Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân THCS

- Khi dạy Bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên (GDCD Lớp 6) giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não bằng cách nêu câu hỏi:

+ Em sẽ làm gì khi thấy người rửa bình thuốc sâu dưới mương nước?

+ Kể những việc làm thể hiện yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên?

Yêu cầu: Mỗi học sinh nêu những việc làm, liệt kê các ý kiến và tìm ra điểm chung. Sau đó hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa của mỗi việc làm và rút ra kết luận chung.

- Khi dạy Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá (GDCD Lớp 7) giáo viên có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách nêu câu hỏi: Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, ngoài giờ học em thường giúp mẹ những việc gì?

Học sinh trả lời: Nấu cơm , quét nhà, quét sân, chăm em.

. Giáo viên kết luận giáo dục: Học sinh chúng ta cần phải góp phần xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài việc chăm ngoan, học giỏi, biết kính trong người lớn, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình, còn phải có ý thức bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường, xung quanh chúng ta.

- Khi dạy Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (GDCD Lớp 7) giáo viên có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để giải quyết tình huống đưa ra: “Để chào mừng ngày đại đoàn kết toàn dân tộc.Ở khu dân cư của Lâm phát động 1 buổi làm vệ sinh công cộng, phát rong cây cối, thu nhặt túi nilon, bảo vệ môi trường, nhưng hôm đấy Lâm không đi vì cho rằng đây là việc của người lớn chứ không phải việc của mình”

 

