2.5. QUY TRÌNH NHẬN THỨC CỦA HS VỀ GDPTBV TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 THPT
2.5.1. Quy trình nhận thức các nội dung GDPTBV của HS trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT
Với mục tiêu rèn luyện các năng lực học tập cho HS, đồng thời sử dụng các năng lực học tập đó vào giải quyết các vấn đề thực tế diễn ra xung quanh HS, đem đến cho HS sự thay đổi trong nhận thức, thái độ để từ đó có những hành động đúng đắn trước các vấn đề thực tế hiện nay như ô nhiễm môi trường, nghèo đói, các tệ nạn xã hội chúng tôi xây dựng quy trình nhận thức các nội dung GDPTBV cho HS trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT như sau:
81 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉnh số lượng và trạng thái cân bằng của QT.
Chương II – Quần xã sinh vật (QXSV)
Chương này trình bày chủ yếu đến các đặc trưng cơ bản của QXSV, mỗi quan hệ giữa các loài trong quần xã; những hình thức biến đổi của QXSV dưới tác động của các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh theo thời gian thể hiện qua 2 kiểu diễn thế sinh thái: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
Chương III – Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
Chương này trình bày khái niệm về hệ sinh thái, thành phần cấu trúc và các kiểu hệ sinh thái, sự chuyển hóa vật chất và năng lượng qua chuỗi và lưới thức ăn tạo nên dòng năng lượng trong hệ sinh thái; chu trình sinh địa hóa, sinh quyển và ứng dụng sinh thái học trong quản lý và sử dụng bền vững TNTN.
2.3.2. Mục tiêu của phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT
2.3.2.1. Về kiến thức
Từ cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT đã được phân tích ở trên, chúng tôi thiết kế bảng mô tả các mục tiêu kiến thức cần đạt như sau:
Bảng 3.1. Mục tiêu kiến thức phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Trình bày được khái niệm môi trường sống của sinh vật, giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
- Liệt kê được các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được hai nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường.
- Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật.
- Phân biệt được nơi ở với ổ sinh thái, lấy VD.
- Phân tích được sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường sống.
- Vẽ được đồ thị mô tả giới hạn sinh thái của một số loài: Cá rô phi, ếch đồng, thằn lằn
- Giải thích được đặc điểm hình thái lá của một số cây ưa bóng và cây ưa sáng: Cây thường xuân, rau má, nhãn
- Giải thích được đặc điểm hình thái lá của thực vật sống thủy sinh (trong nước, nổi trên mặt nước, chìm trong nước).
- Giải thích được vì sao trong ao nuôi cá người ta có thể thả nhiều loại cá khác nhau, những lợi ích mà nó mang lại.
- Giải thích được vì sao hươu, nai vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn và kích thước tai, đuôi nhỏ hơn của hươu, nai vùng khí hậu lạnh.
- Mô tả và giải thích được đặc điểm thích nghi của một số thực vật thủy sinh: Bèo lục bình(trôi nổi trên bề mặt nước), rong mái chèo (trong nước).
Bài 36. Quần thể sinh vật (QTSV)và mối quan hệ giữa các cá thể trong QT
- Trình bày được khái niệm QTSV, lấy VD.
- Liệt kê được các mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh trong QTSV, lấy VD.
- Chỉ ra được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ giữa các các thể trong QT
- Phân tích được quá trình hình thành QTSV.
- Phân tích được các mối quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong QT.
- Xác định đúng QTSV trong một số VD cụ thể.
- Giải thích được hiện tượng: Đàn kiến cùng nhau khiêng mồi, tự tỉa thưa ở thực vật, cùng săn mồi ở nhiều loài động vậttrong tự nhiên.
- Giải thích được một số ứng dụng về các mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh giữa các cá thể trong QTSV mà con người sử dụng trong sản xuất, chăn nuôi? Cho biết lợi ích của chúng.
Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của QTSV
- Trình bày được các khái niệm : Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể của QT.
- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản về cấu trúc dân số của QTSV, lấy VD.
- Chỉ ra được các kiểu phân bố cá thể của QT.
