cực để kịp thời nhắc nhở và giúp đỡ các em. Sau khi các em nhớ và hát thuộc bài giáo viên tiếp tục cho các em ôn sang phần hát kết hợp gõ đệm. Phần này, giáo viên có thể chia nhóm để ôn tập, một nhóm hát và gõ đệm, một nhóm ngồi nhẩm theo. Cho học sinh nhận xét xem nhóm bạn thực hiện như thế nào. Từ đó giáo viên có thêm nhận xét và hướng dẫn cho học sinh những chỗ các em làm chưa được. Việc cho học sinh tự nhận xét bạn sẽ giúp các em nhận ra lỗi sai một cách nhanh nhất. Từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân mình khi thực hiện. Giáo viên tích cực kiểm tra nhóm và cá nhân, kịp thời tuyên dương và động viên các em. Giáo viên mời một số học sinh học tốt lên bảng hát và biểu diễn bài hát. Dưới lớp các em cũng tự nghĩ cho mình những động tác cho phù hợp, để có thể lên thực hiện. Qua phần biểu diễn của từng học sinh, giáo viên cho các bạn ở dưới nhận xét, góp ý. Sau đó giáo viên mới góp ý cho những động tác của các em được hoàn thiện hơn. Muốn thể hiện bài hát một cách tốt nhất thì các em phải hiểu rõ được nội dung của bài hát. Có như thế các em mới hòa mình vào giai điệu được. Một số bài hát khó thể hiện như bài “ Trên ngựa ta phi nhanh ” thì giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh. Để thực hiện tốt hơn, giáo viên hướng dẫn học sinh thay đổi động tác mà các em cảm thấy phù hợp hơn. Giáo viên có thể cho các em thi giữa các nhóm, các tổ nhằm kích thích sự hứng thú học tập của các em. Đồng thời hướng dẫn cho các em lựa chọn hình thức biểu diễn cho phù hợp với từng bài. Ví dụ: Bài “ Thiếu nhi thế giới liên hoan ”, học sinh có thể thảo luận thống nhất cách biểu diễn và lên thực hiện theo hình thức hát tốp ca, có thể là một em đơn ca các bạn khác phụ họa cũng được. Các nhóm, cá nhân thực hiện tốt thì được tuyên dương. Còn nhóm, cá nhân thực hiện chưa được thì giáo viên động viên các em cố gắng trong giờ học sau. Như vậy các em sẽ có thêm hứng thú cho môn học để có một giờ học hát đạt hiệu quả. Ngoài ra, để tiết học sinh động, giáo viên nên chuẩn bị các tiết giảng bằng điện tử, như vậy các hình ảnh truyền tới học sinh sẽ phong phú và sinh động hơn, giúp các em tích cực chủ động tiếp thu các kiến thức của bài. Hơn thế nữa, trong khi dạy giáo viên luôn mở rộng hiểu biết xung quanh bài hát như giới thiệu về tác giả, về nội dung, liên hệ với các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, giới thiệu các bài hát khác viết cùng chủ đềĐặc biệt, cần chú trọng đến nội dung của bài hát nhằm liên hệ thực tế để giáo dục tình yêu quê hương, yêu ông bà cha mẹ, yêu thầy cô, yêu bạn bè, đoàn kết giúp bạncho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài “Bàn tay mẹ”, Nhạc: Bùi Đình Thảo. Lời: Tạ Hữu Yên. Tôi sẽ hướng các em nhớ đến công ơn của mẹ, người đã sinh ra và nuôi lớn các em. Từ đó liên hệ một số bài hát khác như “Cho con”, “Gặp mẹ trong mơ”, 2.1.4. Công tác kiểm tra. Để có thể nắm bắt khả năng tiếp thu của học sinh, giáo viên phải kết hợp dạy và kiểm tra thường xuyên, giúp các em được thực hành nhiều. Như thế các em sẽ có cơ hội rèn luyện và thể hiện khả năng của bản thân mình. Đối với những em còn hạn chế trong học tập, tôi thường kiểm tra một đoạn hoặc lời 1 của bài hát, như vậy các em sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không gây áp lực. Ví dụ, khi hướng dẫn học sinh hát từng câu bài “ Em yêu hòa bình”, thì giáo viên đàn giai điệu một hai lần sau đó cho học sinh nghe và hát theo giai điệu của đàn. Như vậy các em đã được rèn luyện về khả năng xác định cao độ và trường độ của câu hát. Hoặc khi giáo viên hướng dẫn học sinh gõ đệm theo phách. Sau khi giáo viên làm mẫu, cho cả lớp thực hiện thì giáo viên nên tích cực kiểm tra cá nhân, nhóm giúp các em nắm chắc thế nào là một phách để thực hiện cho chính xác. Phần luyện hát kết hợp vận động là phần tương đối khó với các em. Ở phần này đòi hỏi học sinh phải mạnh dạn, tự tin và quan trọng là phải hiểu được nội dung của bài hát mà các em hát. Vì vậy, phần này giáo viên phải hướng dẫn cho các em kĩ các động tác như thế nào cho hợp lý và phù hợp với các em. Động viên các em lên bảng thể hiện bản thân, có thể theo nhóm hoặc cá nhân. Giáo viên kịp thời khích lệ, tuyên dương các em, từ đó giúp các em cảm thấy tự tin hơn về bản thân mình cho các giờ học tiếp theo. Giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức trò chơi củng cố kiến thức cho học sinh ở cuối tiết học Ví dụ: Sau khi học xong bài Chú voi con ở Bản Đôn. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsang kien kinh nghiem am nhac_12499445.doc
Tài liệu liên quan