doc33 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chấp hành quy định của Luật bảo vệ môi trường. Vì vậy, cùng với nhiều môn học khác, môn Giáo dục Công dân cấp THCS đã góp phần trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường, đây là sự cần thiết và không thể thiều trong quá trình góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta. Tại trường THCS Đức Hòa đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa như: đưa trò chơi dân gian vào các buổi sinh hoạt chủ điểm truyền thống,sinh hoạt đội, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp; hoạt động tổng dọn vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, chăm sóc vườn hoa,giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng học được thực hiện thường xuyên đã làm cho diện mạo nhà trường có nhiều thay đổi đáng kể, môi trường được cải thiện rất nhiều. Là giáo viên dạy Giáo dục Công dân, tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh một cách hiệu quả nhất để gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học mà còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất, từ đó xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho hoc sinh một cách tốt nhất. Thực trạng của vấn đề: Một vấn đề nóng bỏng gây bức xúc trong xã hội hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra.Vấn đề này ngày càng trầm trọng đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Nguyên nhân khách quan: Do những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động của các nhà máy trong những khu công nghiệp, hoạt động của các làng nghề và sinh hoạt ở các khu đô thị lớn.Ô nhiễm môi trường gồm có ba loại ô nhiễm chính đó là ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Do Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao, kéo theo nhiều áp lực đến môi trường. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn so với dự báo làm phức tạp thêm các vấn đề môi trường.tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã tác động đến nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta bị chững lại trong giai đoạn 2011 đến nay dẫn đến đầu tư từ doanh nghiệp và xã hội cho công tác bảo vệ môi trường bị giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu cũng là những tác nhân khách quan làm giảm chất lượng môi trường. 4.Nguyên nhân chủ quan: Học sinh chưa ý thức sâu sắc về việc bảo vệ môi trường đặc biệt khi đi tiêu tiểu hay quên dội nước, ăn quà vặt vẫn còn xả rác lung tung, đổ rác không đúng nơi quy định. Địa phương chưa có những buổi phát động cho học sinh tham gia bảo vệ môi trường để các em thấy được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. 5. Nội dung : 5.1. Những kiến thức cơ bản về môi trường cần trang bị cho học sinh thông qua giảng dạy môn Giáo dục Công dân: 5.1.1.Khái niệm về môi trường: Theo Điều 1, Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014 thì Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. 5.1.2. Ô nhiễm môi trường: Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2014: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. 5.1.3. Thực trạng môi trường Việt Nam. Cùng với sức ép gia tăng dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hóa, sự di dân và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động mạnh mẽ tới môi trường. Trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Trên 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 4.500 làng nghề. Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế. Ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao đối với môi trường như: tái chế nhựa, kim loại, ắc quy chì, chăn nuôi gia súc, sản xuất giấy... Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe dọa nghiêm trọng. Theo thống kê của cục kiểm lâm thì 9 tháng đầu năm 2017 có 1.55,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị cháy. Độ che phủ của rừng chỉ còn chưa đầy 40% trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 10%. Mất rừng, đồi núi trọc, đất bị xói mòn rửa trôi, lũ lụt, sạt lở đất , chế độ thủy văn và khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, mất đa dạng sinh học, nhất là những động vật quý hiếm. Sự suy giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đất tiếp tục bị lãng phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, phương thức canh tác lạc hậu. Đặc biệt là sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã làm cho môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm ngày càng nặng nề, nhiều bệnh tật ngày càng phát sinh. Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật vùng ven biển đang bị suy giảm nhanh, môi trường bị ô nhiễm: khai thác hải sản quá mức, đánh bắt sinh vật còn non, công cụ khai thác còn lạc hậu, đánh bắt chủ yếu ven bờ 5.1.4. Thực trạng môi trường ở Xã Đức Hòa và trường THCS Đức Hòa. -Trường học gần khu dân cư, trong khi ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân gần trường học và nơi học sinh sinh sống còn hạn chế nên ảnh hưởng phần nào đến môi trường trường học. Trên địa bàn xã chưa có nơi để xử lý rác thải sinh hoạt của nhân dân, một bộ phận nhân dân ở gần sông, kênh mương chưa tập trung rác để thu gom mà còn vứt xuống sông, kênh, mương gây ô nhiễm môi trường. Một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc chưa có hệ thống phân hủy chất thải mà còn xả chất thải của ra môi trường..... Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp, hoa màu trên địa bàn xã vẫn còn nhiều Hầu hết học sinh là con em của những gia đình làm nông,điều kiện kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn bố mẹ đi làm ăn xa cho nên việc giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường chưa cao, tình trạng xả rác còn khá phổ biến Về phía nhà trường tuy được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất nhưng còn nhiều hạn chế: sân trường vẫn còn một phần chưa được bê tông, hệ thống nước sạch chưa được đảm bảo, vẫn còn bị thiếu và chưa đảm bảo về chất lượng 5.1.