- Phân tích được một số nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng tới các đặc trưng cơ bản của QT.
- Phân tích được ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi con người, của các loài động vật với đời sống con người
- Phân tích được đặc điểm và nêu rõ ý nghĩa sinh thái của sự phân bố cá thể.
- Phân tích được ảnh hưởng của mật độ cá thể trong QT.
- Giải thích được sự thay đổi tỷ lệ giới tính đặc
trưng của một số loài khi phụ thuộc vào nhiệt độ (kiến nâu), trước và sau mùa sinh sản (ngỗng, vịt), tập tính đa thê (dê, gà, hươu).
- Giải thích được vì sao cá hồi, cá chình không có nhóm tuổi sau sinh sản trong tháp tuổi.
- Dự đoán được hậu quả khi mật độ cá quả, lúa trong ruộng quá cao.
- Chỉ ra được một số ứng dụng của con người của việc đưa hiểu biết về tỉ lệ giới tính vào trong chăn nuôi. Cho biết lợi ích của chúng.
- Đánh giá việc khai thác các loài thủy hải sản (cá ngừ, mực, cua biển) ở nước ta hiện nay qua những biểu đồ mô tả cấu trúc tuổi qua những lần bị đánh bắt.
- Nêu được một số ứng dụng của con người trong sản xuất về sự phân bố cá thể, mật độ cá thể trong tự nhiên. Lợi ích của chúng.
Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của QTSV (tiếp)
- Nêu được các khái niệm: Kích thước QT, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa và tăng trưởng của QTSV.
- Chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước QT.
- Phân biệt được hai kiểu đường cong tăng trưởng của QT.
- Giải thích được sự khác nhau về tăng trưởng của QT trong điều kiện môi trường không giới hạn và môi trường bị giới hạn.
- Phân tích được hậu quả của kích thước QTSV quá nhỏ hoặc quá lớn.
- Giải thích được sự suy giảm, diệt vong một số loài động vật hoang dã ở nước ta hiện nay: Tê giác, bò xám, sao la, voọc
- Phân tích được mức độ tăng dân số của QT người hiện nay.
- Đánh giá được hậu quả từ việc tăng dân số Việt Nam và Thế giới hiện nay.
- Giải thích được nguyên nhân, hậu quả hiện tượng: Đàn châu chấu có số lượng cá thể tăng cao, QT rau cải non có mật độ dày đặc.
- Đề xuất được một số biện pháp nhằm làm QT vật nuôi tăng trưởng liên tục.
- Đề xuất biện pháp để giảm gia tăng dân số và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay.
Bài 39. Biến động số lượng cá thể của QT
- Nêu được khái niệm biến động số lượng cá thể.
- Trình bày được các hình thức biến động số lượng của QT, lấy VD.
- Trình bày được nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của QT.
- Nêu được cách QT điều chỉnh số lượng cá thể.
- Phân biệt được hình thức biến động theo chu kì và không theo chu kì.
- Phân tích được nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể của QT, nguyên nhân QT tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
- Giải thích được vì sao trong tự nhiên QTSV có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng.
- Xác định được hình thức biến động số lượng cá thể của QT trong những VD nhất định (QT sâu rau phát triển mạnh về mùa xuân, số lượng ếch nhái, bò sát giảm mạnh khi nhiệt độ dưới 70). Giải thích được nguyên nhân gây ra biến động đó.
- Giải thích vì sao vào mùa đông gia súc, gia cầm rất dễ bị bệnh, chết đặc biệt trên vùng núi. Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình hình trên.
- Đưa ra những ứng dụng của con người về trạng thái cân bằng của QT vào trong sản xuất. Phân tích ý nghĩa của chúng.
Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- Nêu được định nghĩa QXSV, lấy VD.
- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy VD cho các đặc trưng đó.
- Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã, lấy VD cho các mối quan hệ đó.
- Nêu được khái niệm về hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã, lấy VD.
- Phân tích được hai đặc trưng cơ bản của quần xã,
đặc biệt là các mối quan hệ trong quần xã.
- Phân biệt được các mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng trong quần xã.
- Phân tích được nguyên nhân của hiện tượng khống chế sinh học trong tự nhiên
- Phân tích được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã ở những VD cụ thể (cây nắp ấm ăn thịt côn trùng; giun sán kí sinh trong cơ thể động vật, nấm và tảo cộng sinh trong địa y).
- Lấy được VD về hiện tượng khống chế sinh học trong tự nhiên. Phân tích được nguyên nhân, ý nghĩa của hiện tượng đó.
- Phân tích được sự phân bố trong không gian của các loài trong những VD cụ thể: Các loài cá trong ao(cá mè, cá trắm cỏ, cá chép, rong tảo), sự phân tầng cây ở rừng mưa nhiệt đới. Giải thích được ý nghĩa của sự phân bố trên với các loài trong quần xã.
- Đề xuất biện pháp chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thủy hải sản hợp lý trong thực tiễn sản xuất.
- Trình bày được những ứng dụng của con người về hiện tượng khống chế sinh học vào trong sản xuất. Phân tích ý nghĩa của chúng.
Bài 41. Diễn thế sinh thái
- Trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế.
- Phân tích được đặc điểm về thực vật, động vật, khí hậu ở các giai đoạn của diễn thế.
- Phân tích được nguyên nhân bên ngoài và bên trong của diễn thế, lấy VD.
- Phân biệt được diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
- Phân tích được ý nghĩa của diễn thế sinh thái trong thực tiễn.
- Nhận biết được loại diễn thế sinh thái trong những VD cụ thể.
- Dự đoán diễn thế sinh thái của một số QXSV cụ thể ở Việt Nam và trên Thế giới hiện nay. Chỉ ra nguyên nhân.
- Phân tích được vai trò của con người tác động đến diễn thế sinh thái của QXSV trong những VD cụ thể.
- Tìm được các VD trong thực tế minh họa cho các loại diễn thế sinh thái. Phân tích được các giai đoạn của diễn thế và nguyên nhân gây ra diễn thế.
- Phân tích vấn đề khai thác tài nguyên không hợp lý của con người hiện nay có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái không? Giải thích.
Bài 42. Hệ sinh thái (HST)
- Nêu được khái niệm HST.
- Trình bày được thành phần cấu trúc của một HST.
- Liệt kê được các kiểu HST trên trái đất.
- Giải thích được tại sao nói: “HST là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định”.
- Phân loại được các thành phần cấu trúc trong HST.
- Phân biệt được HST tự nhiên và nhân tạo .
- Phân tích đươc vai trò của từng kiểu HST.
- Phân tích được vai trò của thành phần hữu sinh trong HST cụ thể (Rừng Cúc Phương).
- Chỉ ra được thành phần cấu trúc trong một HST cụ thể và mối quan hệ giữa chúng.
- Vẽ được sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái.
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các HST nhân tạo.
Bài 43. Trao đổi chất trong HST
- Nêu được khái niệm chuỗi thức ăn, chuỗi thức ăn.
- Trình bày được định nghĩa bậc dinh dưỡng, tháp sinh thái và cách xây dựng hình tháp sinh thái.
- Liệt kê được lợi ích của việc xây dựng tháp sinh thái.
- Phân biệt được các loại chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng trong một lưới thức ăn.
- Giải thích được mối quan hệ dinh dưỡng của các mắt xích trong một chuỗi thức ăn.
- Phân tích được vai trò của sự đa dạng thành phần loài trong một lưới thức ăn.
- Phân biệt được 3 loại hình tháp sinh thái.
- Phân tích được các chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong một HST cụ thể (Rừng Cúc Phương), chỉ ra được mối quan hệ giữa các loài trong HST.
- Chỉ ra được ý nghĩa của việc sử dụng quy luật hình tháp sinh thái vào trong chăn nuôi.
- Cho được VD chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Xác định được bậc dinh dưỡng của mỗi loài trong chuỗi thức ăn, lưới thức ăn đó.