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Dân số tăng, lượng tài nguyên thiên nhiên khai thác sử dụng nhiều, tạo ra lượng phế thải lớn, tình trạng khai thác lạc hậu, bừa bãi - Khí thải công nghiệp, chất thải công nghiệp của các ngành sản xuất khác nhau, quy trình thu gom, xử lí còn hạn chế. ( Khói bụi ở các nhà máy ) ( Chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra biển) Các loại phân bón trong nông nghiệp, nhất là lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ (Phun thuốc trừ sâu lên hoa màu ) ( Đổ thuốc diệt cỏ ra môi trường) - Do hoạt động sản xuất của con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau như đốt rừng làm nương rẫy, xây dựng, khai thác các loại tài nguyên chưa hợp lí... ( Hình ảnh khai thác vàng ) (Hình ảnh Đốt rừng làm nương rẫy) Do chiến tranh (khí độc do khói súng, cháy nhà, cháy rừng; chất độc hóa học, chất phóng xạ ; xác chết của người và động vật chưa được chôn cất kịp thời ) (Xác chết của thủy sản) Nổ nhà máy điện hạt nhânChernobyl ( Ukraine) năm 1986 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Sự cần thiết và khả năng thực hiện: - Đây là vấn đề được cả xã hội quan tâm, nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao, hình thành cho các em những ý thức, kĩ năng, thái độ gìn giữ và bảo vệ môi trường, các em học sinh không chỉ là những người góp phần trực tiếp bảo vệ môi trường tại nơi mình học mà còn là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác này tại gia đình và nơi mình sinh sống. - Nguồn tư liệu vô cùng phong phú trong thực tế, trên Internet, báo chí đặc biệt là sự sống động của tình hình môi trường thực tế tại địa phương giúp cho giáo viên có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng tư liệu và phương pháp thích hợp, học sinh hiểu rõ hơn tình hình bảo vệ môi trường để có ý thức tốt hơn. 2. Biện pháp thực hiện khi dạy học bài có giáo dục bảo vệ môi trường: 2.1. Xác định các bài học có nội dung, mức độ, từng phần hoặc toàn phần tích hợp về bảo vệ môi trường. LỚP BÀI MỨC ĐỘ NỘI DUNG TÍCH HỢP Lớp 6 Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (bộ phận). Bộ phận Mục a - Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học, khu dân cư. - Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của con người. Bài 3. Tiết kiệm Bộ phận Mục a - Tiết kiệm của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên là góp phần giữ gìn, cải thiện môi trường. - Các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường : + Hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng các chất khó phân huỷ (ni lon, nhựa, ...). + Tái sử dụng (trong tiêu dùng), tái chế (trong sản xuất). + Khai thác hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài nguyên. Bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên Toàn phần Cả bài - Thiên nhiên là một bộ phận của môi trường tự nhiên. - Các yếu tố của thiên nhiên. Vai trò quan trọng của thiên nhiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội Bộ phận Mục c - HS cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng thực hiện. Lớp 7 Bài 9. Xây dựng gia đình văn hoá Bộ phận Mục d HS góp phần xây dựng gia đình văn hoá bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu dân cư (làm vệ sinh, trồng cây xanh, ...). Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Toàn phần Cả bài - Môi trường là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì? - Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên . - Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống của con người. - Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên . - Trách nhiệm của công dân nói chung, của HS nói riêng trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên . Bài 15. Bảo vệ di sản văn hoá Bộ phận Mục b, c - Di sản văn hoá vật thể (di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh ...) là một bộ phận của môi trường ; bảo vệ di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh là bảo vệ môi trường. - Quy định của pháp luật nước ta về bảo vệ di sản văn hoá liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Lớp 8 Bài 3. Tôn trọng người khác Bộ phận Mục 1 - Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường là tôn trọng lợi ích của mình và của người khác, là thể hiện sự tôn trọng người khác Bài 7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội Bộ phận Mục 1,3 - Hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là một loại hoạt động chính trị - xã hội. - Ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bài 9. Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư Bộ phận Mục 2,4 - Bảo vệ môi trường là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. - Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện bảo vệ môi trường là trách nhiệm của học sinh. Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại Bộ phận Mục 1,2 - Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường. - Quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, các chất cháy, nổ và độc hại. Bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng Bộ phận Mục 1,2 - Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của học sinh cần được thể hiện bằng những hành vi, việc làm cụ thể. Bài 18: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân Bộ phận Mục 4 - Công dân có quyền và trách nhiệm tố cáo với cơ quan có trách nhiệm về những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hại tài nguyên thiên nhiên. Lớp 9 Bài 6. Hợp tác cùng phát triển Bộ phận Mục 2 - Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ý nghĩa của sự hợp tác quốc tế trong việc Bài 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật Bộ phận Mục 1,2 - Luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện. 2.2: Chọn phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng lớp, từng đối tượng học sinh, sao cho hiệu quả nhất. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn giáo dục công dân rất phong phú, đa dạng, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung, tính chất từng bài, trình độ nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mình. Các tình huống, phương pháp được sử dụng phải gắn với nội dung bài học, giúp giáo viên tự đánh giá, xử lí các tình huống đi đến kết luận để giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học và ý thức bảo vệ môi trường . Các phương pháp thường được sử dụng và mang lại hiệu quả cao như: thảo luận nhóm, sắm vai tình huống, giải quyết vấn đề, trực quan, trò chơi, nghiên cứu trường hợp điển hình... 2.3. Ví dụ minh họa: - Khi dạy Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể - (GDCD Lớp 6) giáo viên có thể nêu tình huống: + Để tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, nghe lời mẹ dặn, cứ hai ngày một lần Hà thường hái lá bưởi để nấu nước gội đầu. Nhưng cứ sau mỗi lần gội đầu xong Hà lại đổ xác lá bưởi ra xung quanh giếng. Em có nhận xét gì về hành vi của Hà? Gợi ý trả lời: Việc gội đầu bằng nước lá là việc làm thể hiện đức tính tự chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Nhưng hành vi đổ xác lá đã qua sử dung ra xung quanh giếng là một hành vi thiếu văn hóa, làm ô nhiễm môi trường. Giáo viên giáo dục: Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân là việc làm cần thiết, nhưng việc bảo vệ môi trường cũng không kém phần quan trọng, mọi người phải biết bảo vệ môi trường chung, giữ gìn vệ sinh chung. - Khi dạy Bài 3. Tiết kiệm (GDCD Lớp 6) giáo viên có thể sơ lược về lịch sử “giờ trái đất”. Mỗi năm vào tối thứ 7 tuần cuối cùng của tháng 3 nước ta cùng thế giới hưởng ứng giờ trái đất. Hỏi: Mục đích của việc tắt đèn 1 tiếng đồng hồ trong ngày thực hiện giờ trái đất trên toàn thế giới là gì?, từ đó giáo dục ý nghĩa của nó nhằm kêu gọi tiết kiệm năng lượng(điện), chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Hoặc giáo viên có thể cho học sinh sắm vai tình huống: “Nhà Minh nuôi rất nhiều chim bồ câu thả ở ngoài , cứ mỗi lần cho bồ câu ăn xong còn nhiều thức ăn thừa, Minh thường để nguyên mà không chịu dọn”. + Em có nhận xét gì về việc làm của Minh?” + Nếu là Minh em sẽ làm gì? Hướng dẫn trả lời: Hành vi của Minh thể hiện sự lãng phí, Minh có thể dùng thức ăn thừa đó để hôm khác sử dụng hoặc để sử dụng làm thức ăn gia súc. Việc để thức ăn còn thừa mà không dọn đi gây ô nhiễm môi trường Giáo viên kết luận giáo dục: Mọi người cần phải biết tiết kiệm, không lãng phí và không làm ô nhiễm môi trường. - Khi dạy Bài 7. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên (GDCD Lớp 6) giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não bằng cách nêu câu hỏi: + Em sẽ làm gì khi thấy người rửa bình thuốc sâu dưới mương nước? + Kể những việc làm thể hiện yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên? Yêu cầu: Mỗi học sinh nêu những việc làm, liệt kê các ý kiến và tìm ra điểm chung. Sau đó hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa của mỗi việc làm và rút ra kết luận chung. - Khi dạy Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá (GDCD Lớp 7) giáo viên có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách nêu câu hỏi: Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, ngoài giờ học em thường giúp mẹ những việc gì? Học sinh trả lời: Nấu cơm , quét nhà, quét sân, chăm em... . Giáo viên kết luận giáo dục: Học sinh chúng ta cần phải góp phần xây dựng gia đình văn hóa. Ngoài việc chăm ngoan, học giỏi, biết kính trong người lớn, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình, còn phải có ý thức bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường, xung quanh chúng ta. - Khi dạy Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (GDCD Lớp 7) giáo viên có thể sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để giải quyết tình huống đưa ra: “Để chào mừng ngày đại đoàn kết toàn dân tộc.Ở khu dân cư của Lâm phát động 1 buổi làm vệ sinh công cộng, phát rong cây cối, thu nhặt túi nilon, bảo vệ môi trường, nhưng hôm đấy Lâm không đi vì cho rằng đây là việc của người lớn chứ không phải việc của mình” + Suy nghĩ của bạn Lâm đúng hay sai? Vì sao? + Nếu là Lâm, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của mỗi học sinh. - Khi dạy Bài 15. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (GDCD Lớp 8) Giáo viên có thể nêu một số ví dụ: Bác Ân làm nghề trồng rau. Nhưng vì lợi nhuận để cho rau xanh tốt Bác đã sử dụng thuốc kích thích để phun vào rau và bán ra thị trường chỉ sau một ngày. Em hãy nhận xét về việc làm của Bác Ân? Học sinh trả lời: Các chất độc hại (thuốc trừ sâu cho rau quả, cây cối ) gây Ô nhiễm nguồn thực phẩm, ô nhiễm đất và không khí. Hoặc giáo viên có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sau khi cung cấp thông tin ở phần đặt vấn đề: Các em có suy nghĩ gì khi nghe các thông tin trên? + Tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại đã gây hậu quả như thế nào? + Cần làm gì để hạn chế tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? + Những quy định, những điều luật nào có liên quan đến vấn đề này ở nước ta? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung, đặc biệt là giới thiệu những hình ảnh do tai nạn, vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây nên, cho học sinh đọc những quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ à giáo dục: Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường. - Khi dạy Bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng (GDCD Lớp 8) giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai theo các tình huống sau: Tình huống 1: Trên đường đi học, em phát hiện có mấy người đang dùng điện để đánh bắt cá. Tình huống 2:Nhân ngày 26/3 lớp em tổ chức cắm trại dã ngoại ở rừng dương ven biển.Trong lúc cùng nhau đốt lửa trại do trời gió nhiều lửa cháy lan sang cả những cây xung quanh. Yêu cầu học sinh thảo luận sau tình huống, rút ra trách nhiệm bản thân. Giáo viên kết hợp giáo dục: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, trách nhiệm của chúng ta là phải tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Học sinh cần phải thể hiện bằng những hành vi, việc làm cụ thể. - Khi dạy Bài 18: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân (GDCD Lớp 8) giáo viên giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường năm 2014, cho học sinh thảo luận tình huống: + Nếu biết một gia đình xả trộm nước thải chăn nuôi gia súc chưa qua xử lí ra sông em sẽ thực hiện quyền gì? Vì sao? Sau khi học sinh trình bày ý kiến giáo viên kết hợp kể một số câu chuyện vi phạm pháp luật trong lĩnh vựt này như Công ty Fomosa Hà Tĩnh thải nước thải ra vùng biển miền trung gây cá chết hàng loạt, giới thiệu một số hình ảnh vi phạm à giáo dục: Căn cứ vào điều 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật. Thì Công dân có quyền và trách nhiệm tố cáo với cơ quan có trách nhiệm về những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên. - Khi dạy Bài 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (GDCD Lớp 9) giáo viên có thể cho học sinh thảo luận: + Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp ta, trường ta tốt chưa? + Mỗi em tự liên hệ bản thân về việc thực hiện bảo vệ môi trường tại trường mình, phương hướng trong thời gian tới? Sau khi học sinh trình bày, giáo viên bổ sung, chỉ rõ những hạn chế của học sinh, giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện đặc biệt là môi trường nơi mình sinh sống, bắt đầu từ lớp học ,trường học của mình. 3. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân tại Trường THCS Đức Hòa: 3.1.Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp chính quyền ở địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường. Nhiều năm qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và có kế hoạch chỉ đạo về mặt chuyên môn cho việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong nhiều môn học trong đó có môn Giáo dục Công dân. Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức, nhiệt tình trong giảng dạy, đã tích hợp lồng ghép môi trường trong những bài học theo quy định, học sinh tích cực hưởng ứng. Tổng phụ trách đội cũng đã lồng ghép giáo dục môi trường trong giờ chào cờ, Ban lao động có kế hoạch tổ chức cho học sinh lao động dọn vệ sinh hằng ngày trong từng buổi học, hàng tuần.Học sinh trực hằng buổi học theo khu vực phân công, lao động phát rong cây cối xung quanh trường nên ít nhiều cảnh quan môi trường trường học cũng được cải thiện. Các lớp xem việc bảo vệ môi trường tại lớp học và khu vực được phân công là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của lớp. ( Học sinh lớp 8D tham gia tổng dọn vệ sinh trường học) Phong trào xây dựng trường học Xanh -sạch- đep cũng được áp dụng và đây được xem là tiêu chí thi đua của các lớp như chăm sóc bồn hoa, vệ sinh trường lớp.... ( Học sinh lớp 8 tham gia chăm sóc vườn hoa) Vấn đề bảo vệ môi trường cũng được các lớp tuyên truyền trong dịp sinh hoạt tập thể, văn nghệ. Từ đó giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường cho tất cả học sinh trong trường. ( Biểu diễn thời trang với chủ đề bảo vệ môi trường của học sinh lớp 7D) ( K(Kịch với chủ đề bảo vệ môi trường của học sinh lớp 8C) Trong những tiết học có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường , giáo viên đã đưa ra các tình huống gắn liền với thực tế cuộc sống hằng ngày ở khu dân cư, ở trường học vào trong tiết dạy. Những thuận lợi nói trên đã tạo ý thức tốt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường trong việc góp phần bảo vệ môi trường chung, cũng là điều kiện tốt để việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân thành công. 3.2. Khó khăn: Học sinh của trường đa số các em là con của gia đình làm nghề nông , có hoàn cảnh khó khăn cho nên việc quan tâm giáo dục các em về việc bảo vệ môi trường , bảo vệ cảnh quan thiên nhiên còn rất hạn chế . Môi trường xung quanh và tại địa phương chưa thật sự tốt. Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân và trong khu vực dân cư nơi học sinh sinh sống còn hạn chế. Ý thức một bộ phận nhỏ học sinh trong việc bảo vệ môi trường chưa tốt. Gia đình các em chưa giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường xem đây là trách nhiệm của nhà trường . Từ những thuận lợi và khó khăn như đã trình bày sáng kiến “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục Công dân Trung học cơ sở” góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ những lớp đầu cấp học, cũng qua đây các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực, có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào phong trào bảo vệ môi trường trong và ngoài nhà trường góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. 4. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện: Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà điều quan trọng là hình thành thái độ tích cực và làm thay đổi hành vi của học sinh nên trong quá trình thực hiện cần chú ý: - Tạo những cơ hội để học sinh được tự do bày tỏ, trao đổi quan điểm, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mà bài học đặt ra và lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, tối ưu bằng cách sử dụng các phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích xử lí tình huống, sắm vai..... - Cần tạo môi trường trong lành để học sin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12444211.doc
Tài liệu liên quan