- Cho được VD và nhận biết được từng bậc dinh dưỡng trong một lưới thức ăn cụ thể.
Bài 44. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển
- Nêu được khái niệm chu trình sinh địa hóa, sinh quyển.
- Liệt kê được một số chu trình sinh địa hóa, các khu sinh học trong sinh quyển.
- Mô tả được 3 chu trình sinh địa hóa quan trọng trong tự nhiên: Cacbon, nitơ, nước
- Giải thích được một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hóa.
- Phân biệt các chu trình sinh địa hóa.
- Giải thích được nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính (nhiệt độ trái đất tăng) và hậu quả của hiện tượng này.
- Chứng minh được chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
- Chứng minh được trò của chu trình các bon làm cân bằng nồng độ các chất khí trong bầu khí quyển.
- Chứng minh ý nghĩa của việc trồng “xen canh, gối vụ” các loại đậu đỗ với những cây hoa màu khác.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trên trái đất.
- Đề xuất biện pháp sinh học để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ, điều chỉnh kỹ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
Bài 45. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- Trình bày được sự phân bố năng lượng trên trái đất.
- Chỉ ra được dòng năng lượng trong HST.
- Nêu được khái niệm hiệu suất sinh thái.
- Giải thích được năng lượng ánh sáng phụ thuộc vào thành phần tia sáng.
- Giải thích được vì sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao càng nhỏ dần.
- Chứng minh được chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc cao hơn.
- Mô tả được con đường truyền năng lượng của HST bất kì.
- Trình bày những nguyên nhânn gây ra thất thoát năng lương trong HST.
- Giải thích được cơ chế miễn dịch của cơ thể.
- Giải thích được vì sao chuỗi thức ăn trong HST không thể kéo dài.
Bài 46. Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững TNTN
- Nêu được khái niệm các dạng TNTN đang, lấy VD.
- Nêu được khái niệm về giáo dục môi trường.
- Chỉ ra được các biện pháp chính để sử dụng bền vững TNTN và hạn chế ô nhiễm môi trường
- Phân loại được các dạng TNTN tái sinh và không tái sinh.
- Phân tích được tác động của việc sử dụng TNTN không khoa học làm cho môi trường bị suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người.
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong một số VD cụ thể. Đưa ra những giải pháp khắc phục
- Chứng minh được sự cần thiết phải có biện pháp sử dụng bền vững TNTN.
- Đề xuất được những biện pháp sử dụng tài nguyên một cách bền vững.
- Đưa VD về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương em hiện nay. Chỉ ra được nguyên nhân và đề xuất ra biện pháp giải quyết.
2.3.2.2. Về kỹ năng
Rèn luyện được cho HS các kỹ năng:
- Quan sát và phân tích tranh hình phát hiện kiến thức, khái quát hóa.
+ Quan sát tranh, ảnh một số QTSV, QXSV, HST cụ thể trong SGK và tư liệu GV cung cấp thêm, phân tích được những đặc điểm chung của chúng từ đó rút ra các khái niệm về QTSV, QXSV và HST.
+ Phân tích, so sánh giữa 2 kiểu đường cong tăng trưởng của QT, rút ra được những điểm khác nhau giữa chúng và ứng dụng vào trong thực tiễn.
+ Quan sát tranh về biến động số lượng cá thể của một số QT và phân tích được nguyên nhân gây ra biến động.
+ Phân tích, so sánh sự phát triển dân số thế giới qua các thời kì. Rút ra những nhận xét về sự tăng trưởng, tác động đến môi trường và đề xuất biện pháp điều chỉnh dân số hiện nay
+ Quan sát tranh về các loại diễn thế sinh thái, phân tích các đặc điểm (thực vật, động vật, khí hậu) của từng kiểu diễn thế sinh thái và rút ra nguyên nhân của diễn thế, khái quát nên các giai đoạn biến đổi của diễn thế.
+ Quan sát tranh và phân tích được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã/HST, tác động của con người đến môi trường tự nhiên
- Phân tích, so sánh, khái quát hóa
+ Phân tích, khái quát hóa được những đặc điểm hình thái của động, thực vật thích nghi với điều kiện môi trường.
+ Phân tích các kiểu biến động số lượng cá thể QT để khái quát hóa nguyên nhân biến động; so sánh và phân biệt được các kiểu biến động.
+ Phân tích, so sánh các ví dụ cụ thể giữa các loài trong quần xã, phân biệt được từng mối quan hệ và vai trò của chúng trong quần xã/HST.
+ Phân tích được vai trò của sự đa dạng thành phần loài trong một lưới thức ăn.
- Thu nhận và xử lý thông tin, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
+ Tìm kiếm, thu nhận thông tin liên quan đến những tác động của môi trường lên con người, các loại vật nuôi cây trồng và các loài sinh vật khác khi nhân tố sinh thái (đặc biệt là nhân tố vô sinh) trong môi trường thay đổi. Từ đó HS phân tích, rút ra được ý nghĩa của sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
+ Tìm kiếm, thu nhận thông tin về những tác động của con người vào môi trường tự nhiên và hậu quả của chúng (đối với các HST, biến đổi khí hậu). Phân tích, đề xuất các biện pháp bảo vệ QT, HST, bảo vệ môi trường...
+ Tìm tư liệu về các mối quan hệ giữa các cá thể trong QT, sự biến đổi số lượng của QT; về các mối quan hệ giữa các loài và hiện tượng khống chế sinh học trong tự nhiên. Phân tích, đưa ra các giải pháp ứng dụng chúng vào trong thực tiễn.
+ Tìm hiểu một số dẫn liệu thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng không hợp lý TNTN ở địa phương. Phân tích, phê phán, đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường. từ đó đề xuất được các biện pháp bảo vệ TNTN nhằm phát triển bền vững.
- Kỹ năng lập sơ đồ về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, xây dựng được các loại tháp sinh thái.
- Ngoài ra còn rèn luyện một số kỹ năng: Kỹ năng làm việc cá nhân (kỹ năng tự học) và trao đổi thông tin khi hoạt động giữa các thành viên trong nhóm (kỹ năng hợp tác), kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ năng trình bày thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau (kic năng giao tiếp, ngôn ngữ) ...
2.3.2.3. Về thái độ
- Có nhận thức đúng đắn về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.
- Nâng cao được ý thức và hành động sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2.4. XÁC ĐỊNH CỤ THỂ NỘI DUNG GDPTBV VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP VÀO MỖI BÀI HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 THPT
2.4.1. Ví dụ về tích hợp các nội dung GDPTBV vào trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT
Ví dụ 1. Xác định các nội dung GDPTBV được tích hợp vào trong bài 38 - Các đặc trưng cơ bản của QTSV (tiếp)
Dựa trên sự phân tích nội dung, mục tiêu bài 38 – Các đặc trưng cơ bản của QTSV (tiếp) đã thực hiện trước đó, chúng tôi nhận thấy có thể tích hợp được một số nội dung GDPTBV vào trong sau:
* Mục V - Kích thước của QTSV và mục VI – Tăng trưởng của QTSV. Tích hợp nội dung GDPTBV: Bảo vệ và quản lý TNTN, xóa đói giảm nghèo và suy giảm đa dạng sinh học. Cụ thể như sau:
+ Ứng dụng kiến thức về kích thước và sự tăng trưởng QTSV vào trong chăn nuôi, trồng trọt: Tiến hành nuôi trồng các loại vật nuôi, cây trồng với mật độ vừa phải, phù hợp với sức chứa của môi trường (nguồn thức ăn, nơi ở), tránh hiện tượng kích thước QT vật nuôi, cây trồng quá ít sẽ làm các cá thể trong QT khó hỗ trợ lẫn nhau, sinh sản chậm, không khai thác hết nguồn thức ăn từ môi trường gây lãng phí trong sản xuất, thời gian tăng trưởng của QT chậm hơn so với bình thường; còn đối với QT vật nuôi, cây trồng có kích thước quá lớn dễ dẫn đến hiện tượng cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong QT về nguồn thức ăn, nơi ởcũng dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Ngoài ra, cần thiết phải khai thác các QTSV có sẵn trong tự nhiên một cách hợp lý, đảm bảo QTSV có thể phục hồi nhằm nhằm đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái
+ Ứng dụng kiến thức về kích thước và sự tăng trưởng QTSV để bảo vệ một số QTSV hoang dã, quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam hiện nay: Việc nhiều loài động vật quý hiếm bị săn bắn quá mức dẫn đến tuyệt chủng như Tê giác một sừng , Cá sấu hoa cà và nhiều QTSV đang trong tình trạng báo động, khó có khả năng phục hồi như QT Tê Giác Cát Tiên, Bò xám Đông Dương cho thấy ý thức, trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ các loài quý hiếm trên.
* Mục VII. Tăng trưởng của QT người. Tích hợp nội dung GDPTBV: Gia tăng dân số. Cụ thể như sau:
Hậu quả của tăng dân số với phát triển kinh tế và môi trường hiện nay: Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm chất lượng môi trường giảm sút từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hậu quả kéo theo đó là đói nghèo, trẻ em không được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo. Đặc biệt là tài nguyên vì thế bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.
- Tìm và phân tích thông tin trên mạng internet về các điều kiện nuôi trồng một số loài thủy, hải sản, các looại cây lương thực, thực phẩm gắn liền đời sống hàng ngày của con người; hậu quả của việc tăng trưởng dân số quá cao ở Việt Nam đến các mặt của đời sống xã hôi: Việc làm, y tế, học tập, ô nhiễm môi trường
Ví dụ 2. Xác định các nội dung GDPTBV được tích hợp vào trong bài 44 – Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.
* Mục I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa. Tích hợp nội dung GDPTBV: Bảo vệ và quản lý TNTN. Cụ thể:
Sinh vật và các nhân tố vô sinh trong môi trường liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa, hình thành hệ thống tự nhiên trên toàn cầu. TNTN không phải là vô tận, do đó cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý. Vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
* Mục II.1. Chu trình Cacbon. Tích hợp nội dung GDPTBV: Suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Cụ thể:
- Khí CO2 thải vào bầu khí quyển ngày càng tăng (do sản xuất công nghiệp, núi lửa), là một trong những nhân tố gây hiệu ứng nhà kính.
- Hậu quả của việc tăng nồng độ CO2 đến đời sống con người và các loài sinh vật (gây lên hiệu ứng nhà kínhà làm Trái đất nóng lên àtan băng ở Bắc Cực làm mực nước biển dâng, đất đai bị thu hẹp, đất nhiễm mặn; các hiện tượng thời tiết cực đoan: Mưa lũ, sóng thần, hạn hánlàm chết nhiều loài sinh vật, gây thiệt hại kinh tế cho con người).
- Vai trò của rừng đối với với sự cân bằng nồng độ CO2 trong tự nhiên.
* Mục II.3. Chu trình nước. Tích hợp nội dung GDPTBV: Ô nhiễm môi trường, sức khỏe, biến đổi khí hậu, bảo vệ và quản lý TNTN.
+ Thực trạng sử dụng, tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến chất lượng sống con người.
+ Nguyên nhân và hậu quả của thay đổi lượng mưa dẫn đến lũ lụt, hạn hán ở một số nơi: Hạn hán Nam Trung Bộ tháng 5/2014 làm ruộng đồng nứt nẻ, nhiều diện
tích lúa và hoa màu bị bỏ hoang
* Tổng kết nội dung “II. Một số chu trình sinh địa hóa”. Tích hợp nội dung GDPTBV: TNTN (ô nhiễm môi trường, bảo vệ rừng), biến đổi khí hậu, sức khỏe. Cụ thể:
+ Hoạt động của con người làm thay đổi các trị số cacbon, oxi trong tự nhiên là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, suy thoái tầng ôzônlàm biến đổi khí hậu toàn cầu, kéo theo là các thiên tai, lũ lụtảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người.
+ Bảo vệ rừng và cây xanh trên Trái đất sẽ có giá trị rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
* Mục III. Sinh quyển. Tích hợp nội dung GDPTBV: Bảo vệ và quản lý TNTN, , biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thảm họa. Cụ thể:
+ Khai thác, sử dụng hợp lý các QXSV. Có những biện pháp bảo vệ, phát triển thích hợp các QXSV đặc trưng của những khu sinh học riêng biệt.
+ Con người với sự thiếu hiểu biết hoặc vì lợi ích cá nhânđang phá hủy nhanh chóng môi trường tự nhiên, làm suy thoái mạnh mẽ các khu sinh học, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên trên Trái đất từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, gây ra lũ lụt, hạn hántrên phạm vi toàn cầu à ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
- Giải thích một số hiện tượng thực tế: Hiệu ứng nhà kính, tan băng ở Bắc cực, sóng thần và đề xuất biện pháp phòng, chống các hiện tượng thời tiết cực đoan đó (trồng nhiều cây xanh, gây rừng phòng hộ).
2.4.2. Xây dựng địa chỉ tích hợp GDPTBV trong các bài học thuộc phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT
Dựa vào nội dung, mục tiêu của các bài học đã được phân tích ở trên, chúng tôi tiến hành xây dựng chi tiết các nội dung GDPTBV có thể tích hợp được vào trong mỗi bài học của phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT tương tự như ví dụ 1 và ví dụ 2. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2 bên dưới với các nội dung GDPTBV được tích hợp thuộc 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường như sau:
- Kinh tế: xóa đói giảm nghèo, giáo dục, kinh tế thị trường.
- Văn hóa – xã hội: hòa bình và an ninh con người, bình đẳng giới, đa dạng văn hóa, nâng cao sức khỏe, gia tăng dân số.
- Môi trường: Bảo vệ và quản lý TNTN, ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, đô thị hóa bền vững, giảm thiểu rủi ro thảm họa, nước.
Bảng 3.2. Địa chỉ tích hợp GDPTBV trong các bài học thuộc phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT (Viết tắt: TH – tích hợp, LG - lồng ghép, LH – liên hệ)
Tên bài
Nội dung GDPTBV
Địa chỉ tích hợp và nội dung GDPTBV cụ thể được tích hợp
Mức độ tích hợp
TH
LG
LH
Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Sức khỏe.
- Ô nhiễm môi trường.
- Suy giảm đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm môi trường
* Mục II.1. Giới hạn sinh thái
- Ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố sinh thái trong môi trường sống tới đời sống sinh vật, đặc biệt là nhân tố con người.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường (đất, nước,) đến đời sống sinh vật (VD. Ô nhiễm môi trường nước làm các loài thủy sinh bị chết hoặc phải di chuyển đến nơi khác
* Mục III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
- Nguyên nhân dẫn đến sự di chuyển vùng phân bố của động thực vật.
- Phân tích một số tình huống về ô nhiễm môi trường (đất, nước) ở nước ta hiện nay để tìm ra nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục.
X
X
X
X
Bài 36. QTSV và mối quan hệ giữa các cá thể trong QT
- Bảo vệ và quản lý TNTN.
- Xóa đói, giảm nghèo.
* Mục II. Quan hệ giữa các cá thể trong QT
- Các mối quan hệ (hỗ trợ và cạnh tranh) giữa các cá thể trong QT có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định trong QT, tính cân bằng trong HST.
- Ứng dụng vào trong quá trình chăm sóc vật nuôi, cây trồng để phát triển kinh tế.
X
X
Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của QTSV
- Bình đẳng giới, giáo dục.
- Bảo vệ và quản lý TNTN; xóa đói, giảm nghèo.
- Gia tăng dân số.
- Kinh tế thị trường; sức khỏe.
* Mục I. Tỷ lệ giới tính
- Mất cân bằng giới tính hiện nay ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và hệ lụy của nó đối với gia đình và xã hội.
* Mục II. Nhóm tuổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SK Tich hop giao duc phat trien ben vung vao trong day hoc phan Sinh thai hoc Sinh hoc 12 THPT_12384.doc